29/09/2024
“Cháu cảm ơn chú Đỗ Thái Bình, người dịch “Bè Tre Việt Nam Du Ký” và cuốn sách sắp in “Mỹ học tàu thuyền.” Cháu rất cảm kích vì chú tặng sách dịch và đã tham khảo ý kiến của cháu về sách mỹ học tàu thuyền.
Heritage Cruises Binh Chuan Cat Ba Archipelago được xây dựng theo mỹ học. Cháu có cùng quan điểm và cho rằng điểm mạnh đó là sự khác biệt độc đáo, nâng tầm nghệ thuật của Lux Cruises. Xin giới thiệu một đoạn trích từ sách.
MỸ HỌC TÀU THUYỀN là một môn học chuyên nghiên cứu các quy luật về vẻ đẹp tàu thuyền, dựa trên một loạt các học thuyết cơ bản như mỹ học, khoa học đóng tàu và kiến trúc. Môn học này giúp ta tạo hình con tàu, bố trí mặt boong, phân chia không gian các khoang buồng, lựa chọn màu sắc…
Nó tạo nên nền tảng của kiểu dáng tàu và thiết kế các cabin phù hợp với ergonomics (công thái học), tức là quan hệ giữa con người và máy móc, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn, quy phạm, công ước. Các nhà thiết kế cùng phối hợp dựa trên các điều kiện cụ thể của con tàu để hoàn thành công việc thiết kế kỹ thuật cũng như thiết kế nội thất.
Là một khoa học liên ngành, mỹ học tàu thuyền hình thành từ sự kết hợp hữu cơ giữa công nghệ đóng tàu và khoa học kiến trúc.
Con tàu không chỉ là một sản phẩm thực dụng mà còn là một sản phẩm tinh thần, phản ánh nhu cầu thẩm mỹ của con người. Trong một số trường hợp, nhu cầu tinh thần có thể vượt xa tính thực dụng.
Chính vì nhu cầu kép của con người đối với công năng thực tế và thẩm mỹ của con tàu mà việc tạo hình tàu và thiết kế nội thất các phòng ốc giữ vai trò quan trọng và không thể thay thế trong thiết kế và đóng tàu.
Ngày nay, con tàu là sự kết hợp giữa thực tiễn và thẩm mỹ, với các thuộc tính chung của vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp xã hội và vẻ đẹp nghệ thuật.
Các thuộc tính này được thể hiện qua hình dạng của con tàu, việc sử dụng hợp lý các vật liệu, mối quan hệ tỷ lệ, trang trí màu sắc và sự phối hợp hài hòa với môi trường.
Hình thái của một con tàu cuối cùng được tạo thành từ nhiều yếu tố như hình dạng, màu sắc, chất liệu... và việc thiết kế phải tuân thủ một số quy luật của mỹ học.
Hình dạng tàu, về mặt hình học, được tạo thành từ các yếu tố: điểm, đường và mặt.”
Tiến sĩ Phạm Hà Chủ tịch CEO LuxGroup
I would like to thank Mr. Đỗ Thái Bình, the translator of “Vietnamese Bamboo Rafting Diary” and the upcoming book “Aesthetics of Boats.” I am very grateful for the gift of the translated book and for the opportunity to discuss the book on boat aesthetics with him.
Heritage Cruises Binh Chuan Cat Ba Archipelago was built in accordance with aesthetics. I share this view and believe that this unique difference elevates the art of cruising of Lux Cruises. I would like to introduce an excerpt from the book.
AESTHETICS OF BOATS is a specialized field that studies the principles of beauty in boats based on a series of fundamental theories such as aesthetics, shipbuilding science, and architecture. This field helps us shape the vessel, arrange the deck, divide the space of cabins, and choose colors…
It establishes the foundation for the vessel's design and the cabin layout in accordance with ergonomics, which refers to the relationship between humans and machines, while also adhering to standards, regulations, and conventions. Designers work together based on the specific conditions of the vessel to complete both technical and interior design tasks.
As an interdisciplinary science, boat aesthetics arises from the organic combination of shipbuilding technology and architectural science.
A boat is not just a practical product; it is also a spiritual product reflecting human aesthetic needs. In some cases, spiritual needs can surpass practical ones.
Due to the dual needs of humans for the practical functions and aesthetics of the vessel, the shaping of the boat and the interior design of the rooms play an essential and irreplaceable role in the design and construction of boats.
Today, a boat represents a combination of practicality and aesthetics, encompassing common attributes of natural beauty, social beauty, and artistic beauty.
These attributes are expressed through the shape of the vessel, the reasonable use of materials, proportional relationships, decorative colors, and harmonious coordination with the environment.
The form of a vessel is ultimately created from various elements such as shape, color, and material, and the design must adhere to certain aesthetic principles.
The shape of the vessel, in geometric terms, is formed from elements like points, lines, and surfaces