Faith Journey - Hành trình Đức Tin

Faith Journey - Hành trình Đức Tin Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Faith Journey - Hành trình Đức Tin, Tourist Information Center, 210 Nguyễn Trãi, Hanoi.
(2)

Faith Journey - thương hiệu du lịch Công giáo chuyên tổ chức các tour hành hương Công giáo trong nước và quốc tế.
☑️ Khởi hành toàn quốc.
☑️Tour ghép đoàn hàng ngày.
☑️ Nhận thiết kế tour riêng theo yêu cầu.
📱Hotline: 0948.519.333

Hè đến rồi, lúa đồng bằng đã xanh, còn ruộng bậc thang mới mùa đổ nướcChuẩn bị cho tour hành hương miền sơn cước cả nhà ...
28/05/2024

Hè đến rồi, lúa đồng bằng đã xanh, còn ruộng bậc thang mới mùa đổ nước
Chuẩn bị cho tour hành hương miền sơn cước cả nhà nhé

Ngày 21/5, Trung tâm thông tin (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) cho biết, tạp chí du lịch quốc tế Travel+Leisure vừa công...
28/05/2024

Ngày 21/5, Trung tâm thông tin (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) cho biết, tạp chí du lịch quốc tế Travel+Leisure vừa công bố danh sách 21 thác nước đẹp nhất và tuyệt nhất trên thế giới để giới thiệu đến du khách, trong đó có thác Bản Giốc của Việt Nam.
Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, được coi là nơi có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ tựa chốn tiên cảnh. Không chỉ là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam, đây còn là một trong những thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Từ độ cao hơn 60m với tầng dốc dài nhất 30m, những khối nước lớn từ trên ngọn thác đổ xuống qua nhiều tầng đá, cuồn cuộn tuôn chảy tạo nên một khung cảnh hùng vĩ.
Bao quanh thác Bản Giốc là cảnh quan thiên nhiên đẹp nên thơ, không khí trong lành, mát mẻ với những thảm cỏ xanh mướt, những cánh rừng nguyên sinh cùng hệ sinh thái động, thực vật đa dạng, phong phú.
Từ thác Bản Giốc, du khách có thể tham quan thêm nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Cao Bằng như: Động Ngườm Ngao, khu di tích Pác Bó, chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc…
Theo: VTV24

Còn vài chỗ cuối cùng cho tour Hành Hương La Vang Huế 7-9/6, khởi hành từ Hà NộiCả nhà nhanh tay đăng ký ...
28/05/2024

Còn vài chỗ cuối cùng cho tour Hành Hương La Vang Huế 7-9/6, khởi hành từ Hà Nội
Cả nhà nhanh tay đăng ký nhé

💐🌟✅💐🌟✅💐
Lịch khởi hành các tour khác
Lịch khởi hành tour HHCG Singapore - Malaysia diện kiến và tham dự thánh lễ do Đức Giáo Hoàng Phanxico chủ sự : 11/9
Lịch tour HHCG Pháp - Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha - Ý 12 ngày: 23/9, 22/12

Hotline: 0948 519 333
Faith Journey - Hành trình Đức Tin

🤔 Vì sao bay từ Việt Nam sang Nhật nhanh hơn từ Nhật về Việt Nam?Đã có bao giờ các bạn thử tìm hiểu xem bay từ Việt Nam ...
28/05/2024

🤔 Vì sao bay từ Việt Nam sang Nhật nhanh hơn từ Nhật về Việt Nam?

Đã có bao giờ các bạn thử tìm hiểu xem bay từ Việt Nam sang Nhật và bay từ Nhật về Việt Nam sẽ tốn bao nhiêu thời gian hay không? Nếu như các bạn có tìm hiểu thì hẳn các bạn đã phát hiện ra rằng quãng thời gian bay từ Việt Nam sang Nhật ngắn hơn hẳn thời gian bay từ Nhật qua Việt Nam. Tại sao lại có hiện tượng này?

Nhật Bản và Việt Nam chênh lệch nhau về múi giờ. Tại Việt Nam múi giờ là +7, còn ở Nhật là +9 nên sẽ chênh lệnh nhau 2 giờ đồng hồ. Ví dụ, ở Việt Nam là 0 giờ thì lúc đó ở Nhật sẽ là 2 giờ. Với việc cách 2 giờ đồng hồ như vậy, giả sử:

Khoảng cách Narita - Hanoi 4,746km
Vận tốc máy bay ~ 1,129km/h

● Hanoi → Narita
Thời gian: 4 tiếng 40’
Giờ đi: 0h20 (giờ Việt Nam)
Giờ đến: 7h00 (giờ Nhật)

(Giờ bay hãng VNA, hãng ANA thậm chí còn bay chưa tới 4 tiếng).

● Narita → Hanoi
Thời gian: 6 tiếng 25’
Giờ đi: 9h30 (giờ Nhật)
Giờ đến: 13h55 (giờ Việt Nam)

Tuy nhiên, việc lệch múi giờ không hề ảnh hưởng đến thời gian bay từ Nhật về Việt Nam là 6 tiếng 25’, còn bay từ Việt Nam sang Nhật là 4 tiếng 40’.

: Do lúc nào ở trong bầu khí quyển cũng có một loại gió, tên tiếng anh là Jet Stream – loại gió có đặc điểm thổi từ hướng Tây sang hướng Đông. Quãng đường bay từ Việt Nam sang Nhật cùng chiều với hướng gió Jet Stream nên chuyến bay sẽ được luồng gió đó trợ lực giúp cho máy bay bay nhanh hơn. Ngược lại khi bay từ Nhật về Việt Nam có nghĩa là bay từ Đông sang Tây, hướng này đi ngược với luồng gió Jet Stream (từ Tây sang Đông) vì vậy chuyến bay sẽ phần nào bị gió cản lại khiến cho vận tốc bay chậm hơn.

