Ekip MC Bá Dương

Ekip MC Bá Dương Cung Cấp Nhân Sự HDV - MC, Tổ Chức Sự Kiện Chương Trình

31/01/2022
buổi tuyển sinh khoá mới của Ekip MC Bá Dương
06/04/2021

buổi tuyển sinh khoá mới của Ekip MC Bá Dương

Nhân dịp năm mới xin được chúc cho đại gia đình Ekip MC Bá Dương một năm mới dồi dào sức khỏe ,an khang thịnh vượng,và c...
11/02/2021

Nhân dịp năm mới xin được chúc cho đại gia đình Ekip MC Bá Dương một năm mới dồi dào sức khỏe ,an khang thịnh vượng,và cũng xin được chúc các quý đối tác ,các đơn vị lữ hành du lịch đã tin tưởng và đồng hành cùng Ekip trong năm vừa qua xin chúc tất cả một năm mới an khang thịnh vượng,thật nhiều thành công .Năm 2021 hứa hẹn sự bứt phá và bùng nổ của Ekip MC Bá Dương,thay mặt Ekip xin được gửi lời chúc tới tất cả mọi người một năm mới dồi dào sức khỏe ,hạnh phúc ,may mắn và thành công.


🍀 ĐỘI NHÓM [ MC - HDV - EKIP BÁ  DƯƠNG ]Xin được thông báo đến tất cả các ACE đang hoạt động trong l...
06/01/2021

🍀 ĐỘI NHÓM [ MC - HDV - EKIP BÁ DƯƠNG ]
Xin được thông báo đến tất cả các ACE đang hoạt động trong lĩnh vực HDV - MC tại khu vực Miền Bắc...
👉 EKIP BÁ DƯƠNG là một trong những ĐỘI NHÓM đang đào tạo về MC - Hướng Dẫn Viên💯 , với mong muốn lan toả những giá trị văn hoá, chia sẻ những Kinh Nghiệm Bài Học của những người anh người chị đi trước tới những bạn trẻ đang Học và tìm hiểu về ngành Du Lịch. Có khao khát MONG MUỐN, LÀM VIỆC và THEO ĐUỔI với nghệ MC - Hướng Dẫn Viên du lịch.
💢 Trong suốt 3 năm vừa qua EKIP BÁ DƯƠNG đã đào tạo ra được rất nhiều các các bạn HDV xuất sắc, các MC Teambuilding - Gala - Event thành công và là một trong những đội nhóm Uy Tín cung cấp MC - HDV cho rất nhiều các đơn vị lữ hành và sự kiện tại Miền Bắc.
--------------------------
📌 MUỐN ĐI NHANH THÌ HÃY ĐI MỘT MÌNH - MUỐN ĐI XA THÌ HÃY ĐI CÙNG NHAU.
Với mong muốn lan toả giá trị và giúp đỡ các bạn sinh viên mới vào nghề đang còn mông lung và chưa tìm ra được cho mình một con đường đi đúng hướng.
👉👉👉EKIP BÁ DƯƠNG tuyển thành viên muốn mời những bạn có cùng ĐAM MÊ 💯 cùng CHÍ HƯỚNG 💯, NGOAN NGOÃN- CHĂM CHỈ và HAM HỌC HỎI 💯💯💯 về với ĐẠI GIA ĐÌNH EKIP BÁ DƯƠNG
👉 Hãy thật nghiêm túc và đặc biệt là chính bản thân mình [ Bạn Cần Chúng Tôi - Chúng Tôi Cần Bạn ]
👉 Link nhóm đăng kí ở bên dưới với cú pháp
- Họ và Tên :
- Sđt:
- Năm sinh:
- Trường:
- 📌📌📌... hãy về đây với chúng tôi. Đại Gia Đình EKIP BÁ DƯƠNG luôn Sẵn Sàng Chia Sẻ Đồng Hành và Sát Cánh cùng bạn 💯💯💯
📌📌📌: https://zalo.me/g/dokgsp494
☘☘☘Kế hoạch tuyển thành viên mới sẽ kết thúc vào thứ 3 ngày 12 tháng 01 năm 2021.
☘☘☘Xin cảm ơn
_____________________
EKIP BÁ DƯƠNG
̉Tịch: MC BÁ DƯƠNG
̣̂iTrưởng: MC THANH NGỌC
̣̂iPhó: MC THẾ KỶ
̣̂iPhó: MC NGUYỄN THÀNH
̛Kí: HDV THU HUYỀN
🍀 Trân Trọng 🍀

Bấm vào đây để tham gia nhóm trên Zalo

Chuẩn bị với những hành trình mới cùng với những địa điểm mớiCùng với đội ngũ HDV_MC chuyên nghiệp của TaKa_Team nào?
11/06/2020

Chuẩn bị với những hành trình mới cùng với những địa điểm mới
Cùng với đội ngũ HDV_MC chuyên nghiệp của TaKa_Team nào?

07/06/2020

Chào tất cả anh em ,sau một thời gian dài nghỉ dịch covid thì đến nay du lịch Việt Nam đã mở cửa trở lại,ad xin chúc tất cả các anh chị em trong TaKa Team-Ekip MC Bá Dương có được nhiều chuyến đi mới và thật nhiều sức khỏe, thành công và may mắn,ad cũng xin chúc tất cả các anh chị em đang làm du lịch một năm thật tuyệt vời
luôn khỏe mạnh và thuận buồm xuôi gió trong công việc.Chúc cho du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và vươn xa hơn nữa.

