Khám phá Chí Linh

Khám phá Chí Linh Chuyên trang quảng bá Du lịch thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

🔖 Đồi cỏ hồng tại Chí Linh đã quay trở lại 🥰📸 Lương Còi
12/10/2024

🔖 Đồi cỏ hồng tại Chí Linh đã quay trở lại 🥰
📸 Lương Còi

⛩️ Huyền Thiên cổ tự - một trong tám di tích cổ ở Thành phố Chí Linh - Hải Dương.
07/10/2024

⛩️ Huyền Thiên cổ tự - một trong tám di tích cổ ở Thành phố Chí Linh - Hải Dương.

🔖 Cổng làng Phục Thiện, phường Hoàng Tiến.
05/10/2024

🔖 Cổng làng Phục Thiện, phường Hoàng Tiến.

Côn Sơn Camping lên đèn
05/10/2024

Côn Sơn Camping lên đèn

🔖 Khau nhục - món ăn độc đáo của người Hoa ở Bắc An (Chí Linh)Tuần này, Check-in Hải Dương xin mời quý vị thưởng thức mó...
05/10/2024

🔖 Khau nhục - món ăn độc đáo của người Hoa ở Bắc An (Chí Linh)

Tuần này, Check-in Hải Dương xin mời quý vị thưởng thức món khau nhục nóng hổi của người Hoa ở Bắc An (Chí Linh, Hải Dương). Món thường được ăn kèm với xôi hoặc cơm trắng.

Tuần này, Check-in Hải Dương xin mời quý vị thưởng thức món khau nhục nóng hổi của người Hoa ở Bắc An (Chí Linh, Hải Dương). Món thường được ăn kèm với xôi hoặc cơm trắng.

🔖 Ngày đầu gió mùa ở Côn Sơn Camping
02/10/2024

🔖 Ngày đầu gió mùa ở Côn Sơn Camping

🔖 Có một Đà Lạt thu nhỏ tại Thành phố Chí Linh - Hải Dương.📸 Đinh Xuân Thành
29/09/2024

🔖 Có một Đà Lạt thu nhỏ tại Thành phố Chí Linh - Hải Dương.

📸 Đinh Xuân Thành

🔖 TRANG TRỌNG LỄ GIỖ ANH HÙNG DÂN TỘC TRẦN HƯNG ĐẠONgày 22/9/2024 (20/8 âm lịch), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt ...
22/09/2024

🔖 TRANG TRỌNG LỄ GIỖ ANH HÙNG DÂN TỘC TRẦN HƯNG ĐẠO

Ngày 22/9/2024 (20/8 âm lịch), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương trang trọng tổ chức lễ giỗ Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Dự lễ có các đồng chí: Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương cùng đông đảo nhân dân và du khách địa phương.

Từ sáng sớm nhân dân 2 làng Vạn Yên (tên tục là làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc) làm lễ rước bộ với cờ kiệu, lọng, bát bửu, lân rồng và cỗ lễ di chuyển từ đền Nam Tào, đền Bắc Đẩu tụ về sân Nhà Bạc tại đền Kiếp Bạc, cùng các đại biểu, nhân dân địa phương và du khách thập phương thành kính dâng hương lên Đức Thánh Trần.

Sau nghi lễ này, các đoàn tiến về núi Mâm Xôi phía sau đền Kiếp Bạc làm Lễ giỗ, thành kính tưởng niệm Đức Thánh Trần. Các nhà sư cùng nhân dân và du khách trạng trọng thực hiện khóa lễ cúng Phật, Thánh và Hội đồng Trần triều, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, bão lũ mau tan, nhân khang, vật thịnh, mùa màng tốt tươi, bệnh tật tiêu trừ.

Sau khi đất nước thanh bình, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến chọn Vạn Kiếp - nơi trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông là đại bản doanh của ông cùng tướng sĩ làm nơi sinh sống. Ngày 20/8 âm lịch năm Hưng Long thứ 8 (1300), Hưng Đạo Đại vương từ trần tại tư dinh Vạn Kiếp. Tương truyền, trước khi hóa Thánh, Hưng Đạo Vương lên núi Mâm Xôi, 1 trong 9 ngọn núi thuộc dãy núi Trán Rồng phía sau đền Kiếp Bạc để từ biệt con dân. Khi Hưng Đạo Vương hóa Thánh về trời, nhân dân làng Kiếp, làng Bạc tiếc thương đã mang xôi lễ và 100 nén hương lên núi Mâm Xôi thờ phụng.

Sau khi Hưng Đạo Vương từ trần, vua Trần phong tặng là Thái sư Thượng phụ, Thượng quốc công tiết chế, Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương và cho lập đền thờ trên nền Vương phủ xưa (vị trí đền Kiếp Bạc ngày nay). Năm 1972, khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích nền nhà của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, minh chứng cho ghi chép của chính sử rằng đền thờ được xây dựng ngay trên nền nhà cũ của ông.

Lễ giỗ Đức Thánh Trần được gọi là nghi thức hóa nhật - Thánh hóa Triều tiên, tiễn chân Thánh về trời.

