Hội Nông Dân Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai

Hội Nông Dân Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai Thành lập 14-10-1930

24/09/2024

Hàng trăm ha lúa và mía tại huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đứng trước nguy cơ mất trắng do ngập úng kéo dài.

19/09/2024
19/09/2024
19/09/2024

Cục Bảo vệ Thực vật phổ biến Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

18/09/2024

Bảo Yên, tỉnh Lào Cai: người dân đang rất cần mắm, muối, thuốc đánh răng, bột giặt, gạo

Chiều 16/9, tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, công tác cứu trợ và khắc phục hậu quả sau thiên tai do bão số 3 đã được triển khai khẩn cấp. Tuy nhiên, ở nhiều khu vực, người dân vẫn thiếu nghiêm trọng các nhu yếu phẩm. Anh Đàm Văn Hoàng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cho biết: “Hiện tại, người dân đang rất cần mắm, muối, mỳ chính, thuốc đánh răng, bột giặt, gạo… để duy trì sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, các đoàn cứu trợ đang đưa vào cho người dân chủ yếu là mỳ tôm, bánh mỳ và sữa, số lượng quá nhiều vừa gây lãng phí và cũng không đúng với nhu cầu thực tế.”

Bên cạnh đó, tại một số bản trên địa bàn huyện Bảo Yên công tác cứu trợ hiện gặp nhiều khó khăn do đường vào bản bị đất đá vùi lấp, hiện chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền máy nên số lượng nhu yếu phẩm đến tay người dân vẫn còn hạn chế. Mực nước sông Chảy mặc dù đã xuống thấp nhưng dòng nước vẫn chảy xiết khiến việc di chuyển qua sông bằng thuyền máy cỡ nhỏ vẫn rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Toàn huyện Bảo Yên có 97 hộ bị thiệt hại về người, trong đó có 67 người chết, 30 người bị thương; 8 người đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện, số còn lại được đưa xuống bệnh viện tỉnh và trung ương.

Ước tính có trên 4.200 hộ bị thiệt hại về nhà ở. Thiệt hại hoàn toàn trên 70% là 509 nhà; thiệt hại rất nặng từ 50-70% ước tính khoảng 641 nhà; thiệt hại nặng từ 30-50% khoảng 2.019 nhà; thiệt hại dưới 30% khoảng 1.049 nhà.
Theo TTXVN

Thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, của Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai về ủng hộ nhân dân các tỉnh miền ...
15/09/2024

Thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, của Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai về ủng hộ nhân dân các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả do thiên tai. Với truyền thống “tương thân, tương ái”, tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn huyện cùng chung tay đóng góp, giúp đỡ hội viên, nông dân các tỉnh miền Bắc bị ảnh hưởng của bão Yagi sớm vượt qua khó khăn, góp phần cùng với Đảng, Nhà nước nhanh chóng khôi phục sản xuất và đời sống của Nhân dân.
Hội Nông dân huyện đã kêu gọi cán bộ Hội, Hội viên nông dân trên toàn huyện đóng góp được các loại hàng hóa như bánh, cơm cháy khô gà, gạo lứt sấy, chà bông heo, quần áo, nước suối, thuốc uống các loại, dầu gió, đồ phụ nữ … với khoảng với số tiền 102,25 triệu đồng.
Hội Nông dân huyện đã phối hợp Đội Tình nguyện Gia Đình Thiện Tâm tại Long Khánh- Thống Nhất, trao đổi với Hội Nông dân tỉnh để kịp thời chuyển hàng đến bà con, Hội viên Nông dân, cán bộ chiến sỹ tại Tỉnh Lào Cao, nơi chịu nhiều thiệt hại nặng nề từ người và tài sản do cơ bảo số Yagi gây ra.
Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện tiếp tục kêu gọi cán bộ Hội, hội viên nông dân toàn huyện tiếp tục đóng góp bằng nhiều hình thức khác nhau, nhường cơm sẽ áo để giúp các hội viên đang khó khăn tại các tỉnh phía Bắc, một lần nữa Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện cảm ơn các nông dân sản xuất giỏi đã kịp thời hỗ trợ cho nhân dân các tỉnh phía Bắc.