&HDV

Những Chiến Binh Của Takateam_EkipBaDuong  luôn luôn mạnh mẽ, tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng 💪💪💪
28/02/2020

Những Chiến Binh Của Takateam_EkipBaDuong luôn luôn mạnh mẽ, tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng 💪💪💪

AI CŨNG CÓ 1 NƠI ĐỂ VỀ ... ĐÓ CHÍNH LÀ "NHÀ"

Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc."
Gia đình là nơi sẵn sàng bao dung cho mọi tật xấu, mọi điểm không tốt của bạn, nhưng luôn hy vọng bạn có thể trở nên tốt hơn. trên đời này, ngoài gia đình, sẽ chẳng có ai sẵn sàng nhận trách nhiệm cho những sai lầm của bạn, rồi còn an ủi, vỗ về bạn.
- Có một kiểu lạnh là Mẹ Nghĩ Bạn Lạnh. Có một dạng gầy là Bố Thấy Bạn Gầy. Luôn bắt bạn mặc thật nhiều, ăn thật nhiều, dù rằng bạn chẳng yếu ớt đến thế. Trong lòng bố mẹ, dù bạn có lớn đến đâu, thì vẫn mãi là một đứa bé cần được yêu thương, chăm sóc thật nhiều.
- Bị ốm, không dám nói cho bạn biết, vì sợ làm ảnh hưởng tới việc học của bạn. Nhớ bạn, không dám gọi điện thoại cho bạn, vì sợ làm ảnh hưởng tới công việc của bạn. Bố mẹ có thể cả năm không mua lấy một bộ quần áo mới, nhưng sẵn sàng mua những thứ tốt nhất cho bạn. Trời lạnh, người đầu tiên họ nghĩ tới sẽ là bạn, đứa con đang vất vả làm việc ở phương xa. Bố mẹ giống như một gốc đại thụ che trời, luôn đóng vai trầm mặc, che gió, che mưa cho bạn, sẵn sàng hy sinh mọi thứ mà không cần hồi đáp.
- Mỗi việc bố mẹ làm cho bạn đều không thể đổi được bằng tiền bạc, nếu cảm động bạn không thể diễn đạt hết bằng lời, vậy hãy ghi nhớ nó trong lòng cả đời. Thứ tình cảm này rất bình thản, vì nó đã sớm ngấm vào máu thịt, sống chết cũng không rời xa. Đừng vì nó là thói quen mà coi nhẹ, đừng vì nó quá hiển nhiên mà quên dần đi.
Chúng ta giống như những con trùng hút máu, từ khi sinh ra đã bám vào người cha mẹ, hút từng ngụm, từng ngụm máu, hút đến mức đôi lưng mẹ cha còng lại, hút đến mức mái tóc mẹ cha bạc đi.
- Bạn thử tưởng tượng đến cảnh mấy chục năm nữa, bố sẽ nói năng không rõ ràng, miệng nhai rệu rã. Bố bắt đầu trở nên chậm chạp, lên tới tầng ba là mệt không chịu nổi nữa. Người đàn ông từng kiệu con trên vai, cho con cảm giác chỉ cần vươn tay lên là chạm tới bầu trời, giờ ngay cả nhấc thùng nước nhẹ cũng khó khăn. Bố từng nói, bố không phải quan to, cũng không phải ông lớn có chức có quyền, không thể giống như bố của người khác, bắc sẵn một cây thang sắt vững chãi cho con leo lên cao. Nhưng con vẫn muốn nói, cảm ơn bố, vì đã giúp con thêm mạnh mẽ, đối với con, bố hoàn hảo hơn tất cả. Và con cầu mong thời gian hãy thôi nhuộm bạc mái đầu bố.
Khi bạn tìm hoài chẳng thấy hạnh phúc, về nhà đi, một mâm cơm ấm, một vòng tay êm, một góc sân nhỏ, "nhà" chính là hạnh phúc.
- Khi bạn đau đớn, về nhà đi, đừng quên, "nhà" sẽ nhẹ nhàng xoa dịu vết thương của bạn.

- Khi bạn cô đơn, bất lực, về nhà đi, "nhà" sẽ dùng yêu thương sưởi ấm trái tim đơn độc của bạn.
Khi bạn đón nhận thành công, về nhà đi, "nhà" sẽ cùng nhau chia sẻ thành quả lao động mà bạn đã phải dùng những vất vả khó khăn, những mồ hôi nước mắt để đổi lấy.
- Khi bạn tìm hoài chẳng thấy hạnh phúc, về nhà đi, một mâm cơm ấm, một vòng tay êm, một góc sân nhỏ, "nhà" chính là hạnh phúc.
__________________________



Nguồn: Sưu tầm Internet

chúc mừng FC EKIP Bá Dương đã trở thành Á quân giải bóng đá Anh Em Du Lịch 2020
13/02/2020

chúc mừng FC EKIP Bá Dương đã trở thành Á quân giải bóng đá Anh Em Du Lịch 2020

Chúc mừng năm mới 2020 Tập thể TaKa Team - Ekip MC Bá Dương kính chúc tất cả mọi người một năm mới an khang thịnh vượng,...
24/01/2020

Chúc mừng năm mới 2020
Tập thể TaKa Team - Ekip MC Bá Dương kính chúc tất cả mọi người một năm mới an khang thịnh vượng,dồi dào sức khỏe chúc cho tất cả các anh chị em trong TaKa có một năm mới đạt nhiều thành công trong những hành trình sắp tới, chúc cho những người luôn dõi theo và đồng hành cùng TaKaTeam-Ekip MC Bá Dương có một năm thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.



