Mekong Eco Travel

Mekong Eco Travel Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Mekong Eco Travel, Travel Company, Thường Thạnh, Cái Răng, Can Tho.

12/02/2024

THỬ TÌM HIỂU VÀI NÉT VỀ “BÀN THỜ ÔNG THIÊN” QUA VÀI TRANG SÁCH CŨ (Tác giả: Hai Trầu).

Nhắc tới miền quê thuộc miền Tây Nam nước Việt, không ai là không biết tục thờ cùng “Bàn Thờ Ông Thiên” nơi trước sân ở mỗi nhà; nhưng danh từ “Bàn Thờ Ông Thiên “ có từ khi nào thì khó mà xác định một cách chắc chắn.

Lần dở lại các trang sách cũ, như quyển “Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” của Huình-Tịnh Của (1) không có danh từ này. Rồi đến các tự điển như “Hán Việt Từ Nguyên” hoặc “Tầm Nguyên Từ Điển” của Bửu Kế (2) cũng không thấy nhắc đến danh từ này. Lần mò tìm trong “Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển” của Trịnh Vân Thanh (3) cũng không có vết tích gì về “Bàn Thờ Ông Thiên”. Ngay như quyển “Việt Nam Tân Tự Điển” của Thanh Nghị, do nhà xuất bản Thời Thế (Sài Gòn), 1951, cũng không có ghi lại danh từ này dù việc thiết lập “Bàn Thờ Ông Thiên” đã có từ rất lâu trước đó.

Vì muốn tìm hiểu việc thờ cúng “Bàn Thờ Ông Thiên” rất phổ thông này nơi các làng quê, chúng tôi tìm đọc qua các sách vở có liên quan đến đất Nam Kỳ như “Một Tháng Ở Nam Kỳ” trong quyển Hành Trình Nhật Ký của Phạm Quỳnh (4), “Tìm Hiểu Đất Hậu Giang & Lịch Sử Đất An Giang” cũng như “Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam” của Sơn Nam (5) đều không thấy nhắc đến việc thờ Trời này.

Rồi chúng tôi dò tìm lại “Việt Nam Phong Tục” của Phan Kế Bính, “Làng Xóm Việt Nam” của Toan Ánh (6) đều không thấy vết tích gì về “Bàn Thờ Ông Thiên”.

Đến như cuốn “Thần, Người Và Đất Việt” (bản mới) của Tạ Chí Đại Trường (7) tác giả có khảo sát rất chi ly về các tín ngưỡng trong việc thờ phượng tế tự cùng các tôn giáo vùng đất Nam Kỳ, nhưng cũng không thấy nhắc đến việc cúng kiến nơi “Bàn Thờ Ông Thiên”.

Thành ra, càng tìm kiếm sách vở nhắc đến “Bàn Thờ Ông Thiên”, dù chưa gặp, nhưng tôi vẫn không nản lòng vì qua việc tìm kiếm này, tôi có dịp đọc lại nhiều sách cũ mà lúc bình thường tôi chưa đọc kỹ.

Thế rồi, qua cuốn du ký và biên khảo“Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười” của Nguyễn Hiến Lê, tác giả kể:

“Ngoài Bắc làng nào cũng có chùa, và phụ nữ thường đi lễ Phật đấy, song ít nhà có bàn thờ Phật và số người ăn chay không đáng kể.

Anh Bình mỉm cười:

-Anh quên rằng dân quê Bắc-Việt suốt năm ăn chay sao ? “Tứ thời rau muống, tứ thời tương.”

-Ngay những nhà giàu ở thành-thị cũng ít ăn chay, ít lắm, mà có ăn chay thì chỉ ăn tại chùa, trong những dịp có hội hè, tế lễ thôi. Trong này mười gia đình thì tám chin gia đình có bàn thờ Phật hoặc bàn thờ ông Thiên và nhà nào cũng có người ăn chay.

Đi ghe trong các kinh, rạch, vào lúc sẩm tối, ta thường thấy hai bên bờ, cứ vài chục thước lại hiện lên những đốm đỏ, nhỏ như đom-đóm; đó là hương thắp trước mỗi nhà. Có xóm vang lên tiếng tụng kinh gõ mõ. Có miền tới ngày rằm, mùng một, không sao kiếm được ở chợ các món thịt, cá. Nhà nào cũng ăn chay và có nhiều người ăn chay trường. Cảnh ấy, ở Bắc-Việt tuyệt-nhiên không thấy.”(8)

Ở cuối trang tác giả chú thích về “Bàn thờ ông Thiên”: “Một bàn thờ nhỏ đặt trên một cái trụ ở giữa trời tại giữa sân, trước nhà, để thờ Trời Phật” (9).