Lễ giỗ Đức Thánh Trần là nghi lễ cuối cùng trong Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024. Đây cũng là ngày đóng cửa đền theo quan niệm dân gian. Lễ hội mùa thu năm nay diễn ra trong bối cảnh một số tỉnh phía Bắc, trong đó có Hải Dương đang nỗ lực khắc phục hậu quả của bão số 3. Vì vậy, các hoạt động trong lễ hội được tổ chức trang trọng, đúng phong tục cổ truyền, song ngắn gọn. Đã có 2 hoạt động tại lễ hội năm nay không diễn ra gồm Lễ hội quân trên sông Lục Đầu, Chương trình Famtrip và Tọa đàm “Côn Sơn - Kiếp Bạc hành trình kết nối di sản”.

Trong khuôn khổ lễ hội, đã diễn ra Lễ tưởng niệm 582 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; trao giải Cuộc thi hướng dẫn viên du lịch giỏi; Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến thương mại; trưng bày di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương; diễn xướng hầu Thánh...

Theo đánh giá của Ban tổ chức, do ảnh hưởng của thời tiết, lượng khách đến 2 di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc giảm so với lễ hội mùa thu năm 2023. Tuy vậy, Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra trang trọng, chu đáo, an toàn, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với nhân dân và du khách địa phương. Việc tổ chức thành công lễ hội mùa thu năm nay có ý nghĩa quan trọng khi hồ sơ do Hải Dương cùng các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang đang được UNESCO xem xét công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành di sản thế giới.
-------------
🖱Báo Hải Dương

🔖 HUYỀN ẢO NGHI LỄ CẦU AN VÀ HỘI HOA ĐĂNG TRÊN DÒNG LỤC ĐẦU HUYỀN THOẠITối 20/9/2024, Lễ cầu an, Hội hoa đăng được tổ ch...
22/09/2024

🔖 HUYỀN ẢO NGHI LỄ CẦU AN VÀ HỘI HOA ĐĂNG TRÊN DÒNG LỤC ĐẦU HUYỀN THOẠI

Tối 20/9/2024, Lễ cầu an, Hội hoa đăng được tổ chức trên sông Lục Đầu, là nghi lễ đặc trưng, linh thiêng của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

🙏 Cầu cho sóng yên bể lặng, tôm cá đầy thuyền...

Lễ cầu an, Hội hoa đăng là một nghi thức đặc biệt bởi tính nhân văn sâu sắc, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một thế giới đại đồng. Nghi thức còn thể hiện tinh thần hòa hiếu và nhân đạo của các triều đại Việt Nam “Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.

Bà Nguyễn Thị Liên ở Thanh Quang (Nam Sách) cùng gia đình đến Kiếp Bạc từ sớm để làm lễ trong đền. Năm nào cũng vậy, cứ đến lễ hội mùa thu, nếu sức khỏe cho phép, bà Liên đều về lễ hội. "Lễ cầu an và thả hoa đăng ở đền Kiếp Bạc mang một ý nghĩa đặc biệt, sâu sắc và nhân văn, cầu cho đất nước thái bình, bão lụt sớm tan, nhân dân yên ấm, mùa màng thắng lợi. Ở đây còn cầu cho linh hồn của giặc được siêu thoát trở về. Đó là nhân văn của người Việt", bà Liên cho biết.

Đất Vạn Kiếp in đậm những dấu chân lịch sử lẫy lừng, gắn với công lao của các bậc quân vương, quân và dân Đại Việt trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc. Trước cửa đền, phía cuối đường thần đạo là dòng Lục Đầu giang hiền hòa, ấp ôm Vạn Kiếp. Nhưng dưới những lớp sóng hiền hòa ấy, ở thế kỷ XIII, dòng Vạn Kiếp đã chứng kiến những trận dàn quân thủy chiến kinh điển trong lịch sử chiến tranh thời phong kiến, không chỉ với Đại Việt, mà còn khiến lịch sử thế giới kinh ngạc và khâm phục.

Người xưa coi Lục Đầu giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ, mang thái bình, yên ổn và thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân. Về đường thủy, từ Vạn Kiếp qua sông Lục Đầu thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển dễ dàng. Vì thế đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ. Suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm, Lục Đầu giang luôn là vị trí trọng tâm của căn cứ địa Vạn Kiếp, là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử và những chiến công vang dội của quân dân Đại Việt.

Tương truyền, tại khúc sông Lục Đầu, Trần Hưng Đạo thả kiếm, sau này đã hình thành một bãi bồi chạy dài rất giống hình thanh kiếm, dân gian gọi đó là Cồn Kiếm. Bãi bồi ngày nay vẫn còn trên dòng sông Lục Đầu trước cửa đền Kiếp Bạc. Huyền thoại bãi kiếm thần của Trần Hưng Đạo, muốn nhờ sóng nước Lục Đầu hay siêu thực hơn là lấy đức sáng của Thiên, Minh, Nhật, Nguyệt gột rửa chiến tranh để giữ vững thái bình: Triết lý tư duy chiến tranh - hoà bình. Đó là một cổ mẫu từ thời huyền thoại - huyền tích với biểu tượng lửa - nước (kim: thanh kiếm; thuỷ: nhan, giặc nước) nhằm cầu tạnh, chống lũ lụt hay cầu mưa của cư dân nông nghiệp cổ.

