Du lịch huyện Kiến Thụy-HP

Du lịch huyện Kiến Thụy-HP Trang giới thiệu sản phẩm du lịch của huyện, các di tích, các lễ hội truyền t

15/10/2022
03/08/2022

Nem giã tay Kiến Thụy đê....

Chùa Trà Phương ( Thiên Phúc tự ) ngôi chùa nghìn tuổi ở Kiến Thụy.Ở vùng đồng bằng Bắc bộ, hầu như nơi đâu ta cũng thấy...
15/07/2021

Chùa Trà Phương ( Thiên Phúc tự ) ngôi chùa nghìn tuổi ở Kiến Thụy.
Ở vùng đồng bằng Bắc bộ, hầu như nơi đâu ta cũng thấy thấp thoáng mái chùa. Mỗi ngôi chùa là một mảnh hồn quê. Nói không ngoa, vùng đồng bằng Bắc bộ hầu như làng nào, xã nào cũng có ít nhất một ngôi chùa, thậm chí có xã có những mấy chùa, nhang khói quanh năm. Tuy nhiên giữa vùng quê ngan ngát xanh lúa, xanh cây như làng Trà Phương (xã Thụy Hương, H.Kiến Thụy, Hải Phòng) thì ngôi chùa làng nghìn tuổi đã trở thành niềm tự hào của bao thế hệ. Theo các nhà nghiên cứu, lịch sử kiến trúc, chùa được xây từ thời nhà Lý, khoảng đầu thế kỷ 11 (1010 - 1020), buổi ban sơ có tên chùa Bà Đanh, tọa trên gò đất cao, cây cối um tùm, hoang vắng, chỉ cách núi Chè ở phía đông chưa đầy cây số. Ngược dòng thời gian, lại hình dung ra cái cảnh quấn quít đạo đời như trong câu thơ của cụ Tam nguyên Yên Đổ về chùa Đọi “chùa xưa ở lẫn cùng cây đá/sư cụ nằm chung với khói mây”. Vết tích cổ nhất của Bà Đanh tự là 3 chân cột bằng đá tảng xanh, mỗi cái nặng ngót nghét vài trăm ký, chạm khắc hoa sen rất tinh xảo thể hiện rõ phong cách nghệ thuật kiến trúc tôn giáo thời Lý.
Sau cuộc tồn tại dâu bể mấy trăm năm, ngôi chùa làng đã trở mình vào thời nhà Mạc khi Mạc Đăng Dung lên ngôi (1527). Chuyện rằng vị Thái tổ nhà Mạc thuở hàn vi nhờ ẩn nấp trong chùa mà thoát chết nên khi công thành danh toại ngài đã cho dựng lại chùa, đổi tên thành Thiên Phúc Tự. Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất dẫn đến sự hưng công này là bà Hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn quê gốc làng Trà. Dân gian có câu “Cổ Trai đế vương, Trà Phương công chúa” (vua Mạc Đăng Dung người làng Cổ Trai, chỉ cách Trà Phương vài dặm) nên việc bà vợ vua không tiếc tiền bỏ ra xây chùa quê mình cũng chả có gì khó hiểu. Những dòng chữ trên tấm bia “Tu tạo Bà Đanh tự” khắc năm 1562 thời Mạc Mậu Hợp còn ghi rõ điều ấy. Theo văn bia, chùa được chuyển về vị trí mới cách nền cũ (nay nơi này là trường THCS Thụy Hương, lâu lâu mấy thầy trò lại đào xới, phát hiện nhiều di vật cổ trong khuôn viên trường) khoảng 200m, với nhiều tòa ngang dãy dọc hoành tráng, trở thành trung tâm phật giáo xứ Đông (vùng Hải Dương, Hải Phòng bây giờ). Sử sách còn ca ngợi tiếng chuông chùa Thiên Phúc vang xa đến cả trăm dặm, quốc sư từng về đây thuyết pháp, giảng kinh, ngày rằm ngày lễ thiện nam tín nữ đông như trảy hội. Khi nhà Mạc sụp đổ, quan quân Lê - Trịnh đã tàn phá nặng nề nhiều công trình kiến trúc mang dấu ấn triều đại trước, trong đó có chùa Trà Phương. Số phận ngôi chùa long đong giữa bao lớp mưa dập, sóng vùi, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được bà Ngô Thị Dĩnh người làng có chồng làm giám đốc đài thiên văn Phủ Liễn cúng tiền tu bổ, chùa tái sinh mang dáng vẻ như hiện nay. Năm 2007, Bộ Văn hóa- Thông tin đã cấp bằng chứng nhận chùa Trà Phương là di tích văn hóa kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Kiến trúc chùa bố cục theo lối chữ đinh, gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung. Các cột kèo, hoành phi, bệ thờ gỗ đều chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng trải hàng trăm năm vẫn sáng rực, dường thi gan cùng tuế nguyệt. Trên phật điện là hàng chục pho tượng cổ Phật tam thế và các vị La hán. Phía bên phải và bên trái tiền đường, giữa khói hương trầm mặc, hai pho tượng vua Mạc Đăng Dung và Hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn tạc bằng đá xanh tuy không lớn lắm nhưng được giới nghiên cứu đánh giá như tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp hiếm hoi còn sót lại từ thời Mạc. Dân nơi đây truyền nhau rằng bà thiêng lắm, người có lòng thành cầu khấn bà thường rất linh nghiệm. Thắp hương xong nơi phật điện, bạn đừng quên thăm khu nhà văn bia - lăng mộ các vị sư tổ ngay bên trái lối vào, cổ kính và uy nghi, nơi đây dựng 2 tấm bia nhắc đến quá trình xây dựng, tu tạo, hưng công chùa suốt từ thời Lý đến thời Mạc và sau này, ghi nhận công đức những vị tiền nhân đã đóng góp tu bổ chùa, công ơn của các vị sư tổ truyền đạo. Dưới bóng những cây đại cổ thụ hàng trăm tuổi là đôi sấu đá ngay trước thềm nhà văn bia được bàn tay nghệ nhân tài hoa xưa tạo dáng theo kiểu tượng tròn, tạc bằng đá xanh, đậm nét điêu khắc thế kỷ 16, dù dãi dầu thời gian, mưa nắng nhưng vẫn cực kỳ sắc sảo, sinh động.
Chùa làng - hồn nước, ngày nay chùa Trà Phương không chỉ là điểm đến của phật tử tứ xứ mà còn là nơi níu chân khách thập phương tìm viếng cảnh chùa, với niềm tin rằng giữa chốn thiền môn nghìn tuổi, tâm hồn sẽ được gột rửa trở nên thanh thản nhẹ nhõm hơn.