Có được những bút lục vừa kể chúng tôi mừng lắm, ít ra có một bậc tiền bối ghi lại việc thờ phượng Trời Phật này bằng giấy trắng mực đen thay vì mình chỉ biết qua truyền miệng với nhau. Thế nhưng, vì muốn tìm học hỏi thêm, nên chúng tôi tìm đọc lại “Văn Minh Miệt Vườn” của Sơn Nam, và bắt gặp nhà văn ghi lại đôi nét về khung cảnh nhà cửa miệt vườn như dưới đây:

“Chúng tôi thử phác họa một ngôi nhà ở Miệt Vườn, chủ nhân là dân điền chủ bậc trung. Nhiều ngôi nhà cất sau này dựng hàng rào sắt, có xây hồ nước lộ thiên, có lầu. Theo ý chúng tôi thì những ngôi nhà tân thời ấy, không tiêu biểu cho lắm, tốt hơn là nên chọn lựa một kiểu nhà hơi xưa, cất vào khoảng năm 1905-1910, lần hồi gia chủ mua sắm thêm bàn ghế bên trong, tu bổ lại.

Địa điểm chọn lựa là vùng Cái Bè, ở bờ sông Tiền, nơi nổi tiếng nhờ vườn cam và cũng là vùng đất xưa. Hy vọng rằng kiểu nhà sau đây- nhà của điền chủ- nói lên được phần nào cách ăn ở của người Miệt Vườn hồi đầu thế kỷ, với nhiều tiểu dị nhưng cũng có nhiều nét đại đồng. Những người phú nông, trung nông cất nhà theo quan niệm ăn ở và thẩm mỹ ấy, nhiều chi tiết được thay đổi tùy theo túi tiền của gia chủ.

Mỗi nhà là một cung điện bình dân, với nhà thủy tọa, với sân rộng, hòn non bộ, cây kiểng. Sau nhà là vườn tược, trước sân và bên hông thì trồng cây để lấy bóng mát. Nhà không quá kín đối với người ngoài.

Nhà mát cất ở mé sông, kiểu nhà thúy tọa, có “băn” bằng cây đóng chung quanh. Đây là nơi lý tưởng để ngắm cảnh khi trăng lên, khi nước lớn. Bên cầu mát là trại lá nhỏ để ghe xuồng đậu, từ chiếc ghe hầu, mui ghe chạm trổ phết vàng sơn son, đến chiếc ghe lườn, xuồng be, xuồng vỏ gòn.

Rời nhà mát, gặp con đường cái, chạy dài theo mé rạch. Qua lộ, đến cổng vào nhà. Cổng ít khi đóng lại, nhiều khi không có cửa. Cổng bằng cây, bằng gạch. Nếu túng thiếu hoặc yêu mến thiên nhiên, cứ trồng cây, uốn cho nhánh giao lại theo hình vòng nguyệt, hai bên là hàng rào bằng cây khô hoặc cây tươi như dâm bụt, cây trà kiểng, cây kim quit.

Từ cổng vào nhà là con đường lót gạch tàu, bên đường viền cỏ dền tây, bông nở ngày, bông vạn thọ hoặc cây đinh lăng.

Bàn thờ ông Thiên dựng giữa sân, gần đường cái. Nhiều khi gia chủ bố trí thêm một cây trụ, trên chót là cái lồng cửa kiếng, ban đêm thấp ngọn đèn dầu lửa cho vui. “(10)

Qua đoạn trích vừa kể bàn về ngôi nhà hồi đời xưa, tức là vào những năm 1905-1910 nơi miệt vườn đã có “Bàn Thờ Ông Thiên” tươm tất rồi với ngôi nhà tiêu biểu vừa kể . Điều đó cho thấy, sự thờ Trời Phật qua Bàn Thờ Ông Thiên có lẽ nó đã có khá lâu trước đó.

Trở lại nhận xét của Nguyễn Hiến Lê về tín ngưởng của dân Nam-Việt trong cuốn “Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười”, tác giả viết:

“Ở chùa bước ra, tôi nói với anh Bình:

-Theo Chu Duy-Chi, tác giả cuốn :”Trung-Quốc Văn-Nghệ Tư-Trào Sử-Lược”, thì miền nam Trung-Hoa khí hậu mát-mẻ, đất cát phì nhiêu, việc mưu-sinh nhẹ-nhàng, nên dân-gian thường được nhàn-hạ, có thì giờ không-tưởng, suy-nghĩ về lẽ huyền bí của Vũ-trụ, tìm cách thoát tục tu tiên. Óc tưởng-tượng của họ phong phú mà óc thực tế thì kém, văn-chương lãng-mạn phát-đạt hơn văn-chương tả thực. Trang-Tử và Khuất-Nguyên đều là người phương Nam, còn Khổng-Tử là người phương Bắc.

