Đà lạt Mến Yêu

Đà lạt Mến Yêu Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Giới thiệu về tỉnh Lâm Đồng - Đà lạt

1.

THÔNG TIN TỔNG QUAN LÂM ĐỒNG

Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên và nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 18-25oC. Có độ cao từ 800- 1500m so với mặt nước biển, diện tích 9.773,54 km2, dân số đến cuối năm 2014 khoảng có 1.262.000 người với 43 dân tộc sinh sống, Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc và 10 huyện. Nam-Đông Nam giáp tỉn

h Bình thuận, Đông giáp Khánh Hòa-Ninh thuận, Bắc giáp tỉnh Đắk Lăk - Đắk Nông, Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai - Bình Phước. Giao thông đường bộ Lâm Đồng có các quốc lộ 20,27,28,55; các tỉnh lộ 722,723,724,725 nối liền các tỉnh Nam trung bộ, Đông nam bộ và Tây nguyên.
Đà Lạt trong sương

Từ thành phố Đà lạt đi thành phố Nha Trang 140km, đi thành phố Buôn Ma Thuộc 210km, đi thị xã Gia Nghĩa 180km, đi thành phố Biên Hòa 220km, đi thành phố Hồ Chí Minh 320km, đi thành phố Phan Thiết 200km, đi thành phố Phan Rang Tháp Chàm 110km.
2. TIỀM NĂNG THẾ MẠNH
Về du lịch- dịch vụ:
Lâm Đồng có thành phố Đà lạt là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng của cả nước và khu vực, với điều kiện khí hậu thuận lợi và hệ thống các dinh thự cổ, đặc biệt trường Cao đẳng sư phạm đã được tạp chí kiến trúc bình chọn nằm trong top 1000 kiến trúc độc đáo nhất của thế giới trong thế kỷ 20. Với 3 sân gold, 7 thác là danh thắng cấp quốc gia, 7 hồ lớn có sinh cảnh đẹp.

Đến cuối năm 2015 hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch gồm 936 cơ sở lưu trú với trên 15.183 phòng, trong đó có 307 khách sạn từ 1-5 sao với 8.539 phòng bao gồm 27 khách sạn từ 3-5 sao với 2.644 phòng,

Toàn tỉnh có 33 khu điểm du lịch, 60 điểm tham quan miễn phí, 42 đơn vị kinh doanh lữ hành trong đó có 12 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Khu du lịch chuyên đề Hồ Tuyền Lâm trên 3.000 ha. Với cơ sở vật chất tiếp tục phát triển, cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc độc đáo được bảo tồn; ngành du lịch- dịch vụ Lâm Đồng có đủ điều kiện phát triển các loại hình: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, văn hóa thể thao, nghiên cứu khoa học, du lịch giáo dục, du lịch canh nông, du lịch hoa vân vân. Về nông nghiệp
Các vùng chuyên canh rau, hoa, chè lớn nhất cả nước.

Đến cuối năm 2015

Vùng chuyên canh rau có diện tích trên 54.000 ha, sản lượng thu hoạch gần 2 triệu tấn/năm

Vùng chuyên canh chè với diện tích 23.580 ha trong đó có 2.915 ha chè chất lượng cao như Ô long, Kim xuyên, Tứ quý cho sản lượng thu hoạch chè búp tươi đạt 237.000 tấn/năm. Vùng chuyên canh cà phê, diện tích 152.650 ha, sản lượng cà phê thu hoạch 410.315 tấn. Thị trường xuất khẩu là các nước Nhật bản, Singapore, Đài loan, Úc, Thái lan, Bỉ, Hà lan, EU, Mỹ, Trung Quốc. Lâm Đồng còn có một số cây trồng khác như điều, dâu tằm, cây ca cao, tiêu, cây ăn quả góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Lâm Đồng còn có điều kiện nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi với quy mô 50 ha mặt nước sản lượng 874 tấn/năm. Với diện tích trên 597.690 ha rừng, Lâm Đồng có 2 vườn quốc gia, vườn quốc gia Bidoup Núi bà rộng 700,38 km2. Vườn quốc gia Cát tiên rộng 272,73 km2. Tháng 7/2015 UNESCO đã công nhận khu dự trữ sinh quyển Lang Biang là khu dự trữ sinh quyển thế giới với diện tích 275.439 ha . Về công nghiệp:
Ngành Công nghiệp Lâm Đồng phát triển bởi, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, phân bón và sản xuất phân phối điện, khí đốt. Để phát triển công nghiệp hiện đại tỉnh Lâm đồng tập trung kêu gọi đầu tư vào 3 khu công nghiệp gồm: khu công nghiệp Lộc Sơn 183 ha, khu công nghiệp Phú hội 109ha, khu Công nghiệp Nông nghiệp Tân Phú 323 ha và 6 cụm công nghiệp với quy mô 238 ha. Văn hóa lễ hội:
Đà lạt được Chính phủ công nhận thành phố Festival hoa và được tổ chức hai năm một lần, ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các lễ hội như lễ hội chè và lễ hội văn hóa các dân tộc. Giáo dục và đào tạo:
Lâm Đồng có 2 trường đại học, 6 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp và trên 50 cơ sở đào tạo nghề, 3 viện nghiên cứu hóa học: viện nghiên cứu sinh học, viện Pasteur và viện nghiên cứu hạt nhân. Kết quả thu hút đầu tư tính đến tháng 12/2015:
- Đầu tư trong nước: tổng số dự án 699 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký 111.824 tỷ đồng.