Hội Nông dân huyện cảm ơn sự chia sẽ với hội viên nông dân các tỉnh phía bắc, gia đình a khánh, chị trang ủng hộ 20 kg r...
12/09/2024

Hội Nông dân huyện cảm ơn sự chia sẽ với hội viên nông dân các tỉnh phía bắc, gia đình a khánh, chị trang ủng hộ 20 kg ruốc heo, 60 kg gạo lứt sấy, 3 bịch đồ mới, 5 triệu tiền mặt để mua thuốc uống, dầu gió …, HTX Dốc Mơ xã Gia Tân 3 2 triệu đồng, giò chả tình - Thị trấn Dầu Giây 10 triệu đồng, A quân 1 triệu, em Hà cơ sở mây thị, chị Phương Phòng Nông nghiệp 300 cục xà bông, cơ sở hải dương 2 thùng bánh, cơ sở Cường Hoa 5 triệu đồng, cơ sở Toàn Dương 150 bịch cơm cháy khô gà, công ty cổ phần nước Gia Tân 100 thùng nước, Hội Nông dân huyện và cá nhân chủ tịch Hội Nông dân huyện 2 triệu …., số tiền mặt hội nông dân huyện sẽ mua các loại thuốc uống, thuốc bôi da …. và sẽ chuyển tất cả cho Hội Chử thập đỏ tỉnh để kịp thời đưa ra hỗ trợ cho hội viên nông dân các tỉnh khó khăn.

kính mong cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia hưởng ứng, ai có gì giúp nấy, liên hệ a vinh chủ tịch hội nông dân...
11/09/2024

kính mong cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia hưởng ứng, ai có gì giúp nấy, liên hệ a vinh chủ tịch hội nông dân huyện: 0907590604

10/09/2024
10/09/2024
Sáng ngày 10/9/2024, Đồng chí Cao Tiến Sĩ, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy làm việc với Tập đoàn Quế Lâm do Ông Dương Minh...
10/09/2024

Sáng ngày 10/9/2024, Đồng chí Cao Tiến Sĩ, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy làm việc với Tập đoàn Quế Lâm do Ông Dương Minh Lâm – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn là trưởng đoàn cùng với các ông bà đại diện Phòng Kỹ Thuật, Chi hội Nông nghiệp tuần hoàn Miềm Nam để thống nhất triển khai các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện; cùng làm việc về phía huyện có Đồng chí Mai Văn Hiền – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, đại diện lãnh đạo Hội Nông dân huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Tài Nguyên và môi trường huyện.
Đại diện cho Tập đoàn Quế Lâm, Ông Dương Minh Lâm đã trao đổi về tình hình sản xuất của tập đoàn trong thời gian qua, việc triển khai các chương trình phối hợp giữa tập đoàn với UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh về thực hiện các mô hình phát triển nông nghiệp hữu cơ trên cây trồng, vật nuôi tại các huyện Cẩm Mỹ, Định Quán …; đồng thời đặt hàng với địa phương những nội dụng cụ thể để có sự phối hợp giữa Tập đoàn và huyện Thống Nhất trong thời gian tới; bên cạnh đó lãnh đạo Tập đoàn Quế Lâm mời lãnh đạo huyện thăm và làm việc với Tập đoàn trong thời gian sớm nhất.
Sau khi nghe ý kiến trao đổi của Tập đoàn, của các ngành, ý kiến của đồng chí Mai Văn Hiền – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện trao đổi tại hội nghị; đồng chí Bí thư Huyện ủy đề nghị Tập đoàn Quế Lâm tổ chức triển khai thực hiện 03 mô hình đã được các ngành của huyện giới thiệu, tiếp tục lựa chọn 1-2 hộ nuôi heo để xây dựng mô hình chăn nuôi heo hữu cơ đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi và phối hợp chặc chẽ, hỗ trợ Tập đoàn Quế Lâm sớm triển khai thực hiện các dự án trong thời gian tới, từ đó góp phần cùng huyện thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Trong ngày 9/9/2024, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện phối hợp Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và thủy lợi, Sở Nông ...
09/09/2024