-Thuyết ấy áp dụng vào nước ta cũng có chỗ đúng. Như ở Nam-Việt này, đạo Khổng không phát triển bằng các tôn-giáo Lão, Phật.”(11)

Chính vì ảnh hưởng bởi Lão Giáo và Phật Giáo hơn các tông giáo khác cho nên việc thờ Trời Phật qua Bàn Thờ Ông Thiên của dân Nam-Việt là một lẽ hết sức tự nhiên. Thêm vào đó, theo Nguyễn Văn Huyên, trong Văn Minh Việt Nam, bàn về đạo Lão, tác giả viết :

“Vị thần tối cao của những người theo đạo Lão, điều khiển tất cả các thần khác, là Ngọc Hoàng. Ông ở trung tâm của Trời…” và “Ngọc Hoàng thường được gọi là ông Trời hay Trời. Trong ý thức dân gian, Trời là căn nguyên của các hiện tượng khí quyển và sự che chở cho người trần. Trời là nguyên nhân nội tại của tất cả; Trời chủ trì cái sống, cái chết, hạnh phúc, sự giàu nghèo, v.v… Trời chẳng phải là sức mạnh mù quáng; Trời xem xét, suy nghĩ, phán xét. Về mặt vật chất thì Trời được tiêu biểu bằng vòm trời tạo thành một nửa thế gian, nửa kia là Đất. Toàn thể vũ trụ được gọi là Trời Đất”.(12).

Ngoài ra, bàn thêm về Ngọc Hoàng, tức Ông Trời, tác giả Nguyễn Văn Huyên ghi tiếp:

“Người Việt nói rằng: “Ngọc Hoàng lúc khai thiên lập địa là một con chim màu đỏ. Lúc trời đất chưa ra khỏi sự hỗn mang, và bóng tối còn bao trùm vạn vật, Ngọc Hoàng đã cai trị vật chất bất động và lộn xộn. Sau này, khi Trời được giải thoát, đứng trên cao, và Đất được giải tỏa, nằm dưới thấp, thì Ngọc Hoàng ngự trị 36 cung điện của các thần trên Trời và 72 thần của các tầng của Đất. Ông là chúa tể của Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì Sao, Gió, Mây, Sét và Mưa. Các thần và ma của núi, sông, rừng, cánh đồng, biển, cũng như các sinh vật đủ loại người, chim trên không, cá dưới biển đều trở thành thần dân của Ngọc Hoàng. Ở thời Bàn Cổ xa xưa, khi con người còn hoang dã ăn thịt sống và uống máu tươi súc vật, thì Ngọc Hoàng cử Phục Hy xuống truyền cho họ những yếu tố của văn minh, cử Thần Nông dạy họ làm ruộng, và Hiên Viên dạy họ dệt vải lanh và dệt lụa. Chính Ngọc Hoàng đã tạo nên các nền trật tự thái bình vinh quang của Nghiêu và Thuấn, và sai Vũ Vương đắp đê ngăn nước trong trận lụt tràn khắp thế gian. Ngọc Hoàng còn phái xuống trần Cao Đào để thiết lập công lý giữa mọi người, Tiết để định ra năm mối quan hệ xã hội lớn, Khổng Tử để viết Ngũ Kinh, và tất cả các bậc hiền giả đã làm rạng rỡ loài người”.(13)

Do vậy, vốn là xứ nông nghiệp, nên khi khấn vái, người ta cầu khấn Ngọc Hoàng, tức Ông Trời, cùng các vị thần linh đệ tử của Ngài trong tất cả các sự kiên liên qua tới cuộc sống như sinh đẻ, bệnh tật, dịch bệnh, hạn hán, lụt lội, mưa nắng, mùa màng v.v… như qua các thực tế trong việc van vái nơi “Bàn Thờ Ông Thiên” mỗi ngày hoặc qua văn chương truyền khẩu còn lưu lại mãi mãi:

“Lạy Trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống,

Lấy ruộng tôi cày,

Lấy đầy bát cơm,

Lấy rơm đun bếp…”

Về hình thể Bàn Thờ Ông Thiên”, thì ai ai có qua vùng đất Nam Việt cũng đã thấy và đã biết hình dáng loại bàn thờ này, giống như nhị vị tiền bối Nguyễn Hiến Lê và Sơn Nam lược kể. Thuở còn nghèo, mới khai hoang lập ấp, người ta chặt cây tràm, hoặc đốn gốc tre g*i dài chừng từ 1 thước 60 đến hai thước làm trụ dựng làm bàn thờ ông Thiên. Trên đầu trụ đóng cây thành hình chữ thập nhằm mục đích giữ cho miếng ván dùng làm bệ thờ không bị lật rớt. Sau đó lựa miếng ván vuông vức khoảng chừng bốn tấc đặt lên chữ thập này. Và vậy là có bàn thờ ông Thiên với cái lon thiếc làm chỗ cấm nhang, chai nước mưa, ba cái ly nhỏ để cúng nước và một chai nhỏ dùng làm bình bông cúng Trời Phật. Bông thường thường là bông trang, bông huệ, bông điệp, bông mồng gà trồng ngay nơi bàn ông Thiên mà mỗi nhà nào cũng có trồng khi bắt đầu dựng trụ thiết lập chỗ thờ cúng này.

Dùng cây tràm, dùng gốc tre lâu ngày trụ bàn thờ ông Thiên bị mưa nắng làm mục, người ta mới nghĩ đến việc dùng cây vông nem hoặc cây gòn làm trụ vì các loại cây này khi cắm xuống đất chúng sẽ đăm rễ ra nhánh nên trụ sẽ sống lưu niên từ năm này qua năm khác không sợ mục; chỉ có điều lâu lâu nên để ý mé bớt các các nhánh vông, nhánh gòn cho gọn để bàn thờ được tươm tất và đẹp mắt.