🙏 Cầu nối của những linh hồn bất tử

Bà Nguyễn Thị Thùy Liên, Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho biết, Lễ cầu an, Hội hoa đăng là nghi thức tưởng nhớ, tri ân công đức của các bậc thánh vương, quân và dân Đại Việt trong công cuộc bảo vệ đất nước chống ngoại xâm.

Lễ cầu an, Hội hoa đăng còn cầu siêu cho linh hồn những anh hùng, binh sĩ trận vong qua các triều đại. Lễ cầu an còn cầu cho các vong hồn siêu thoát, cầu Phật thánh phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, mùa màng tươi tốt, tôm cá đầy thuyền, người dân đất Việt an khang, thịnh vượng, đất nước mãi mãi thái bình.

Nghi lễ năm nay tiếp tục được tổ chức trên đê sông Lục Đầu, bến Vạn Kiếp. Đàn tháp với 9 tầng tượng trưng cho trục nối, giao thoa trời - đất, âm - dương. 9 tầng hoa văn cả Phật - Đạo - Nho đan xen tạo nên một bức tranh đa sắc màu lộng lẫy, biểu hiện của sự hòa hợp tam giáo. Dưới sông hoa đăng lung linh bừng sáng cả góc trời Vạn Kiếp. Có 6.000 hoa đăng được người dân chuyền tay nhau thả xuôi theo dòng nước Lục Đầu. Những cánh hoa rực rỡ chở nặng nghĩa tình của thế hệ hôm nay gửi gắm về cõi xa xăm, là cầu nối giữa đất nước thanh bình ngày nay với những linh hồn bất tử của các thế hệ cha ông thuở trước đã không tiếc máu xương bảo vệ giang sơn bờ cõi. Hàng nghìn hoa đăng tụ hội quanh Cồn Kiếm để tạo thành thanh kiếm lửa. Đó chính là sự linh ứng, siêu thoát của các vong hồn.

Trên không trung, dàn pháo bông vụt sáng, rực rỡ sắc màu, ngập tràn trong không khí thiêng liêng, huyền ảo. Một cảm giác nhẹ nhàng phấn chấn và choáng ngợp. Đọng lại trong lòng mỗi người là sự biết ơn, niềm kiêu hãnh, tự hào và tự tôn dân tộc!
-------

🔖 LỄ KHAI ẤN VÀ BAN ẤN ĐỀN KIẾP BẠC NĂM 2024Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc K...
18/09/2024

🔖 LỄ KHAI ẤN VÀ BAN ẤN ĐỀN KIẾP BẠC NĂM 2024

Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.

Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc tại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024. Điểm mới là năm nay, Lễ khai ấn và ban ấn diễn ra sau khi Lễ tưởng niệm Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn thay vì diễn ra vào đêm khuya như những mùa lễ hội trước. Vì vậy, hoạt động thu hút đông nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, một thiên tài quân sự, anh hùng dân tộc, được vua Trần phong là Quốc công tiết chế và được nhân dân tôn thờ là Cửu Thiên Vũ Đế. Ban ấn Đức Thánh Trần là nghi lễ cổ truyền ở đền Kiếp Bạc. Theo Ban Quản lý di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, theo lệ xưa, cứ vào trước ngày đại kỵ của Đức Thánh, chính quyền sở tại cùng các cụ thủ từ làm lễ đóng ấn vào một tấm lụa màu vàng rồi làm lễ xin phép Ngài, sau đó ban phát cho du khách thập phương.

Nghi thức khai ấn được bắt đầu từ 21 giờ. Các nhà sư, đại diện Ban Tổ chức lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 tổ chức dâng hương, hoa, vật phẩm, thực hiện khóa lễ cúng Đức Thánh Trần và khai ấn theo nghi thức truyền thống. Khi nghi lễ kết thúc, Ban tổ chức lễ hội tiến hành phát ấn cho nhân dân và du khách.

Đền Kiếp Bạc hiện còn lưu giữ 4 phù ấn của Đức Thánh Hưng Đạo Đại vương: “Trần Triều Hưng Đạo Vương chi ấn”, đây là ấn quan trọng nhất thể hiện quyền uy và sức mạnh mà Đức Thánh Trần ban cho. Ấn thứ 2 là “Quốc Pháp Đại Vương” với ý nghĩa cầu Đức Thánh ban cho sức mạnh, uy quyền bắt mọi thế lực phải tuân theo những phép tắc, pháp luật. Ấn thứ 3 là “Vạn dược linh phù” với ý nghĩa là phù ấn linh thiêng phù giúp mọi người trường sinh, sinh sôi, phát triển. Ấn thứ 4 là “Phi thiên thần kiếm linh phù” với ý nghĩa cầu bình an, sát quỷ, trừ tà.

