Dzungguide Khám phá & Trải nghiệm
- Home
- Dzungguide Khám phá & Trải nghiệm
Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Dzungguide Khám phá & Trải nghiệm, Travel Service, .
16/09/2023
Grand Canyon hay Hẻm núi lớn là một khe nứt được tạo ra bởi sông Colorado ở tiểu bang Arizona của Hoa Kỳ. Grand Canyon nằm trọn gần như trong Vườn Quốc gia Grand Canyon – đây là một trong những vườn quốc gia đầu tiên được thành lập của Hoa Kỳ. Tổng thống Theodore Roosevelt chính là người đề xướng việc thành lập này và đã tham quan khu vực này nhiều lần để săn báo, sư tử và rất thích cảnh quan ở đây.
Hẻm núi Grand Canyon bị sông Colorado bào mòn tạo nên một khe núi hàng triệu năm về trước, với độ dài 446 km, rộng 0,4 đến 24 km và sâu hơn 1600 m. Hơn 2 tỷ năm của lịch sử Trái Đất đã được thể hiện nhờ sông Colorado cắt qua từng lớp đất một của Cao nguyên Colorado.
Theo các ghi chép thì người châu Âu đã phát hiện Grand Canyon năm 1540 bởi García López de Cárdenas từ Tây Ban Nha. Các cuộc thám hiểm khoa học đầu tiên về Hẻm núi lớn này được chỉ huy bởi U.S. Major John Wesley Powell cuối những năm 1860. Powell đã gọi các lớp đá sừng sững ở khu vực này là "một cuốn sách vĩ đại". Trước đó rất lâu, khu vực này đã được Thổ dân châu Mỹ định cư và xây các cộng đồng trong thành của vực này.
25/07/2023
VÀI PHỐ ẨM THỰC Ở KUALA LUMPUR
(Tham khảo)
Ẩm thực đường phố là một trong những đặc trưng nổi bật của người dân Đông Nam Á.Chợ ẩm thực không chỉ đem lại những trải nghiệm thú vị mà còn là cơ hội để du khách thưởng thức các món ăn ngon của mỗi quốc gia.
_Jalan Alor là con đường dẫn tới Bukit Bintang và Changkat_những địa điểm hút du khách nổi tiếng nhất của thành phố Malaysia.Đây là nơi bạn sẽ được đắm chìm trong vô số những món ăn ngon.Người ta có thể ví con đường như là một dòng sông chở đồ ăn đầy tít tắp.Món nào cũng rẻ,món nào cũng ngon,món nào cũng mang đặc trưng hương vị ẩm thực.
_Tọa lạc gần trung tâm Tp.Kuala Lumpur,Bangsar là một địa chỉ nổi tiếng về ẩm thực đa dạng,mua sắm phong phú và cuộc sống về đêm nhộn nhịp.Tuy đây là một khu phố ẩm thực có diện tích khá khiêm tốn nhưng bù lại lại là nơi quy tụ nhiều hàng quán đa dạng và các món ăn thơm ngon.Hành trình ẩm thực ở Bangsar có thể bắt đầu từ Jalan Telawi,nơi có trung tâm mua sắm Bangsar Village.Nhà hàng_quán bar ngay trên tầng thượng có tên Nutmeg and Mantra là một trong những địa chỉ ăn uống nổi tiếng của khu vực với view nhìn ra khu phố.Bên ngoài trung tâm mua sắm,bạn sẽ tìm thấy nhiều loại nhà hàng bán cơm lá chuối,kopitiams,bánh mì kẹp thịt,…
_Khu Chinatown của Kuala Lumpur là nơi bạn sẽ tìm thấy những món ăn đặc sản nổi tiếng của thành phố này như mì Won Ton,mì thịt bò,trà nhãn hay muah chee (mochi).Lang thang trên con phố Petaling,bạn có thể tìm thấy những quán cà phê thú vị như Merchant Lane và ChoCha Foodstore nằm lẩn khuất trong trong các tòa nhà lịch sử lâu đời với mặt tiền vẫn còn y nguyên.Bên cạnh đó,những quán bar kiểu “speakeasy” như PS150, The Berlin KL và Bar Zhen.
_Sri Petaling khoác lên một diện mạo mới với rất nhiều cửa hàng sáng bóng,thu hút những người sành ăn thích khám phá.Đây là nơi bạn có thể tìm thấy hầu hết mọi thứ và phù hợp với mọi kiểu ngân sách.Tại khu ẩm thực Sri Petaling bạn cũng có thể đổi vị với những món ăn đến từ nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc,Nhật Bản,Hàn Quốc,Thái Lan và cả Việt Nam.Vào thứ Ba hàng tuần sẽ có chợ đêm và bạn có thể tha hồ thưởng thức nhiều món ăn đường phố khác nhau ngay tại Siri Petaling.
