Check In The World

  • Home
  • Check In The World

Check In The World Travel , visa
(1)

26/03/2019



Mem nào có bạn Tây hay ng nhà định cư qt nc ngoài , ve VN chơi muốn xin visa thì vào đây cho nhanh nha , trang chính thống , chứ lên google kiếm thấy rất nhiều agent làm web dễ nhìn lầm mất thêm phí cho agent lắm . Họ charge 7-12$ mà chỉ đăng kí dùm thôi , cũng khai y chang mình vào đây khai thôi :) . Trang này có tiếng việt và tiếng Anh luôn .

https://evisa.xuatnhapcanh.gov.vn/en_US/web/guest/trang-chu-ttdt

Vietnam evisa, evisa Vietnam, Vietnam immigration

Số điện thoại bảo hộ công dân Việt Nam khi gặp sự cố ở nước ngoài Số điện thoại trực công tác bảo hộ công dân (+84) 981....
23/01/2019

Số điện thoại bảo hộ công dân Việt Nam khi gặp sự cố ở nước ngoài
Số điện thoại trực công tác bảo hộ công dân (+84) 981.84.84.84 được Cục lãnh sự – Bộ Ngoại giao thiết lập để hỗ trợ người dân và pháp nhân Việt Nam gặp khó khăn ở nước ngoài. Đường dây này hoạt động 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm.

Công dân Việt Nam ở nước ngoài gặp khó khăn, cần sự trợ giúp gọi ngay cho đường dây nóng bảo hộ công dân ở nước ngoài (+84) 981.84.84.84 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Địa chỉ hòm thư: [email protected]

Thông tin chi tiết xem tại địa chỉ: lanhsuvietnam.gov.vn

Đây là số điện thoại bạn cần lưu vào điện thoại để có thể được hỗ trợ khi đi ra nước ngoài nhé.
Việc thiết lập và đưa vào hoạt động Tổng đài này thể hiện quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ Ngoại giao nói riêng trong việc nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Được xây dựng với sự phối hợp của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Tổng đài bắt đầu triển khai từ ngày 2/2, hoạt động 24/24 giờ, tiếp nhận tất cả các cuộc gọi cung cấp thông tin, phản ánh yêu cầu, đề nghị giúp đỡ của các công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Tổng đài được Viettel thiết lập dựa trên nền tảng IP contact server mới nhất do Viettel tự phát triển cùng đội ngũ tư vấn viên được đào tạo chuyên nghiệp, nhiệt tình.

Các yêu cầu của người dân sẽ được tiếp nhận thông tin và xử lý, qua đó giúp bà con thực hiện các quyền và lợi ích chính đáng của mình ở nước ngoài.

Năng lực của tổng đài hiện có thể đáp ứng trên 1.500 cuộc gọi mỗi ngày và có thể mở rộng trong thời gian ngắn khi lưu lượng cuộc gọi đến tổng đài tăng mạnh.

Tại lễ khai trương, trả lời câu hỏi của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về những chủ trương của Việt Nam trong công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, ông Nguyễn Hữu Tráng, Đại sứ, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết Nhà nước có những chính sách đối với công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. Khi công dân ra nước ngoài, Nhà nước có chính sách bảo hộ đối với công dân.

Việc này thể hiện rất rõ trong quy định của Hiến pháp, của Luật Tổ chức Chính phủ. Quyền của công dân và trách nhiệm của Nhà nước đã được quy định rõ trong những văn bản pháp luật cao nhất.

Quán triệt tinh thần đó, từ trước đến nay, việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, Chính phủ đã giao cho Bộ Ngoại giao chủ trì. Bộ Ngoại giao chủ trì về mặt nhà nước đối với công tác bảo hộ công dân.

Bộ Ngoại giao cho Cục Lãnh sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước thực hiện nhiệm vụ.

Ở trong nước, tất cả các cơ quan chức năng đều hỗ trợ trong công tác bảo hộ công dân. Ở ngoài nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm các đại sứ quán, các tổng lãnh sự quán (kể cả các cơ quan lãnh sự chuyên nghiệp cũng như các cơ quan lãnh sự danh dự của Việt Nam ở nước ngoài) đều thực hiện bảo hộ công dân.

Trong quá trình bảo hộ công dân, Bộ Ngoại giao luôn yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài coi đó là một trong những công tác quan trọng nhất bên cạnh những nhiệm vụ về đối ngoại, về phát triển hợp tác kinh tế, hợp tác văn hóa….

Trong quá trình bảo hộ công dân luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ở nước ngoài cũng như các cơ quan ở trong nước để làm sao có những biện pháp phù hợp trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Trong quá trình thực hiện, cơ quan chức năng sẽ có những kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện những quy định trong công tác quan trọng này.
Hiện tại, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với khoảng gần 200 quốc gia; có quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Số lượng người Việt Nam lao động ở nước ngoài khoảng trên 500.000 người và trên 100.000 lưu học sinh du học. Cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài khoảng trên 200.000 người. Công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày càng tăng.

Do vậy, nhu cầu bảo hộ công dân sẽ ngày càng lớn. Việc đưa tổng đài điện thoại vào hoạt động là một việc làm hết sức có ý nghĩa và quan trọng trong việc góp phần tăng cường hoạt động hỗ trợ công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài.