Đến Kiến Thụy, bạn muốn có điểm vừa chụp ảnh, vừa cafe, đồ uống...thì ko thể bỏ qua Mac Coffee.Ad: TAN THE HUYNH CENTREN...
14/07/2021

Đến Kiến Thụy, bạn muốn có điểm vừa chụp ảnh, vừa cafe, đồ uống...thì ko thể bỏ qua Mac Coffee.
Ad: TAN THE HUYNH CENTRE
Ngã Ba Thanh Sơn, Kiến Thuỵ, Hải Phòng
Phone: 0388.611.112

ĐA ĐỘ - DÒNG SÔNG GIÀU HUYỀN THOẠI VÀ TIỀM NĂNG VĂN HÓA – DU LỊCH          Đa Độ là tên một con sông thơ mộng và giàu hu...
09/07/2021

ĐA ĐỘ - DÒNG SÔNG GIÀU HUYỀN THOẠI VÀ TIỀM NĂNG VĂN HÓA – DU LỊCH

Đa Độ là tên một con sông thơ mộng và giàu huyền thoại, ẩn chứa nhiều tiềm năng về thủy lợi và du lịch của thành phố cảng Hải Phòng. Sông Đa Độ tiếp nước từ sông Văn Úc tại thôn Câu Thượng, xã Quang Hưng (huyện An Lão) đổ vào sông Văn Úc tại xã Tân Trào (huyện Kiến Thụy), dài 48km. Sông tựa dáng thủy long uốn lượn hình thắt túi giống như thế của các con rồng trên các tấm bia đá, công trình kiến trúc cổ truyền thời nhà Lý (1010 – 1226), chảy qua các xã Bát Trang, Quang Hưng, An Tiến, Quốc Tuấn, Tân Dân, Tân Viên, Thái Sơn, Đông Phương, Tân Phong, Ngũ Đoan, Thanh Sơn, Đoàn Xá, Tân Trào….