_Damansara Heights là một khu dân cư của những người giàu tại Kuala Lumpur nên giá cả cũng hơi đắt so với những khu ẩm thực khác một chút.Bạn có thể ghé qua Gaslight Cafe_nơi bạn có thể vừa uống bia vừa thưởng thức nhạc indie của Malaysia hoặc tới Sticky Wicket bar để uống bia và xem những trận đấu cricket trên TV màn hình lớn.Chỉ cách một vài bước chân là nhà hàng Aliya,nơi chuyên phục vụ các món ăn cổ điển của Sri Lanka.Nếu muốn thử các món ăn Ấn Độ truyền thống,bạn có thể ghé thăm Gin Rik Sha.
_Khu chợ Taman Connaught trải dài 2km đã từng là một trong những khu chợ đêm dài nhất ở Malaysia cho đến khi chợ đêm Setia Alam dài 2,4km xuất hiện.Đây là nơi tập trung mọi món ăn mang hương vị ẩm thực đường phố Malaysia mà bạn cần tìm kiếm.Loanh quanh cho hết khu chợ cũng đã mất ít nhất 1 tiếng đồng hồ.Chợ có hơn 700 quầy hàng bán đồ ăn ngon rẻ xuyên vịnh Bắc bộ.Bạn nên chuẩn bị tâm thế vững vàng để khám phá vì nơi đây rất đông đúc.Taman Connaught chỉ mở cửa tuần một lần vào thứ tư từ 5:30 đến nửa đêm.Đây còn được biết đến là một trong số ít các khu chợ đêm có những quầy hàng ẩm thực Thái Lan,làm cho khu chợ càng trở nên thu hút.
_Hartamas_khu ẩm thực sẽ mang đến sự đa dạng nhất trong những địa chỉ đã kể trên.Đến đây,bạn có thể tìm thấy tất cả mọi thứ mà ẩm thực Kuala Lumpur sở hữu,từ thức ăn đường phố,tiệm bánh cho đến quán rượu,quán cà phê thú cưng, cửa hàng bán đồ tráng miệng và cả nhà hàng thuần chay.Bạn có thể bắt đầu một ngày khám phá ẩm thực ở Hartamas tại tiệm cà phê thú cưng Cubs & Cup.Sau đó, bạn hãy thưởng thức các món ăn hiện đại của Nhật Bản tại Mei byFat Spoon,sườn nướng khói tại Naughty Nuri,bánh mì kẹp thịt tại Hattrick Sportsbar & Burgers hoặc các món chay tại Sala.Cuối cùng, để kết thúc hành trình ẩm thực này,hãy ghé qua Ice Cream Bar để tráng miệng hoặc tới bất kỳ quán rượu và hoặc bar ngay gần đó.
_OUG là chợ đêm ít được biết đến hơn những khu chợ mà Justfly đã giới thiệu phía trên,tuy nhiên nó được đánh giá là khu chợ mang những nét truyền thống hơn.OUG là địa điểm của nhiều món ăn dân tộc Trung Quốc khác nhau,từ những món Khách Gia địa phương đến những món Hồng Kông,Quảng Đông.Hãy thỏa thích khám phá hương vị ẩm thực đường phố Malaysia của các cộng đồng dân tộc khác nhau và thưởng thức những ly trà sữa châu Á ngon mê ly.Bên cạnh đó,bạn cũng có thể dạo quanh khám phá gian hàng laksa và tom yum nóng hổi.Chợ đêm OUG chỉ mở cửa vào các ngày thứ năm từ 18_ giờ do đó bạn nhớ đến sớm để tìm được chỗ đỗ xe phù hợp.
_Tapak giới thiệu tới du khách nền ẩm thực đường phố Malaysia với hình thức hiện đại hơn.Các bữa ăn ở đây có ảnh hưởng của phương Tây,có nhà bếp cùng với thực đơn giống như nhà hàng nhưng lại giữ được cái nét đường phố.Với hơn 40 gian hàng,Tapak chỉ luân phiên 10 gian hàng mỗi ngày để làm cho mỗi chuyến thăm của du khách trở nên độc đáo.Không giống như các khu chợ đêm khác,Tapak mở cửa vào mỗi buổi tối hàng ngày.
St
06/07/2023
BỐN CÂU NÓI THƯƠNG TÂM NHẤT TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
-------------------------------------------
1. “Người sống ở đời, chuyện không như ý thường chiếm đến tám, chín phần”
Trong tầng tầng lớp lớp nhân vật trong Tam Quốc, Dương Cổ vốn không phải là người không được như ý nhất trong chốn quan trường, nhưng lại nói ra câu nói chán nản sâu sắc nhất này.
“Nhân sinh thất ý vô nam bắc” (nam bắc nào ai được thỏa lòng). Dương Cổ bỗng chốc trở thành người bạn tri âm của những người chán nản, không được như ý muốn.