Taka Team một đơn vị thuộc EKIP - Bá DươngChuyên cung cấp nhân sự về du lịch và sự kiện chuyên nghiệp.Đây là một tập thể...
03/01/2020

Taka Team một đơn vị thuộc EKIP - Bá Dương
Chuyên cung cấp nhân sự về du lịch và sự kiện chuyên nghiệp.
Đây là một tập thể đoàn kết và có tổ chức bài bản.
Từ kinh nghiệp từ những anh chị lành nghề đi trước đã bồi đắp và dần hình thành lên đội ngũ nhân sự trẻ trung, năng động và nhiệt huyết. 💪
- 2020 chúng tôi sẽ cùng nhau bùng nổ mạnh mẽ, để mang những giá trị niềm vui đến tất cả mọi người 🤗

Chinh phục ước mơ và đam mê!Phía trước là chông g*i hay thử thách! Dù như thế nào cũng vượt qua nó=> để đến cái đích cuố...
03/01/2020

Chinh phục ước mơ và đam mê!
Phía trước là chông g*i hay thử thách! Dù như thế nào cũng vượt qua nó=> để đến cái đích cuối cùng

chuyên cung cấp những hdv,mc chuyên nghiệp..

29/12/2019

Giới thiệu Bảo tàng Hồ Chí Minh
🍀🍀
Bảo tàng Hồ Chí Minh ở số 19 phố Ngọc Hà, cạnh chùa Một Cột, tọa lạc trong khuôn viên cây xanh với hơn 7,3ha, có bãi đỗ xe ô tô thuận lợi và các dịch vụ phục vụ khách tham quan.

* Từ 1-5-2015, Thời gian mở cửa thăm quan Bảo tàng:

– Sáng: Từ 8h00-12h00

– Chiều: Từ 14h00-16h30

(Riêng thứ Hai và thứ Sáu chỉ mở cửa thăm quan buổi sáng, từ 8h00 đến 12h00)

Bảo tàng Hồ Chí Minh, thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân, là công trình văn hoá tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình Bảo tàng được khởi công xây dựng ngày 31-8-1985 và khánh thành vào đúng ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả thiết kế công trình là kiến trúc sư người Nga nổi tiếng – ông Garon Isacovich.

Mách nhỏ cho hướng dẫn viên du lịch
Cơ hội tăng thêm thu nhập dễ dàng khi dịp tết nguyên đán sắp tới. Chỉ cần giới thiệu đặc sản trứ danh đất Hà Thành, với mỗi khách mua hàng nhận ngay 50k tiền COM.
Xem chi tiết tại đây.
Toà nhà mang biểu tượng bông sen trắng tượng trưng cho cuộc đời giản dị thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu, quyết tâm đi theo con đường mà Người đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam.

Gian mở đầu (còn gọi là gian long trọng) trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng là tượng trưng cho nhụy của bông sen trắng. Trung tâm của gian là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng cao 3.5 m, nặng 2.8 tấn. Phía sau tượng là biểu tượng mặt trời và hình ảnh cây đa tượng trưng cho ánh sáng và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Theo quan niệm “trời tròn, đất vuông” của triết học phương Đông: trần gian mở đầu được trang trí một vòng tròn bằng đồng đan xen những chùm đèn tết hoa, tượng trưng cho trời. Giữa sàn của gian này được trang trí hình vuông với những bông hoa bằng đá ghép lại, tượng trưng cho trái đất với hình ảnh đất nước Việt Nam. Hai bên cửa gian long trọng là hai bức phù điêu thể hiện truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam dựa trên các truyền thuyết: Bọc trăm trứng, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.

Những biểu tượng nghệ thuật trên đã khái quát chủ đề trưng bày của Bảo tàng: giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với sự phát triển của dân tộc Việt Nam và nhân loại.

Trưng bày chính của Bảo tàng Hồ Chí Minh thể hiện 3 nội dung:

Giới thiệu tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tuổi ấu thơ cho đến khi Người qua đời và nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Người.
Giới thiệu về cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam.
Giới thiệu một số sự kiện lịch sử thế giới (từ cuối thế kỷ 19 và trong thế kỷ 20) có tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam.
Ba nội dung trên là một tổng thể không thể tách rời khắc họa huyền thoại: Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn, như tổ chức UNESCO đã tôn vinh Người tháng 11 năm 1987, một lãnh tụ, một con người luôn gắn với dân tộc, đất nước và thời đại.

Trong trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh, biểu tượng kiệt xuất Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam hòa trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, đã được thể hiện rõ nét qua từng trang tài liệu, hiện vật với những kỹ thuật trưng bày hiện đại đan xen tính truyền thống dân tộc, những biểu tượng nghệ thuật, các tổ hợp không gian hình tượng đa dạng kết hợp hệ thống nghe nhìn hiện đại. Trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh đã thực sự khắc họa được hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh “…được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một hy vọng và viễn cảnh mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này…”.

* Trưng bày cố định của Bảo tàng nằm ở tầng 3 với 4000m2. Hai gian triển lãm ở tầng 2 rộng 600m2. Không gian khám phá học đường rộng hơn 150m2.

Kho cơ sở của Bảo tàng có 13 vạn tài liệu, hiện vật; có thư viện chuyên đề sách, báo, tạp chí…về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Kho Tư liệu có hơn 12.000 tài liệu, trong đó có nhiều tư liệu quí. Thư viện hiện có hơn 6.700 đầu sách với khoảng 25.000 nghìn bản và đầu tạp chí, báo… Tư liệu – Thư viện đã áp dụng công nghệ thông tin để quản lý, phục vụ bạn đọc tra cứu.