Như vậy, sự chênh lệch thời gian bay giữa Việt Nam và Nhật là do luồng gió Jet Stream. Không phải là do cách biệt múi giờ, cũng không phải là do thời tiết quyết định như mọi người vẫn thường nghĩ.

27/05/2024

BỐN PHÉP TÍNH CUỘC ĐỜI

1. Nếu bạn muốn thật giàu có... phải giỏi phép tính NHÂN (nhân bản, nhân cách, nhân từ).

2. Nếu bạn muốn có nhiều bạn bè, nhiều người mến, nhiều người tin tưởng thì phải giỏi phép tính CHIA (chia sẻ). ĐỪNG BIẾT MÀ GIỮ CHO RIÊNG MÌNH.

3. Nếu bạn muốn làm được những gì mình muốn, hãy dùng phép tính CỘNG (hợp tác).

4. Nếu bạn muốn làm cái mới để thay đổi phải bỏ đi những thói quen, cách làm cũ, hãy dùng phép tính TRỪ (buông bỏ).
Thành thạo cả 4 điều trên bạn sẽ trở thành 1 người xuất sắc.

Và Hãy nhớ:
- Nhân (x) chia ( : ) trước
- Cộng (+) trừ ( - ) sau
Cuối cùng, hãy đơn giản hoá cuộc sống của chính bạn. Đừng quên học đi đôi với hành, và thực hành phải luôn đi trước lời nói. Cứ làm tốt những điều trên cuộc đời bạn chắc chắn sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn mỗi ngày và con đường thành công cũng sẽ rộng mở và gần hơn.

(St)

VÌ SAO TINH THẦN TRUYỀN GIÁO ..........................NGUỘI LẠNH.?Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy có 3 lý do...
27/05/2024

VÌ SAO TINH THẦN TRUYỀN GIÁO ..........................NGUỘI LẠNH.?
Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy có 3 lý do làm suy yếu tinh thần truyền giáo của các tín hữu Công Giáo.
1. Chưa vững lòng tin vào Chúa và chưa xác tín vào đức tin của mình - đây là lý do trọng tâm cốt yếu. Khi mình không vững tin để thấy tầm quan trọng của ơn cứu độ cho linh hồn mình và của người khác, mình sẽ chẳng muốn làm gì cả.
2. Bị lây nhiễm chủ nghĩa tương đối, chủ trương hòa đồng tôn giáo cách dễ dãi theo kiểu đạo nào cũng tốt. Bởi nếu như đạo nào cũng tốt thì cần truyền giáo làm gì nữa?
Khuynh hướng này khiến người ta hiểu sai và lý giải sai lời dạy của CĐ Vatican II. Mặc dù Giáo Hội nhìn nhận các giá trị tốt đẹp nơi các tôn giáo khác, và hy vọng ơn cứu độ cho mọi người, nhất là những người KHÔNG VÌ LỖI HỌ mà không được biết Chúa Kitô cũng như không được rửa tội vì không ai giúp họ về việc quan trọng này, nhưng vẫn sống ngay lành và làm mọi việc theo sự hướng dẫn lành mạnh của lương tâm, thì họ vẫn có thể được cứu rỗi nhờ Danh Chúa Kitô và công nghiệp cứu chuộc của Chúa.( x SGLGHCG số 847; LG số 16).
Nhưng đi kèm với đó, Giáo Hội vẫn minh nhiên khẳng định: “những ai biết rằng Giáo Hội Công Giáo, được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Kitô, như phương tiện cứu rỗi cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên trì sống trong Giáo Hội này thì sẽ không thể được cứu rỗi.” ( LG. số 14).
3. Tự ti vì yếu đuối của bản thân. Lý do này có vẻ được thông cảm khi mà tín hữu Công Giáo thường được dạy là "chứng nhân hơn thầy dạy", mình không sống tốt thì đừng bày đặt truyền giáo, chẳng phải có những người ngoại còn sống tốt hơn nhiều người có đạo đó sao?
Xét về lý thì có vẻ đúng, nhưng thực ra quan điểm này vẫn rơi vào chủ nghĩa tương đối như lý do số 2, và đặc biệt liên quan tới lý do thứ 1. Vì nếu chúng ta đã xác tín vào ơn cứu độ và hiểu rằng việc truyền giáo là căn tính của ơn gọi Kitô hữu, thì có thể thốt lên như thánh Phaolo: "khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng" (1Cor 9,16). Chúng ta hãy nhìn gương thánh Phêrô và bao vị thánh khác, họ đã yếu đuối ngay cả sau khi Chúa đã sống lại, nhưng họ không ngần ngại rao giảng, vì họ nghĩ tới phần rỗi của anh chị em và muốn mọi người nghe biết Tin Mừng như mệnh lệnh của Chúa: "Hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần" (Mt 28,19).
Từ những va chạm với các bạn Tin Lành và những người ngoại, lòng tôi bị nung nấu bởi một ước mong khơi dậy ý thức truyền giáo nơi tín hữu Công Giáo. Tôi mong muốn lan truyền ngọn lửa truyền giáo cho các bạn trẻ, làm sao để họ xác tín được giá trị của đức tin Công Giáo vào ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô. Vì chỉ khi xác tín được như vậy, tôi và bạn, chúng ta mới nhận thấy sự thôi thúc truyền giáo.
Xin Chúa giúp con nuôi dưỡng khát vọng này, và xin khơi dậy nơi lòng các tín hữu Công Giáo ý thức truyền giáo này. Xin Mẹ Maria đồng hành với chúng con, an ủi và cầu bầu cho chúng con.
Các bạn trẻ Công Giáo ơi, hãy mạnh dạn nói về Chúa, hãy "lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện" (2Tm 4,2). Hãy dùng mọi phương tiện Chúa ban, như mạng xã hội này chẳng hạn, để giới thiệu về Chúa. Đừng chờ có can đảm mới làm, mà hãy làm như đã có can đảm.
M. Hạnh Tử