Trong ngày 9/9/2024, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện phối hợp Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh làm việc với Đoàn Khảo sát của Tập đoàn Quế Lâm do Hồ Đăng Khoa – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn là trưởng đoàn cùng với các ông bà đại diện Phòng Kỹ Thuật, Cán bộ phụ trách vùng để thống nhất triển khai các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện; về phía Hội Nông dân huyện có Đồng chí Nguyễn Thế Vinh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện làm việc với đoàn khảo sát của Tập đoàn Quể Lâm.
Đoàn khảo sát của Tập Đoàn đã được Hội Nông dân huyện đi khảo sát Vườn Bưởi của Hộ Nguyễn Văn Long – xã Hưng Lộc với diện tích 5 ha; Vườn Măng Cụt của Hộ Nguyễn Thanh Phước, ấp Hưng Thạnh xã Hưng Lộc với diện tích 1,1 ha, Vườn Sầu Riêng của Hộ A Phòng, ấp Lạc Sơn, xã Quang Trung với diện tích trên 2 ha, Vườn a Thắng tại xã Gia Tân 3 với 03 ha; hướng dẫn các hộ dân có nhu cầu phát triển công nghệ chăn nuôi theo mô hình hữu cơ của tập đoàn.
Qua khảo sát, Đoàn Công tác của Tập đoàn Quế Lâm đánh giá cao công tác lựa chọn mô hình của huyện để triển khai hỗ trợ các mô hình sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện, đề nghị các đơn vị khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị để Tập đoàn Quế Lâm sớm triển khai thực hiện các dự án trong thời gian tới, từ đó góp phần cùng huyện thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

06/09/2024

Bão số 3 rất mạnh, cần di dời người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến về diễn biến cơn bão số 3 (Yagi), công tác chuẩn bị ứng phó tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Theo dự báo mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 14h ngày 5/9, bão số 3 đang ở trên khu vực phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 500 km về phía đông. Cường độ bão mạnh cấp 16 (cấp siêu bão), giật trên cấp 17.

Đây là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng. Vùng gió mạnh cấp 8 có bán kính khoảng 250 km, vùng có gió mạnh cấp 10 khoảng 150 km, vùng có gió mạnh cấp 12 khoảng 80 km xung quanh tâm bão.

Các trung tâm dự báo bão quốc tế đều có chung nhận định, bão số 3 tiếp tục duy trì cấp siêu bão (từ cấp 16 trở lên) cho đến khi vào đến vùng ven biển phía đông đảo Hải Nam. Sau đó, bão số 3 di chuyển vào vịnh Bắc Bộ còn mạnh cấp 13-14, giật cấp 16, khi ảnh hưởng đất liền cường độ có khả năng còn mạnh cấp 9-12, giật cấp 13-14.

Khoảng đêm mùng 6/9, bão số 3 sẽ vượt qua khu vực phía Bắc đảo Hải Nam di chuyển vào vịnh Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa.

Khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2-4 m, sau tăng lên 3-5 m, vùng gần tâm bão đi qua 6-8 m.

Từ gần sáng 7/9, vùng biển ven bờ các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sóng cao 2-3 m, sau tăng lên 2-4 m, vùng gần tâm bão 3-5 m.

Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11; cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5-1,8 m.

Lãnh đạo TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình đang tiếp tục kêu gọi, thông báo, hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch, tàu vận tải) còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú, trong đó nắm vững thông tin chi tiết từng tàu trong khu vực nguy cơ ảnh hưởng của bão; không để người dân ở lại trên tàu cá, các lồng, bè, chòi canh khi bão đổ bộ; tổ chức sắp xếp tàu thuyền, có biện pháp tránh va đập, hư hỏng, đứt dây neo, chìm tại nơi neo đậu, nhất là trên các đảo; sơ tán người dân và khách du lịch trên các đảo đến nơi an toàn và đảm bảo các điều kiện sinh hoạt trong quá trình lưu trú.

Đại diện Bộ Quốc phòng đề nghị chính quyền địa phương, lực lượng chức năng nỗ lực giảm thiểu số du khách còn lưu trú tại các đảo ven bờ khi bão đổ bộ, sơ tán người dân ở trên lồng bè, tàu thuyền neo đậu tại bờ.