Bảo tàng có các loại hội trường: 350, 250, 60, 50 chỗ ngồi có thể tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, chương trình ca múa nhạc, tổ chức sự kiện… Thường xuyên tổ chức, phối hợp tổ chức và cung cấp các triển lãm chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có Trung tâm đảm nhiệm việc nghiên cứu thiết kế trưng bày và xây dựng các dự án bảo tồn tôn tạo và phát huy di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lịch sử văn hoá khác.

Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội

29/12/2019

🍀 Thuyết minh về đôi bờ Hiền Lương 🍀....
Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải. Con sông một hình ảnh đẹp về quê hương, về sự bình yên. Thế nhưng lại có một con sông phải mang trong mình nỗi uất hận, oằn mình chịu cảnh chia cắt quê hương chia cắt đất nước, một con sông bị xẻ làm đôi 2 bờ giới tuyến. Con Sông Bến Hải ở Quảng Trị từng phải chịu nỗi chia cắt hai miền Nam Bắc Việt Nam hơn 20 năm ròng rã trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải
Cầu Hiền Lương nối liền quốc lộ 1A, bắc qua sông Bến Hải tại km 735 thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Mách nhỏ cho hướng dẫn viên du lịch
Cơ hội tăng thêm thu nhập dễ dàng khi dịp tết nguyên đán sắp tới. Chỉ cần giới thiệu đặc sản trứ danh đất Hà Thành, với mỗi khách mua hàng nhận ngay 50k tiền COM.
Xem chi tiết tại đây.
Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa Biển Cửa Tùng. Sông Bến Hải có tổng chiều dài gần 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200m, nơi hẹp nhất khoảng 20 -30m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị.

Sông Bến Hải lúc đầu có tên Minh Lương. Vào thời vua Minh Mạng do trùng với chữ “Minh” phạm phải kiêng húy tên của Vua (chữ “Húy” đồng ngĩa với “Kỵ” tức là kiêng kỵ , theo luật phong kiến trong phạm vi quốc gia mọi thần dân kiêng kị tên huý của vua không được phép dùng để đặt tên cho con cái trong gia đình… cũng như không được phép dùng trong văn tự hay trong lời nói hàng ngày). Do vậy tên làng, tên sông đều đổi thành Hiền Lương. Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông “Bến Hói”, tiếng địa phương “hói” có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc lệch ra là Bến Hải.

Cầu Hiền Lương được xây dựng năm 1928 do Phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng đóng góp công sức. Hồi ấy, cầu được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m, chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1931, cầu được người Pháp cho sửa chữa lại rộng hơn, nhưng xe cộ muốn qua sông vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943, cầu được nâng cấp, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua lại được. Năm 1950, Pháp cho xây cầu Hiền Lương bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Hai năm sau, cầu bị quân ta đánh sập để ngăn chặn sự đánh phá của địch ra miền Bắc.

Tháng 5-1952, Pháp làm lại chiếc cầu mới nối liền hai bờ sông Bến Hải giữa huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Cầu có 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm bằng thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, tải trọng 18 tấn.

Năm 1954, sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Theo Hiệp định này, Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 với sông Bến Hải làm giới tuyến tạm thời trong 2 năm 1954-1956, sau đó Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do, thống nhất đất nước. Theo Hiệp định Giơnevơ, chính giữa của cây cầu cũng là ranh giới tạm thời giữa 2 miền Bắc và Nam Việt Nam. Theo ghi chép của nhà văn Nguyễn Tuân trong bài ký “Cầu ma” thì: Cầu Hiền Lương khi đó chia làm hai phần, mỗi bên dài 89m, sơn hai màu khác nhau. Bờ Bắc gồm 450 tấm ván mặt cầu, cầu bờ Nam có 444 tấm. Tại đây từ 7/1954- 10/1956 đã diễn ra nhiều cuộc tập kết của ta và địch; là nơi diễn ra nhiều câu chuyện cảm động giữa 2 miền Nam, Bắc.

Năm 1956, Ngô Đình Diệm-Tổng thống của Việt Nam cộng hòa với sự hậu thuẫn của Mỹ đã không thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước như Hiệp định Giơnevơ quy định. Từ đây, cây cầu Hiền Lương đã trở thành chứng tích lịch sử trong 20 năm chia cắt hai miền Nam-Bắc. Cây cầu cũng chứng kiến nhiều sự kiện đấu tranh ngoan cường, anh dũng và trở thành một biểu tượng to lớn cho khát vọng thống nhất non sông, sum họp, đoàn tụ của biết bao gia đình và toàn dân Việt Nam.

Đến năm 1965, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Từ đây, quân và dân Bắc giới tuyến bước vào một cuộc chiến đấu mới. Phía bờ Bắc đạn bom mù trời, cột cờ Hiền Lương là mục tiêu đánh phá trước tiên của máy bay, tàu chiến Mỹ. Ngày 2/8/1967, địch tập trung nhiều tốp máy bay thay nhau ném bom một ngày liền, cầu Hiền Lương bị sập và cột cờ bị gãy. Cũng ngay trong đêm đó, các chiến sĩ đặc công thủy Đoàn 126A và dân quân vùng Bắc giới tuyến đã dùng bộc phá đánh sập cột cờ bờ Nam, chấm dứt vĩnh viễn sự hiện diện lá cờ ba que trên bầu trời giới tuyến.