27/05/2024
Faith Journey đồng hành cùng hội thảo kết nối du lịch tại Thành phố Việt Trì - Phú Thọ
25/05/2024

Faith Journey đồng hành cùng hội thảo kết nối du lịch tại Thành phố Việt Trì - Phú Thọ

CARLO ACUTIS SẼ TRỞ THÀNH VỊ THÁNH ĐẦU TIÊN CỦA THẾ HỆ GEN YCarlo Acutis được nhớ đến với câu nói: “Những ai đặt mình dư...
25/05/2024

CARLO ACUTIS SẼ TRỞ THÀNH VỊ THÁNH ĐẦU TIÊN CỦA THẾ HỆ GEN Y

Carlo Acutis được nhớ đến với câu nói: “Những ai đặt mình dưới ánh mặt trời sẽ có làn da rám nắng; còn ai đặt mình trước Thánh Thể sẽ trở nên những vị thánh.”

Giờ đây, với việc Đức Giáo Hoàng Phanxico công nhận phép lạ thứ hai của Chân phước Carlo Acutis, con đường nên thánh của ngài đã trở nên gần hơn bao giờ hết.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã công nhận một phép lạ nhờ sự chuyển cầu của Chân phước Carlo Acutis, mở đường cho tiến trình tuyên phong ngài trở thành vị thánh đầu tiên của thế hệ Gen Y. Việc công nhận phép lạ thứ hai nhờ sự chuyển cầu của Chân phước Carlo Acutis, có thể sẽ khiến ngài được Giáo hội Công giáo tuyên thánh trong Năm Thánh 2025.

🔳PHÉP LẠ THỨ HAI

Trong sắc lệnh ngày 23 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn nhận phép lạ chữa lành của Chân phước Carlo Acutis cho một cô gái 21 tuổi đến từ Costa Rica tên là Valeria Valverde. Cô gái này ở trong tình trạng cận tử sau khi bị thương nặng ở đầu trong một vụ tai nạn xe đạp khi đang học ở Florence vào năm 2022.

Theo Bộ Phong thánh của Vatican, sau khi cô gái được phẫu thuật cắt sọ khẩn cấp để giảm áp lực nội sọ, gia đình được thông báo rằng tình trạng của cô rất nguy kịch và có thể ra đi bất cứ lúc nào.

6 ngày sau khi tai nạn xảy ra, mẹ của Valeria hành hương đến Assisi để cầu nguyện cho con gái bà được chữa lành tại mộ của Chân phước Carlo Acutis, và bà đã để lại một bức thư.

Cùng ngày hôm đó, Valeria bắt đầu tự thở được (không cần máy thở), và ngày hôm sau cô đã phục hồi khả năng sử dụng chi trên và một phần khả năng nói.

10 ngày sau chuyến hành hương của mẹ, Valeria được ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt. Các xét nghiệm sâu hơn cho thấy tình trạng xuất huyết vùng vỏ não thái dương bên phải của cô đã hoàn toàn biến mất.

Trái ngược với những dự đoán y học, Valeria chỉ mất vỏn vẹn một tuần để tập vật lý trị liệu và ngày 2 tháng 9 năm 2022, hai tháng sau khi tai nạn xảy ra, cô đã đi hành hương đến mộ của Carlo Acutis tại Assisi cùng mẹ mình để tạ ơn.

🔳VỊ THÁNH ĐẦU TIÊN CỦA THẾ HỆ GEN Y

Chàng thanh niên lập trình máy tính người Ý, mất năm 2006 vì ung thư, được biết đến với lòng sùng kính sâu sắc đối với sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.

Carlo Acutis sinh năm 1991, là người đầu tiên thuộc thế hệ Gen Y (Millennial) được Giáo hội Công giáo tuyên phong chân phước.

Ngay sau khi rước lễ lần đầu lúc 7 tuổi, Carlo đã nói với mẹ mình: “Kế hoạch đời con là luôn kết hiệp với Chúa Giêsu.” Để làm được điều đó, Carlo cố gắng tham dự Thánh lễ mỗi ngày thường xuyên nhất có thể tại nhà thờ giáo xứ, đối diện trường tiểu học của anh ở Milan.

Carlo gọi Bí Tích Thánh Thể là “đại lộ dẫn đến thiên đàng”, và anh đã làm tất cả những gì có thể để cho sự hiện diện ấy được biết đến. Chứng tá của anh đã truyền cảm hứng cho cha mẹ anh quay trở lại thực hành đức tin Công giáo, còn người bảo mẫu đạo Hindu đã trở lại đạo và được rửa tội.

Carlo là một thiếu niên am hiểu công nghệ, yêu thích máy tính, động vật và trò chơi điện tử. Vị linh hướng của anh kể lại rằng Carlo xác tín bằng chứng của các phép lạ Thánh Thể có thể thuyết phục mọi người nhận ra Chúa Giêsu hiện diện trong mỗi Thánh lễ.

Trong suốt hai năm rưỡi, Carlo đã làm việc cùng gia đình để tổ chức một triển lãm về các phép lạ Thánh Thể, triển lãm này được ra mắt vào năm 2005, trong dịp Năm Thánh Thể do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố, và sau đó được trưng bày tại hàng ngàn giáo xứ trên khắp năm châu lục.

Rất nhiều bạn cùng lớp, bạn bè và thành viên trong gia đình đã làm chứng về cách anh ấy mang họ đến gần với Chúa hơn. Carlo là một người rất cởi mở và không ngại nói chuyện với bạn học hay bất cứ ai anh gặp về những điều anh yêu quý: Thánh lễ, sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và thiên đàng.