Sông Đa Độ còn có tên gọi là sông Câu Thượng. Sách “ Đại Nam nhất thống chí” nhận xét về sông Câu Thượng như sau: “ Thế nước khuất khúc gọi là sông Cửu Biều; lại tách ra chảy về phía Nam qua xã Cẩm La, huyện Nghi Dương, đến Cổ Trai chia làm hai nhánh; một nhánh chảy về phía Nam vào sông Đa Ngư suốt đến cửa Úc, một nhánh chảy về phía Đông Nam đến bến Họng, có một lạch từ xã Đồ Sơn chảy đến đổ vào, suốt đến cửa Riêng…”. Sông Đa Độ là một chi lưu của sông Văn Úc (tên cổ là Uất Giang), trước kia rất lớn, đã nhiều lần đổi dòng, chuyển cửa, lúc thì đổ vào vụng biển Bàng La, khi đổ ra cửa sông Cổ Trai, rồi sông Văn Úc như bây giờ. Xưa kia, sông Đa Độ rộng lớn hơn nhiều, dòng chảy khúc quanh như chùm bầu 9 quả, nên có tên gọi là Cửu Biều Giang. Khi vụng biển cổ bị lấp dần, cửa Đại Bàng bị bồi tụ, nước sông Đa Độ không kịp thoát nước theo lối sông Sàng nên đã đổi dòng, đổi lối chảy vào sông Văn Úc như bây giờ. Những đầm hồ mênh mông nước ở huyện Kiến Thụy như đầm Lá (Kỳ Sơn), đầm Cửa Phủ (Thuận Thiên, Thụy Hương), đầm chợ Xã (Đại Hợp), đầm Cửa Đồn (Đoàn Xá)….chính là vết tích của sông Đa Độ thuở xưa.

Sách “Giao châu thủy lục ký” tương truyền do tướng nhà Minh Trương Phụ soạn đã thấy nhắc đến tuyến đường thủy qua các cửa Đại Bàng, Đa Ngư, Cổ Trai về Thăng Long. Có lẽ, sông Đa Độ là trung tâm của hệ thống giao thông này.

Trước thế kỷ XX, khi chưa làm đập Tắc Giang, xây cống Cái Riêng, Cái He…., sông Đa Độ quả là một tuyến đường thủy tuyệt vời góp phần kéo vùng cửa biển Hải Phòng lại gần với Kinh kỳ Thăng Long, nối Dương Kinh (kinh đô miền biển) với Đông Kinh (đất ngàn năm văn vật). Ngày ấy, sông Đa Độ nhộn nhịp tàu bè, hàng hóa ngập tràn, dân cư đông đúc, thịnh đạt. Đôi bờ sông dần dần hình thành nhiều thái ấp, điền trang lớn như: điền trang của dnah tướng Trần Quốc Thi ở Lạng Côn; của Vũ Hải ở Du Lễ; của công chúa Quỳnh Trân ở Mõ, May; của Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn ở Thuận Thiên, Hữu Bằng; của công chúa Chiêu Trinh ở Kha Lâm, Đẩu Sơn…vết tích của hoạt động thương mại sầm uất thuở nào, nay chỉ có thể tìm thấy bóng dáng của một số công trình kiến trúc nghệ thuật cổ mà thôi. Đó là các di tích chùa Lạng Côn, Đại Trà, Vọng Hải, Phúc Hải, Hòa Liễu, Văn Hòa, đền Mõ…

Sông Đa Độ có thủy vực đẹp, nước trong xanh. Giải thích về nguyên nhân nước sông Đa Độ có sắc xanh kỳ ảo, dân gian có nhiều thuyết. Trong đó có thuyết cho rằng, ngày xưa ở vùng này có một thôn nữ đẹp được một hoàng tử yêu tha thiết, lấy làm vợ. Khi hoàng tử lên ngôi báu, bà trở thành quý phi, luôn được kề cận bên vua. Nhưng sau vì không có con, bà xin với đức vua cho trở về quê quán. Đức vua ban tặng bà rất nhiều của cải, châu báu nhưng bà không nhận, chỉ xin nhà vua cấp cho một dải đất hoang ven biển quê nhà. Đức vua bằng lòng. Bà cùng đức vua trở về quê cũ, làng xưa, thăm lại nơi hai người gặp gỡ nên duyên. Bà nói với đức vua rằng: Thiếp xin tung dải yếm thiên thanh này, gió thổi bay đến đâu, xin nhận đất đến đấy. Dải yếm thiên thanh của bà chúa bay qua làng Tiên Cầm (An Lão) đến làng Kỳ Sơn (Kiến Thụy). Dải yếm kéo dài mãi và hóa thành sông Đa Độ bây giờ.