Nhân dân và du khách thập phương về với Đền Kiếp Bạc xin tấm lụa vàng có in cả 4 phù ấn của đền về treo tại nhà hoặc mang theo bên mình để cầu được trấn trạch kỳ an, phúc, lộc, thọ và vạn sự tốt lành. Bộ phù ấn Đền Kiếp Bạc là những bảo vật quý hiếm gắn với văn hóa tâm linh, thể hiện niềm tin yêu tôn kính bậc thánh nhân cứu nước, đồng thời thể hiện khát vọng được sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
----------
✒️ Báo Tin tức, TTXVN

🔖 KHAI MẠC TUẦN VĂN HÓA, DU LỊCH VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI LỄ HỘI MÙA THU CÔN SƠN - KIẾP BẠC NĂM 2024Tuần Văn hóa, du lịch ...
18/09/2024

🔖 KHAI MẠC TUẦN VĂN HÓA, DU LỊCH VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI LỄ HỘI MÙA THU CÔN SƠN - KIẾP BẠC NĂM 2024

Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn -Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra trong 5 ngày (từ ngày 18-22/9).

Tối 18/9, Hải Dương khai mạc Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

Các đồng chí: Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024; Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương), lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương Hải Dương; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang cùng đông đảo nhân dân và du khách tới dự.

Sau khi thực hiện nghi thức khai mạc, các đại biểu, khách mời cùng đông đảo nhân dân và du khách tham quan các gian hàng trưng bày.

Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại thu hút gần 80 gian hàng trưng bày, bán các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng vùng miền và ẩm thực địa phương tiêu biểu.

Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 mang đến nhiều trải nghiệm cho du khách; giới thiệu, quảng bá văn hóa, du lịch, ẩm thực, sản phẩm tiêu biểu của Hải Dương và một số tỉnh khác… Đặc biệt, năm nay, Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại còn hỗ trợ các chủ thể OCOP, doanh nghiệp của các địa phương tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại, Ban Tổ chức Hội thi hướng dẫn viên du lịch tỉnh Hải Dương năm 2024 cũng tổng kết và trao giải cho các thí sinh. Ban Tổ chức trao 3 giải chuyên đề, 6 giải khuyến khích, 3 giải ba, 2 giải nhì cho các thí sinh xuất sắc. Giải nhất thuộc về thí sinh Đinh Thị Liên, Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.
-------------
🖱Báo Hải Dương

🔖 TƯỞNG NIỆM 724 NĂM NGÀY MẤT CỦA ANH HÙNG DÂN TỘC TRẦN HƯNG ĐẠO VÀ KHAI HỘI MÙA THU CÔN SƠN - KIẾP BẠCTối 18/9 (16/8 âm...
18/09/2024

🔖 TƯỞNG NIỆM 724 NĂM NGÀY MẤT CỦA ANH HÙNG DÂN TỘC TRẦN HƯNG ĐẠO VÀ KHAI HỘI MÙA THU CÔN SƠN - KIẾP BẠC

Tối 18/9 (16/8 âm lịch), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

Các đồng chí: Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; Khăm Phăn Sit Thị Đăm Pha, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Viêng Chăn (Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào); Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Triệu Thế Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương; Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam dự buổi lễ.

Dự buổi lễ có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch một số tỉnh bạn cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Trong diễn văn khai mạc, đồng chí Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương khẳng định, Hải Dương là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, một trong những cái nôi của nền văn minh sông Hồng. Là vùng địa linh nhân kiệt, phên dậu phía đông bảo vệ kinh thành Thăng Long - Hà Nội, xứ Đông/Hải Dương không chỉ là nơi sinh ra nhiều danh nhân mà còn là nơi thu hút, quy tụ được nhiều nhân tài lỗi lạc khắp bốn phương.

Vạn Kiếp là vùng địa quân sự, địa văn hóa, địa kinh tế của Chí Linh, của Hải Dương và cả nước. Với vị thế chiến lược “tiền công, hậu thủ vững chắc”, bằng nhãn quan thiên tài của mình, sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ nhất (năm 1285), Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã chọn Vạn Kiếp để tập trung binh lực xây dựng quân doanh, đưa Vạn Kiếp trở thành trung tâm chỉ huy của phòng tuyến quân sự vùng Đông Bắc, kéo dài từ biên giới Lạng Sơn ra Biển Đông, tạo thế trận đánh giặc Mông Nguyên lần thứ hai (năm 1285) và lần thứ ba (năm 1288).

Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228, thuộc dòng dõi tôn thất quý tộc nhà Trần. Ông nổi tiếng là người có dung mạo khôi ngô, thông minh xuất chúng, văn võ song toàn. Là tướng tài, lại biết giữ gìn rường cột nước nhà, nên qua 4 đời vua Trần, ông đều được trọng dụng, để lại tiếng thơm lưu truyền, hậu thế tôn vinh, đời đời kính phụng. Dưới tài chỉ huy thao lược của mình, quân dân Đại Việt đã bừng bừng khí thế “Sát Thát”, 3 lần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông, bảo vệ toàn vẹn bờ cõi. Không chỉ là nhà quân sự thiên tài, Hưng Đạo Vương còn là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc, để lại cho hậu thế những áng thiên cổ hùng văn, những tác phẩm bất hủ như: Hịch tướng sĩ, Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư...