Dễ có thể nhận thấy rằng, đây là luận điệu điển hình của những người bi quan. Dạng người này thường hay nói “càng đánh càng thua”, trong khi người lạc quan sẽ nói “càng thua thì càng phải đánh”; cùng một hoàn cảnh như nhau, nhưng sĩ khí lại hoàn toàn khác nhau.
Những người sống vô tư, khi nghe thấy câu nói này, họ không những không nhụt chí, mà trái lại sẽ hoan hô: “Chuyện như ý trong thiên hạ, ít nhất vẫn có một, hai phần cơ đấy!”.
2. “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”
Khi Khổng Minh nói “Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”, “phạt Ngụy” vốn đã trở thành điều không tưởng, rồi sau đó ông chết ở gò Ngũ Trượng.
Năm xưa xem “Thần điêu hiệp lữ”, khi Quách Tĩnh nói ra câu “Hết lòng tận tụy, đến chết mới thôi”, có người liền thở dài một tiếng: “Quách đại hiệp sắp phải hy sinh rồi, thành Tương Dương không giữ được nữa rồi, Đại Tống sắp diệt vong rồi!
“Ra trận chưa thắng người đã mất, trường sử anh hùng lệ đầy khăn” là vậy!
3. “Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”
Khổng Minh dốc hết sức lực phò tá cha con Lưu Bị, sáu lần ra Kỳ Sơn, nhưng vẫn phạt Ngụy thất bại, dành phải thở dài rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, không thể cưỡng cầu”. Khiến người ta không thể không cảm thấy thương cảm.
Thế sự dồn dập không kết thúc, mệnh trời đã định trốn sao được. Dường như Lưu Bị xưng vương, Tôn Quyền chiếm lĩnh một phương, Tào Tháo thao túng thiên tử hiệu lệnh chư hầu, Quan Vũ bại trận đến Mạch Thành… Hết thảy đều là ý trời cả. Dù có tài kinh thiên vĩ địa, thế chuyển núi dời sông, thuật xoay chuyển tình thế, cũng địch không lại ý trời.
Ý trời, năm xưa Hạng Vũ nhất chiến ở Cai Hạ, cũng nói “Trời muốn ta chết, không phải ở lỗi dùng binh”, quả thật có ý trời trong đó vậy!
4. “Thị phi thành bại hóa thành không”
Người chán nản, kẻ thất bại mới có cảm xúc như vậy. Như Tào thừa tướng xuân phong đắc ý, dù cho nếm đủ mùi vị thất bại, vẫn “may mắn lắm thay, cất lời ca hát”, hát rằng “Ngựa chiến nằm co, chí còn rong ruổi. Anh hùng luống tuổi, khảng khái vẫn kia!”.
Văn nhân dựa vào những áng văn thơ mà oán than! Tô Đông Pha khi còn trẻ “chí khí cao vời vợi”, tự phụ “được như Nghiêu Thuấn, chuyện này khó gì”. Nhưng sau khi thập tử nhất sinh trên chốn quan trường, liền tâm ý nguội lạnh mà rằng: “Tào Tháo một đời anh hùng, mà nay ở đâu đây?”.
Nguồn: danviet.vn
You tube:
Đặc sản vùng miền " chè Thái Nguyên" . Chuyên cung cấp các loại chè ngon Thái Nguyên.
17/06/2023
CON ĐƯỜNG NỐI 4 NƯỚC: "VIỆT NAM - LÀO - THÁI - MYANMAR" 😮😮😮
Cung đường này sẽ nối Thái Bình Dương và Ấn độ dương. Hiện đang cải tạo tuyến số 12, đoạn Kalasin - Mukdahan. đi qua Lào và vượt qua sông Mekong kết nối với Thái Lan tại tỉnh Mukdahan, sau đó sẽ kéo dài qua đất Myanmar tại huyện Mea Sot, kết thúc tại vịnh Martaban.
Đường cao tốc số 12 của Thái Lan là một phần trong tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), liên kết bốn quốc gia Đông Nam Á lục địa, từ Myanmar ở phía tây, qua Thái Lan, Lào rồi tới Việt Nam ở phía đông. Trong tổng chiều dài 1.530km của EWEC, có khoảng 793km nằm trên lãnh thổ Thái Lan.
OK, sáng ăn bún bò chiều ăn xôi xoài, tối qua Myanmar đánh bài bạn nhé 🤩
👉🏻 https://m.me/1190776911005751?ref=VTTCTravel
☎ Hotline: 089.6886.989
______________________________________
*Công ty CP Du Lịch và Thương Mại – Vinacomin (VTTC)
Trụ sở: Tòa nhà Việt Á, phố Duy Tân, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.
*Chi Nhánh Quảng Ninh, P.Bãi Cháy, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Hotline: 0836.138.777
17/06/2023
CỜ LUNGTA - NÉT VĂN HOÁ TẠNG ĐẶC SẮC!