Được biết, năm 2017, công tác bảo hộ công dân trong đã đạt được một số kết quả nổi bật như: 8.024 công dân Việt Nam ở nước ngoài (so với năm 2016 tăng 26%), 126 vụ/245 tàu/1.977 ngư dân đã được Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp bảo hộ; đề nghị phía nước ngoài trao trả và đưa về nước an toàn gần 2.000 ngư dân, số lượng lớn nhất từ trước đến nay, trong đó 934 ngư dân được đưa về nước trong hai đợt bằng tàu công vụ; thực hiện bảo hộ cho 14 doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế, giải quyết các rủi ro nảy sinh và tranh chấp thương mại với phía nước ngoài, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của doanh nghiệp.

Kể từ khi khai trương vào tháng 2/2015, Tổng đài bảo hộ công dân (+84 981 84 84 84) đã tiếp nhận, giải đáp và xử lý hàng nghìn vụ việc công dân Việt Nam ở nước ngoài cần trợ giúp. Năm 2017, mỗi tháng, trung bình tổng đài nhận được 200 cuộc gọi, phần lớn từ các công dân gặp khó khăn ở nước ngoài đề nghị hỗ trợ. Hiệu quả trả lời các cuộc gọi của nhân viên tổng đài đạt 94,41%. Mới đây, theo đề nghị của Cục Lãnh sự, mạng Viettel thực hiện việc gửi tin nhắn về Tổng đài đến tất cả các máy di động roaming của Viettel khi ra nước ngoài. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho công dân ta gặp khó khăn ở nước ngoài có thể kịp thời liên hệ với Tổng đài để được tư vấn, hỗ trợ.

  Baarle-Nassau – Thị trấn có đường biên giới phức tạp nhất thế giớiĐường biên giới hình zig zag, chạy xuyên qua nhà dân...
02/01/2019


Baarle-Nassau – Thị trấn có đường biên giới phức tạp nhất thế giới

Đường biên giới hình zig zag, chạy xuyên qua nhà dân, xuyên qua hàng quán? Lãnh thổ của một nước nằm trọn vẹn trong phần lãnh thổ của một nước khác? Chỉ 5 phút đi lại trong thị trấn và bạn đã bước qua đường biên giới của 2 nước khoảng… 10 lần? Nghe như chuyện đùa nhỉ… nhưng có thật nhé!
Vậy tất cả những điều “quái lạ” trên xảy ra ở đâu? Câu trả lời là Baarle-Nassau – một thị trấn nằm ở phía Nam của Hà Lan, giáp với Bỉ. Baarle Nassau được “phong” cho danh hiệu Thị trấn có đường biên giới phức tạp nhất thế giới (“The most complicated border town in the world”).

Phần đường kẻ liền màu đỏ đậm là đường biên giới “bình thường” giữa Hà Lan và Bỉ. Phần nằm trong đường kẻ liền màu đỏ nhạt và được bôi màu hồng là thị trấn Baarle Nassau. Các mảnh nhỏ rải rác nằm trong phần ô tròn màu xanh thuôc về thị trấn Baarle Hertog của Bỉ!!! Nếu thị trấn Bỉ này là một vùng lãnh thổ liền mạch, nằm trọn trong Hà Lan thì cũng thường thôi .
Có thể kể ngay ra một số ví dụ khác như Vatican nằm trọn trong thành Rome, Lesotho nằm trọn trong lãnh thổ của Nam Phi… Tuy nhiên, có 2 điều đặc biệt ở đây

Có 22 mảnh lãnh thổ nhỏ của Baarle Hertog (thuộc Bỉ) nằm rải rác trong đất của Baarle Nassau (thuộc Hà Lan). Phần lãnh thổ chính của thị trấn Baarle Hertog nằm tử tế trong đất Bỉ nhá. 22 mảnh nhỏ kể trên như kiểu con rơi vậy keke

Để cho thêm phần xoắn não, có 8 mảnh lãnh thổ nhỏ của Baarle Nassau (thuộc Hà Lan) nằm trong 3 mảnh của Baarle Hertog (thuộc Bỉ)!

Lol, chắc đọc đến đây, chả mấy ai mường tượng ra được vấn đề Xem tiếp hình dưới để hieu nhé

Trong hình trên, toàn bộ màu vàng nhạt là lãnh thổ Hà Lan. Màu vàng đậm là lãnh thổ Bỉ. Như bạn thấy, vô số mảnh lãnh thổ Bỉ nằm lọt thỏm trong đất Hà Lan và vài mảnh này lại chứa cả lãnh thổ Hà Lan lol. Ví dụ H1 thuộc Bỉ, bị bao quanh hoàn toàn bằng đất Hà Lan nhưng trong lòng nó lại có 6 mảnh đất Hà Lan (từ N1 đến N6)!!! Đó chính là lý do mà chỉ cần 5 phút đi loanh quanh ở H1, bạn có thể đã đi qua biên giới 2 nước Bỉ – Hà Lan tầm 10 lần ^___________^ COOL?
Nhưng làm thế nào để nhận biết là bạn đang ở đất Hà Lan hay đất Bỉ khi mà các nước Châu Âu theo Hiệp định Schengen đã xóa bỏ việc kiểm soát biên giới? Đừng lo, chính quyền 2 nước rất dễ thương và lo nghĩ cho đầu óc của dân du lịch (cứ cho là vậy đi) nên đã đánh dấu đường biên giới bằng đá lát trắng hình chữ thập rất rõ trên mặt