Năm 1288, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thắng lợi, Hưng Đạo Vương lui về sống tại tư dinh Vạn Kiếp và mất tại đây vào ngày 20/8/1300.

Hơn 7 thế kỷ trôi qua, tư tưởng trọng dân, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”, cùng với tư tưởng về nghệ thuật quân sự, thuật binh pháp, đạo làm tướng, cách dùng người, lòng trung quân ái quốc vì giang sơn, xã tắc của Hưng Đạo Đại vương vẫn mãi mãi là những bài học có giá trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần đã trở thành di sản văn hóa phi vật thế độc đáo trong nền văn hóa dân tộc, có sức sống trường tồn, được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác trong tâm thức người Việt.

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 cùng với thực hành các nghi lễ truyền thống như: Lễ tưởng niệm và khai hội, Lễ khai ấn, Lễ cầu an và hội hoa đăng, Lễ rước, Lễ giỗ Đức Thánh Trần.

Lễ hội mùa thu năm nay diễn ra trong thời điểm 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang đón các đoàn chuyên gia thẩm định, trình UNESCO vinh danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản văn hóa thế giới. Trong đó, với những giá trị đặc sắc tiêu biểu, khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn, Kiếp Bạc và di tích chùa Thanh Mai sẽ góp phần quan trọng để khẳng định, minh chứng tính toàn vẹn và xác thực của quần thể di sản.

Tối cùng ngày tại di tích Kiếp Bạc diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn. Trước lễ khai hội đã diễn ra Lễ tưởng niệm 582 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; trao giải cuộc thi hướng dẫn viên du lịch giỏi; khai mạc Tuần văn hóa, Du lịch và Xúc tiến thương mại; trưng bày cổ vật thời Trần.
-------------
🖱Báo Hải Dương

🔖 KHAI MẠC TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ DI SẢN VĂN HÓA THỜI TRẦN TRÊN ĐẤT HẢI DƯƠNGNgày 18/9, tại đền Kiếp Bạc, thuộc Khu di tích...
18/09/2024

🔖 KHAI MẠC TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ DI SẢN VĂN HÓA THỜI TRẦN TRÊN ĐẤT HẢI DƯƠNG

Ngày 18/9, tại đền Kiếp Bạc, thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương cùng Hội Cổ vật xứ Đông phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương”.

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương Nguyễn Thành Trung cho biết, Hải Dương là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hiến. Đến nay, tỉnh vẫn bảo tồn và lưu giữ được nhiều di sản văn hóa, hơn 800 lễ hội truyền thống, hàng trăm nghề cổ truyền.

Đặc biệt, với 129 di tích, 23 địa điểm phát hiện và khai quật khảo cổ học liên quan đến thời Trần - Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương đã trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành nên bản sắc văn hóa Xứ Đông xưa và Hải Dương nay. Các giá trị di sản văn hóa này đã và đang được các thế hệ người Hải Dương trân trọng, gìn giữ, phát huy hiệu quả trong cuộc sống đương đại.

Việc trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương" nhằm đa dạng hóa các hoạt động đẩy mạnh quảng bá các giá trị di sản văn hóa nổi bật toàn cầu của khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc trong quá trình Hải Dương phối hợp với tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh trình UNESCO công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới. Đặc biệt là tôn vinh những đóng góp của triều đại nhà Trần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Trưng bày chia thành 2 chủ đề: Cổ vật tiêu biểu thời Trần và những phát hiện khảo cổ học thế kỷ XIII-XIV; Hải Dương trong quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận di sản thế giới. Với gần 200 đơn vị tài liệu, hình ảnh, hiện vật được nghiên cứu lựa chọn, sắp xếp khoa học, trưng bày đã giới thiệu khái quát di tích lịch sử văn hóa, địa điểm phát hiện và khai quật khảo cổ học, cổ vật tiêu biểu thời Trần, giúp nhân dân và du khách hiểu hơn về mảnh đất, con người Hải Dương, di sản văn hóa tiêu biểu đang còn hiện hữu, khẳng định vị thế quan trọng của vùng đất Xứ Đông xưa, Hải Dương nay.

Trưng bày góp phần quảng bá, chứng minh tính xác thực của Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai (thành phố Chí Linh) và quần thể di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (thị xã Kinh Môn) trong hệ thống các di tích lịch sử văn hóa thời Trần đề cử di sản thế giới. Đồng thời, khơi dậy niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống. Ngay trong lễ khai mạc, trưng bày đã thu hút đông người dân địa phương và du khách quan tâm, tìm hiểu. Đây là sự kiện rất có ý nghĩa giúp lan tỏa truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc.
----------
✒️ Ban Quản lý Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

🔖 LỄ TƯỞNG NIỆM 582 NĂM NGÀY MẤT CỦA ANH HÙNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI NGUYỄN TRÃIMở đầu chuỗi hoạt động tại ...
18/09/2024

🔖 LỄ TƯỞNG NIỆM 582 NĂM NGÀY MẤT CỦA ANH HÙNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI NGUYỄN TRÃI

Mở đầu chuỗi hoạt động tại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024, sáng 18/9 (ngày 16/8 âm lịch), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ tưởng niệm 582 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (1442 - 2024), tại đền thờ Nguyễn Trãi trong khu di tích Côn Sơn.