Lại có huyền thoại kể rằng, nước sông Đa Độ chính là nước mắt của bà chúa nhỏ xuống khi nhớ đức vua mà thành.
Hiện nay, sông Đa Độ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, tựa một bức tranh thủy mạc hữu tình, sống động đang đảm trách vai trò điều tiết nước nông nghiệp, phục vụ nuôi thả cá, tưới tiêu cho ruộng đồng. Nhưng dòng Đa Độ còn ẩn chứa nhiều tiềm năng du lịch, nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ thuộc nhiều loại hình nghệ thuật như thơ ca, văn học, mỹ thuật…

Phát triển du lịch sinh thái, vui chơi giải trí là hướng đi đạt hiệu quả nhất trong việc khai thác tiềm năng của sông Đa Độ. Bên sông có thể xây nhà nghỉ, khách sạn, bể bơi, các công trình thể thao, hình thành các làng, vườn trồng cây ăn quả. Dưới sông có thể tổ chức các hoạt động đua thuyền, lướt ván, thuyền văn hóa – du lịch thăm dọc sông…Đặc biệt đôi bờ sông này hiện còn nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật cổ đẹp, nhiều làng quê văn hóa có lệ hay, tục đẹp. Trong tương lai, dưới chân núi Đối sẽ hình thành một bảo tàng nghệ thuật thời Mạc ở Hải Phòng, để giới thiệu cho du khách về một thời phát triển kinh tế thương mại, thủ công nghiệp và văn hóa, nghệ thuật huy hoàng của thành phố Cảng, của đất nước.

Đa Độ - một dòng sông thơ mộng, mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa và tiềm ẩn giá trị kinh tế du lịch đang chờ bàn tay, trí tuệ của con người khai phá để làm giàu cho quê hương đất nước.

Nguồn: du lịch văn hóa Hải Phòng.
Ảnh: sưu tầm.

07/07/2021

Hành trình tìm kiếm và quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam ( VietKings), Viện Kỷ lục Việt Nam và Tổ chức Top Việt Nam triển khai liên tục tại 63 tỉnh thành trên cả nước suốt 10 năm qua. Sau thời gian tổng hợp, xem xét và chọn lựa, Hội đồng thẩm định Top Việt Nam, Viện Kỷ lục Việt Nam chính thức xác lập:
+ Cá Mòi kho Kiến Thụy-Hải Phòng được lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2020-2021) theo Bộ tiêu chí Top món ăn, đặc sản Việt Nam.

Đền-Chùa Mõ nằm trên khu đất khá rộng xã Ngũ Phúc , cách huyện lỵ 5km về phía Tây Nam. Đền là công trình ghi nhớ công la...
07/07/2021

Đền-Chùa Mõ nằm trên khu đất khá rộng xã Ngũ Phúc , cách huyện lỵ 5km về phía Tây Nam. Đền là công trình ghi nhớ công lao công chúa Quỳnh Chân con vua Trần Thánh Tông. Khi quy y cửa Phật, công chúa chọn nơi đây đất phù sa ven sông,cảnh trí đồng quê yên tĩnh dựng chùa, khai khẩn mở điền trang giúp dân cày cấy làm ăn. Để điều hành công việc giờ giấc hàng ngày làm ăn, nghỉ ngơi... điền trang dùng tiếng mõ. Nghe tiếng mõ chùa thì đi làm, tiếng mõ quán về ăn cơm. Tiếng mõ còn dùng truyền báo việc làng xã, hiệu lệnh báo động giặc giã, hỏa hoạn, thiên tai...Vì vậy khi lập đền thờ dân quen gọi là đền Mõ. Theo Ngọc phả của đền, khi công chúa mất, vua Trần Anh Tông phong sắc là “Ả nương Thiên Thụy Quỳnh Chân công chúa”.Các vua đời sau đều có sắc phong với tên hiệu đẹp. Đền chùa Mõ đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Cây gạo, theo tương truyền, do công chúa Quỳnh Chân trồng sau một năm bà ở đây (1284), đến nay 730 năm. Cây có 2 thân cao 30m, đường kính 2.03m, tán rộng từ 12 đến 25m,diện tích che phủ khoảng 1.200m2. Điều kỳ lạ là cành lá của cây này phía chùa chỉ phát triển đến trước hiên chùa thì bị thui chột, không bao giờ vượt qua mái chùa. Hiện nay cây vẫn xanh tốt, ra hoa rực rỡ vào tháng 3 Âm lịch. Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là “Cây di sản Việt nam” và là cây gạo cổ thụ nhất Việt Nam.