Anh được nhớ đến với câu nói: “Những ai đặt mình dưới ánh mặt trời sẽ có làn da rám nắng; còn ai đặt mình trước Thánh Thể sẽ trở nên những vị thánh.”

Carlo được Chúa gọi về ở tuổi 15 vào năm 2006, không lâu sau khi anh được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Trước khi ra đi, Carlo nói với mẹ: “Con xin dâng mọi đau đớn của con lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha và cho Hội Thánh, để không phải vào luyện ngục mà được tiến thẳng lên thiên đàng.”

Hàng ngàn người đến viếng mộ Carlo tại Assisi sau khi anh được phong Chân phước tại Vương cung Thánh đường Thánh Phanxicô Assisi vào ngày 10 tháng 10 năm 2020.

Tổng giám mục Domenico Sorrentino của Assisi đang ở Rôma tham dự Thượng hội đồng Giám mục Italy, đã hân hoan nhận tin Acutis sẽ được tuyên thánh. Ngài chia sẻ: “Giáo hội Assisi mừng rỡ hân hoan, tôi sẽ trở lại Assisi tối nay để tạ ơn Thiên Chúa và cử hành Chầu Thánh Thể. Nhưng bây giờ, tôi và các tín hữu trong đền thánh cùng cầu nguyện ngợi ca. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục công trình của Ngài qua chứng tá của Chân phước Carlo. Xin ngài cầu bầu cho chúng ta được đầy hồng ân của Chúa để yêu mến ngài như ngài yêu mến Thiên Chúa, đặc biệt qua phép Thánh Thể.”

Tác giả: Courtney Mares
Chuyển ngữ: Lê Vũ
Nguồn: Catholic News Agency

NHÀ THƠ Ở CẠNH NHÀ THỜ😊Nhà thơ ở cạnh nhà thờNhà thơ hay ghé nhà thờ nghe chuôngNhà thơ thích nắng chiều buôngNhà thơ rấ...
25/05/2024

NHÀ THƠ Ở CẠNH NHÀ THỜ😊
Nhà thơ ở cạnh nhà thờ
Nhà thơ hay ghé nhà thờ nghe chuông
Nhà thơ thích nắng chiều buông
Nhà thơ rất thích tiếng chuông nhà thờ .
Nhà thơ rất thích làm thơ
Nhà thờ thường có những giờ đọc kinh
Xóm đạo có lắm cô xinh
Nhà thơ thường cứ đứng rình người ta .
Hết giờ buổi giảng Đức Cha
Nhà thơ lại ló mặt ra để nhìn
Nhìn xong lại đứng làm thinh
Chẳng hề dám đến tỏ tình một câu .
Nhớ người ta đến u sầu
Nhớ người ta đến trong đầu lơ mơ
Nhà thơ lại cố làm thơ
Làm thơ xong lại đứng chờ người ta .
Đi vào xong lại đi ra
Đi lui đi tới rồi ra nhà thờ
Mỗi ngày cứ thật đúng giờ
Nhà thơ cứ đến nhà thờ nghe kinh .
Nghe kinh xong lại đứng rình
Đứng rình xong lại nghe kinh mỗi ngày
"Người ta" chẳng có hề hay
Nhà thơ cứ đứng mỗi ngày nhìn theo .
Chỉ nhìn không có đi theo
Viết thơ một đống xong treo đầy phòng
Nhà thơ đi lại lòng vòng
Lần nầy tự nhủ quyết lòng đi theo .
Buổi kinh hôm đó vắng teo
Nhà thơ chờ để cố theo một lần
Nhà thơ đi đảo quanh sân
Hoảng hồn tìm kiếm loanh quanh í à .
Nóng lòng vào hỏi Đức Cha
Đức Cha mới nói là cô đi rồi
Lấy chồng ở chốn xa xôi
Thôi thì ván đã xong rồi , đóng đinh .
Nhà thơ buồn bởi thất tình
Liên miên uống rượu một mình cho say
Thế là cứ mãi xỉn say
Ngày qua ngày lại bệnh đầy vào thân .
Nhà thơ tàn tạ tấm thân
Hình hài sa sút, tinh thần lơ ngơ
Nhà thơ đốt hết bài thơ
Nhà thơ hết thở, nhà thờ đổ chuông. (khuyết danh)

Sáng mai, từ 8h00-12h00, Faith Journey đồng tổ chức hội thảo kết nối du lịch quốc tế tại Khách Sạn Sài Gòn Phú Thọ, thàn...
24/05/2024

Sáng mai, từ 8h00-12h00, Faith Journey đồng tổ chức hội thảo kết nối du lịch quốc tế tại Khách Sạn Sài Gòn Phú Thọ, thành phố Việt Trì, Phú Thọ.
Cả nhà mình có ai muốn đăng ký làm đại lý du lịch hành hương tại Phú Thọ và các tỉnh thành lân cận, vui lòng đăng ký tại form dưới đây để tham gia sự kiện nhé

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScjLv9Qqt7wtwa6kQDsguw2IkeKOopXjkc3CTjAGbkG9r7aEA/viewform

💐Lược Sử Lễ Kinh Đức Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu💐✅Lòng tôn kính Đức Maria dưới tước hiệu “Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu” đã c...
24/05/2024