Chính sách của 2 nước có khác biệt nên người dân được hưởng lợi nho nhỏ từ đường biên giới loằng ngoằng ở thị trấn này. Ví dụ Hà Lan quy định 18 tuổi mới được uống bia trong khi Bỉ quy định là 16 tuổi. Tưởng tượng đường biên giới chạy xuyên qua 1 quán bar, một em teen 16 tuổi nếu bị từ chối phục vụ trên đất Hà Lan chỉ việc nhích người qua phía bên kia của đường biên giới để đứng trên đất Bỉ và thưởng thức bia bình thường ^^ Tiện chưa

Thật ra thì từ thời chưa có Hiệp định Schengen, việc kiểm soát biên giới đã không tồn tại tại Baarle Nassau vì …quản lý kiểu gì?

Nếu cứ mỗi lần mình bước qua biên giới mà đòi đóng dấu vô hộ chiếu của mình thì sau 1 ngày chơi ở đây, hộ chiếu khéo hết trang và phải thay một cuốn mới ^________^

Nếu bạn nào hỏi cái đống hỗn độn này chui ở đâu ra? Just HOW? thì câu trả lời là từ cái thời trung cổ, khi mà 2 nước Hà Lan và Bỉ vẫn đang là một nước. Khi mà lãnh thổ khu vực này thuộc về hai gia đình quý tộc khác nhau (Duke of Brabant và medieval House of Nassau). Rồi các ông ý đổi chác, chiếm đất của nhau. Tai hại thay khi 2 nước tách ra vào năm 1831, 1 ông theo Bỉ còn ông kia theo Hà Lan. Tuyệt. Kết quả là bạn có một thị trấn với đường biên giới xoắn não để vui chơi và tham quan
***

Cách di chuyển từ Hà Lan

Thị trấn này nằm hơi xa. Mình ở Hà Lan + rảnh rỗi thì chơi cho vui còn nếu khách du lịch từ xa đến chắc không mất công xuống đây chơi làm gì. Tuy nhiên nếu bạn thích sự mới lạ, thích trải nghiệm độc đáo và dư chút thời gian, bạn có thể ghé đây chơi!
Đi từ Hà Lan: Đi tàu hỏa tới thành phố Breda. Tại ga trung tâm của Breda bắt bus Arriva số 132 đến Baarle-Nassau (bến Willem Alexanderstraat). Chi phí nếu không không sử dụng các loại thẻ/pass ~ 25e/chiều, 50e/khứ hồi. Nếu bạn mua vé tàu ngày daagkaart hoặc vé nhóm thì chi phí khứ hồi còn khoảng 20-30e. Từ Amsterdam mất khoảng 2 tiếng để đến được Baarle-Nassau (tương đương thời gian đi đến Giethoorn ý mà).
Bạn có thể xem hướng dẫn phương tiện di chuyển và giờ bắt xe/tàu cụ thể từ chỗ bạn ở đến Baarle-Nassau trên web 9292.nl/en

Vậy nhá, chúc bạn có một đi chơi vui, độc và lạ!
HAPPY NEW YEAR 2019!

Nguon : http://5continents4oceans.com/

[ TIN BUỒN ]BỘ NGOẠI GIAO ĐÀI LOAN NGỪNG CẤP VISA DU LỊCH CHO VIỆT NAM! TIN ĐƯỢC CÔNG BỐ CHÍNH THỨC TRÊN TRUYỀN HÌNH TỐI...
25/12/2018

[ TIN BUỒN ]

BỘ NGOẠI GIAO ĐÀI LOAN NGỪNG CẤP VISA DU LỊCH CHO VIỆT NAM! TIN ĐƯỢC CÔNG BỐ CHÍNH THỨC TRÊN TRUYỀN HÌNH TỐI NAY!

Ngày 25/12 Cục Du lịch Đài Loan chứng thực, đoàn gồm 153 người Việt Nam sang Đài Loan du lịch đã bỏ trốn 152 người sau khi nhập cảnh Đài Loan vào ngày 21/12 và 23/12 ở sân bay Cao Hùng.
Cục Du lịch đã thông báo bộ Ngoại giao Đài Loan ngưng không cấp visa cho đoàn Việt Nam.

Đài Loan bắt đầu thực thi chuyên án Guan Hong vào năm 2015, người dân của 6 quốc gia bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Miến Điện, Campuchia, Lào có thể thông qua công ty du lịch mà cục Du lịch chỉ định để xin visa điện tử của Đài Loan, chỉ cần đủ 5 du khách là có thể xin visa, thủ tục vô cùng đơn giản, du khách không cần chứng minh tài chính. Trước đây chỉ có vài trường hợp chạy trốn, 3 năm bỏ trốn khoảng 150 người, nhưng lần này có tới 152 người cùng bỏ trốn 1 lượt.

Đồng thời Phía Đài Loan cũng Thông Báo dừng cấp visa cho các đoàn du lịch từ Việt Nam sang.Nên ace muốn đi du lịch cần phải nắm bắt thông tin chính xác và cẩn thận không bị lừa gạt.