Đến năm 2001, cầu Hiền Lương được phục chế lại nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ, dài 182,97m, gồm 7 nhịp, mặt lát gỗ lim có đánh số thứ tự từng tấm ván.

Ngày 17/9/2003, khu di tích lịch sử cầu Hiền Lương được chính thức khởi công phục hồi, tôn tạo. Di tích cầu Hiền Lương được phục chế với cổng chào, nhà liên hiệp, đồn công an giới tuyến, tháp canh… Tháng 3/2014, cầu Hiền Lương được phục chế nguyên trạng 2 màu sơn xanh và vàng, như từng tồn tại trong lịch sử.

Đế quốc Mỹ với âm mưu từ trước đã ra sức thực hiện ý đồ độc chiếm miền Nam Việt Nam, nhằm tiến tới độc chiếm toàn Đông Dương. Mỹ đã hất cẳng pháp khỏi miền nam Việt Nam, ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn miền Nam Việt Nam. Cả dân tộc ta phải thực hiện một cuộc trường chinh kéo dài hơn 20 năm chia cắt.

“Cách một con sông mà đó thương đây nhớ
Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”

Một dòng sông rộng không quá 100 mét, một chiếc cầu dài 178 mét, với 894 tấm ván bắc qua mà dân tộc Việt Nam phải đi suốt 21 năm ròng, đổi không biết bao xương máu (Ba nghĩa trang liệt sĩ quốc gia và hàng ngàn nghĩa trang trong khắp cả nước với hàng vạn cán bộ chiến sĩ và đồng bào ta đã ngã xuống). Có những trận chiến ác liệt với bom đạn, và cũng có những trận chiến ác liệt nhưng không một tiếng súng. Những cuộc đấu trí, đấu lý rất gay gắt và quyết liệt giữ ta và Địch bên lề giới tuyến 17.

Chuyện bắt đầu từ chiếc cột cờ – cuộc chiến “Chọi Cờ”

Trong các cuộc chiến diễn ra tại Hiền Lương có lẽ “Chọi Cờ” là cuộc chiến gay gắt và quyết liệt nhất diễn ra trong suốt 14 năm ròng. Từ khi giới tuyến được phân định, chiều cao của cột cờ không ngừng được nâng lên, bởi cờ của ta không thể thấp hơn cờ của ngụy.

Bắt đầu ngày 10/8/1954, phía ta xây dựng cột cờ bằng cây phi lao cao 12 mét, với lá cờ 15,36 m2. Ở bờ nam quân Pháp liền cắm cờ của chúng lên nóc lô cốt Xuân Hòa phía Nam cầu , cao 15 mét. Đồng bào hai bờ giới tuyến yêu cầu : Cờ ta nhất định phải cao hơn cờ địch. Thế là các chiến sĩ ta lại lặn lội lên rừng tìm được cây gỗ cao 18 mét về làm cột cờ,trên đỉnh cột treo lá cờ 24 m2.

Từ 30/6/1955, Pháp chuyển giao các đồn cảnh sát cho chính quyền Ngô Đình Diệm.Từ đây, cuộc đấu tranh nâng cao cột cờ giữa ta và địch mới thực sự diễn ra gay gắt hơn .

Để thể hiện “chánh nghĩa quốc gia”, tháng 2/1956 Ngô Đình Diệm cho xây dựng cột cờ bằng xi măng cốt thép cao 30 mét với lá cờ 3 sọc lớn, có đèn nê ông nhấp nháy đủ màu như thách đố. Sau khi dựng cờ, loa phóng thanh địch rêu rao: “Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cho dựng cột cờ cao 30 mét ở Vĩ tuyến 17 để dân chúng Bắc Việt thấy rõ chánh nghĩa quốc gia”.

Trước sự khiêu khích thách thô của địch, tháng 7- 1957 , quân ta phía Vĩnh Linh đã dựng một cột cờ bằng thép ống cao 34,5 mét với lá cờ rộng 108 m2. Trên đỉnh cột cờ có gắn một ngôi sao bằng đồng có đường kính 1,2 mét. 5 đỉnh ngôi sao gắn một chùm 15 bóng điện loại 500 W.

Khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên cao vút, đồng bào hai bờ Bắc Nam vui sướng reo mừng. Mỹ- Ngụy hoàn toàn bất ngờ trước sự kiện này. Chúng vội vàng tăng cao cột cờ của chúng lên thành 35 mét, và lên giọng mỉa mai: “Bắc Việt muốn chọi cờ, nhưng sao chọi nổi quốc gia”.

Không để cột cờ ta thấp hơn cờ địch, năm 1962 chính phủ điều Tổng Công ty lắp máy Việt Nam gia công một cột cờ rồi chuyển vào dựng ở Hiền Lương, cột cờ cao 38,6 mét, kéo lên lá cờ 134 m2, nặng 15 kg. Cách đỉnh cột cờ 10 mét có một ca-bin để chiến sĩ ta đứng thu và treo cờ. Đây là cột cờ cao nhất giới tuyến. Lá cờ đỏ sao vàng bay cao là niềm tin, là ngôi sao Bắc Đẩu của đồng bào bờ Nam, là niềm kiêu hãnh và biểu tượng sức mạnh của đồng bào bờ Bắc. Nhân dân tận vùng Của Việt, Chợ Cầu, Gio An… ở xa hàng chục cây số vẫn nhìn thấy rõ lá cờ Tổ Quốc đang vẫy gọi. Hiểu tấm lòng bà con hai bờ, các chiến sĩ công an đồn Hiền Lương hàng ngày kéo cờ lên sớm hơn và hạ cờ muộn hơn (6h30 đến 18h30) để bà con thêm thời gian ngắm cờ. Ngày lễ, Tết, cờ ta bay trên đỉnh cột suốt ngày đêm.