💐Lược Sử Lễ Kinh Đức Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu💐
✅Lòng tôn kính Đức Maria dưới tước hiệu “Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu” đã có từ lâu trong Giáo hội. Tuy nhiên, Giáo hội chính thức thiết lập lễ kính Đức Mẹ Phù hộ trong phụng vụ vào ngày 24 tháng Năm, bắt đầu từ năm 1816, hơn 200 năm trước đây.
✅Vào những năm đầu của thế kỷ 19, Hoàng đế Napoleon Bonaparte đã bắt giam Đức Thánh Cha Piô VI và quản thúc Ngài trong tù. Ngài chết ở đó. Sau đó, Đức Thánh Cha Piô VII lên kế vị và cũng bị Napoleon tống giam. Từ năm 1809 đến năm 1812, tức trong suốt gần 5 năm trời, Đức Thánh Cha bị giam lỏng ở thành phố Savona, nước Ý. Ngài liên tục khấn xin Đức Mẹ ‘Đấng Phù hộ các giáo hữu’ che chở và giải cứu Ngài. Tại thành phố này, Ngài đến đặt một triều thiên trên tượng ‘Đức Mẹ của lòng Thương xót’ và xin Mẹ giúp Ngài được giải thoát.
✅Đến năm 1812, Ngài bị đưa sang Paris, nước Pháp và tiếp tục bị giam giữ tại Fontainbleau. Trong trại giam, Đức Thánh Cha bị hoàng đế Napoleon đối xử rất tồi tệ và vị tướng quân cao ngạo này đã dùng nhiều hình thức để lăng nhục Ngài. Ngài không thất vọng, nhưng vẫn tiếp tục tin tưởng vào sự phù trợ của Đức Maria.
Chúa quan phòng đã an bài thật nhiệm mầu. Đến năm 1814, quân đội của Napoleon liên tục bị thất trận và quyền lực của ông bắt đầu suy yếu. Dưới áp lực của dân chúng, Napoleon bắt buộc phải phóng thích Đức Thánh Cha để Ngài trở về Rôma.
Trên con đường trở về điện Vatican, Ngài dừng chân tại Ancona và đến trước tượng “Nữ vương các thánh”, dâng lên Mẹ một cây phủ việt bằng vàng để tôn vinh quyền lực của Đức Maria, đồng thời diễn bày lòng tri ân Mẹ vì đã giải cứu Ngài. Vì thế, chúng ta thấy trên tượng Đức Mẹ Phù hộ có mũ triều thiên và một phủ việt cầm trên tay.
✅Dân chúng rất vui mừng đón chào Đức Thánh Cha trở về Rôma. Đi đến đâu, Ngài luôn được cả đám đông khổng lồ vây kín, diễn bày tâm tình hoan vui cũng như lòng biết ơn đối với Đức Mẹ. Ngày 24 tháng Năm năm đó, Ngài chính thức tiến vào Vatican trong sự nô nức cuồng nhiệt của đông đảo dân chúng.
✅Để tri ân Người đã giải cứu mình, Đức Thánh Cha Piô VII chính thức thiết lập phụng vụ mừng kính Đức Mẹ Phù hộ các giáo hữu vào ngày 24 tháng 05 hằng năm, đồng thời cũng ghi nhớ ngày Ngài được Đức Mẹ giải thoát và trở về Rôma.
✅Đây cũng là thời điểm Don Bosco được sinh ra và lớn lên. Ngài luôn cổ xúy lòng yêu mến Đức Mẹ dưới tước hiệu trên. Ngài cũng hằng ghi nhớ sâu đậm giấc mơ 9 tuổi với hình ảnh một bà giáo là chính Mẹ Maria, người đã luôn đồng hành và dẫn dắt Ngài trong suốt cuộc đời. Cha Thánh cũng kể lại một giấc mơ nổi tiếng về con thuyền Giáo hội lênh đênh giữa biển khơi đầy sóng gió. Con thuyền đó đã được gìn giữ an toàn khi được neo chặt vào 2 cột trụ. Cột thứ nhất có Thánh Thể ở trên với hàng chữ ‘Salus Credentium’ (Ơn cứu độ của những người tin) và trên cột bên kia có Đức Maria với hàng chữ ‘Auxilium Christianorum’ (Sự phù trợ của các Kitô hữu). Với những trải nghiệm sâu xa trong cuộc sống, Don Bosco đã nói với các con cái mình : “Cứ tin tưởng vào Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Maria phù hộ, chúng con sẽ thấy phép lạ là gì”. Don Bosco cũng thành lập một dòng tu nam có tên là Tu hội Thánh Phanxicô Salê (SDB) và một dòng tu nữ có tên là Dòng Con Đức Mẹ Phù hộ (FMA). ✅Tháng 12 năm 1862, Cha Thánh quyết định xây dựng một Vương cung Thánh đường dâng kính Mẹ Phù hộ ở Tôrinô. Sáu năm sau, ngôi Thánh đường vĩ đại này đã hoàn tất. Ngày 21 tháng 05 năm 1868, Đức Tổng Giám mục giáo phận Tôrinô đã đến thánh hiến Thánh đường này. Don Bosco đã nói với các con cái mình: “Đức Trinh nữ rất thánh, đấng mà chúng ta tôn vinh dưới tước hiệu Mẹ Phù hộ đã ra tay can thiệp để bảo vệ đức tin các tín hữu trong những thời điểm khó khăn nhất như tại vịnh Lepanto, tại Vienna, tại Savone hay tại Rôma. Xin Mẹ luôn là Mẹ của Giáo hội, là Mẹ của Tu hội chúng ta, là Đấng bảo trợ tất cả các công cuộc mà chúng ta thực hiện để phục vụ giới trẻ”.
✅Ngày nay, lòng sùng kính Đức Mẹ với tước hiệu ‘Phù hộ các giáo hữu’ đã lan tỏa khắp nơi trong Giáo hội Công giáo. Ngay ở Việt Nam, tại La vang hay tại Trà kiệu, Đức Mẹ cũng đã ra tay can thiệp để che chở giáo dân, và khi hiện ra tại những nơi này, Đức Mẹ cũng mang hình dáng của “Đấng Phù trợ các tín hữu”. Xin Mẹ bảo toàn đức tin nơi mỗi người chúng ta

🌟Các Nước Miễn Thị Thực Cho Công Dân Việt Nam.🌟Có thể bạn chưa biết rằng, với cuốn hộ chiếu Việt Nam còn hạn 6 tháng t...
24/05/2024

🌟Các Nước Miễn Thị Thực Cho Công Dân Việt Nam.🌟
Có thể bạn chưa biết rằng, với cuốn hộ chiếu Việt Nam còn hạn 6 tháng trong tay, bạn có thể du lịch đến 1/5 số quốc gia, vùng lãnh thổ trên trái đất này mà không cần xin thị thực nhập cảnh, hãy cùng Faith Journey xem đó là những quốc gia nào nhé!