Dần dần về sau vào những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 miệt chợ Thủ thuộc Chợ Mới (An Giang) và nhiều nơi khác thuộc Long Xuyên như Cần Sây, Rạch Gòi Lớn, hoặc các vùng thuộc Châu Đốc, Cần Thơ, Sa Đéc, nói chung các vùng thuộc Tiền Giang và Hậu Giang người ta nghĩ ra cách đúc Bàn Thờ Ông Thiên bằng xi măng cốt sắt và để bán tại chỗ hoặc có ghe chở bán khắp các làng quê trong vùng. Do vậy sau này, ít thấy bàn thờ ông Thiên làm bằng cây vông, cây gòn, gốc tre hay các loại cây gỗ khác và chỉ còn vài nhà vì quá nghèo không mua nổi bàn ông Thiên đúc xi măng thì mới còn dùng các loại cây cối có sẵn trong vườn làm trụ bàn ông Thiên.

Về tên gọi “Bàn Thờ Ông Thiên”, qua sách vở như vừa ghi bên trên, thoạt kỳ thủy ai ai cũng gọi “Bàn Thờ Ông Thiên” nhưng rồi dần dần vì tính giản dị của cư dân nơi vùng sông nước Cửu Long này nên nguyên chữ “Bàn Thờ Ông Thiên” được lược ngắn bớt chữ “thờ” thành ra “Bàn Ông Thiên . Chẳng hạn vùng An Phú, nhà văn Khiêm Cung Dương Văn Chung cho biết dân nơi ấy gọi “Bàn Ông Thiên”. Ở vùng Châu Phong, theo chị Lộc Tưởng, người chủ trương trang nhà Thất Sơn Châu Đốc cũng cho biết ở đây người ta cũng gọi “Bàn Ông Thiên”.

Nhắc đến vùng Châu Phong của chị Lộc Tưởng, chúng tôi nhớ lại trong sách “Bangsa Champa, Tìm Về Một Cội nguồn Cách Xa”, của tác giả Đỗ Hải Minh, biên khảo về đời sống đồng bào Chăm vùng cù lao Châu Phong có nhận xét về sự khác biệt giữa nhà cửa cư dân Việt và cư dân Chăm trong vùng, với tục thờ cúng “Bàn Ông Thiên” như sau:

“Từ bên này bờ sông nhìn sang bên kia, không xa lắm, chỉ vào khoảng 50 thước là cùng, tiếng trẻ em vui đùa vẫn vọng mồn một sang bên này bờ, nhưng thực tế là hai thế giới khác biệt. Thật vậy, nhà cửa bên kia sông, thường đắp nền cao rồi dựng cột và vách lên, bên trong nhà có bàn thờ tổ tiên,bày biện bàn ghế, giường ngủ có chân cao. Hầu như trước nhà nào cũng có một bàn thờ nhỏ gọn gọi là “Bàn ông Thiên” buổi chiều khói hương nghi ngút. Bên này sông, trái lại, nhà nhà đều có sàn; cột thường bằng cây nguyên bào nhẵn, cao khỏi đầu người, mặt tiền nhà nào cũng có một cái thang rắn chắc bằng gỗ, và bên trong nhà hầu như không có bàn ghế, nên khi khách đến nhà thì chủ nhà thường trải chiếc chiếu hoặc tấm thảm, để chủ khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ. Nhà cửa phần lớn sát vào nhau, cả làng hầu như không có nhà nào trồng rau quả, vườn tược, nhứt là vườn trầu xanh tươi như bên kia bờ.”(14)

Qua nhận xét vừa trích về “Bàn Ông Thiên”, cho thấy học giả Đỗ Hải Minh dù là người Chăm nhưng ông rất am tường việc tín ngưỡng của cư dân Việt quanh vùng Châu Phong.

Từ “Bàn Thờ Ông Thiên”, rút gọn còn “Bàn Ông Thiên”, nhưng danh từ này còn lược gọn thêm một lần nữa khi nhiều vùng bỏ bớt chữ “Ông” và thành “Bàn Thiên” và vẫn ngầm hiểu danh từ này dùng để gọi “Bàn Thờ Ông Thiên”, hoặc “Bàn Ông Thiên”.