Dự lễ tưởng niệm có các đồng chí: Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội; một số đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Từ sáng sớm, các bô lão, chức sắc tôn giáo cùng đông đảo nhân dân địa phương thành kính rước văn từ chùa Côn Sơn sang đền thờ Nguyễn Trãi. Rước văn tế là nghi lễ quan trọng từ chùa sang đền thờ để phục vụ cho nghi lễ tưởng niệm.

Đồng chí Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội khẳng định, lễ tưởng niệm là sự kiện văn hóa lớn của Hải Dương và đất nước, thể hiện sự trân trọng lịch sử, nhằm ôn lại truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự cường, lòng tự hào dân tộc và giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ, tôn vinh các bậc vĩ nhân có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380. Tuổi thơ, Nguyễn Trãi sống với ông ngoại ở Thăng Long và Côn Sơn. Năm 1400, ông đỗ Thái học sinh, sau ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Từ năm 1407, nhà Hồ suy yếu, đất nước ta dưới ách đô hộ của giặc Minh. Nguyễn Trãi đến Lam Sơn tụ nghĩa, dốc tâm huyết, một lòng thành giúp Bình Định vương Lê Lợi, trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, giải phóng đất nước ở thế kỷ XV. Kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại cáo - một bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ, áng thiên cổ hùng văn tổng kết tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói về Nguyễn Trãi: “Nguyễn Trãi, người Anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, “văn” là chính trị, cứu nước, cứu dân, nội trị, ngoại giao mở nền thái bình muôn thuở, rửa nỗi hẹn ngàn thu; “võ” là quân sự, chiến lược và chiến thuật, yếu đánh mạnh, ít địch nhiều… thắng hung tàn bằng đại nghĩa; “văn” và “võ” đều là vũ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao”.

Với ước vọng tham gia “Duy tân đất nước, xây dựng nền thái bình muôn thuở” và tư tưởng “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, tư tưởng và đạo lý của Nguyễn Trãi đã vượt không gian quốc gia và vượt thời gian nhiều thế kỷ.

Năm 1949, Hội đồng Hòa bình thế giới thành lập tại Paris (Pháp), mục tiêu cốt yếu là "Tắt muôn đời chiến tranh" - mục tiêu mà Nguyễn Trãi đặt ra hơn 5 thế kỷ trước. Cũng từ tư tưởng vĩ đại đó, Nguyễn Trãi được UNESCO vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông (1380 - 1980). Nguyễn Trãi đã đi vào lịch sử và trở thành anh hùng vĩ đại của dân tộc, một Danh nhân văn hoá kiệt xuất. Dù cuộc đời ông kết thúc bằng một bi kịch thương đau, song ông đã được lịch sử ghi nhận, tôn thờ với sự nghiệp lừng lẫy, vẻ vang, có tầm ảnh hưởng to lớn tới sách lược bảo vệ và xây dựng đất nước.

Tư tưởng và những giá trị trường tồn của chốn tổ Phật giáo Trúc Lâm tại chùa Côn Sơn và Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã góp phần quan trọng, đáp ứng các tiêu chí để minh chứng và biện luận trong hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành di sản thế giới mà UNESCO đang thẩm định.

Diễn văn nhấn mạnh, chúng ta hãy trân trọng lịch sử và phát huy để các giá trị di sản văn hoá của khu di tích - danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc tiếp tục tỏa sáng, trở thành nguồn lực nội sinh tiếp sức cho mỗi con người Việt Nam vững vàng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
-------------
🖱Báo Hải Dương

🔖 THĂM ĐỀN NGUYỄN TRÃIVề nơi oan khuất ngút trờiThông reo như thuở chưa rơi máu đàoBàn Cờ bậc thấp, bậc caoHoa xuân đỉnh...
17/09/2024

🔖 THĂM ĐỀN NGUYỄN TRÃI

Về nơi oan khuất ngút trời
Thông reo như thuở chưa rơi máu đào
Bàn Cờ bậc thấp, bậc cao
Hoa xuân đỉnh núi lẫn vào mây giăng
Gió qua góc suối dùng dằng
Ngẩn ngơ Bàn Thạch chờ trăng giữa rừng
Công danh một thuở lẫy lừng
Rồi ra tay trắng rưng rưng đất trời
Bàn cờ thế sự đầy vơi
Được - thua con tạo trêu ngươi phận người
Về nơi oan khuất bời bời
Biết người chín suối chưa vơi nỗi niềm
Đời còn đổi trắng thay đen
Lòng người thăm thẳm như miền sông sâu
Đường trần còn lắm bể dâu
Yêu nhau chẳng hẹn bạc đầu được đâu
Trăm năm mưa nắng dãi dầu
Rừng thông vẫn hát những câu đắng lòng
Người ngay chẳng chịu đi vòng
Đầu rơi máu chảy vẫn không cúi luồn
Nghẹn lòng một nén tâm hương
Nỗi oan đã giải vẫn thương người hiền
Câu thơ gọi mặt trời lên
Rừng Côn Sơn sáng mãi tên tuổi người!