1. Thái Lan: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

2. Singapore: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày và có vé khứ hồi hoặc vé đi tiếp nước khác, có khả năng tài chính chi trả trong thời gian tạm trú và có đủ các điều kiện cần thiết để đi tiếp nước khác.

3. Lào: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin thị thực nhập cảnh trước; thời gian tạm trú có thể được gia hạn tối đa 2 lần, mỗi lần 30 ngày.

4. Cambodia: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

5. Philippines: Thời gian tạm trú không quá 21 ngày với điều kiện hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng và có vé máy bay khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác.

6. Myanmar: Thời gian lưu trú không quá 14 ngày, điều kiện là hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng. (Hiệp định với Myanmar có hiệu lực từ 26/10/2013).

7. Indonesia: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày, không được gia hạn thời gian tạm trú.

8. Brunei: Thời gian tạm trú không quá 14 ngày.

9.Malaysia: Thời gian tạm trú không quá 30 ngày.

10. Kyrgyzstan: Không phân biệt mục đích nhập cảnh.

11. Panama: Công dân Việt Nam nhập cảnh Panama với mục đích du lịch được miễn thị thực nhập cảnh và thẻ du lịch – thời gian lưu trú 180 ngày.

12. Ecuador: Thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày cho du khách Việt tham quan.

13. Saint Vincent and the Grenadines: Đảo quốc vùng Caribbean là St. Vincent and the Grenadines không yêu cầu thị thực nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ bất cứ quốc gia và vùng lãnh thổ nào.

Tuy nhiên, để được nhập cảnh, Bộ Ngoại giao của St. Vincent and the Grenadines yêu cầu khách du lịch phải trình giấy thông hành còn hiệu lực, một vé máy bay khứ hồi và chứng minh mình có đủ tài chính để chi trả cho chuyến đi.

14. Haiti: Theo Bộ Ngoại giao Haiti, chỉ công dân ba nước: Colombia, Cộng hòa Dominica và Panama mới phải xin thị thực nhập cảnh du lịch đến đất nước này, nghĩa là công dân các nước còn lại có thể lưu trú tại Haiti đến 90 ngày và thoải mái ngao du tại đây mà không cần thị thực nhập cảnh.

15. Turks and Caicos: Quần đảo Turks và Caicos là một vùng lãnh thổ thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Để kích thích du lịch, nơi này miễn thị thực cho công dân đến từ rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khách du lịch chỉ việc chứng minh đã có sẵn một vé máy bay khứ hồi rời khỏi đảo sẽ được phép lưu trú trong vòng 30 ngày và được gia hạn thêm một lần.

16. Cộng hòa Dominica ( vùng biển Caribe) : Thời gian lưu trú 30 ngày.

17. Cộng hòa Kyrgyzstan (thuộc Liên xô cũ): Không giới hạn thời gian lưu trú.

18. Liên bang Micronesia (là quốc đảo ở Thái Bình dương, liên kết tự do với Hoa Kỳ): Thời gian lưu trú 30 ngày.

GIẤY CHỨNG NHẬN CON NGƯỜITrên đoàn tàu, cô soát vé xinh đẹp nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê. Cô nó...
23/05/2024

GIẤY CHỨNG NHẬN CON NGƯỜI

Trên đoàn tàu, cô soát vé xinh đẹp nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê. Cô nói cộc lốc:

– Soát vé!

Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.

Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:

– Ðây là vé trẻ em.

Người đàn ông đỏ bừng mặt, nhỏ nhẹ đáp:

– Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?

Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:

– Anh là người tàn tật à?

– Vâng, tôi là người tàn tật.

– Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.

Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:

– Tôi… không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.

Cô soát vé cười gằn:

– Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?

Người đàn ông im lặng, lặng lẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên.

– Tôi chỉ còn một nửa bàn chân.

Cô soát vé liếc nhìn, bảo:

– Tôi cần xem chứng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ “Giấy Chứng Nhận Tàn Tật,” có đóng con dấu đỏ của Hội Người Tàn Tật!

Người đàn ông nhăn nhó, giải thích :

– Tôi không có tờ khai gia đình của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra tai nạn ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định… Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.

Người đàn ông một lần nữa trình bày với trưởng tàu rằng mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật…

Trưởng tàu cũng hỏi:

– Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?

Người đàn ông trả lời rằng mình không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.

Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:

– Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.

Người đàn ông bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp các túi trên người và hành lý, chỉ có hơn 50 ngàn đồng, hoàn toàn không đủ để mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như sắp khóc:

– Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, tôi không bao giờ còn có thể đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lòng, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý mà tha cho tôi.

Trưởng tàu nói kiên quyết:

– Không được.

Thừa dịp, cô soát vé nói với trưởng tàu:

– Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.

Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:

– Cũng được.

Một ông lão ngồi đối diện với người đàn ông tàn tật tỏ ra chướng tai g*i mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:

– Anh có phải đàn ông không?

Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:

– Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?

– Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?

– Ðương nhiên tôi là đàn ông!

– Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?

Mọi người chung quanh cười rộ lên…

Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:

– Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?