Những vị trí đê biển xung yếu có nguy cơ mất an toàn đang được các địa phương khẩn trương gia cố, sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó với cường độ mạnh hơn thiết kế.

Các địa phương đã xây dựng phương án di dời, sơ tán người dân ở nhà bán kiên cố, có thể bị sập đổ khi bão đổ bộ, khu vực trũng thấp cửa sông, ven biển; tùy theo tình hình thực tế có phương án cho học sinh nghỉ học trong thời gian bão đổ bộ; tổ chức chặt tỉa cành cây, gia cố, chằng chống nhà ở, công trình, biển hiệu quảng cáo, hệ thống lưới điện, cột tháp truyền hình, phát thanh, cẩu tháp,...; khơi thông dòng chảy, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất diện tích nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.

Những tỉnh miền núi phía Bắc, như Cao Bằng, Hà Giang đã triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn; tổ chức khơi thông dòng chảy, các vị trí nguy cơ bị tắc nghẽn.

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông.

Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ chứa đã đầy nước, hồ thủy lợi xung yếu khu vực miền núi phía Bắc; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; sẵn sàng vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

06/09/2024

Miễn, giảm học phí

Trước thềm năm học mới 2024-2025, HĐND một số địa phương đã ban hành nghị quyết về việc miễn, giảm học phí cho học sinh.

TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng tiếp tục miễn toàn bộ học phí cho học sinh các cấp từ mầm non đến THPT; tỉnh Vĩnh Phúc giảm 50% học phí so với năm học trước; tỉnh Long An cũng giảm 50% học phí với trẻ mầm non dưới 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập, miễn 100% học phí với học sinh THCS các trường công lập trên địa bàn...

Đón nhận thông tin này, đông đảo phụ huynh, học sinh và người dân rất vui. Niềm vui không chỉ đến từ việc một phần gánh nặng chi phí được giảm bớt, tạo thêm cơ hội học tập cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mà quan trọng hơn, bởi họ cảm nhận được sự quan tâm, chăm lo thiết thực của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với sự nghiệp giáo dục.

Giáo dục là lĩnh vực liên quan đến mọi gia đình vì mọi gia đình đều có con em, người thân đã, đang hoặc sẽ là học sinh, sinh viên. Đây cũng là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nhất bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Chăm lo cho giáo dục, vì vậy, ngoài ý nghĩa chăm lo cho “quốc sách hàng đầu”, còn là việc làm yên dân, góp phần quan trọng củng cố tình cảm, niềm tin của người dân vào các cấp ủy đảng, chính quyền, vào chế độ.

Có nhiều việc cần làm để chăm lo cho giáo dục, trong đó có việc miễn, giảm học phí. Phải khẳng định rằng, miễn, giảm học phí là chủ trương rất nhân văn, thiết thực, hợp lòng dân.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, các địa phương thường khẳng định mục tiêu “làm sao để mọi người dân đều được hưởng thành quả của sự phát triển”. Nếu thế, càng nên giảm, tiến tới miễn học phí, bởi như trên đã phân tích, vì giáo dục liên quan đến mọi người, mọi nhà!

Có người băn khoăn lấy tiền đâu để miễn, giảm học phí? Xin thưa, khoản kinh phí địa phương bỏ ra hằng năm để miễn, giảm học phí tuy không nhỏ nhưng nếu kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết... thì hoàn toàn có thể cân đối ngân sách để thực hiện. Thời gian qua, không ít địa phương mặc dù “nghèo”nhưng vẫn thực hiện hiệu quả việc miễn, giảm học phí, được người dân hết sức hoan nghênh. Điều đó cho thấy làm được điều này thì tỉnh “nghèo” hay “giàu” không phải yếu tố quyết định mà chủ yếu phụ thuộc vào tâm huyết, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu.

Cũng phải nói thêm, nếu học phí được miễn, giảm nhưng vẫn còn tình trạng “lạm thu” thì chủ trương này lại mất đi ý nghĩa. Vì vậy, cùng với miễn, giảm học phí, các địa phương phải chấn chỉnh, chấm dứt vấn nạn “lạm thu” đang diễn ra khá phổ biến hiện nay.