VIỆT NGA

🔖 Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 hôm nay sẽ có rất nhiều sự kiện đáng chú ý:📣 Sáng ngày 18/9 (16 tháng 8 âm ...
17/09/2024

🔖 Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 hôm nay sẽ có rất nhiều sự kiện đáng chú ý:

📣 Sáng ngày 18/9 (16 tháng 8 âm lịch) tại khu di tích Côn Sơn sẽ diễn ra các hoạt động:
- Lễ tưởng niệm 582 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.
- Lễ tế tại đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán.

📣 Tối ngày 18/9 (16 tháng 8 âm lịch) tại khu di tích Kiếp Bạc sẽ diễn ra các hoạt động:
- Khai mạc tuần văn hoá du lịch và xúc tiến thương mại mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024.
- Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
- Lễ khai ấn, lễ ban ấn đền Kiếp Bạc.

Trân trọng kính mời nhân dân và du khách về tham dự!
------------

🔖 Xoa cặp xương chân voi khi về Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp BạcLễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ n...
17/09/2024

🔖 Xoa cặp xương chân voi khi về Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12-22/9 (tức 10-20/8 âm lịch). Quý vị sửa soạn về dự lễ, nhớ ghé vào nội tự xoa cặp xương chân voi để cầu mong sức khỏe nhé!

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12-22/9 (tức 10-20/8 âm lịch). Quý vị sửa soạn về dự lễ, nhớ ghé vào nội tự xoa cặp xương chân voi để cầu mong sức khỏe nhé!

🔖 HUYỀN TÍCH LỤC ĐẦU GIANGLục Đầu giang - dòng sông như chở nặng sử thi và huyền thoại uốn lượn chảy qua phía trước đền ...
17/09/2024

🔖 HUYỀN TÍCH LỤC ĐẦU GIANG

Lục Đầu giang - dòng sông như chở nặng sử thi và huyền thoại uốn lượn chảy qua phía trước đền Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, TP Chí Linh (Hải Dương). Chiến công của các triều đại nhà Trần thuở trước đã đưa dòng sông hiền hòa ấy trở thành huyền thoại.

👉 Chứng nhân lịch sử

Sông Lục Đầu là đoạn cuối của sông Thương, có chiều dài hơn 10 km, chỗ rộng nhất hơn 1 km chảy sát mé tây nam Vạn Kiếp. Tên sông Lục Đầu vì đoạn sông này phía trên nhận nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam, phía dưới hợp lưu với sông Đuống rồi đổ ra Biển Đông bằng 2 dòng sông lớn: Thái Bình và Kinh Thầy.

Vào thế kỷ XIII, mảnh đất Vạn Kiếp cũng như toàn Đại Việt không nơi nào không in dấu chân, vó ngựa của kẻ thù. Giặc từ phương Bắc xua quân chà đạp, giày xéo lên giang sơn gấm vóc Đại Việt.

Những ngư phủ, những nông dân hiền hòa của Đại Việt thu cuộn lưới chài, cất cuốc cày, cởi áo nâu sồng, khoác áo chiến binh, tuốt gươm ra trận. Ngày họ hội quân ở Vạn Kiếp, dòng Lục Đầu gầm gào, cuộn sóng đục ngầu sắc đỏ phù sa. Các chiến binh Đại Việt dưới sự chỉ đạo của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn thuộc từng vụng nước, thuộc từng chỗ nông, sâu của dòng Lục Đầu, họ quyết lấy dòng sông làm mồ chôn thứ giặc từng khuấy đảo suốt từ Á sang Âu, từng khiến bao quốc gia nghiêng đổ.

Có thể nói, nhắc đến 3 lần đại phá giặc Nguyên Mông là nhắc đến Vạn Kiếp, Lục Đầu, nhắc đến Lục Đầu, Vạn Kiếp là nhớ đến các chiến công hiển hách của nhà Trần và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn!

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mông Cổ lần thứ nhất năm 1258, Lục Đầu giang không được nhắc tới, song kế "thanh dã" - vườn không, nhà trống ở lần kháng chiến này đã được sử dụng ở cuộc kháng chiến thứ hai.

Trong cuộc kháng chiến thứ hai năm 1285, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ đạo toàn dân "thanh dã", khiến giặc thiếu đói, ốm đau. Hưng Đạo Vương kéo quân về Vạn Kiếp đánh chiếm căn cứ quan trọng bậc nhất của giặc - đồn A Lỗ. Cùng với các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương khiến sức giặc đã tàn, buộc phải rút chạy theo hướng Vạn Kiếp. Tại đây, trực tiếp Hưng Đạo Vương chỉ huy đón lõng ở Lục Đầu. Tàn quân giặc chạy về Bắc Ninh nhưng lại bị Trần Quốc Toản đổ quân ra đánh khi quân Thoát Hoan cố vượt sông Như Nguyệt. Các chiến dịch truy quét tàn quân giặc của Đại Việt kéo dài lên tận phía bắc. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho quân lính khiêng chạy qua biên giới.