Ông lão thành lắc lắc đầu, nói:

– Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông thì không phải đàn ông.

Vị trưởng tàu cứng họng, không biết ứng phó ra sao. Cô soát vé đứng ra giải vây cho trưởng tàu. Cô nói với ông lão:

– Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.

Ông lão chỉ vào mặt chị ta, thẳng thừng nói:

– Cô hoàn toàn không phải người!

Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:

– Ông ăn nói tử tế một chút. Tôi không là người thì là gì?

Ông lão vẫn bình tĩnh, nhếch miệng cười:

– Cô là người ư? Cô đưa “Giấy Chứng Nhận Con Người” của cô ra xem nào…

Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.

Chỉ có một người không cười. Ðó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Ông đăm đăm nhìn ra ngoài cửa sổ con tàu. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay hận thù…

(sưu tầm)

Thông báo hành hương thường niên La Vang 2024
23/05/2024

Thông báo hành hương thường niên La Vang 2024

🌟BÀI HỌC TỪ TỘI CỦA THÁNH PHÊRÔ và GIUĐA🌟Trình thuật Lc 22:54-62 (≈ Mt 26:57, 69-75; Mc 14:53-54, 66-72; Ga 18:12-18, 2...
23/05/2024

🌟BÀI HỌC TỪ TỘI CỦA THÁNH PHÊRÔ và GIUĐA🌟

Trình thuật Lc 22:54-62 (≈ Mt 26:57, 69-75; Mc 14:53-54, 66-72; Ga 18:12-18, 25-27) cho biết: Họ bắt Đức Giêsu, điệu Người đến nhà vị thượng tế. Còn ông Phêrô thì theo xa xa.
Họ đốt lửa giữa sân và đang ngồi quây quần với nhau, thì ông Phêrô đến ngồi giữa họ. Thấy ông ngồi bên ánh lửa, một người tớ gái nhìn ông chòng chọc và nói: “Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy!” Ông liền chối: “Tôi có biết ông ấy đâu, chị!”
Một lát sau, có người khác thấy ông, liền nói: “Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng!” Nhưng ông Phêrô đáp lại: “Này anh, không phải đâu!” Chừng một giờ sau, có người khác lại quả quyết: “Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê.” Nhưng ông Phêrô trả lời: “Này anh, tôi không biết anh nói gì!” Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy. Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: “Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.” Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.
Có lẽ ba lần ông Simôn Phêrô chối Thầy là lúc đáng tiếc nhất trong đời ông. Biết rõ Thầy mình là Đức Giêsu Kitô, là sư phụ, là bạn hữu, và Chúa, thế mà ông vẫn chối phăng. Thật khiêm nhường khi Phêrô chia sẻ chuyện buồn đó với Giáo Hội sơ khai, và thật tuyệt vời vì Chúa Thánh Thần linh hứng để câu chuyện đó được ghi chép lại trong các Phúc Âm. Ông Simôn Phêrô cho chúng ta biết rằng người sa ngã có thể đứng dậy, người lang thang có thể trở về, các tội nhân đều có thể được tha thứ, dù cho người đó phạm tội nặng thế nào cũng có thể trở nên các vị đại thánh.
Chúa Giêsu phục hồi chức vụ cho Phêrô sau khi Ngài sống lại, lúc đó có đống lửa ở bờ biển Galilê. Như phản ánh ba lần Phêrô chối Thầy, Chúa Giêsu cũng hỏi ông ba lần: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?” Simôn Phêrô thưa: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” Chúa Giêsu bảo ông chăm sóc chiên con và chiên mẹ. Bí tích Hòa Giải (xưng tội) là cách gặp gỡ Chúa Giêsu khi chúng ta tuyên xưng tình yêu của mình dành cho Thiên Chúa và lãnh nhận ơn tha thứ qua thừa tác viên linh mục.
Mặc dù tội của Simôn Phêrô đã được tha nhưng vẫn không phải là không mất mát và các cơ hội bị lãng phí. Trong khi Chúa Giêsu chịu khổ nạn, người ta thấy Ngài kiệt sức nên bắt ông Simôn người Kyrênê vác đỡ thập giá. Nếu Simôn Phêrô không phạm tội chối Thầy đêm trước thì có lẽ ông có mặt lúc đó để giúp đỡ Thầy mình bằng cách vác thập giá mà đi với Thầy. Thế thì tuyệt vời biết bao! Nhưng cơ hội lại dành cho ông Simôn khác.

✅Tạ ơn Chúa, Thánh Phêrô đã sám hối. Ông không thất vọng như Giuđa Iscariot. Khi Giuđa thấy Chúa Giêsu bị kết án tử và bị dẫn đi hành hình, ông cũng rất hối hận về việc làm sai trái của mình. Có người cho rằng lý do Giuđa bán Thầy vì muốn đối chất với các nhà lãnh đạo Israel về việc bắt Chúa Giêsu phải dùng quyền năng của Ngài và lên ngôi. Giuđa đã trả lại 30 đồng bạc cho các thượng tế và kỳ mục rồi thú nhận: “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan.” (Mt 27:4a) Nhưng họ thản nhiên trả lời: “Can gì đến chúng tôi. Mặc kệ anh!” (Mt 27:4b) Chính tay Giuđa đã ném trả số bạc đó vô Đền Thờ rồi đi thắt cổ.
Nếu như chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, Giuđa chạy ngay lên Canvê thì sao? Nếu ông sụp lạy dưới chân thập giá đang treo Đức Kitô và xin Ngài tha thứ thì sao? Chúa Giêsu đã nói gì và làm gì? Có lẽ ai cũng biết câu trả lời, hoặc là cũng đoán được kết quả. Chắc hẳn là Chúa Giêsu đã tha thứ cho Giuđa.
Hãy đến với Chúa Giêsu qua Bí tích Hòa Giải, không bao giờ muộn, tội gì cũng có thể được tha thứ. Chúng ta biết rằng mọi tội lỗi hoặc trì hoãn thú tội đều kéo theo hệ lụy mất mát, và cơ hội bị bỏ lỡ.
LM VICTOR FELTES
Faith Journey sưu tầm và chuyển ngữ