Đến năm 1965, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Từ đây, quân và dân Bắc giới tuyến bước vào một cuộc chiến đấu mới. Cột cờ Hiền Lương là mục tiêu đánh phá trước tiên của máy bay, tàu chiến Mỹ.

Ngày 8-2-1965, Nguyễn Cao Kỳ lái chiếc may bay AD6 bắn phá cột cờ, nhưng bị pháo cao xạ Vĩnh Linh bắn bị thương suýt mất mạng.

Ngày 17/9/1965, một đội máy bay Mỹ lao xuống ném bom cột cờ. Mảnh bom bắn vào cột cờ chan chát, khói bụi mù mịt. Nhưng cột cờ vẫn đứng vững. Tức tối, máy bay Mỹ lại nhào xuống thấp hơn, nhưng bị các chiến sĩ bảo vệ cờ bắn trả quyết liệt. Bọn giặc lái hốt hoảng bom trúng đồn cảnh sát ngụy bờ Nam làm 87 tên chết và bị thương, trong đó có tên đồn trưởng. Tờ trình Nguyệt để tháng 9/1965 của Tỉnh trưởng Quảng Trị thừa nhận: “Sau vụ phi cơ Việt – Mỹ ném bom lầm đồn cảnh sát Hiền Lương ngày 17/9/1965 gây thiệt hại đáng kể về nhân mạng và tài sản của cảnh sát Bến Hải và đồng bào khiến dư luận hoang mang”.

Cho đến ngày 2/8/1967, địch tập trung nhiều tốp máy bay thay nhau ném bom một ngày liền, làm cho Cầu Hiền Lương bị sập và cột cờ ta bị gãy. Ngay đêm đó, bằng một cột điện nối thêm cây gỗ, một cột cờ mới lại được dựng lên. Cũng ngay trong đêm đó, các chiến sĩ đặc công thủy Đoàn 126A và dân quân vùng Bắc giới tuyến đã dùng bộc phá đánh sập cột cờ bờ Nam, chấm dứt vĩnh viễn lá cờ ba que của Ngụy Sài Gòn trên bầu trời giới tuyến.

Liên tục trong nhiều năm, sau mỗi trận đánh, cột cờ gãy đổ, lá cờ bị mảnh bom, đạn pháo xé rách, lập tức một cột cờ mới, một lá cờ mới được thay thế.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ lá cờ Tổ Quốc ở đầu cầu giới tuyến. Ta đã đánh trên 300 trận lớn nhỏ, 3 lần bắt biệt kích địch vượt sông đặt mìn phá hoại cột cờ, 2 chiến sỹ công an vũ trang hy sinh, 8 bị thương, 11 dân quân Hiền Lương ngã xuống để lá cờ Tổ quốc luôn tồn tại trên bầu trời giới tuyến .

Không thể không kể đến mẹ Nguyễn Thị Diệm, bác Nguyễn Đức Lãng… những người may cờ, vá cờ trong bom đạn.

Mẹ Viễn (bên phải) và mẹ Diệm đang vá cờ bên bờ Hiền Lương trong những năm chống Mỹ cứu nước (1967).

Bác Nguyễn Đức Lãng, người chiến sĩ quân đội trong nhiều năm liên tục đã ra Hà Nội nhận cờ. Từ khi Mỹ mén bom miền Bắc việc đi lại khó khăn, Bộ tư lệnh cấp cho Vĩnh Linh tiền tự mua vải may cờ .Thế là bác Lãng thành thợ may cờ. Mỗi năm bác may từ 14 – 16 lá cờ, rộng hàng trăm mét vuông, nặng 15 kg. Mỗi lá cờ may hết 122 mét vải đỏ, 12 mét vải vàng. Mỗi đường may phải may ba bốn đường chỉ cờ mới chịu được sức gió. Khi máy bay địch đánh phá ác liệt, cờ bị rách, mẹ Nguyễn Thị Diệm trong mấy năm trời, với cây kim, sợi chỉ đã bao lần giữa mưa bom bão đạn, sau mỗi trận đánh, mẹ Diệm đến ngay chân cột cờ để vá lành lá cờ Tổ Quốc. Nhiều lúc bom đánh dữ quá, vá không kịp, Mẹ lại chong đèn thức thâu đêm trong hầm để vá cờ.

Tính “từ 19/5/1956 đến 8/10/1967, ta đã treo hết 267 lá cờ các loại”[3]. Những năm tiếp theo, các chiến sĩ công an đã thêm 11 lần dựng lại cột cờ bằng gỗ cao từ 12 đến 18 mét, 42 lần thay lá cờ…

Âm mưu chia cắt đất nước ta của mỹ ngụy còn thể hiện qua việc sơn cầu. Cầu Hiền Lương do Pháp xây dựng lại 5- 1952, dài 178 mét, 7 nhịp, trụ bằng bê tông cốt thép, mặt cầu lát gỗ thông, rộng 4 mét. Từ khi sông Bến Hải thành giới tuyến, “Cầu chia làm hai phần, mỗi bên dài 89m, sơn hai màu khác nhau. Bờ Bắc gồm 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm” ( theo nhà văn Nguyễn Tuân). Đường ranh phân chia Nam – Bắc là một vạch sơn trắng rộng 1cm làm ranh giới hai miền. Hàng ngày công an và cảnh sát hai miền gác, đổi phiên qua về theo chế độ liên hợp.