Và như vậy tạm thời và tương lai các bạn muốn sang Đài Loan du lịch thực sự là khó khăn,không hề đơn giãn chút nào.

Thấy bài hay nên copy về post cho members cảnh giác nè.       CÓ THỂ BẠN CHƯA NGHĨ TỚI: Các tip lặt vặt khác khi đi du l...
18/11/2018

Thấy bài hay nên copy về post cho members cảnh giác nè.



CÓ THỂ BẠN CHƯA NGHĨ TỚI: Các tip lặt vặt khác khi đi du lịch.

1. Túi mang theo người khi đi chơi trong ngày:

Thực sự là một chiếc ba lô nhỏ là tiện nhất, vừa không bị xách hay đeo nặng một bên vai mà vừa rảnh tay để tung tăng. Tuy nhiên ở những nơi có nhiều trộm cắp, móc túi thì ba lô rất không an toàn.

Bất cứ chỗ nào đông người cũng đều có nguy cơ trộm cắp bạn nhé. Châu Á, châu Âu hay châu Úc cũng thế thôi. Ví dụ mình thấy London rất an toàn, thế mà bạn mình đi tàu điện ngầm lúc đông người cũng bị móc túi lấy mất ví tiền. Bản thân mình cũng bị lấy mất túi xách trong có cả điện thoại và rất nhiều tiền mặt cộng các loại thẻ khi đi du lịch ở Melbourne. Lí do đơn giản là do mình hớ hênh, mình sống ở Úc lâu rồi nên chủ quan vì thật sự Úc rất hiền, bình thường chẳng cần phải cẩn thận túi ví bao giờ.

Nói tóm lại, các vụ mất đồ luôn có 2 yếu tố: 1 là ở chỗ nhốn nháo đông người, 2 là do mình chủ quan không đề phòng nên trở thành easy target cho bọn trộm cắp.

Cách khắc phục:

a. Dùng ba lô chống rạch, có khoá: Nếu bạn ở nước ngoài, bạn có thể mua loại ba lô này ở những cửa hàng chuyên bán vali và phụ kiện du lịch. Ở Việt Nam bạn có thể vào các cửa hàng tương tự nếu có, hoặc đặt mua trên Amazon. Bạn search ‘anti-theft backpack’ là ra nhé.

b. Kết hợp dùng ba lô thường + túi đeo ngang bụng, đeo cổ trong áo: Đồ nào nặng/cồng kềnh mà không giá trị (ví dụ như chai nước, áo khoác nhẹ...) thì bỏ ba lô. Còn đồ giá trị thì bỏ vào túi nhỏ đeo trong người. Loại túi đeo ngang bụng trong người là loại mỏng nhẹ để không bị lộ dưới áo. Tuy nhiên nếu bạn mặc váy liền/áo đầm thì đeo cái này hơi bất tiện vì khó lấy ra. Giải pháp là dùng loại túi nhẹ có dây đeo cổ (cũng đeo trong người). Ngoài ra bạn có thể mang theo một ví nhỏ chỉ đựng một ít tiền mặt để chi tiêu lặt vặt trong ngày, nhớ để chỗ nào khó lấy trong ba lô, ví dụ dưới cái áo khoác.

c. Dùng túi đeo chéo: Với các bạn nam thì phần này dễ nè. Đeo cái túi kiểu messenger bag vừa tiện vừa có phong cách kiểu Jack Bauer hay Jason Bourne 😜. Với các bạn nữ thì hơi khó hơn vì ngoài tiện còn phải đẹp và hợp với nhiều loại quần áo nữa 😛. Thường những chiếc túi màu trung tính như màu kem, màu be, màu đen hoặc màu tự nhiên của da đều dễ phối đồ. Bạn nên đầu tư mua một chiếc túi da thật vì túi da rất rất bền, khó bị cũ đi theo năm tháng mà nhiều loại da càng cũ lại càng đẹp. Thêm nữa túi da thật nhìn luôn có ‘chất’ và hợp với nhiều kiểu quần áo nên đầu tư này không hề phí phạm. Bạn nên chọn loại mà miệng túi có khoá kéo, cộng thêm nắp túi khó mở nữa càng tốt (xem hình minh họa dưới comment). Khi đeo đưa túi ra phía trước và đặt tay lên túi khi ở chỗ đông người.

d. Nếu bạn mang theo máy ảnh SLR hoặc DSLR: có nhiều loại ba lô chuyên dụng, ngăn chính đựng máy ở phía sau ba lô (áp với lưng mình) nên phải gỡ ba lô xuống mới mở được.

2. Tiện đang nói về túi, nếu bạn định đến một điểm khó đi và chỉ định ở điểm ấy 1-2 ngày, bạn nên mang theo một chiếc túi hoặc ba lô thật nhẹ, chỉ cần đủ để đựng đồ cho 1-2 ngày. Khi không dùng đến thì gấp gọn để trong vali. Khi cần thì gửi vali lại ga tàu ở thành phố lớn và chỉ mang ba lô/túi nhỏ theo để tiện chuyển tàu, chuyển xe buýt vv...