Lungta trong tiếng Tây Tạng có nghĩa là "ngựa gió". Người Tây Tạng tin rằng, biểu tượng của ngựa gió tiêu biểu cho sự chuyển hóa của cái ác thành cái thiện, những điều không may thành cát tường, thịnh vượng, chướng ngại trở thành cơ hội may mắn.
Cờ Lungta được làm bằng vải hình vuông hoặc hình chữ nhật màu trắng, xanh dương, vàng, xanh lá và đỏ.
Cờ Lungta mang lại tài bảo cho những người sở hữu. Từ thời xa xưa ở vùng núi Himalaya, Lungta được coi là tài sản rất có giá trị. Khi một người con trai kết hôn và đi ở rể, gia đình sẽ cho anh ta một chiếc cờ Lungta để làm của hồi môn. Chính vì thế từ thời đó, cờ Lungta Phodrang đã có giá trị cao hơn các tài sản vật chất khác.
#茶马古道
#丽江千古情
17/06/2023
LAI LỊCH NGƯỜI THỔ GIA
…Thổ Gia là dân tộc đông dân thứ 6 trong tổng số 56 dân tộc được công nhận chính thức tại TQ. Họ sinh sống ở Dãy núi Vũ Lăng, trên ranh giới giữa 4 tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Quý Châu và Trùng Khánh…
Tương truyền rất lâu rất lâu trước đây, xảy ra một trận lũ lụt lớn, người trên thế giới đều bị cuốn trôi đi hết, chỉ còn lại một cặp huynh muội trên núi Nam Cực. Nam Thiên Vô Cực đạo nhân tay bấm quẻ, biết phàm gian gặp hoạ, liền bước ra cung Vô Cực, nhìn xuống nhân gian chỉ thấy một cảnh mặt đất im lìm lạnh lẽo, hoang vắng ko một nếp nhà. Trong lòng nghĩ, nếu phàm gian ko có lê dân bách tính, chẳng phải là giống cái khay bị vỡ ư? Thế giới sẽ ko thành nữa rồi. Lại nhìn kĩ một lúc, chợt thấy phàm gian còn một nam một nữ đang hái quả dại, chợt mừng: “tốt, có cách rồi!”
Hôm nước lũ lên, hai anh em bám được vào bè trúc lớn, thoát nạn, nhưng bị cuốn trôi tới nơi khô hạn, cuộc sống còn khó khăn hơn. Vì thế, ngẩng mặt lên trời cầu khẩn: “Trời xanh hỡi! Cho chúng con nước đi! Xin hãy cứu sinh linh dưới này!” Một dòng nước mát từ trên chảy xuống, hai huynh muội uống no nước. Một cơn gió nhẹ thổi tới, cùng đám mây ngũ sắc, một ông lão đầu tóc tóc bạc phơ sắc mặt hồng hào đứng trên. Hai huynh muội biết đây là Thần tiên thượng giới hạ phàm, liền quỳ lạy.
Đạo nhân: Nạn của các con chưa hết, nên cố giữ lại tính mạng. Trước mắt bách tính đã không còn, để giữ hương khói nhân gian, lệnh cho hai người thay anh em ruột thành vợ chồng. Đây là sự tác hợp của Trời!
Hai anh em nghe, bái lạy liên tục: Ko, ko! Chúng con là anh em cùng cha mẹ, thế gian đâu có được thành thân?
Đạo nhân: Hai con là ruột thịt, nhưng âm dương khác nhau, nay nhân gian đã tuyệt, nếu ko thành vợ chồng, vậy hương khói nhân loại tính sao?
Hai anh em vẫn nhất định ko nghe. Đạo nhân tức giận: nếu hai ngươi ko thành vợ chồng, ta sẽ dừng nước xuống, để các ngươi chết khát! Nói rồi làm luôn…
Người em gái thấy nước ko còn, trong lòng lo lắng, nghĩ một lúc nói: nếu bắt anh em chúng tôi làm vợ chồng, Ông phải đáp ứng một yêu cầu của tôi, ở đây có hai cái cối xay, anh tôi đeo một cái đứng trên đỉnh núi Đông, tôi đeo một cái đứng trên đỉnh núi Nam. Hai chúng tôi đồng thời lăn cối từ trên núi xuống, nếu chúng gắn với nhau, tôi sẽ đồng ý, nếu không chúng tôi vẫn là anh em.
Đạo nhân đồng ý. Hai anh em đứng trên hai ngọn núi, Đạo nhân hét lớn: ”chuẩn bị--- bắt đầu”. Người anh đã lăn cối xuống, người em gái cố ý dừng lại một chút mới lăn xuống. Nhưng hai cái cối xay lăn xuống chân núi, vẫn dính chặt lấy nhau.