Theo Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ giải nghĩa : “Bàn Thiên (danh từ): Còn gọi là Bàn Trời, tấm ván vuông có chân cao lối 1 m 60 trồng trước sân ngay cửa để thờ Trời hoặc kiến trúc giống cái nhà nhỏ vuông-vức lối 50cm mỗi cạnh”(15)

Ngoài ra, theo Từ Điển Từ Ngữ Nam Bộ của Huỳnh Công Tín, cắt nghĩa “Bàn Ông Thiên” là bàn thờ trước sân nhà để đặt nhang, đồ cúng, làm bằng một tấm vuông nhỏ được đặt trên một trụ cao ngang tầm với người lớn; “Bàn Thiên”: Bàn thờ Trời, Phật ở trước sân nhà ở nông thôn.” Trong phần cắt nghĩa hai danh từ “Bàn Ông Thiên” và “Bàn Thiên”, tác giả có ghi thêm hai thí dụ dẫn chứng:

“Tôi thấy ông chủ nhà vào trong thắp một nắm nhang, cháy đỏ, đem ra trước sân thắp lên bàn Ông Thiên rồi qùi xuống khấn vái, khá to tiếng.”(Sơn Nam) và “Ông Hương Ba đứng trước bàn Thiên vái ba vái, rồi lẩm bẩm điều gì tôi cũng không nghe rõ.” (Phi Vân)(16)

Điều đáng lưu ý là hai bộ từ điển vừa kể của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ cũng như của Huỳnh Công Tín đều không có chữ “Bàn Thông Thiên” như nhiều người nói dân quê miền Tây còn gọi danh từ này để chỉ “Bàn Thờ Ông Thiên”. Và đây cũng là một điều làm tôi cố ý tìm tòi xem xưa nay có ai gọi “Bàn Thờ Ông Thiên” là “Bàn Thông Thiên” không?

Lần mò tìm đọc lại các sách mà tôi hiện có, may sao chỉ có tác giả Nguyễn Văn Kiềm & Huỳnh Minh trong quyển “Tân Châu Xưa” khi lược kể về cách thờ phượng của ông đạo Tưởng ở Tân Châu, các tác giả viết:

“Vào lối năm 1928, một cái am tạm làm bằng tre lá được dựng lên tại phần đất ông Nguyễn Chánh Sắt, tọa lạc giữa Long Đức Tự và ấp chiến lược Long An “A” hiện giờ, mà tục thường gọi con đường này là “Đường Chùa”, thuộc xã Long Phú, cách quận lỵ Tân Châu độ một cây số ngàn. Ấylà cái am của Ba Quốc cất để tu tâm dưỡng tánh(…)

Khách tò mò đến am nhận thấy chốn tôn nghiêm của ông sắp đặt thật có ngăn nắp: từ cột cái trở vô, ông lên cái gác thờ “Quan Đế Thánh Quân” tức “Quan Vân Trường” hiển thánh đời Tam Quốc, “Thục, Ngô, Ngụy” bên Tàu, gọi “Bàn Tổ” hay “Bàn Thầy”. Bên tả thờ Thần, bên hữu thờ Thánh. Đối diện bàn thờ Quan Công là cái khánh thờ “Chư Vị Năm Ông”.

Trên gác có xây cái liêu kín để ông tịnh và có đưa ra cái thiên thai để tiếp nhận những người đạo hạnh tập tuyệt thực. Phía trong có dành căn phòng thờ “Sơn thần” để chữa bịnh. tại giữa sân lại dựng lên “Bàn Thông Thiên” theo cổ tục nước ta. Chung quanh chỗ thờ Trời có trồng bông mồng gà và bông vạn thọ, nên lộ lên một phong cảnh thật trang nghiêm.”(17).

Về cách cúng lạy “Bàn Thông Thiên” của ông đaọ Tưởng, tác giả ghi tiếp:

“Mỗi ngày hành lễ ba thời: khuya, ngọ, chiều. Mỗi khi hành lễ cũng có chuông mõ như các nhà chùa. Đây là cách ông lạy: trước hết ông lễ bàn Thầy, bàn Thánh, bàn Thần, bàn Chư Vị Năm Ông, mỗi bàn 12 lạy gồm 48 lạy. Khi xong, ông ra lễ bàn Thông Thiêng bằng lối lạy đủ bốn hướng: “Đông, Tây, Nam, Bắc” cũng 48 lạy phân ra mỗi hướng 12 lạy y như Bàn Thầy.” (18)

Qua ghi nhận này, chúng tôi thấy việc cúng lạy nơi Bàn Thờ Ông Thiên tùy mỗi nơi, mỗi nhà, mỗi người, lấy cái tâm thành kính tưởng Trời Phật làm trọng, không nhất thiết ai ai cũng theo cách lạy 48 lạy như ông Đạo Tưởng. Cúng lạy mỗi ngày ba thời, mỗi thời lạy 48 lạy mà rồi qua sách Tân Châu Xưa với “Pha bạo loạn tế cờ” nghe qua mà ớn thần hồn.

Tóm lại, qua vài trang sách cũ nhìn lại việc gọi tên một cổ tục trong việc thờ Trời Phật nơi “Bàn Thờ Ông Thiên” của cư dân vùng châu thổ Cửu Long cho thấy dân cư các vùng sông nước Nam Việt này rất tin TRỜI PHẬT và không ai bảo ai nhưng mỗi nhà, mỗi người đều thành tâm thờ kính và cầu khấn TRỜI PHẬT tạo thành một nét tín ngưỡng rất đơn giản mà thiêng liêng, rất gần gũi mà cao siêu vòi vọi. Dù với bất cứ danh gọi nào, dù “Bàn Thờ Ông Thiên”, “Bàn Ông Thiên”, “Bàn Thiên” hay “Bàn Thông Thiên” thì mục đích và ý tưởng của cư dân vùng đất Nam Việt này đã tạo cho mình một đời sống tâm linh rất phong phú, thanh cao, an lạc vậy !