Hành trình tìm kiếm và quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam ( VietKings), Viện...
07/07/2021

Hành trình tìm kiếm và quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam ( VietKings), Viện Kỷ lục Việt Nam và Tổ chức Top Việt Nam triển khai liên tục tại 63 tỉnh thành trên cả nước suốt 10 năm qua. Sau thời gian tổng hợp, xem xét và chọn lựa, Hội đồng thẩm định Top Việt Nam, Viện Kỷ lục Việt Nam chính thức xác lập:
+ Cá Mòi kho Kiến Thụy-Hải Phòng được lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2020-2021) theo Bộ tiêu chí Top món ăn, đặc sản Việt Nam.
+ Gạo ruộng Rươi Kiến Thụy-Hải Phòng lọt vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2020-2021) theo Bộ tiêu chí Top món ăn, đặc sản Việt Nam.
Gạo ruộng rươi là sản phẩm từ mô hình sản xuất dựa trên môi trường cộng sinh đặc biệt của rươi và cây lúa. Đây là đặc sản được lựa chọn làm sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của huyện Kiến Thụy.
Gạo ruộng rươi được canh tác trên những cánh đồng người nông dân nuôi rươi. Rươi là loài hết sức nhạy cảm với môi trường, thường sống ở các vùng cửa sông, bãi nước lợ ven biển; những nơi có vùng đất và nước sạch không bị ô nhiễm bởi phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Để giảm tác dụng của ánh sáng mặt trời đến loài rươi, đồng thời tận dụng quỹ đất, người nông dân thường trồng lúa trên ruộng rươi. Vì canh tác hoàn toàn tự nhiên nên sản phẩm gạo năng suất thấp, chỉ bằng 1/3 so với ruộng được canh tác theo phương pháp thông thường. Tuy nhiên, loại gạo này có giá trị dinh dưỡng cao và tuyệt đối an toàn. Lúa gạo thu hoạch được từ ruộng có rươi thực sự là gạo sạch. Gạo ruộng rươi chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, B1, B6, B12, Omega 3-6-9… Loại gạo này đặc biệt phù hợp và tốt hơn cho bệnh nhân tiểu đường, người ăn chay, trẻ em phụ nữ mang thai, người cao tuổi.

- NÚI ĐỐI HOTEL nằm bên dòng sông Đa Độ và Núi Đối, tọa lạc ngay tại vị trí trung tâm thị trấn Núi Đối - Kiến Thụy - Hải...
07/07/2021

- NÚI ĐỐI HOTEL nằm bên dòng sông Đa Độ và Núi Đối, tọa lạc ngay tại vị trí trung tâm thị trấn Núi Đối - Kiến Thụy - Hải Phòng. Là nơi nghỉ dưỡng hoàn hảo, mang đến cho Quý khách cảm giác thoải mái, bình yên,gồm 26 phòng nghỉ dưỡng với những loại phòng:
🛌Phòng đơn 1 giường lớn dành cho hai người
🛌Phòng 2 giường đơn dành cho 2 người
🛌Phòng 2 giường đôi dành cho 4 người
✅ Chỉ từ 300k - 600k Quý khách đã có thể lựa chọn các loại phòng cao cấp để lưu trú nghỉ dưỡng.
✅ Chỉ từ 150k - 180k Quý khách đã có những giờ nghỉ ngơi thư giãn tại những phòng nghỉ tiện nghi sang trọng của Núi Đối Hotel
-🛁 Tiện nghi sang trọng và tinh tế với các trang thiết bị hiện đại.
- Chỗ gửi xe máy, xe ô tô miễn phí vô cùng rộng rãi.
-🚘Từ Khách sạn Quý khách có thể dễ dàng di chuyển đến sân bay✈️, các trung tâm mua sắm, khu du lịch ĐỒ SƠN 🏖🏖🏖,nhà hàng của thành phố Hải Phòng xinh đẹp..
- Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Add :02 Hồ Sen - Thị trấn Núi Đối - Kiến Thụy - Hải Phòng
☎️0225.388.1111
📱079.8285.888
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách.