Lão đạo nhân cười lớn: “Đây là ý Trời, người phàm phải theo thôi!”. Rồi vẫy tay, nước lại chảy đều.
Người em gái vẫn ko chịu: “Lần này ko tính, hai chúng tôi đứng hai bên núi cùng nổi lửa, nếu hai cột khói quấn lấy nhau, chúng tôi sẽ thành thân”
Đạo nhân cười: “Theo ý cô”
Hai anh em cùng nổi lửa, một lúc sau hai cột khói bốc lên cao, quấn chặt lấy nhau. Lão Đạo nhân nhìn cô em gái, cười: “Lần này ko còn gì để nói nữa chứ?”. Hai anh em ko còn cách nào, đành phải thành thân.
16/06/2023
Ngày 2: Thất Tinh Sơn - Miêu Trại - Phượng Hoàng Cổ Trấn! Trọn vẹn!
第二天 : 七星山 - 苗寨- 凤凰古镇!
TL Dũng Tourist
16/06/2023
😍😍😍Hành trình thiên thời - địa lợi - nhân hòa cùng anh chị ngân hàng BIDV đã khép lại với nhiều nụ cười tươi, bức hình đẹp, kỉ niệm đẹp.
谢谢你们来了, 我的心中有你们!快乐,幸福,安全,合作,可爱的团!
ĐVTC:
TL:
KH: BIDV Phú Thọ
----------------------------------------
15/08/2022
KHỔ KHÔNG THAN, SƯỚNG KHÔNG KHOE, MẤT KHÔNG TIẾC, NGUY KHÔNG LOẠN.
Kể khổ cũng có giới hạn, đồng tình cũng có thời hạn. Đừng khiến bản thân trở nên đáng thương trong lòng người khác, cũng đừng tự hại mình trở thành hạt cát trong mắt người ta!
Khổ không than - một dạng tu dưỡng tâm tính
Dân mạng có 1 câu rất chuẩn:
"Đừng bao giờ kể khổ với bất kì ai, vì 80% số người nghe đều không quan tâm, 20% còn lại chỉ lấy làm trò cười."
Kể khổ cũng có giới hạn, đồng tình cũng có thời hạn.
Khi đối mặt với đau khổ của bạn, có rất ít người thật lòng muốn đi tìm hiểu hết nỗi khổ của bạn. Cho nên, khổ mà không than mới là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta.
Chúng ta cần có một trái tim thật kiên cường và mạnh mẽ, đủ sâu sắc để cất giữ những chuyện riêng hay bí mật nào đó. Nếu sống nông cạn như một cái dĩa, nghĩ cái gì cũng bày ra trên mặt, hễ có chút buồn khổ cũng không kiềm chế được, kể lể cho cả thiên hạ biết, vậy chắc chắn chỉ khiến nỗi khổ nâng lên gấp trăm ngàn lần.
Cuộc sống cứ 10 chuyện đã có đến 8, 9 chuyện không được như ý. Đối với người bản lĩnh, họ xem nhẹ nỗi khổ, mà cố gắng nắm bắt 1, 2 phần như ý. Ngược lại, những người cố chấp chỉ biết sống chết trong 8,9 phần bất hạnh của họ.
Không than khổ, đó là một dạng trí tuệ gọi là "không đấu tranh vô ích", cũng là một loại dũng cảm mang tên "dám đối đầu với đau khổ".
Khổ không than không phải vì yếu đuối, chuyện gì cũng cắn răng nhận thiệt thòi vào mình, mà là ít than vãn, học cách buông bỏ những đau khổ không cần thiết.
Rồi đến một ngày nào đó, bạn nhất định sẽ phải cám ơn sự kiên trì đến cùng của chính mình, đã khiến bản thân không bị cái khổ đánh bại, mà có thể thờ ơ đối mặt với nó.
Khổ không than, chính là cách để ta có thể im lặng "lột xác", đợi thời cơ đến, bản thân sẽ trở thành một phiên bản tuyệt vời nhất!
Sướng không khoe - là một dạng trí tuệ trầm mặc
Hoa nở một nửa khiến người ta tò mò, rượu say một chút để bảo trì sáng suốt. Làm người nên biết sống khiêm tốn, điệu thấp chính mình; giấu bớt ánh hào quang, đừng để bản thân sống quá "chói mắt". Đây cũng là một dạng trí tuệ.
Sướng không khoe, không phải ý nói rằng vui mừng không được chia sẻ, mà muốn khuyên răn chúng ta đừng để cái vui của mình ảnh hưởng đến niềm vui của người khác.
So với những người tự mãn, thích ăn miếng trả miếng, những người sống điệu thấp thế này có thể dễ dàng kiềm chế tính cách của bản thân, khiến họ không nói lời khó nghe gây tổn thương cho người khác.
Bất kể họ đang đối mặt với những tin đồn xấu xa hay lời nói ác ý thế nào đi nữa, họ vẫn có thể bình tâm, cư xử có chừng mực.