Nếu bạn dừng ở đâu đó chỉ 1 đêm mà KS bạn ở lại xa sân bay/ga chính, bạn cũng có thể làm cách này. Có cái vali to vật vã mà đi xe buýt thì khổ, đi taxi thì đắt. Chỉ có cái túi nhỏ thì nhảy lên nhảy xuống xe buýt thoải mái hoặc đi bộ cũng dễ.
*Bài sau mình sẽ viết về lockers.

3. Nên dành đủ thời gian chuẩn bị đồ để mang đủ những thứ cần thiết nhưng không mang thừa. Thật sự là sau vài tuần kéo lê cái vali nặng ịch thì bạn sẽ chỉ muốn vứt quách nó đi 😂.

Bạn cũng có thể dùng packing cubes (loại túi đóng đồ nhỏ để bỏ vào vali để chia quần áo thành từng loại cho dễ kiếm. Nhớ mang bịch ni lông để đựng riêng quần áo bẩn khi chưa có cơ hội giặt.

4. Luôn xem trước cách đi từ sân bay/ga tàu đến KS mình ở. Khi đến nơi bạn vừa không mất thời gian tìm hiểu (mặc dù luôn có thể hỏi được tại nơi đến), sau đó không mất thời gian đắn đo lựa chọn, và cuối cùng là đỡ bị làm phiền ở những nơi hay có cánh lái taxi chèo kéo. Điều này không hay xảy ra ở châu Âu nhưng giá taxi châu Âu quá chát nên đi từ sân bay về cũng gần sạt nghiệp 😊. Còn ở châu Á ví dụ như Bali, nhiều người than phiền vì bị chèo kéo nhưng mình không hề bị mặc dù mình mặc đẹp và nhìn mặt ngố 😜. Lí do là mình đặt KS đón mình luôn, đắt hơn bắt taxi tại sân bay chút xíu nhưng khi xuống máy bay mình nói có xe đón rồi nên chẳng ai làm phiền mình cả. Hơn nữa xe của KS gửi đi đón mình thường rất chu đáo. Mình lên xe cũng không lo đi nhầm địa chỉ và nhiều KS có dịch vụ này miễn phí nếu bạn ở 3 đêm trở lên. Ví dụ khác là ở Myanmar, taxi không có đồng hồ tính cây số nên giá luôn là do bạn thỏa thuận với lái xe. Nếu bạn biết trước giá áng chừng cho chuyến taxi của bạn thì có thể trả giá một cách tự tin, dứt khoát. Nhớ hào phóng một chút nhé vì những nơi này giá khá rẻ mà lái taxi kiếm sống cũng chật vật.

Với một nơi như Venice, nếu bạn không xem trước cách đi từ sân bay thì sẽ rất bị động khi đến nơi. Nói chung là luôn nên xem trước để biết mình có những lựa chọn nào.

5. Nên có nhiều hơn 1 cách để mang tiền Theo:

a. Tiền mặt:
- Luôn đổi trước một ít ra tiền địa phương nơi mình sắp đến để có thể chủ động chi trả cho những thứ lặt vặt như taxi, vé tàu xe nội thị, nước uống vv...
- Chỉ mang tiền mặt đủ dùng: Mình thường thanh toán mọi thứ bằng thẻ nếu được, chỉ mang tiền mặt để mua đồ ăn đường phố linh tinh, trả tiền tip khi phù hợp vv... Nếu bạn đến những nơi hẻo lánh hoặc những nơi như chợ nông sản(farmers' market), chợ trời (flea market) thì sẽ cần mang nhiều tiền mặt hơn.
- Nếu đi từ Việt Nam, nên đổi ngoại tệ từ nhà. Nếu bạn đi từ một nơi đồng tiền mạnh sang nơi có đồng tiền yếu hơn thì đổi tiền ở nơi đến thường lợi hơn. Bạn cũng nên google trước để xem nơi bạn sắp đến có phải ngoại lệ không. Ngoài ra có những điều khá thú vị như ở Myanmar, đổi đô Sing lại được giá cao hơn đô Úc mặc dù tại thời điểm mình đi thì đô Úc cao hơn đô Sing kha khá. Mình đoán là dân Sing sang Myanmar du lịch nhiều hơn và dân Myanmar cũng sang Sing đi học, đi làm nhiều hơn nên đồng tiền Sing phổ biến hơn ở Myanmar.
- Nói chung quy lại, đồng ngoại tệ càng mạnh và phổ biến càng dễ đổi và được giá. Ví dụ về Việt Nam bạn đổi Euro hay đô Mỹ thì giá tốt chứ đổi Franc Thụy Sỹ là dễ bị thiệt hơn rồi.

b. Thẻ ATM: Để khi cần tiền mặt bạn có thể rút tiền địa phương được luôn. Điều này rất quan trọng. Ví dụ khi ở Myanmar bọn mình cần mua gấp vé xe buýt mà lúc ấy lại không còn đủ tiền địa phương (mặc dù thẻ tín dụng vài cái và tiền mặt thì đô Úc đô Sing đô Mỹ đủ cả nhưng gần đó không có chỗ đổi). May mình có thẻ ATM rút được tiền mặt ngay gần đó. Tất nhiên bạn bị mất phí, nhưng tỉ giá của ngân hàng luôn rất tốt so với tỷ giá đổi ngoài nên cũng chẳng thiệt thòi gì đâu. Hơn nữa bạn cũng không phải lo bị đưa tiền giả hay đưa thiếu.

c. Thẻ tín dụng: Đây là hình thức thanh toán mình thích nhất và nó cũng rất an toàn. Tỷ giá cũng rất ưu đãi. Chỉ bị 2 phốt là không dùng được ở những nơi không có máy đọc thẻ và bị tính phí thanh toán nước ngoài (thường khoảng 3%). Tuy nhiên bạn nào ở Úc thì rất nhiều ngân hàng có loại thẻ không tính phí ngoại tệ nhé. Ở nước khác thì mình không biết.