Kinh xáng Bốn Tổng ngày 16-03- 2012

Phụ chú:

1/ “Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” của Huình Tịnh Của, Sài Gòn, Imprimerie REY, CURIOL&Cie, 1895.

2/ “Từ Điển Hán Việt Từ Nguyên” của Bửu Kế, nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 1999. ‘Tầm Nguyên Từ Điển” của Bửu Kế, nhà xuất bản Thanh Niên, 2005

3/ “Thành Ngữ Điển Tích Danh Nhân Từ Điển” của Trịnh Vân Thanh, bản in 1966.

4/ “Hành Trình Nhật Ký” vớ “Một Tháng Ở Nam Kỳ” của Phạm Quỳnh , đăng trong tạp chí Nam Phong , xuất bản năm 1917 tại Hà Nội; Xuất bản thành sách tại Paris năm 1997. In lần thứ hai tại San Jose, An Tiêm xuất bản, 2002

5/ “Tìm Hiểu Đất Hậu Giang & Lịch Sử Đất An Giang” của Sơn Nam, nhà xuất bản Trẻ, Việt Nam, năm 2003.

“Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam” của Sơn Nam do Xuân Thu (Hoa Kỳ) tái bản, không ghi năm.

6/ “Việt Nam Phong Tục” của Phan Kế Bính, nhà xuất bản Miền Nam, không ghi năm.

“Làng Xóm Việt Nam” của Toan Ánh, do Đại Nam (Hoa Kỳ) tái bản, không ghi năm.

7/ “ Thần, Người và Đất Việt” (Bản Mới) do nhà xuất bản Văn Học, California, Hoa Kỳ, năm 2000.

8/“Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười”, Du Ký và Biên Khảo, của Nguyễn Hiến Lê, loại sách “Học Làm Người”, Sài Gòn, 1954, trang 114.

9/ “Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười”, sđd, trang 114.

10/ “Văn Minh Miệt Vườn” của Sơn Nam, nhà xuất bản Hồng Lĩnh, 1992, trang 111.

11/ “ Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười”, sđd, trang 113.

12/ “Văn Minh Việt Nam” của Nguyễn Văn Huyên, nguyên văn tiếng Pháp, bản tiếng Việt do nhà xuất bản Hội Nhà Văn & Công ty Văn Hóa Phương Nam ấn hành, năm 2005, trang 336.

13/ “Văn Minh Việt Nam” của Nguyễn Văn Huyên, sđd, trang 347.

14/ “Bangsa Champa, Tìm Về Với Một Cội Nguồn Cách Xa” của Đỗ Hải Minh & Dorohiêm, Seacaef&Viet Foundation xuất bản, California (Hoa Kỳ, năm 2004, trang 26.

15/ “Việt Nam Tự Điển” của Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ, nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn, năm 1970, Quyển Thượng, trang 59.

16/ “Từ Điển Từ Ngữ Nam Bộ” của Huỳnh Công Tín, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Việt Nam, năm 2007, trang 116.

17/ “Tân Châu Xưa” của Nguyễn Văn Kiềm & Huỳnh Minh, nhà xuất bản Thanh Niên, Việt Nam, 2003, trang 165.

18/ “ Tân Châu Xưa”, sđd, trang 166.
http://thatsonchaudoc.com/banviet2/HaiTrau/HoiKy/TimHieuVaiNetVeBanThoOngThien.htm
=========
Vietnam 1962-67. Anton Cistaro Collection. VAS078799.

Tết đâu đó ở Đồng bằng Sông Cửu Long 1967. Photo by Bobbey Nelson.

Tên đúng là bàn Thông Thiên, nhưng thường được gọi tắc là bàn Thiên. THIÊN chứ không phải là THIÊNG.

Bàn thờ ông Thiên (ông Trời) thường thấy ở Gia Định hoặc ngoại ô Saigon, nơi có đất trống để thờ với trái cây ngũ quả. Mấy đứa nhỏ nghịch phá thường lấy cắp đĩa trái cây này.

Đây là cửa Lá Sách, rất chắc chắn, thông gió, phong thủy, ở bên trong nhìn thấy được bên ngoài, mà bên ngoài không biết. Gợi nhớ kỷ niệm, quê nhà năm xưa, cây đèn dầu, bình bông Thọ (Vạn thọ), bàn Thiên. Thật bình yên, ấm áp !

theo dõi

Every come from the heart will touch to the heart. Thanks for nice couple from Slovakia visited Mekong Delta and we had ...
29/11/2023

Every come from the heart will touch to the heart. Thanks for nice couple from Slovakia visited Mekong Delta and we had a beautiful memory together.