Cuộc sống luôn là một cuộc thi triển trí tuệ đầy cam go, muốn thành công vượt qua mọi chuyện, trước hết là nên quản tốt cái miệng của chính mình.
Mất không tiếc - là một dạng xem nhẹ sáng suốt
Có câu: "Phòng trống thì sáng, cát tường dừng lại."
Một căn phòng để trống mới để lộ sự rộng rãi, thoáng đãng và sáng sủa của nó. Nếu căn phòng chất đầy đồ đạc, sẽ không còn chỗ để ánh sáng lọt vào nữa.
Tâm trí con người cũng như vậy, nếu ta có thể vứt bỏ hết những tạp niệm, rác rưởi trong tâm trí, quét sạch bụi mù, thì trái tim sẽ tràn ngập ánh sáng. Kết quả đương nhiên là thanh thản và tỉnh táo hơn trước.
Nhân sinh trên đời này, ai sớm hiểu buông bỏ phồn hoa, không níu kéo những bận rộn vô nghĩa, im lặng lắng nghe âm thanh từ sâu thẳm trong tâm hồn, người đó sẽ sớm đạt được hạnh phúc chân chính trên đời.
Trong một đời hạn hẹp, người ta không thể lúc nào cũng để danh và lợi, tiền bạc và địa vị chiếm hết chỗ trong tâm trí mình. Ai vì nó mà bỏ qua gia đình, hạnh phúc, sức khỏe, quả là một sự thiếu sót và đáng tiếc lớn.
Khi tâm mệt mỏi, hãy cho nó một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, bình tĩnh và sáng suốt trở lại, có như thế bạn mới không tự đánh mất chính mình, qua đó dễ dàng chấp nhận từ bỏ những thứ dư thừa, không đáng bận tâm.
Nguy không loạn - Là một dạng thân tâm kiên cường
"Gặp nguy không loạn" là phản ứng cần có đầu tiên của người muốn làm nên chuyện lớn.
Dù chuyện có khẩn cấp hay đột ngột đến đâu, bạn càng ít hoảng loạn, càng dễ khống chế tình hình.
Sợ hãi là điều không cần thiết, bởi dù sợ cũng không thể tránh khỏi. Thế nên thay vì hèn nhát trốn tránh hoặc hoảng sợ, cách tốt nhất vẫn là bình tĩnh, tập trung suy nghĩ biện pháp giải quyết vấn đề.
Tóm lại, muốn thành công và có cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn, cách tốt nhất là nên cố gắng tu dưỡng bản thân đạt được bốn điều:
Khổ Không Than,
Sướng Không Khoe,
Mất Không Tiếc,
Nguy Không Loạn
nêu trên mọi lúc mọi nơi.
_________________
13/06/2022
Bếp và Phục Vụ
Như nước với lửa, hai tên này, dù làm việc với nhau mỗi ngày, hôm nào cũng nhìn mặt có khi nhiều hơn gia đình, lại rất hay xích mích và đối đầu ở khắp nơi. Giờ khách chưa vô thì rất thân thiết và gần gũi, anh này cho chị kia đồ ăn, chị lại pha cà phê cho anh uống, nhưng cứ đến giờ phục vụ là rất dễ đè nhau ra đấm đá. Đây là một mối quan hệ mà cá nhân tôi chưa bao giờ thấy được sự hoà hợp hoàn toàn ở bất kì nơi nào, thậm chí có những nơi ngày nào cũng phải đánh nhau mới chịu được. Một chuyện rất đáng tiếc và cũng ảnh hưởng lớn đến việc vận hành của nhà hàng.
Càng đông khách thì chuyện càng dễ xảy ra, mà khi đã châm ngòi rồi, từ đó đến cuối buổi căng thẳng không dứt. Khi nhà hàng trở nên bận rộn, cùng lúc đó là bếp ngập ngụa với đống giấy gọi món còn phục vụ thì quay cuồng hết bàn này tới bàn khác. Các đầu bếp thì cố mọc thêm ba đầu sáu tay, nảy lửa với những chiếc nồi chảo kín mọi họng bếp; bên ngoài phục vụ vắt chân lên cổ, di chuyển và bưng bê không ngừng, cả những đĩa đồ ăn từ bếp lẫn các đồ đạc trên bàn cho khách dùng bữa. Giữ cho guồng quay này trơn tru đều đặn không phải là chuyện đơn giản, nó không chỉ là chạy sao cho đúng khớp, mà còn là xử lý sao khi bỗng nhiên mình bị lệch một nhịp. Lệch nhịp ở đây bao gồm đủ thứ: bếp làm món bị chậm, bị nhầm, bị mặn nhạt, bị sống chín; phục vụ bưng lộn bàn, làm rơi rớt, nói với khách không chuẩn, gọi món vào trong sai v.v… Vấn đề thì khó mà tránh khỏi, mười buổi ít cũng phải có 1-2 bị hụt chân, vậy nên cái mình chú tâm ở đây là cách xử lý, sao cho hai thằng không lôi mồ mả nhau lên và khách không chửi.