- Đầu tư nước ngoài tại Lâm Đồng: tổng số dự án 103 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký 580,6 triệu USD. Phát triển kinh tế xã hội năm 2015: tăng trưởng kinh tế GRDP 14,1%, GRDP bình quân đầu người 45,2 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế): Ngành nông thủy sản 49,2%; ngành công nghiệp – xây dựng 18,2%; ngành dịch vụ 32,6%; Tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 450 triệu USD.

3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Phát triển đô thị:
- Phát triển thành phố Đà lạt đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 theo quyết định 704/QĐ-TTG ngày 12/5/2014 của thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà lạt với quy mô diện tích từ 393,28 km2 lên 3.359,3 km2. Xây dựng thành phố Đà lạt trở thành đô thị hiện đại, thân thiện với môi trường đáp ứng vai trò chức năng của đô thị có tính đặc thù về sinh thái cảnh quan thiên nhiên của quốc gia và có ý nghĩa quốc tế. Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia và quốc tế, trung tâm nghiên cứu khoa học đào tạo và chuyển giao công nghệ cấp quốc gia, trung tâm giao thương quốc gia và quốc tế, trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp và bảo vệ sự đa dạng sinh học, có vị trí quan trọng về bảo vệ an ninh quốc phòng.

- Phát triển thành phố Bảo Lộc: xây dựng Bảo Lộc trở thành đô thị công nghiệp của tỉnh gắn với phát triển các nghành dịch vụ, thể hiện rõ vai trò là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía nam. Du lịch – dịch vụ:
Về du lịch:
Phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan, môi trường để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế động lực; ưu tiên tiên phát triển du lịch sinh thái chất lương cao, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch nông nghiệp, xây dựng các sản phẩm, thương hiệu du lịch đặc sắc, xây dựng Đà Lạt và một số địa phương thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, hội nghị, hội thảo mang tầm khu vực và quốc tế. Gắn Lâm Đồng với khu vực miền Trung Tây Nguyên miền Đông Nam Bộ hình thành các tam giác phát triển du lịch. Về thương mại:
Phát triển và quảng bá thương hiệu các mặt hàng nông sản; các sản phẩm được chế biến từ nông lâm nghiệp; tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chợ trung tâm triển khai chương trình phát triển hệ thống chợ nông thôn. Đẩy mạnh xuất khẩu , nhất là những mặt hàng có giá trị cao, mặt hàng có lợi thế của tỉnh làm động lực thúc đẩy tăng trưởng. Hạ tầng giao thông:
- Về đường bộ: tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn để đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ du lịch và kinh tế xã hội như: nâng cấp các tuyến quốc lộ 27, 28, 55, đường Trường Sơn Đông, đường Lương Sơn – Đại Ninh, xúc tiến đầu tư đường cao tốc Dầu giây – Liên Khương,

- Về đường sắt: khôi phục tuyết đường sắt Đà lạt – Tháp chàm phục vụ giao lưu hàng hóa và du lịch với các tỉnh Nam Trung bộ.

- Đường hàng không: xúc tiến mở đường bay quốc tế Đà lạt- Singapore- Đà lạt, Đà lạt – Siem Reap – Đà lạt và một số nước Đông Bắc Á như Nhật, Hàn Quốc; Xúc tiến mở them đường bay nội đến một số thành phố lớn khác trong cả nước. Nông nghiệp:
Phát triển nông lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học gắn với bảo quản, chế biết sau thu hoạch; đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, liên kết; ưu tiên phát triển các loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao; có lợi thế cạnh tranh, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành. Thu hút nhà đầu tư vào Trung tâm giao dịch hoa, Chợ đầu mối nông sản. Thu hút các dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp kết hợp du lịch canh nông. Tận dụng cơ hội của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng ASEAN để phát triển nông nghiệp bền vững. Xây dựng thành phố Đà Lạt thành trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cấp guốc gia và quốc tế . Về công nghiệp:
Phát triển công nghiệp của tỉnh gắn với định hướng phát triển của vùng Tây Nguyên và khu vực lân cận. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến sâu các mặt hàng nông sản: trà, cà phê, dâu tằm, chế biến sữa, phân loại bảo quản rau, hoa… Kêu gọi đầu tư vào Khu công nghiệp nông nghiệp Tân phú các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ- du lịch. Tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn, tập trung thu hút các dự án phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để khai thác có hiệu quả. Về văn hóa xã hội:
Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa- xã hội…đẩy mạnh ứng dựng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng Lâm Đồng thành trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Tây Nguyên; trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo nhằm phát huy mọi nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tập trung đào tạo nghề cho lao động theo nhu cầu xã hội.

Để biết thêm chi tiết xin vui lòng liên hệ
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng
số 2-4 đường Trần Quốc Toản phường 3 thành phố Đà lạt tỉnh Lâm đồng,
website: www.dalat-info.vn, email: [email protected], Điện thoại: 0633.533167, fax: 0633.811656. Hân hạnh đón nhận sự đầu tư của quý vị.

Address

Hồ Xuân Hương
Đà Lạt
670000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đà lạt Mến Yêu posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Đà lạt Mến Yêu:

Share

Nearby travel agencies


Other Eco Tours in Đà Lạt

Show All

You may also like