22/07/2012
NHÀ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Tổ tiên ta từ khi thoát khỏi tình trạng nguyên thủy, từ thời đại đồ đá chuyển sang thời đại đồ đồng, con người đã rời bỏ những hang động miền núi để tiến về miền trung du và đồng bằng . họ quần cư trên các gò, đồi, các mỏm đất cao. Song song với việc lập làng là việc xây dựng nhà. Đấu vết để lại là những di tích, hình ảnh nhà sàn thô sơ trên trống đồng Đông Sơn.
Ông cha ta có câu “An cư mơi lập nghiệp” do vậy việc làm nhà là hết sức quan trọng. mỗi vùng miền có một điều kiện địa hình, khí hậy, vật liệu xây dựng…khác nhau nên có những cách làm nhà khác nhau. Các dân tộc ở vùng cao, miền núi thường làm nhà sàn, còn các dân tộc ở đồng bằng ven biển loại nhà chủ yếu là nhà trệt, nhà sát đất.. chẳng hạn như ở Đồng Bằng Sông Hồng, lúc đầu dân cư ở đây làm nhà sàn, nhưng sau khi nhà Lý cho xây dựng đắp những con đập để tránh chu kỳ lũ lụt hàng năm nên cư dân chuyển sang làm nhà trệt, nhà đất.
Vật liệu xây dựng chủ yếu là tận dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như: đất đá để xây dựng. có một số vùng có gổ, tre để làm cột nhà, kèo nhà, dùng tren, nứa đan làm những tấm phênh và vách ngăn. Mái nhà được lợp bằng các loại lá như: tranh , lá dừa, lá cọ, ngói…
Vào thời phong kiến việc xây dựng nhà của người dân được quy định rạch ròi. Năm 1097 vua Lý Nhân Tông ra lệnh “cấm dân gian bách tính không được xây nhà ngói, làm thuyền lớn “ (Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim), nhà Nguyễn thì quy định cụ thể hơn, Luật Gia Long ở điều 156 quy định về kiến trúc dân gian rất ngặt nghèo. Nhà ở trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được dựng trên nền 2 cấp hay chồng 2 mái (chồng diêm). Không được sơn vẽ, trang trí, cấm làm nhà có gác cao, cấm dùng gỗ lim làm nhà…
“Dân phường mà giáp đường quan
Không được làm gác trông ngang ra đường
Có can làm chỗ cửa hàng
Chiều cao không được cao bằng kiệu quan”
Ngày nay việc làm nhà phải thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống của cư dân. Địa thế làm nhà phải là “nhất cận thị, nhị cận tân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền” (một gần chợ, hai gần bến đò, ba gần sông, bốn gần đường cái, năm gần ruộng).
Nhà của người Việt (Kinh):
Mặt bằng xây dựng nhà theo chữ nhất (--) chữ nhị (=) chữ đinh (J) thường có một gian, 3 gian, 5 gian cộng thêm hai chái ở hai bên. Trước đây tùy vào vào điều kiện tự nhiên mỗi vùng mà có cách xây nhà khác nhau. Nền nhà được đắp bằng đất, sau này thì lát gạch hoặc hoặc ván, các bức tường được làm bằng đất sét, đá ong hoặc bằng gạch.
Quan trọng nhất trong một ngôi nhà là hệ thống cột và vì kèo (đà ngang, cột dọc) tạo nên các khung vững chắc cho ngôi nha. Cột được liên kết lại với nhau bằng những vì kèo. Phổ biến nhất là kèo ba cột vì trong một dãy có 3 hàng cột được liên kết lại với nhau. Cách bố trí trong nhà gồm: gian giữa thường làm nơi thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ…các gian 2 bên dùng làm phòng ăn,sinh hoạt, phòng ngủ hoặc để thóc lúa…
Suốt dọc bờ biển miền Bắc, nhất là từ Quảng Ninh đến Thái Bình là nơi đầu sóng ngọn gió, nên căn nhà phải thu mình thật ngạt (nhỏ), bám chặt vào đất. kiểu nhà bốn hàng chân mở cửa phía Nam đón gió mát tránh gió bão từ biển thổi vào, mái lợp tranh hoặc ngói. Tường được đắp đất rất dày, trổ ít cửa tạo dáng nhỏ bé nhưng vững chắc.
ở Miền Trung có 2 kiểu nhà đặc trưng là nhà Rọi và nhà Rường. nhà Rọi là loại nhà mà trong một hàng cột có 3 cái xếp thẳng hàng với nhau, cột giữa nhỏ và cao hơn 2 cột hai bên. Được liên kết với nhau bằng hệ thống xà ngang và vì kèo rất chắc chắn tạo nên hình chữ thập. nhiều hàng cột liên tiếp nhau tạo thành các gian nhà. Trên các xà ngang có thể dùng ván lót để chất hàng hóa, thóc lúa khi bị lũ lụt. còn nhà Rường thì trong một hàng cột có 4 cột dựng liên tiếp thẳng hàng nhau. Hai cột giữa cao hơn hai cột 2 bên liên kết với nhau cũng bằng hệ thống vì kèo tạo ra sự kiên cố nhất định.
vào đến Nam Bộ, địa hình kinh rạch chằng chịt, mặt nước mênh mông. Cư dân tự cư trú trên các kênh rạch, đào đất đắp nền, dùng cây đước cây tràm, lá buông làm nhà, Có những nhà nổi làm nhà nhà sàn trên những cột gỗ cắm xuống lòng kênh lợp bằng lá dừa…
“Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng nam”Như vậy hướng của các cửa chính ngôi nhà phải quay về hướng Nam. Mụcđích chính là đón gió mùa đông bắc, ngôi nhà tránh được gió rét và vào mùa hạ vẫn được mát mẻ. ngày nay đa số nhà cửa của chúng ta quay về hướng mặt tiền, hướng nhà quay ra đường rất thuận tiện cho việc buôn bán và đi lại…
Kiến trúc cơ bản về nhà cửa của các dân tộc anh em
- Nhà người Chăm có núi phía nam, có sông phía bắc, có gò cao phía tây, thoải dần về phía đông. Trong làng chỉ trồng cây me, khuôn viên nhà gồm có: nhà tục (thang đơ), nhà đôi (thang mơ dâu), nhà bếp (thanh dìn), nhà kho (thang tôn), nhà ngang (thang cần), nhà ló (thang Pinai).
- Nhà người Ê đê: nhà sàn dài 3- - 40 m (dài bằng một tiếng chuông, rộng hơn một tiếng cồng) có một hay vài bếp ăn. Nhà hướng bắc – nam, cửa hai đầu hồi, có cầu thang hình phụ nữ, ngôi sao hình trăng khuyết (nam đầu bắc nữ đầu nam) vách phía đông là phòng ngủ, ngủ quay đầu về hướng đông, bếp trước buồng ngủ, đầu bắc nơi tiếp khách để nhạc cụ hoặc vũ khí.