Quần thể sinh thái Núi Đối - sông Đa ở ngay thị trấn Núi Đối, trung tâm hành chính huyện Kiến Thụy.Núi Đối cao 47m là nú...
07/07/2021

Quần thể sinh thái Núi Đối - sông Đa ở ngay thị trấn Núi Đối, trung tâm hành chính huyện Kiến Thụy.
Núi Đối cao 47m là núi đất xen đá tảng lớn, có điểm đá nhô ra dựng đứng như thách thức người ham leo núi. Gọi là núi Đối vì đối diện là núi Chè cao 53,3m. Cả hai quả núi được phủ kín màu xanh rừng đặc dụng soi bóng trên mặt sông Đa.
Sông Đa còn có tên là sông Đa Độ có thể vì sông có nhiều bến đỗ ! Sông Đa Độ là dải lụa vắt ngang thành phố Hải Phòng qua 4 huyện quận, đoạn chảy qua huyện Kiến Thụy dài 29km. Cái đẹp hấp dẫn của cả con sông lại nằm ngay chân Núi Đối vì tới đây sông mở rộng dài gần 2km tạo thành hồ nước mênh mông.
Chuyện tình huyền thoại của cô Chè gánh hai hòn đá, tặng vật của thần biển Đồ Sơn, đến đây qua sông gãy đòn gánh, đá rơi xuống tạo thành hai quả núi đối diện cao to gần bằng nhau. Tên núi Chè (núi Trà) có thể từ huyền thoại này.
Từ đỉnh núi Đối phóng tầm mắt nhìn sang núi Chè là một không gian cây xanh khá rộng đất bằng phẳng xóm làng trù phú có tới 2000 dân với sản vật nổi tiếng như dưa hấu, cải củ, các loại rau xanh và nghề truyền thống đan lát nhiều vật dụng gia đình. Nơi đây có Văn miếu Xuân La thời Mạc tôn vinh việc học
Trên đỉnh núi Đối có chùa Khánh Đối tên chữ là “Linh Sơn Viên Giác tự ” được xây dựng cuối thời nhà Lý- đầu triều Trần. Khởi dựng cách đây gần 800 năm, tổng diện tích 3036m2, các công trình kiến trúc theo lối cổ truyền Việt Nam, khôi phục nguyên trạng trên nền móng cũ. Lên chùa phải qua 108 bậc đá xen giữa rừng cây rợp bóng. Hấp dẫn nhất ở đây là vườn tượng gần 500 vị La Hán nhiều tư thế khác nhau. Tượng bằng đá nguyên khối cao từ 1,6-1,8m đặt chạy dài theo đỉnh núi. Cuối vườn tượng là tượng Quan Âm Thiên Thủ bằng đồng nặng 1.300kg đúc bằng đồng dát vàng, ngồi nhìn ra sông Đa với bức hoành phi 4 chữ “Hộ Quốc An Dân” cùng 6 tượng Phật lớn đắp bằng xi măng cốt thép. Tháng 2/2011 chùa được nhận bằng Bảo trợ của UNESCO. Ở đây còn có dấu tích lô cốt, hầm của giặc Pháp cũng là một di tích cho thế hệ sau hiểu thêm về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, nơi đây cũng là trung tâm phật giáo của huyện.

Lễ hội đua thuyền Rồng truyền thống trên sông Đa ĐộThời gian: Buổi sáng mồng 10 Tết hàng năm.Đây là hội truyền thống của...
06/07/2021

Lễ hội đua thuyền Rồng truyền thống trên sông Đa Độ
Thời gian: Buổi sáng mồng 10 Tết hàng năm.
Đây là hội truyền thống của cư dân miền sông nước, ven biển rất được nhân dân hưởng ứng. Hàng năm vào ngày 10 tháng Giêng sau Tết Nguyên đán tại thị trấn Núi Đối trên sông Đa Độ tổ chức Hội đua thuyền. Mỗi địa phương tổ chức một đội nam hay nữ tham gia lễ hội. Mỗi đội có 12-16 tay chèo trong đó có 1chỉ huy và 1 lái thuyền. Các đội đua mặc đồng phục, màu sắc khác nhau. Đường đua đội thuyền nam thường dài hơn đội nữ. Tiếng reo hò của hàng ngàn người xem đã động viên các tay đua sải người chèo nhanh, mạnh, đồng đều rất đẹp và cũng tạo không khí vui tươi phấn chấn ngày đầu xuân.

