Khám phá bí ẩn Thành Na Lữ

Khám phá bí ẩn Thành Na Lữ Những thông tin về Thành Na Lữ

Những dấu tích còn lại của thành Na Lữ… Gạch vồ (còn gọi là gạch vùa hay gạch vua) có màu xám hoặc màu đỏ, to và dài có ...
25/12/2021

Những dấu tích còn lại của thành Na Lữ…
Gạch vồ (còn gọi là gạch vùa hay gạch vua) có màu xám hoặc màu đỏ, to và dài có kích thước không đều nhau. Những viên dùng để xây tường thành thường có chiều dài 37cm chiều rộng 16cm và chiều cao 15cm, những viên gạch lát nền thường có kích thước 32cm x 23cm x 5cm, những viên gạch chạy chỉ chỉ thường có kích thước 21cm x 10cm x 4cm.
Chân thành được xây dựng hoàn toàn bằng đá tảng cỡ lớn với nhiều kích thước khác nhau 79cm x 51cm x 54cm hoặc 65cm x 30cm.

"Những vết tích còn lại của Thành Nà Lữ..."
13/12/2021

"Những vết tích còn lại của Thành Nà Lữ..."

"Những vết tích còn lại của Thành Na Lữ..." Ruộng Bàn Cờ trong thành Nà Lữ. Theo người dân địa phương thì vua quan nhà M...
12/12/2021

"Những vết tích còn lại của Thành Na Lữ..."
Ruộng Bàn Cờ trong thành Nà Lữ. Theo người dân địa phương thì vua quan nhà Mạc đã tổ chức các cuộc thi đánh cờ người trên thửa ruộng này.

Những địa danh mang dấu ấn vương triều nhà Mạc tại xóm Na Lữ…Trong 85 năm, ngoài việc củng cố và xây dựng thành Na Lư...
10/12/2021

Những địa danh mang dấu ấn vương triều nhà Mạc tại xóm Na Lữ…
Trong 85 năm, ngoài việc củng cố và xây dựng thành Na Lữ, nhà Mạc còn để lại rất nhiều dấu ấn ở vùng đất trung tâm - được coi là kinh đô - thông qua các địa danh vẫn còn đc duy trì đến ngày nay tại xóm Na Lữ như:
Cầu Vẽ ( cầu Vệ) nối làng Nà Lữ với làng Bến Đò, xã Hoàng Tung, rộng 3m, dài 6m được xây hình vòm bằng gạch vồ. Nay cầu đã hỏng, nhân dân xây lại bằng cầu bê tông cốt thép.
Ao xe ( bãi đỗ xe ngựa) ở gần Cầu Vệ, giáp sông Bằng Giang thuộc địa phận làng Nà Lữ. Theo người dân địa phương thì bãi xe này đã có từ trước, khi nhà Mạc lên đã mở rộng thêm diện tích khoảng 3ha. Ngay cạnh Ao Xe có Vườn Mây là nơi cảnh đẹp, các quan dừng chân ngắm cảnh trước hoặc sau khi lên chầu.
Ao Cả thuộc làng Nà Lữ nằm ở phía Tây cánh đồng Đầu Chợ, là ao thả cá của quan quân nhà Mạc. Bây giờ là ruộng lúa của dân, có diện tích gần 1ha. Hiện nay vẫn còn một đoạn bờ ao dài 10m cao 1m.
Ao quan thuộc làng Nà Lữ, nằm sát đường liên xã Hoàng Tung - Hồng Việt, diện tích khoảng 5000 mét vuông. Đây là ao dành riêng cho các quan trong triều vãn cảnh, hiện nay là ruộng lúa.
Đầu chợ nơi họp chợ thời nhà Mạc, diện tích khoảng 1,5ha, là khu đất rộng bằng phẳng, hiện nay cũng là ruộng lúa nằm ở phía ngoài cổng phía Nam của thành Nà Lữ.
Ao Sen thuộc đồng Bó Thuông nằm ở phía Tây Nam thành Nà Lữ với diện tích khoảng 1 ha. Đây là nơi các quan viên vãn cảnh, hiện cũng là ruộng lúa.
Bến đua thuyền nằm trên dòng sông Bằng đoạn qua thành Nà Lữ và phố Cao Bình tương truyền vào dịp đầu xuân năm mới tại đây có tổ chức hội đua thuyền.
Cầu Thơi nằm ở phía Tây Bắc thành Nà Lữ, cầu được bắc qua một con suối, có xây vòm bằng gạch và vồ. Qua thời gian cầu đã bị hỏng và được thay bằng cầu bê tông.

Những di tích còn lại của thành Na Lữ… Các công trình kiến trúc trong thành hiện nay đã bị phá hủy hoàn toàn, trừ đền vu...
29/11/2021