Nếu bạn đi 1 mình, bạn nên chia tiền ra 2-3 chỗ khác nhau (tiền ở đây là cả tiền mặt lẫn các loại thẻ) để lỡ có mất cũng không mất hết 😛. Tất nhiên việc cẩn thận để không bị mất vẫn là thượng sách.

6. Với tất cả những giấy tờ quan trọng cần mang theo, bạn nên scan hoặc chụp hình lại và lưu trên điện thoại một bản, tự gửi cho mình một bản bằng email. Không cần photocopy hay in ra mang theo vừa nặng vừa tốn giấy. Có trên email là bạn có thể download ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào nếu cần, kể cả khi bạn mất hết cả ví lẫn điện thoại (đừng quên password email là được 😜).

7. Booking KS, vé tàu, xe, máy bay nội địa: Nếu là vé điện tử được gửi qua email, để tiện dụng khi cần đến (không cần có Internet để mở email và tốn thời gian tìm), bạn có thể lưu trên điện thoại bằng cách chụp màn hình và cẩn thận hơn nữa thì in ra 1 bản (in 2 mặt mang đi cho nhẹ mà đỡ phí giấy).

Booking KS nên có sẵn để nhỡ có trục trặc gì khi check in cũng dễ xử lý (ví dụ họ đưa mình nhầm loại phòng hay tính thêm tiền ăn sáng khi nó đã được gộp sẵn trong giá phòng mình trả vv... ). Vé tàu xe thì có hãng scan được mã từ màn hình điện thoại nhưng có hãng sẽ yêu cầu in vé ra nên bạn nhớ xem trước để không bị động.

Mình thường bỏ tất cả những bản in này vào một kẹp đựng giấy tờ bằng ni lông (chỉ là loại mỏng mỏng để vừa giấy A4). Xếp sẵn theo thứ tự cần dùng rồi tờ nào dùng xong vứt đi luôn.

8. Bảo hiểm du lịch:
Bạn có thể mua bảo hiểm du lịch loại comprehensive (chi trả cho mọi thứ rủi ro từ việc mất đồ, chuyến bay bị hoãn dẫn đến lỡ chuyến sau, tiền KS nếu chuyến bay bị hoãn do thời tiết hoặc thậm chí nếu bạn bị lỡ chuyến bay vì điều kiện sức khỏe).

Bạn cũng có thể mua BHDL loại chỉ thanh toán chi phí y tế (medical only), nhưng nếu đi du lịch nước ngoài thì Không Thể Không Mua BHDL nhé.

Khi đi bạn nhớ mang theo thông tin bảo hiểm để nếu cần thì có sẵn. Nếu phải dùng đến thì nhớ đưa thông tin này cho bệnh viện Ngay Từ Đầu. Nếu loại BH bạn mua là loại họ thanh toán trực tiếp cho bệnh viện thì bạn không cần làm gì thêm nữa. Tuy nhiên cũng có loại bạn phải bỏ tiền túi ra trước rồi về claim lại sau. Ở Úc, Mỹ,... các loại BHDL miễn phí do các ngân hàng cung cấp khi bạn mua vé máy bay bằng thẻ tín dụng của họ thường là loại thanh toán sau.

Khi có sự cố phải claim BH, bạn nhớ báo ngay cho công ty BH biết càng sớm càng tốt.

9. Tiêm chủng:
Đi châu Âu thì không cần, nhưng nếu đi những vùng nhiệt đới hoặc vùng có bệnh truyền nhiễm thì rất nên tiêm chủng trước khi đi nhé (ví dụ sốt rét vv...).

Hết phần serious, giờ đến những thứ linh tinh lặt vặt nên mang theo.

1. Men tiêu hoá và than hoạt tính 😂:
Đây là 2 thứ mình luôn mang theo khi đi du lịch. Đơn giản là vì mình sẽ ăn rất nhiều thứ lạ mà cơ thể không quen tiêu hoá chứ không phải sợ đồ ăn không sạch. Bổ sung men tiêu hoá sẽ giúp cơ thể thích nghi và tiếp nhận các loại đồ ăn mới một cách thuận lợi hơn.

Than hoạt tính là một cứu cánh thần diệu khi bạn bị đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy vv... (chủ đề dễ thương gúm 😉).

Bình thường mình không dùng thực phẩm chức năng gì nên cũng chẳng bao giờ mang thêm gì theo, nhưng bạn nào hay dùng thì nhớ mang nhé. Ví dụ vitamin C chống mệt mỏi, nhiệt miệng... và thuốc cảm sốt đau đầu thông thường. Không phải vì đến nơi không mua được mà vì tốn thời gian tìm chỗ mua mà có thể không tìm được loại mình quen dùng. Với lỡ nửa đêm hay sáng sớm lên cơn đau đầu thì cũng khó tìm được chỗ mà mua.