Thăm khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc ở Kiến Thụy- Hải PhòngTrong chuyến công tác ở Hải Phòng mới đây, chúng tôi đã có dịp...
06/07/2021

Thăm khu tưởng niệm các Vua nhà Mạc ở Kiến Thụy- Hải Phòng

Trong chuyến công tác ở Hải Phòng mới đây, chúng tôi đã có dịp đến thăm Khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc (làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng) – một trong những công trình có ý nghĩa lịch sử của vùng đất Cảng.
Trong không khí linh thiêng, trang trọng, chúng tôi được hướng dẫn viên thuyết minh chi tiết, rõ ràng về sự thăng trầm của nhà Mạc. Vương triều Mạc bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng) đăng quang vào năm 1527 và kết thúc khi vua Mạc Mậu Hợp (đời vua thứ 5) bị quân Lê - Trịnh đánh bại vào cuối năm 1592. Tuy nhiên, hậu duệ nhà Mạc vẫn còn cát cứ tại khu vực Cao Bằng để chống lại nhà Hậu Lê đến tận năm 1677 mới mất hẳn. Trong suốt những năm trị vì, các vua nhà Mạc đã có nhiều công lao với đất nước, để lại nhiều bài học quý cho các giai đoạn phát triển của đất nước sau này. Và để ghi nhớ công ơn của họ cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử vương triều Mạc một thời, năm 2009, Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc được khởi công xây dựng tại làng Cổ Trai trên diện tích 10,5 ha với nhiều hạng mục đồ sộ: chính điện (nơi thờ 5 vị vua triều Mạc là Thái Tổ Nhân minh Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung, Thái Tông Khâm Triết Văn Hoàng đế Mạc Đăng Doanh, Hiến Tông Hiển Hoàng đế Mạc Phúc Hải, Tuyên Tông Duệ Hoàng đế Mạc Phúc Nguyên, Mục Tông Hồng Ninh Hoàng đế Mạc Mậu Hợp), nghi môn, thiên long tỉnh, bái đường, thái miếu, nhà truyền thống…
Cũng giống như bao du khách đã từng đến khu di tích này, chúng tôi háo hức chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá đang được lưu giữ tại đây như: chiếc bình có hình ảnh chùa Một Cột, chim hạc; chuông Đại Hồng Chung nặng 1.527 kg; chiêng đồng khắc nổi 2 con rồng...; đặc biệt là thanh Đại Long đao (hay còn gọi là Định Nam đao) hơn 500 tuổi. Đây là một trong hai thanh đao nặng nhất thế giới với chiều dài 2,55 mét, nặng 25,6 kg (ước tính khi chưa bị han gỉ là hơn 30kg). Theo lời thuyết minh của hướng dẫn viên, thanh Định Nam đao đã từng giúp Mạc Đăng Dung đoạt chức vô địch trong cuộc thi tuyển dũng sĩ tại Giảng Võ đường ở Thăng Long thời Lê Sơ (Võ Trạng nguyên). Hơn 20 năm sau đó, ông phục vụ dưới 4 triều vua Lê. Nhờ tài thao lược, trí dũng hơn người và với thanh Bảo đao trong tay, ông đã xông pha trận mạc và bách chiến bách thắng trong các cuộc dẹp loạn của nhiều phe phái, thế lực cát cứ khắp nước. Trước đây, thanh đao được dòng họ Phạm gốc Mạc ở Nam Định cất giữ. Nhưng thể theo nguyện vọng của tiên tổ và các chi họ Mạc, thanh đao đã được rước về thôn Cổ Trai và lưu giữ tại khu tưởng niệm đúng dịp kỷ niệm 469 năm ngày mất của Mạc Thái Tổ, khánh thành khu tưởng niệm. Ngày đưa thanh long đao về đất Cổ Trai, như một sự linh ứng kỳ diệu, đúng thời khắc thanh long đao được đặt vào hộp kính đặt phía trước tượng Mạc Thái Tổ, trên bầu trời xuất hiện 5 áng mây vàng hình rồng chầu về phía nhà Chính điện. Hiện trong nhà Chính điện có lưu giữ bức ảnh lớn với tên “Ngũ Long chầu triều” ghi lại thời khắc huy hoàng này.
Đứng trước khung cảnh vừa cổ kính, linh thiêng, vừa thơ mộng của Khu tưởng niệm, chúng ta như thấy được phần nào quá khứ oai hùng của một triều đại đã nằm dưới lòng đất hơn 400 năm qua.
Tham quan Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc, chúng tôi còn được thưởng lãm nhiều sản phẩm đồ gốm, tượng đá thời nhà Mạc - thời kỳ phát triển rực rỡ của gốm hoa lam Việt Nam. Rồi lại được nghe hướng dẫn viên thuyết minh về chính sách cố kết nhân tâm và thu phục nhân tài của các vua nhà Mạc. Sử sách ghi rõ, triều Mạc chỉ tồn tại trong 65 năm, một giai đoạn lịch sử ngắn trong hàng nghìn năm chế độ phong kiến nhưng với chủ trương: “Dùng văn giáo mà rèn luyện nhân tài, sửa trường học để mở rộng nền giáo dục, ban học quy để cổ vũ lòng hăng hái…”, triều Mạc đã tổ chức được tất cả 22 khoa thi, lấy đỗ 485 tiến sĩ, trong đó có 13 trạng nguyên. Xuất thân khoa bảng dưới triều Mạc, có nhiều nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp Hải, Hà Nhậm Đại, Hoàng Sĩ Khải... Những nhân tài ấy đã không chỉ có đóng góp quan trọng trong xây dựng, tổ chức của Nhà nước triều Mạc mà còn có nhiều đóng góp vào đời sống chính trị, tư tưởng, văn hóa của dân tộc.
Kim Oanh.