🌿☀️🌿Những truyện Mẹ Têrêsa kể :✝️•CẦU NGUYỆN.Một người hỏi Mẹ Têrêsa:- Khi phải nói, Mẹ đã chuẩn bị thế nào?- Mẹ nói: Tô...
23/05/2024

🌿☀️🌿Những truyện Mẹ Têrêsa kể :
✝️•CẦU NGUYỆN.
Một người hỏi Mẹ Têrêsa:
- Khi phải nói, Mẹ đã chuẩn bị thế nào?
- Mẹ nói: Tôi lấy ngón tay vẽ hình Thánh giá trên môi, tôi đứng lên, nhìn thẳng về phía khán giả, rồi tôi nói. Trong 4 chục năm, Mẹ đã nói trong nhiều dịp, trong nhiều nơi trên thế giới, với nhiều lớp người, thuộc nhiều tôn giáo. Mẹ nói cách cụ thể, nhắm thẳng vào hoàn cảnh sống của những người nghe. Mẹ không dùng giấy tờ gì cả, đôi khi Mẹ kể một vài câu chuyện Mẹ đã gặp, đã kinh nghiệm, vắn thôi, không quá dài...
Nhiều lần, Mẹ Têrêsa cho nhét vào các lá thư của Mẹ một tấm thiệp nhỏ viết như sau:
"Không cầu nguyện thì không có đức tin,
Không có đức tin thì không có tình mến,
Không có tình mến thì không có phục vụ,
Không có phục vụ thì không có niềm vui, không có bình an."
💫🍃💫Đó là 4 bước căn bản:
Cầu nguyện - Đức Tin - Tình mến - Phục vụ.
Kết quả là niềm vui nội tâm và hòa bình trong xã hội.
Để đạt được kết quả này, điều kiện tiên quyết là:
*💐*Cầu nguyện đòi thinh lặng bên trong và bên ngoài.
Thinh lặng con mắt, thinh lặng lỗ tai, thinh lặng tâm trí, thinh lặng tưởng tượng. Người ta phải tự tập trung, mở lòng cho sự soi sáng của Chúa. Thinh lặng bên ngoài từ những ồn ào của thành thị, đòi người ta tìm một góc thinh lặng trong căn phòng hay trong công viên.
Thiên Chúa nói trong thinh lặng của tâm hồn. Nếu bạn đối diện với Chúa trong thinh lặng và cầu nguyện, Thiên Chúa sẽ nói với bạn". Để thực hành sự thinh lặng bên trong thực sự, cần theo các bước sau:
🌿•Thinh lặng của mắt:
Bằng cách tìm kiếm vẻ đẹp và sự tốt lành của Thiên Chúa ở mọi nơi; và đóng lại trước những sai lỗi của người khác, trước những tội lỗi và tất cả những gì có thể gây rối loạn cho tâm hồn.
☀️•Thinh lặng của tai:
Bằng cách lắng nghe tiếng nói của Chúa, tiếng kêu than thống thiết của người nghèo, người túng quẫn; và đóng lại trước những lời nói thiếu bác ái, nói chuyện không tốt của người khác.
Thinh lặng nơi lưỡi:
Bằng cách luôn ca ngợi Chúa và nói những lời mang lại sự sống của Người; kiềm chế hãm lại những sự tự vệ và tất cả những lời nói gây ra sự tối tăm, rối loạn, đau khổ và chết chóc.
☀️•Thinh lặng trong trí:
Bằng cách mở ra trước sự thật và sự hiểu biết về Chúa trong sự cầu nguyện và chiêm niệm; và đóng lại trước những sự giả dối, điên cuồng, những ý nghĩ phá đổ, phán đoán bừa bãi, những hoài nghi sai lầm về người khác và những ý nghĩ cùng ước muốn trả thù.
🌿•Thinh lặng trong trái tim:
Bằng cách yêu mến Chúa hết tâm hồn, hết trí khôn và hết sức lực, và yêu thương tha nhân như Chúa yêu thương họ; tránh tất cả những sự ích kỷ, hận thù, tham vọng, ghen ghét và tham lam”.
"Nơi công cộng, Mẹ không ngừng lặp lại lời mời dân chúng cầu nguyện. Một lần họp với các quốc trưởng và nhiều nhà thủ lãnh, Mẹ được mời cầu nguyện mở đầu. Hai lần quan trọng khác, tại Oslo khi Mẹ nhận tới nhận giải thưởng Nobel, và tại Nữu Ước, tại phòng họp của Liên Hiệp quốc, dịp kỷ niệm 40 năm thành lập. Mẹ mở đầu việc cầu nguyện bằng lặp lại lời kinh hòa bình của Thánh Phanxicô Khó nghèo. Bạn hữu của Mẹ phân phát tờ giấy in lời kinh như đã chuẩn bị trước.
"Mẹ cổ võ gia đình cầu nguyện như là phương cách để giữ gia đình hợp nhất và hạnh phúc. Mẹ thường nhắc lại câu nói của linh mục Peyton: "Gia đình cầu nguyện, gia đình liên kết". Mẹ coi lời này như của Mẹ và đi đâu Mẹ cũng nhắc nhớ cho các gia đình.
☀️•Lm. Đoàn Quang, CMC

Address

210 Nguyễn Trãi
Hanoi
10000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Faith Journey - Hành trình Đức Tin posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Faith Journey - Hành trình Đức Tin:

Videos

Share


Other Hanoi travel agencies

Show All