*Men tiêu hoá có 2 loại chính: 1 loại cung cấp men giúp ‘xử lý’ thức ăn (digestive enzymes), 1 loại cung cấp lợi khuẩn đường ruột (probiotics) nên tên gọi đúng là men vi sinh. Mình hay dùng men vi sinh. Bạn có thể ăn/uống sữa chua tự nhiên (đặc biệt là Yakult) để tăng men vi sinh.

Than hoạt tính tên tiếng Anh là Activated Carbon hoặc Activated Charcoal.

2. Power plug adapter - phích cắm điện quốc tế: Cái này các sân bay đều bán nhưng bán rất đắt, bạn nên mua từ nhà.

3. Khăn quàng cổ: Mang theo vài cái. Vừa giữ ấm khi không nhất thiết phải mặc thêm quần áo, vừa dùng quàng lên vai nếu mặc áo cộc tay hoặc quấn như chân váy nếu mặc quần ngắn khi đến thăm những chỗ tôn nghiêm (cái này là giải pháp tình thế chứ mình vẫn khuyên các bạn ăn mặc phù hợp từ đầu).

4. Noise-cancelling headphone: Là loại tai nghe chống ồn, thường trùm qua tai, giúp giảm tiếng ồn của động cơ máy bay để bạn dễ ngủ hơn. Bạn cũng nên mang tai nghe này (hoặc một loại tai nghe nhỏ nhưng tốt) để dùng khi đi tour mà cần tai nghe (cái tai nghe họ phát cho mình rởm lắm 😛).
* Headphone mình thích nhất là của Sennheiser.

Mình rất khó ngủ trên máy bay nhưng đeo tai nghe vào và nghe nhạc gì đó êm êm, vặn nhỏ thì cũng ngủ được chút. Tốt nhất là loại nhạc thư giãn bạn hay được nghe ở spa, kiểu tiếng rừng nhiệt đới suối chảy hay nước nhỏ giọt trên lá hay gió vi vu... là dễ ngủ. Mình chưa mua được loại nhạc này nên toàn nghe Julio Iglesias 😊.

* Nếu bạn muốn xem phim trên máy bay với chất lượng âm thanh tốt, bạn nên mua một cái airline headphone adapter để dùng được headphone của mình (xem hình minh họa).

5. Eye mask (mặt nạ che mắt), gối chữ U và tất/vớ rộng khi đi máy bay: Một số hãng hàng không sẽ phát cho bạn một comfort pack gồm có những thứ này.

Eye mask cần thiết vì nếu người ngồi cạnh bạn bật đèn đọc sách hoặc xem phim thì bạn khó mà ngủ được lắm.

Khi ngồi máy bay lâu chân bạn sẽ dễ bị sưng. Để máu lưu thông tốt hơn, bạn nên cởi giày khi ngồi (nhớ quan tâm tới người ngồi cạnh 😝) nhưng đi tất để giữ ấm chân.

6. Kem bôi tay, mặt nạ ngủ, kem/sáp dưỡng môi:
Không khí trên máy bay rất khô nên da bạn sẽ bị mất nước khá trầm trọng. Để khắc phục thì bạn nên uống đủ nước, mang theo một tuýp kem tay nhỏ (cỡ mang theo lên máy bay được) để bôi tay khi cần trên chuyến bay. Cho da mặt thì bạn có thể bôi kem dưỡng dày hơn bình thường, bôi lại bất cứ khi nào thấy da khô và tốt nhất là dùng một loại mặt nạ dưỡng ẩm không cần rửa đi (thường gọi là mặt nạ ngủ/sleeping mask).

7. Mang thêm:
Kem chống nắng, chai đựng nước nếu không muốn mua ở nơi đến.
Giấy ướt tẩy trang (make up wipes) để lau mặt khi không tiện rửa nước.

8. Trước khi bay:
Check in online trước nếu được.
Bọc vali nếu sợ trầy xước hoặc vì lý do an toàn.

Mình viết bài này hơi dài nhưng hy vọng bạn sẽ tìm được điểm gì đó có ích để bổ sung vào danh sách của chính mình. Bật mí: mình viết cho bản thân mình nữa, vì mình đi du lịch thường xuyên nhưng lần nào cũng quên tỉ thứ 😝.

Nói chung đi du lịch không có gì căng thẳng đâu. Chuẩn bị tốt và nếu có chuyện gì cứ bình tĩnh xử lý là được. Chúc các bạn đi chơi vui!

Nguon : H.Nguyen

   Đố bạn biết: Vì sao Greenland thì toàn băng, trong khi Iceland phủ xanh cây cỏ. 2 vùng đất này không những đối ngược ...
29/10/2018



Đố bạn biết:
Vì sao Greenland thì toàn băng, trong khi Iceland phủ xanh cây cỏ.

2 vùng đất này không những đối ngược về cái tên, mà ngay cả bản chất của chúng cũng ngược với nhau.