Để tạo nên hình ảnh chia cắt đất nước ta, Mỹ- Chính quyền Sài Gòn chủ động sơn màu xanh nửa cầu phía Nam. Nhưng với ý nguyện “thống nhất non sông”, chúng vừa sơn xong đầu hôm, thì trong đêm, công an ta sơn nửa phần cầu bờ Bắc bằng màu xanh cho hòa một màu. Thời gian sau chúng lại cho người ra sơn lại phần cầu phía Nam bằng màu nâu. Cứ thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc. Hễ địch sơn một màu khác đi để tạo ra hai màu đối lập, thì lập tức ta sơn lại thành một màu chung.

“Cuộc chiến sơn màu cầu” kéo dài gần 5 năm trời, cuối cùng chính quyền Sài Gòn phải chịu thua để cho chiếc cầu chung một màu sơn thống nhất. Hành động sơn màu cầu là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của quân dân chúng ta.

Cuộc chiến không tiếng súng giữa công an giới tuyến và cảnh sát Sài Gòn:

Cuộc đấu trí và đấu lý của công an giới tuyến nhằm bảo vệ hoà bình và cảnh sát nguỵ Sài Gòn cũng rất phức tạp và căng thẳng. Theo Hiệp định Genève, mỗi bên có 2 đồn cảnh sát : đồn Hiền Lương , Cửa Tùng ( bờ Bắc) , đồn Xuân Hòa và Cát Sơn (bờ Nam) thường gọi là Đồn Liên hợp. Mỗi đồn có 16 cảnh sát làm nhiệm vụ canh giữ và kiểm soát.Công an và cảnh sát hai bờ có nhiệm vụ giữ gìn quy chế khu phi quân sự, kiểm tra người qua lại giới tuyến .

Đồn Công An Vũ Trang Hiền Lương
Ai muốn qua phải có giấy thông hành do hai đồn hai bên cấp, chỉ được vào các chợ buôn bán, không được đi sâu vào các làng xóm. Hàng tháng vào ngày chẵn, một tổ 3 cảnh sát của ta mang sổ trực qua cầu sang bờ Nam, và vào ngày lẻ, một tổ 3 cảnh sát ngụy sang bờ bắc trao đổi công tác. Ở đồn Cửa Tùng, mỗi tuần cảnh sát hai bên “đổi bờ” một lần với một tổ 6 người. Mỗi đồn thường xuyên có 2 người trực, một ta một địch . Đến cuối tuần, hai bên cùng ký biên bản đổi bờ. Cuốn “sổ trực ban” đồn Cửa Tùng hiện vẫn còn được lưu giữ tại Nhà bảo tàng ở di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải. Gọi là đồn liên hợp nhưng cảnh sát Sài Gòn thì luôn luôn gây thù hằn, chia rẽ; công an của ta thì kêu gọi đoàn kết thống nhất. Tại đồn liên hợp đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh căng thẳng. Rất nhiều lần cảnh sát Sài Gòn nói xấu chế độ miền Bắc, sử dụng chính sách mị dân, nịnh nọt dụ dỗ, lôi kéo nhân dân.

Tháng 4-1960, một tổ cảnh sát Sài Gòn sang bờ Bắc làm việc; chúng lân la đến tổ dệt xăm (lưới) của phụ nữ Vinh Quang , nói xấu miền Bắc, lập tức bị các chị đáp lại thẳng thừng : “Các anh có mắt như mù, Mỹ- Diệm không độc ác sao có Luật 10-59” [4] làm cho chúng không nói thêm gì được. Điều trớ trêu là chiến sĩ công an ta phải cùng đi với kẻ thù trên một con đò, ngồi cùng một bàn làm việc. Có những lúc địch dùng vũ lực thô bạo, khiêu khích đe dọa đến tính mạng, nhưng các chiến sĩ vẫn bình tĩnh, dũng cảm đấu trí, đấu lý vạch mặt kẻ thù.

Ngày 24/4/1962, bọn địch xúi linh mục và 150 giáo dân di cư ở bờ Nam tổ chức mít tinh phản đối chế độ miền Bắc, lập tức bị các chiến sĩ ta vạch mặt bằng những lời rất thuyết phục, buộc đám biểu tình phải giải tán. Lối sống văn hóa và lòng nhân ái của chiến sĩ ta đã thức tỉnh nhiều tên sĩ quan và binh lính Sài Gòn. Điển hình vào tháng 7-1959, hai cảnh sát đồn Cát Sơn qua đò đổi gác, thuyền bị gió lật chìm; cảnh sát bờ Nam đứng nhìn đồng đội mình bị nạn mà không cứu, công an đồn Cửa Tùng ở bờ Bắc đã nhanh chóng lao xuống sông cứu sống hai cảnh sát ngụy. Hành động đó đã cảm hóa một số cảnh sát bờ Nam, làm phân hóa đội ngũ của chúng. Nhờ đó, các chiến sĩ công an ta xây dựng được nhiều cơ sở nội tuyến trong lòng địch.

Cuộc chiến âm thanh:

Sau Hiệp đinh Genève, nhằm giáo dục, động viên nhân dân đấu tranh thống nhất đất nước, ta đã cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh, phân bố thành 5 cụm suốt chiều dài 1.500 mét ở bờ bắc. Mỗi cụm 24 loa loại 25 W hướng về bờ nam.