Cái khó ở đây nằm ở góc nhìn: dù cả hai bên đều chung mục đích là phục vụ khách, góc nhìn của hai người lại rất khác nhau, và không có ai là sai cả. Phục vụ tiếp xúc với khách, các bạn thấy được thái độ của khách khi chờ, khi ăn. Các bạn là những người nghe lời nhận xét cũng như hối thúc hay thậm chí là miệt thị từ khách khi họ không hài lòng; vậy nên lúc nào mình cũng chỉ muốn đưa đồ ăn ra thật nhanh và ngon. Ngược lại thì bếp không tiếp xúc khách, họ không biết khách đang thấy thế nào, nhưng cái trước mắt họ là một núi món mà mình sẽ phải trực tiếp xào nấu ngay bây giờ. Bếp thì không phải nghe khách chửi và nhìn khách chờ, phục vụ thì không phải đứng trong làm nóng nực và bừa bộn; nhưng cái mình cần ở đây lại là hai bạn hiểu nhau. Không dễ chút nào.
Tôi nghĩ để làm tốt công việc này, mình phải có sự thông cảm, đặt bản thân vào vị trí người kia, và rất cần một thái độ xây dựng chung. Khi xảy ra vấn đề không ai muốn, cái mình hướng đến ngay là khách hàng, không phải là bản thân mình. Lúc bão ập tới, mình sẽ làm sao để đẩy nó đi nhanh nhất rồi tiếp tục guồng quay, không phải “mày là thằng gây chuyện, đéo phải tao” hay “mày ngu vãi l*n, tự giải quyết đống c*t của mình đi.” Không ai muốn làm sai cả, và cũng chẳng ai có thể làm chuẩn mọi lúc. Mình mắc lỗi, họ cũng mắc lỗi, ta phải giúp đỡ lẫn nhau. Đừng nghĩ bếp mình chạy tốt quá, chỉ có bọn bên ngoài là ngu nên nhà hàng mới bị thế này; cũng đừng nghĩ mấy thằng bếp mà giỏi hơn là cái nơi này đã đỉnh. Những nơi tốt là do hai bộ phận họ làm việc được với nhau, không phải như mình, tối ngày nhắc đến đồng nghiệp là bĩu môi.
Bếp làm bị chậm, mình hãy hiểu họ đang cố hết sức rồi, mình nên ra cáo lỗi với khách, tặng họ thứ gì đó để bù đắp. Bếp ra món không ngon, nói và yêu cầu làm lại nhẹ nhàng. Các bạn đâu muốn nấu dở, khi bị chê họ cũng đã không vui, đừng đập thêm vào mặt họ làm chi. Bên cạnh đó, phục vụ bưng nhầm hay để rơi rớt, ngay lập tức làm lại thật nhanh để đưa họ. Thời gian đã bị mất một khoảng, đừng tốn thêm năm phút chửi bới ầm ĩ rồi mới làm, việc ấy hãy để sau. Rồi khi các bạn có gọi đồ bị lộn hay nói với khách sai về món, mình cũng nhanh nhẹn hành động: nấu lại món khác, mang món bên ngoài vào xử lý. Chân tay làm trước, cái miệng và cái tôi để sau. Có làm thì mới giải quyết được vấn đề, gân cổ lên vừa làm mọi thứ căng thẳng mà vừa khiến khách chờ thêm. Với những va vấp nhỏ, mình cũng xử lý nhanh gọn và để qua; còn nếu có một thứ mà ngày nào cũng dính, mình cần ngồi xuống với nhau và có sự thay đổi.
Cách tốt nhất để một người có thể hiểu được cả hai bên, là mình phải trực tiếp tham gia vào công việc của họ. Các bạn bếp, nếu muốn theo công việc này một cách chuyên nghiệp và lâu dài, mình nên có thời gian đi làm phục vụ, tương tự như vậy là các bạn ở bờ bên kia. Không cần dài, chỉ cần đủ để mình hiểu được làm bếp là như nào hay làm phục vụ hắn ra sao, trải nghiệm được những lúc đông khách thì bên trong làm gì và bên ngoài chạy bao nhiêu. Chỉ cần một khoảng thời gian ngắn, vài tháng trong toàn bộ sự nghiệp, mình sẽ quay về với một cái nhìn mở mang hơn nhiều. Riêng tôi, mấy tháng làm phục vụ đã mang lại những bài học mà đến giờ vẫn luôn hiệu quả mỗi ngày đứng bếp.