Với 5km bờ biển phía đông- nam huyện, Kiến Thụy đang sở hữu 700ha rừng ngập mặn. Đây không chỉ là tài nguyên quý nuôi tr...
06/07/2021

Với 5km bờ biển phía đông- nam huyện, Kiến Thụy đang sở hữu 700ha rừng ngập mặn. Đây không chỉ là tài nguyên quý nuôi trồng thủy sản mà còn là sản phẩm du lịch đặc trưng, hiếm có của Kiến Thụy. Có thể từ Đồ Sơn đi dọc đê biển phóng tầm mắt theo dải rừng ngập mặn xanh ngắt ngút ngàn ven đê đến tận mép nước rộng từ 1 đến 2km của biển mở mới thấy hết được giá trị của sản phẩm này. Cái hấp dẫn đem lại cho du khách là một thực thể mới lạ, một không gian mênh mông, trong lành, tĩnh lặng khác xa môi trường náo nhiệt, bụi bặm của đô thị công nghiệp. Một điểm đến bổ ích cho những ai muốn nghỉ ngơi tìm sự yên tĩnh,thư thái hoặc khám phá thế giới sinh vật ven biển.
Du khách có thể dùng thuyền nhỏ len lỏi trực tiếp quan sát rừng ngập mặn, tham quan làng chài, bến thuyền, chợ cá, trải nghiệm cào tìm ngao ngay tại bãi ngao cùng ngư dân. Có thể mua cá, tôm tép tươi khô, cua, ngao, mật ong rừng... hoặc thưởng thức món ăn hải sản tươi sống ngay tại đây. Kiến Thụy đang có quy hoạch mở rộng bãi biển nuôi ngao đến 1300 ha, bến thuyền đón khách từ Đồ Sơn Hòn Dáu đến tham quan rừng ngập mặn tại đây.
Xã Đại Hợp cách huyện lỵ 11km nằm dọc đê biển này thực sự là thị tứ có nhà hàng hải sản, nhà nghỉ, dịch vụ tham quan...theo yêu cầu của du khách.
( ảnh: Khảo sát rừng ngập mặn để đưa vào khai thác du lịch)

Về Kiến Thụy, miền du khảo đồng quê....
06/07/2021

Về Kiến Thụy, miền du khảo đồng quê....

25/02/2021

Những lễ hội đặc sắc ở huyện Kiến Thụy

Address

Hai Phong
186700

Telephone

+84934509346

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Du lịch huyện Kiến Thụy-HP posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share


Other Tourist Information Centers in Hai Phong

Show All

You may also like