Mỗi ngày 24/24 giờ, hệ thống loa này phát đi chương trình của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền thanh Vĩnh Linh, chương trình ca nhạc, ngâm thơ, nói vè, kịch, dân ca, chương trình của Đội truyền thanh lưu động… rất hấp dẫn . Ai đã từng sống ở đôi bờ Bến Hải những năm 1954- 1964 hẳn còn vang vọng trong ký ức giọng ca Huế và dân ca Trị Thiên, giọng ngâm thơ ngọt ngào của nghệ sĩ Châu Loan.

“Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội / Thiếp xa chàng ngày đợi đêm trông / Trong đồn chàng có nhớ thiếp không? / Ngoài này thiếp vẫn chờ mong chàng về”

Tức tối, mấy tuần sau, Mỹ- Diệm liền gắn ở bờ Nam những cụm loa do Tây Đức, Úc sản xuất có công suất lớn, phát inh ỏi, lấn át cả loa phát của ta.

Hệ thống loa phóng thanh của ta công suất nhỏ, không phát đến được Cửa Việt, Chợ Cầu…Thế là Trung ương cấp thêm 8 loa công suất gấp đôi (50W) và một loa công suất 250W để tăng giọng phát âm. Nhờ đó, mỗi lần địch lên giọng tâm lý chiến, hệ thống loa bờ Bắc phát lên át hẳn tiếng nói của chúng. Địch tức tối, đầu năm 1960, một giàn loa Mỹ với công suất lớn được đưa đến bờ Nam. Bọn chúng huyênh hoang: “Hệ thống loa ‘nói vỡ kính’ này sẽ vang xa tận Quảng Bình, dân bờ Bắc được nghe rõ tiếng nói của chính nghĩa quốc gia…”.

Không chịu thua. Ta đã tăng thêm hệ thống loa gồm một chiếc loa có đường kính vành loa 1,7 mét, công suất 500W, 20 loa loại 50W, 4 loa loại 250 W. Để cung cấp điện cho hệ thống loa có tổng công suất 7.000W này, ta đã dựng một đường dây cao thế 6 KVA dài 10 km kéo từ thôn Tiên An (Vĩnh Sơn) về đến Tùng Luật (Vĩnh Giang) và một trạm cao tần đặt cách cầu Hiền Lương 2,5 km về phía Bắc để tăng âm cho hệ thống loa. Các cụm loa được đặt trên trụ bê tông cốt thép kiên cố. Riêng chiếc “loa đại” 500W đặt trên xe lưu động. Khi thuận gió, tiếng loa có thể truyền xa 10 km, đến tận Chợ Cầu, Cửa Việt, Gio An. Đồng bào các làng xã bờ Nam vô cùng sung sướng vì hàng ngày họ được nghe rất rõ tiếng nói thân thuộc của miền Bắc ruột thịt.

Để “đấu khẩu”, Mỹ- Diệm đã tung ra Bến Hải những tên tâm lý chiến nguy hiểm. Mỗi ngày chúng nói từ 14 đến 15 tiếng đồng hồ, một hai giờ sáng đã mở hết công suất loa. Toàn nói những điều xuyên tạc lịch sử, ca ngợi “ Ngô tổng thống là người thương dân, yêu nước…”. Trong khi trên các cánh đồng Vĩnh Linh máy cày, máy bơm đang hoạt động thì chúng lại lu loa : “Việt Cộng bắt người kéo cày thay trâu…”. Tên “tâm lý chiến” lè nhè hàng đêm tên là Phương. Vào một đêm năm 1963, 4 chiến sĩ công an ta đã bí mật vượt sông, được bà con bờ Nam chỉ đường, giết tên Phương ngay lúc nó đang gào trên loa phát thanh. Bà con hai bờ hả lòng, hả dạ bởi họ từ nay không bị đánh thức lúc nửa đêm, không phải nghe những lời bỉ ổi, dối trá nữa.Đến năm 1965, khi Mỹ mén bom miền Bắc, hệ thống loa phóng thanh của cả hai bờ hoàn toàn ngưng hoạt động.

Cuộc kháng chiến 21 năm bên bờ Hiền Lương là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy hy sinh gian khổ của quân và dân ta. Vĩ tuyến 17 một vĩ tuyến bình thường như những vĩ tuyến khác nhưng được cả thế giới biết đến và quan tâm, Vĩ tuyến 17 là dấu mốc chia cắt đất nước ta 21 năm. Đất nước thống nhất hòa bình, người mất, người còn; Nhưng công lao của quân và dân khu vực giới tuyến được sử sách khắc ghi. Di tích đôi bờ Hiền Lương mãi trường tồn với những giá trị cao đẹp. Tháng 12 năm 1986, khu di tích đôi bờ Hiền Lương được xếp hạng cấp Quốc gia. Đây là điểm sáng trong hành trình của du khách trong và ngoài nước tìm về nơi đây để hoài niệm một thời đất nước chịu cảnh chia cắt, hiểu được sức mạnh của một dân tộc thiết tha yêu hoà bình, một ý chí và khát vọng giành độc lập tự do, để có một Việt Nam tươi đẹp như hôm nay.

Mỗi di tích trên mảnh đất Quảng Trị là một thiên anh hùng ca bất tử về tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm mưu trí, sáng tạo quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân ta. Hệ thống di tích lịch sử cách mạng là tài sản tinh thần vô giá, có ý nghĩa to lớn không những đối với trong nước mà còn đối với Quốc tế hết sức sâu sắc, chúng ta phải ra sức gìn giữ và tôn tạo.

Address

Hanoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Ekip MC Bá Dương posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category


Other Travel Services in Hanoi

Show All

You may also like