Những di tích còn lại của thành Na Lữ…
Các công trình kiến trúc trong thành hiện nay đã bị phá hủy hoàn toàn, trừ đền vua Lê. Do đó, việc khôi phục lại mô hình kiến trúc bên trong thành là rất khó khăn. Hiện trong thành vẫn còn có 4 gò đất cao, tương truyền từ thời Mạc, mỗi gò đất này được đặt bằng tên một con vật linh thiêng Long, Ly Quy, Phượng. Gò Long ( gò Rồng) là gò cao nhất nằm ở phía Đông, nơi có đền Vua Lê. Gò Ly (gò Hổ) là gò to, cao và rộng nhất với diện tích khoảng 5 ha. Đứng trên gò Ly có thể quan sát toàn bộ khu vực xung quanh. Có thể, nơi đây đã từng đặt đài quan sát của quân nhà Mạc. Gò Quy (con rùa) diện tích khoảng 1ha, nằm phía Tây Nam của thành. Gò Phượng ( hay còn gọi là dải đồi Phượng) có diện tích khoảng 3ha nằm ở chính giữa thành chạy dọc theo đường thành phía Đông, trước mặt là ruộng lúa, phía sau là vườn cây. Dọc thung lũng nối từ đường thành phía Nam trước kia có một đường đi lát gạch thành bậc, nối thẳng vào khu bàn cờ phía trước dải đồi Phượng nhưng nay đường gạch này đã bị phá. Ở phía Bắc giáp gò Phượng là vườn đạn đá với diện tích khoảng 2,5ha. Đây là kho chứa đạn đá hình tròn, được mài tương đối nhẵn, gồm nhiều loại to, nhỏ khác nhau: loại to có đường kính 9cm, nặng 1,2kg; loại nhỏ có đường kính 3,5 cm, nặng 0,08kg.
(Trích Kỉ yếu hội thảo khoa học “Nhà Mạc trong thời kì ở Cao Bằng” của Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Cao Bằng tháng 6/2011)
*Hình ảnh gò Ly*

Vườn đạn đá trong Thành Na lữ.
25/11/2021

Vườn đạn đá trong Thành Na lữ.

24/11/2021

tìm hiểu, chúng tôi được biết lò gạch thời nhà Mạc có thiết kế hình vòm, với 6 lỗ thoát khí, Theo chiều rộng khoảng 6m, chiều dài khoảng 4m dùng để nung gạch vồ (gạch màu đen), gạch lát, ngói âm dương…nhà Mạc đã dùng gạch này để xây thành, đắp lũy kiên cố. Lịch sử đã chứng minh, dưới thời nhà Mạc thành Na Lữ đã trở thành trung tâm chính trị, quân sự miền đất biên viễn của Tổ quốc (từ Quý Tỵ 1593 đến Đinh Tỵ 1677).
Dưới đây là một vài hình ảnh về lò gạch do chúng tôi chụp và quay được tại xóm Na Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

tìm hiểu, chúng tôi được biết lò gạch thời nhà Mạc có thiết kế hình vòm, với 6 lỗ thoát khí, Theo chiều rộng khoảng 6m, ...
24/11/2021

tìm hiểu, chúng tôi được biết lò gạch thời nhà Mạc có thiết kế hình vòm, với 6 lỗ thoát khí, Theo chiều rộng khoảng 6m, chiều dài khoảng 4m dùng để nung gạch vồ (gạch màu đen), gạch lát, ngói âm dương…nhà Mạc đã dùng gạch này để xây thành, đắp lũy kiên cố. Lịch sử đã chứng minh, dưới thời nhà Mạc thành Na Lữ đã trở thành trung tâm chính trị, quân sự miền đất biên viễn của Tổ quốc (từ Quý Tỵ 1593 đến Đinh Tỵ 1677).
Dưới đây là một vài hình ảnh về lò gạch do chúng tôi chụp và quay được tại xóm Na Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

23/11/2021

Vài nét lịch sử thành Nà Lữ (Na Lữ)
Năm Giáp Thân (864), Cao Biền đem quân đánh An Nam, vua Đường phong Cao Biền làm Tiết độ sứ, cho đắp thành Đại La bên bờ sông Tô Lịch, cùng lúc đó Cao Biền cho xây ở miền núi phía bắc ba thành lớn nữa: Thành Phục Hòa, thành Nà Lữ thuộc Cao Bằng và thành Lạng Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Thế kỷ XI đời vua Lý Thái Tông, niên hiệu Thông Thụy thứ 6 (1039) thủ lĩnh châu Quảng Nguyên hay châu Thảng do Nùng Tồn Phúc tự xưng là Chiêu thánh hoàng đế, đổi tên châu Quảng Nguyên thành nước Trường Sinh, Tồn Phúc đã cho quân xây tiếp thành Nà Lữ và lập thêm cung điện có thành bằng đất bao quanh. Cung điện đó sau này chính là đền vua Lê.
Trong kháng chiến chống quân Minh, Bế Khắc Thiệu là một tù trưởng dân tộc Tày, đã liên kết với Nông Đắc Thái ở Nà Gường - Lam Sơn tổ chức đánh giặc. Sau chiến thắng quân Minh, ông cho quân tu sửa thành Nà Lữ và lập cung điện ở đây.
Đến năm 1589, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, Mạc Kính Cung cùng quân lính chiếm thành Nà Lữ làm cố đô. Sau ba đời sinh sống ở Cao Bằng đến thời Mạc Kính Vũ bị quân Lê - Trịnh đánh bại, nhà Mạc bỏ cung điện và thành Nà Lữ chạy sang Trung Quốc.
Như vậy, thành Nà Lữ được xây dựng qua nhiều thời đại khác nhau. Đầu tiên thành được xây bằng đất, sau này Mạc Kính Cung mới cho xây thành bằng gạch nên nhân dân thường quen gọi thành Nà Nữ là thành nhà Mạc.

Hình ảnh một đoạn Thành Na lữ còn lại đến ngày nay!
22/11/2021

Hình ảnh một đoạn Thành Na lữ còn lại đến ngày nay!

Address

Cao Bang

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Khám phá bí ẩn Thành Na Lữ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category