Những cái tên thường được đặt dựa trên đặc trưng của một vùng đất. Ngoại trừ trường hợp của Iceland - vùng đất băng giá, và Greenland - vùng đất màu xanh. Hai vùng đất này mang hai cái tên trái ngược hoàn toàn với bản chất, khi Iceland thì chẳng hề có băng giá, còn Greenland thì quanh năm phủ tuyết.

Vậy đâu là lời giải đáp cho việc hoán đổi vị trí ngoạn mục như vậy?

Có lời đồn rằng tất cả chuyện này là do cố ý:
Vì để bảo vệ hòn đảo tươi tốt của họ không trở nên quá đông đúc, những người Viking di cư đã đặt tên cho hòn đảo này là Iceland , còn về Greenland thì... chẳng ai quan tâm rồi, vì có di cư lên đây cũng thấy rét buốt thì ở làm gì?

Nhưng sự thật, theo các nhà khoa học mọi chuyện phức tạp hơn thế. Bởi nó liên quan đến cả phong tục Na Uy và quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hiện nay, hơn 80% Greenland bị băng giá bao phủ. Nhưng thực ra vào mùa hè năm 982, khi nhà thám hiểm Erik Thorvaldsson (Erik The Red) lần đầu đặt chân lên đảo, nơi này dường như được phủ một màu xanh. Thậm chí, các đồng cỏ dày đặc đến mức có thể chăn cừu, đồng thời khoai tây được trồng rất phổ biến.

Còn Iceland thì sao? Nhờ vào dòng hải lưu Gulf Stream, biển của Iceland ấm hơn Greendland khoảng 6 độ C. Khí hậu ấm áp hơn đồng nghĩa với việc mùa hè của Iceland tràn đầy màu xanh, mặc dù 11% bề mặt nó vẫn là băng giá.

Iceland không chỉ có màu xanh: hố Hverfjall bị bao phủ bởi băng tuyết, phía trước nó là Myvatn đã đóng băng.

Vậy những cái tên thay đổi như thế nào?

Cái tên Greenland thực ra xuất phát từ tộc người Viking. Theo phong tục của người Na Uy, họ sẽ đặt tên cho một thứ theo những cảm nhận đầu tiên về nó.

Chẳng hạn như khi con trai của Erik The Red là Leif Eríksson lần đầu nhìn thấy nho dại (có thể là dâu đen) mọc trên bờ biển, ông đã đặt cho phần đất này của Canada là "Vinland" - vùng đất của dây leo.

Theo những dữ liệu từ lõi băng và lớp vỏ nhuyễn thể tại Greenland, thì trong khoảng năm 800 - 1300, miền Nam Greenland xanh tươi hơn hiện nay rất nhiều. Có nghĩa là khi người Viking lần đầu đến đây, cái tên Greenland thực sự hợp lý.

Nhưng đến thế kỷ thứ 14, nhiệt độ trung bình của Greenland giảm mạnh. Nhiệt độ giảm đồng nghĩa với việc có ít mùa vụ hơn, còn mùa đông thì lạnh khủng khiếp. Tất cả đã khiến cho người Na Uy phải bỏ xứ mà đi.

Và truyện cổ tích của dân Iceland

Truyền thuyết kể rằng Naddador là thám hiểm gia đầu tiên đặt chân đến Iceland, ông đặt tên nơi này là Snæland (Vùng đất tuyết) vì bấy giờ đang có tuyết rơi. Tiếp sau đó, Garðar Svavarosson - một Viking người Thuỵ Điển đã nối bước Naddador, dẫn đến việc hòn đảo được đặt tên thành Garðarshólmur (Hòn đảo của Garðar).

Đáng buồn thay, hòn đảo của Garðar không mấy thân thiện với người tiếp theo đến đây - một người Viking tên Flóki Vilgerðarson. Con gái của Flóki chết đuối trên đường đến đây, rồi cả đàn gia súc thiệt mạng vì mùa đông kéo dài. Chuyện kể rằng, trong lúc suy sụp và chán nản đó, ông leo lên một ngọn núi, rồi chỉ thấy một vịnh nhỏ đầy những tảng băng. Từ đó, cái tên Iceland ra đời.

Iceland và Greenland vốn nằm gần nhau trên bản đồ, nên những tảng băng đó có thể từ Greenland trôi đến. Nhưng chẳng quan trọng, vì cái tên đó đã nhanh chóng lan ra trong cộng đồng người Viking.

Nhưng còn Greenland? Còn có một giai thoại khác về Erik The Red, rằng Erik đã bị trục xuất khỏi Iceland sau khi giết 3 người. Erik đã khám phá ra vùng đất băng giá và đặt tên nó là Greenland, nhằm thu hút thêm người dân đến với quốc đảo của hắn.

Nói tóm lại, Iceland được một người Viking sầu não đặt tên còn Greenland lại là câu khẩu hiệu cho chiêu trò quảng cáo thời Trung cổ.

Cái tên đang dần trở về đúng giá trị thật của nó

Quá trình biến đổi khí hậu cũng đang gây ảnh hưởng đến vùng đất của người dân quanh năm sống với băng tuyết. Những tảng băng tan nhanh ở Greenland đã khiến nhiệt độ lạnh đi ở phía Bắc Đại Tây Dương, đồng thời làm cho dòng Gulf Stream chậm lại.

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Check In The World posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Check In The World:

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Travel Agency?

Share