PHƯƠNG HIỀN

Chiều ngày 29/8/2024, Đồng chí Ngô Thanh Tùng, Huyện ủy viên – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện; đ...
30/08/2024

Chiều ngày 29/8/2024, Đồng chí Ngô Thanh Tùng, Huyện ủy viên – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện; đồng chí Nguyễn Thế Vinh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện có buổi làm việc với Ông Lê Văn Quyết, Giám đốc Hợp tác xã Công nghệ cao Long Thành Phát để kêu gọi đầu tư dự án công nghệ cao trên địa bàn huyện. Tại buổi làm việc đồng chí Ngô Thanh Tùng, Huyện ủy viên – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện đã giới thiệu khái quát tình hình hoạt động nông nghiệp của huyện trong thời gian qua, giới thiệu các khu vực được tỉnh, huyện quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao gần 650 ha tại 03 xã Bàu Hàm, Xuân Thiện và Gia Kiệm; các tuyến đường QL 20, Dự án Đường 770B, đường huyện quản lý, hệ thống điện Trung thế, Hạ thế và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với dự án công nghệ cao.
Về phía Hợp tác xã Công nghệ cao Long Thành Phát, Ông Lê Văn Quyết giới thiệu khái quát về các dự án của Hợp tác xã như Toàn bộ trang trại được lắp đặt hệ thống làm mát tự động. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió… được điều chỉnh tự động theo từng ngày tuổi của con gà. Đối với nước uống và thuốc thú y, HTX cũng sử dụng máy pha thuốc qua hệ thống tự động đưa đến từng núm uống; sử dụng đệm sinh học và công nghệ khử mùi. Trại gà hoàn toàn không có nước thải nên không ô nhiễm môi trường. Chất thải nguy hại chủ yếu là bao bì thuốc thú y được HTX ký kết với công ty Sonadezi thu gom xử lý đúng quy định. Đặc biệt, mỗi khu trại phải xây sẵn một lò thiêu với vốn đầu tư 1 tỷ đồng để tiêu hủy xác gà chứ không chôn gà theo cách truyền thống, hay vứt gà bừa bãi khi có dịch bệnh xảy ra.
Hiện nay Hợp tác xã đã ký kết Xuất khẩu (XK) thành công sang Nhật Bản đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của HTX khi góp phần không nhỏ vào sự thành công của ngành chăn nuôi gia cầm. Để XK sang Nhật Bản, trang trại của HTX phải đáp ứng các yêu cầu rất khắt khe. Trước hết, doanh nghiệp Nhật Bản cử chuyên gia xuống thẩm định khu vực sản xuất, vị trí trang trại phải xa khu dân cư, chuồng trại xây bài bản, bảo đảm an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm, thoáng mát, xanh sạch.
Hợp tác xã mong muốn được đầu tư một dây chuyền công nghệ cao từ chăn nuôi, giết mổ và chế biến sâu tại huyện, liên kết với nông dân để chăn nuôi theo mô hình công nghệ cao của Hợp tác xã, để góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp huyện nhà phát triển.
Sau buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thế Vinh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện đã đưa Ông Lê Văn Quyết, Giám đốc Hợp tác xã Công nghệ cao Long Thành Phát đi tham quan các khu vực được quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao tại xã Bàu Hàm 2, Xuân Thiện và Gia Kiệm.

Hội viên nông dân huyện tích cực tham gia chương trình đổi rác thải lấy quà, nhằm nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi ...
28/08/2024

Hội viên nông dân huyện tích cực tham gia chương trình đổi rác thải lấy quà, nhằm nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

27/08/2024

Để thực hiện tiêu chí nông thôn mới và đô thị văn minh, thời gian qua, huyện Thống Nhất cùng với các đơn vị cấp nước không ngừng nỗ lực phủ kín mạng lưới nước sạch về các khu, ấp.

Address

Trị Trấn Dầu Giây
Gia Kiem

Telephone

+84907590604

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hội Nông Dân Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Hội Nông Dân Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai:

Videos

Share


Other Tourist Information Centers in Gia Kiem

Show All