Ok Om Bok festival or Ooc om booc (Phonetic: Ak Ambok, Khmer: អកអំបុក, IPA: [ʔɑk ɑmboːk]) or flat rice nuggets festival....
27/11/2023

Ok Om Bok festival or Ooc om booc (Phonetic: Ak Ambok, Khmer: អកអំបុក, IPA: [ʔɑk ɑmboːk]) or flat rice nuggets festival. Stuffing green rice while worshiping the moon is also called the Khmer Moon Worshiping Ceremony. The festival is held around the full moon of the 10th lunar month every year (due to time differences), as the end of the Bon Om Touk festival. This is the end of the harvest season, Khmer people hold a ceremony of feeding green rice and wishing for good things before swallowing it in the presence of elders and the Moon God. The offerings to the moon are the fruits of the crop to show gratitude. Thank you to the Moon God - the god who is bringing them a good harvest and good wishes.[1]. During the Festival, there are main cultural activities such as: moon worshiping ceremony, releasing wind lamps, water lamps; Ghe Ngo racing festival. The Óok om booc ceremony held in Cambodia and Soc Trang province is the largest because it hosts a large Ngo boat race that attracts a large number of athletes and spectators. The ceremony usually has many pagodas from all over coming to build rafts shaped like miniature pagodas and monks coming to perform the ceremony and recite sutras.

During the Ók_om_bók festival in many places, there are also accompanying cultural, sports and fair activities. Due to many attractive activities, the festival attracts many people from other ethnic groups to join in the fun, including foreigners.

Ok Ombok is an opportunity for Southern Khmer people to express their ethnic cultural identity and at the same time an opportunity for fellow ethnic groups to learn and exchange cultures with each other.

For a wonderful trip in Mekong Delta to explore the real life of locals. Don’t be hesitate to text me for arrange your own trip on whatsapp⁨098 141 49 49⁩49 or my email: [email protected]

Thanks alot for my lovely day with my fantasic guests came and stayed with me at my homeland!Big thanks for your choosin...
20/11/2023

Thanks alot for my lovely day with my fantasic guests came and stayed with me at my homeland!

Big thanks for your choosing me to arrange your trip in my hometown. Your kind is a big motivation for me to do this be loved job. Your happiness is my happiness. For a wonderful trip in Mekong Delta to explore the real life of locals. Don’t be hesitate to text me for arrange your own trip on whatsapp⁨098 141 49 49⁩49 or my email: [email protected]

We have bus in Can Tho city.
01/11/2023

We have bus in Can Tho city.

Buses in Can Tho have a very large operating area with internal and external routes. This is also a popular means of transport when traveling to Can Tho

Thanks alot for my lovely day with my fantasic guests came and stayed with me at my homeland!Big thanks for your kind re...
24/10/2023

Thanks alot for my lovely day with my fantasic guests came and stayed with me at my homeland!

Big thanks for your kind review of our experience. Your review is a big motivation for me to do this be loved job. Your happiness is my happiness. For a wonderful trip in Mekong Delta to explore the real life of locals. Don’t be hesitate to text me for arrange your own trip on whatsapp⁨098 141 49 49⁩49 or my email: [email protected]

Chill chill breakfast in the early morning! Healthy with fresh fruits, orange juice and pin coffee!!🌹🌹🌹 For a wonderful ...
23/10/2023

Chill chill breakfast in the early morning!
Healthy with fresh fruits, orange juice and pin coffee!!🌹🌹🌹


For a wonderful trip in Mekong Delta to explore the real life of locals. Don’t be hesitate to text me for arrange your own trip on whatsapp⁨098 141 49 49⁩49 or my email: [email protected]

Big thanks for your kind review of our experience. Your review is a big motivation for me to do this be loved job. Your ...
16/10/2023

Big thanks for your kind review of our experience. Your review is a big motivation for me to do this be loved job. Your happiness is my happiness. For a wonderful trip in Mekong Delta to explore the real life of locals. Don’t be hesitate to text me for arrange your own trip on whatsapp⁨098 141 49 49⁩49 or my email: [email protected]

Lady at Mekong river delta collecting and washing water lilies. They'll sale them later at the local market.They often a...
16/10/2023

Lady at Mekong river delta collecting and washing water lilies. They'll sale them later at the local market.
They often are used as decoration and as additions to hot pots as a daily ration. Amazing Vietnam 🇻🇳❤️
Cre: photo of Daniel Kodan

Catch the sun set on the river in countryside 🌹🌹🌹 Mekong Delta.
12/10/2023

Catch the sun set on the river in countryside 🌹🌹🌹 Mekong Delta.

Thanks alot for your kind review. The loveliest family i ever meet during my job!
12/10/2023

Thanks alot for your kind review. The loveliest family i ever meet during my job!

My lovely guests came to my hometown. Welcome you come to the Mekong Delta and let make unforgotten memories with locals...
31/08/2023

My lovely guests came to my hometown.

Welcome you come to the Mekong Delta and let make unforgotten memories with locals.
For more details and book tour, don’t be hesitate to text me on whatsapp⁨098 141 49 49⁩49 ⁩
or email: [email protected] ; website: Mekongecotravel.com;

Rice harvesting and package to transport on the boat!!! Let come and see the real life of locals in Mekong Delta!For a w...
29/08/2023

Rice harvesting and package to transport on the boat!!! Let come and see the real life of locals in Mekong Delta!