Ở cuộc kháng chiến lần thứ ba 1287-1288, giặc huy động 50 vạn quân tiến vào Đại Việt. Tại Quảng Ninh ngày nay đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Quân của võ tướng Trần Khánh Dư không ngăn được đạo thủy quân của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp. Chúng ngược sông Bạch Đằng kéo vào Vạn Kiếp hội quân. Đầu tháng 2/1288, quân địch ở Vạn Kiếp lên tới 30 vạn. Đầu tháng 3/1288, Thoát Hoan bỏ Thăng Long chuyển quân về Vạn Kiếp tổ chức phòng thủ. Biết chưa thể phá được thế trận của Đại Việt, Thoát Hoan một mặt cho người dẫn thủy quân theo đường sông Bạch Đằng về trước còn đường bộ thì đi sau chặn hậu.

Chính quyết định này của giặc đã khiến nhà Trần dàn thế trận kinh điển cắm cọc trên sông Bạch Đằng vây đánh thuyền của Nguyên Mông.

Ba lần vào Đại Việt thì cả 3 đều đại bại. Các chiến công ấy đều ít nhiều gắn với Lục Đầu giang và Vạn Kiếp. Rõ rệt nhất là lễ hội quân trên sông Lục Đầu còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Năm 1283, Hưng Đạo Vương đã tổ chức một cuộc hội quân với 20 vạn quân, hơn 1.000 chiến thuyền đến họp ở Vạn Kiếp. Khi giặc đến, thế nước lâm nguy, sau lời kêu gọi của nhà Trần, các ngư phủ từ khắp các nơi gác lại công việc, kéo về hội quân trên sông Lục Đầu phía trước đền Kiếp Bạc.

👉 Vị trí trọng tâm của căn cứ địa Vạn Kiếp

Theo Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, xưa kia sách "Công dư tiệp ký" đã chép về sông Lục Đầu: Sông ở huyện Chí Linh, giáp các huyện Phượng Nhãn, Yên Dũng, Quế Dương và Gia Định. Sông này trong sạch, nước thơm ngon người ta gọi là nước Bình Than. Các ngọn sông hội lại ở sông Triều Dương làm ra một khúc sông rất rộng lớn. Tất cả 6 chi ấy làm thành sông Lục Đầu. Giữa sông có bãi cát gọi là bãi Đại Than. Các nhà phong thuỷ gọi kiểu đất “lục long tranh châu”, nghĩa là 6 con rồng tranh nhau 1 hòn ngọc.

Dòng sông toả đi 6 ngả, Lục Đầu lúc nào cũng mênh mang sóng nước. Đây là nguồn cung cấp nước, phù sa cho đồng ruộng. Lục Đầu còn có vai trò quan trọng về giao thông thủy bộ. Vì thế, suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm, Lục Đầu giang luôn là vị trí trọng tâm của căn cứ địa Vạn Kiếp. Sau khi đánh thắng giặc Nguyên Mông đem lại thái bình cho đất nước, Hưng Đạo Vương về nghỉ tại thái ấp của ông ở Vạn Kiếp.

Sử xưa ghi lại, một hôm Hưng Đạo Vương cùng gia nhân dùng thuyền nhỏ dạo cảnh trên dòng sông Lục Đầu. Hưng Đạo Vương cho dừng thuyền lại. Đứng trên mũi thuyền, ông rút thanh kiếm ra và nói: "Thanh kiếm này đã gắn bó với ta gần cả cuộc đời. Trong suốt cuộc chinh chiến nó đã dính bao máu giặc Thát, nó đã từng chém đầu tên giặc Phạm Nhan dơ bẩn. Nay ta muốn nhờ dòng nước sông Lục Đầu để gột rửa sạch nhũng vết nhơ trên nó”. Nói rồi, ông ném thanh gươm xuống dòng sông. Tương truyền, tại khúc sông đó sau này hình thành một bãi bồi chạy dài rất giống hình thanh kiếm, dân gian gọi đó là Cồn Kiếm, ngay trước đền Kiếp Bạc.

Tại dòng Lục Đầu giang ngày nay vẫn diễn ra nhiều hoạt động nghi lễ gắn với lễ hội Kiếp Bạc như lễ cầu siêu và thả hoa đăng, đặc biệt là lễ hội quân đã trở thành nét đặc trưng của lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc. Dòng Lục Đầu còn là mồ chôn của quân sĩ Nguyên Mông, để ngày nay, trong lễ cầu siêu, ngoài cầu cho vong hồn quân dân Đại Việt siêu thoát, còn cầu nguyện cho quân giặc tử trận tìm được về quê hương bản quán.

Ấy là đạo lý của người Việt, bao đời nay vẫn thế!
-------------
🖱Báo Hải Dương

Address

Chí Linh

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Khám phá Chí Linh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Khám phá Chí Linh:

Videos

Share


Other Chí Linh travel agencies

Show All