For a wonderful trip in Mekong Delta to explore the real life of locals. Don’t be hesitate to text me for arrange your own trip on whatsapp⁨098 141 49 49⁩49 or my email: [email protected]

My lovely guests came to my hometown. Welcome you come to the Mekong Delta and let make unforgotten memories with locals...
23/08/2023

My lovely guests came to my hometown.

Welcome you come to the Mekong Delta and let make unforgotten memories with locals.
For more details and book tour, don’t be hesitate to text me on whatsapp098 141 49 4949 ⁩
or email: [email protected]

Big thanks for your experience in Mekong Delta. Your happiness is my happiness.  For a wonderful trip in Mekong Delta to...
10/08/2023

Big thanks for your experience in Mekong Delta. Your happiness is my happiness.
For a wonderful trip in Mekong Delta to explore the real life of locals. Don’t be hesitate to text me for arrange your own trip on whatsapp: +84981414949 or my website: mekongecotravel.com

Stunning small river in Mekong Delta!Big thanks for your experience in Mekong Delta. Your happiness is my happiness.  Fo...
10/08/2023

Stunning small river in Mekong Delta!
Big thanks for your experience in Mekong Delta. Your happiness is my happiness.
For a wonderful trip in Mekong Delta to explore the real life of locals. Don’t be hesitate to text me for arrange your own trip on whatsapp: +84981414949 or my website: mekongecotravel.com

My lovely guests came to my hometown. Welcome you come to the Mekong Delta and let make unforgotten memories with locals...
09/06/2023

My lovely guests came to my hometown.

Welcome you come to the Mekong Delta and let make unforgotten memories with locals.
For more details and book tour, don’t be hesitate to text me on whatsapp: +84981414949 ⁩
or email: [email protected]

19/05/2023

What do you think about the King Fruit: Durian???

A modernist house in the southwestern countrysideThis house exhibits interesting changes over time, showing the flexibil...
11/05/2023

A modernist house in the southwestern countryside

This house exhibits interesting changes over time, showing the flexibility in rural civil architecture.

Initially, the house was built in a traditional architectural style combined with modern materials and designs. The original house is deployed in a 3-room layout. The tendency to combine traditional premises with modern designs is often seen in the southern countryside in the mid-20th century. The façade is plastered with minimalist geometric motifs. During the 1950s-70s, paint colors were rarely used, but the rough surface of the material was often exposed to the outside. Decorative motifs have almost disappeared (if any, geometric or abstract patterns are preferred). After a while, the owner added a 2-storey block, making the house an asymmetrical whole as can be seen today.

The change of the house can be seen as a reflective indicator for the change in tastes and concepts, having a certain relationship with the historical, economic and technical characteristics in each specific time. body; and even aspects of local people's consciousness about aesthetics, culture, and even dreams of success. So in his field trip, Tan Man Architecture pays attention to the changes that take place in the houses and the stories and emotions behind them.
Source: Tản Mạn Kiến Trúc

Text me via Whatsapp: 098 141 49 49 to arrange your wonderful trip in Mekong Delta! 🥰🥰🥰🥰
07/05/2023

Text me via Whatsapp: 098 141 49 49 to arrange your wonderful trip in Mekong Delta! 🥰🥰🥰🥰

Join hand to do Vietnamese traditional fork cake “Bánh Xèo” in traditional way. Welcome you come to the Mekong Delta and...
05/05/2023

Join hand to do Vietnamese traditional fork cake “Bánh Xèo” in traditional way.

Welcome you come to the Mekong Delta and let make unforgotten memories with locals.
For more details and book tour, don’t be hesitate to text me on whatsapp: 098 141 49 49 or email: [email protected]

We had a wonderful time togerther and can not enough words to decribe how happy time we spent in the trip! Thanks a lot ...
30/04/2023

We had a wonderful time togerther and can not enough words to decribe how happy time we spent in the trip! Thanks a lot for lovely family from New Zealand to join 2 tours in Mekong Delta with me! 🥰🥰🥰🥰🥰

For a wonderful trip in Mekong Delta. Don’t be hesitate to text on page or Whatsapp: +84981414949.

; ;

30/04/2023

Let’s make your day more beautiful with colorful fish!!! 🥰🥰🥰🥰

For a wonderful trip in Mekong Delta. Don’t be hesitate to text on page or Whatsapp: +84981414949.

; ;

Endless happiness from my lovely guests. Happy time together. And your happiness is my happiness. Thanks a lot for being...
17/04/2023

Endless happiness from my lovely guests. Happy time together. And your happiness is my happiness.
Thanks a lot for being of my part of my be loved job.

For a wonderful trip in Mekong Delta. Don’t be hesitate to text on page or Whatsapp: +84981414949.

; ;

Address

Thường Thạnh, Cái Răng
Can Tho

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Mekong Eco Travel posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Mekong Eco Travel:

Videos

Share

Category



You may also like