Vậy nên, công việc này không chỉ gói gọn trong bếp mà còn ra cả bên ngoài. Càng lên cao thì mình càng phải bao quát được rộng hơn. Xào nấu tối ngày rồi cũng đến lúc mình cần phải làm những công việc tầm cao hơn, nếu mình đủ giỏi và muốn phát triển. Ban đầu làm việc của bản thân, tới làm chung các đồng nghiệp, rồi đến quản lý các bạn trẻ trong bếp, rồi lại tới hợp tác với bên ngoài nhà hàng. Ai rồi cũng sẽ đi qua những bước này, trừ khi mình chủ định giậm chân tại chỗ, vậy thì tiếc quá.
Bên cạnh khoản đồng lòng để giải quyết vấn đề như nói trên, mình còn cần để ý một chuyện nữa cũng rất hay gây xích mích: khách hàng không tốt. Khi gặp các vị khách không biết chờ đợi, chê đồ ăn vô lý, ưa thể hiện, bất lịch sự v.v… thì mình cũng phải đồng lòng, nhưng theo một hướng khác: ăn thì ăn, không ăn thì mời đi ra cửa. Đừng để mấy thứ không đáng làm sứt mẻ nội bộ.
____
Cuốn sách đầu tay “Ăn Tối Cùng Chef” của tôi đã chính thức ra mắt. Với rất nhiều câu chuyện và bài học thú vị, nếu thích những bài viết của tôi, chắc chắn các bạn sẽ không muốn bỏ lỡ nó đâu. Mọi người có thể tìm đọc về cuốn sách và mua ủng hộ tôi ở bài viết này nhé: https://www.facebook.com/bepdon/posts/490643742622377
Cảm ơn các bạn rất nhiều!
08/06/2022
TỔNG QUAN VỀ THỪA THIÊN HUẾ
Lược sử hình thành và phát triển
Những kết quả nghiên cứu khảo cổ học ngày nay đã chứng minh vùng đất Thừa Thiên Huế ngày nay có mối quan hệ nguồn gốc với văn hóa Sa Huỳnh và giao lưu với văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc đất nước. Theo các tư liệu xưa, từ hàng nghìn năm trước, Thừa Thiên Huế đã từng là địa bàn cư trú của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau.
Tương truyền vào thời kỳ hình thành nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, Thừa Thiên Huế là một vùng đất thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang cổ đại. Đến đầu thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất này thuộc Tượng Quận. Năm 116 trước Công nguyên, quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận. Năm 192, một lãnh tụ địa phương ở quận Nhật Nam là Khu Liên lãnh đạo nhân dân nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập ra một quốc gia được sử sách Trung Quốc chép là Lâm Ấp (Linyi). Trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi từ Lâm Ấp thành Hoàn Vương và sau cùng là Champa, nhà nước Champa là một quốc gia độc lập nằm ở phía nam lãnh thổ cư trú của người Việt, vùng đất Thừa Thiên Huế là một phần lãnh thổ phía bắc của vương quốc Champa.
Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử của Ngô Quyền (năm 938), Đại Việt giành được độc lập, vùng đất nay là tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn thuộc về vương quốc Champa. Năm 1306, vua Champa là Chế Mân kết hôn với công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần Nhân Tông, và cắt đất hai châu ở vùng cực bắc của Champa là châu Ô và châu Lý là quà sính lễ. Nhà Trần đổi tên châu Ô và châu Lý thành châu Thuận và châu Hóa, chính thức trở thành các đơn vị hành chính của Đại Việt. Châu Hóa thời Trần chính là địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay.
Trải qua nhiều thế kỷ phát triển, Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Đông với nền văn hóa của các cư dân bản địa. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn với tên gọi là Phú Xuân. Thời nhà Nguyễn, sau khi lên ngôi, vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh, Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc dinh Quảng Đức; địa danh hành Quảng Đức tồn tại trong vòng 20 năm (1802 - 1822). Đến năm 1822, dinh Quảng Đức được vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên. Từ năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng lần đầu tiên chia cả nước thành 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đến thời Pháp thuộc, được đổi thành tỉnh Thừa Thiên. Tên này được duy trì cho đến năm 1975.
Sau ngày đất nước thống nhất (30.4.1975), tỉnh Thừa Thiên hợp nhất với tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh thành tỉnh Bình Trị Thiên (năm 1976). Ngày 30.6.1989, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII đã quyết định tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh như cũ, riêng tỉnh Thừa Thiên sau khi tách thì mang tên gọi mới là tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.2. Nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa
Là vùng đất của truyền thống lịch sử, Thừa Thiên Huế cũng là quê hương của nhiều anh hùng, nhân vật nổi tiếng như:
- Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767): Quê ở làng An Hòa, nay thuộc phường Hương Sơ, thành phố Huế. Ông là một nhà kinh tế, quân sự, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở thế kỷ XVIII của xứ Đàng Trong. Ông thực hiện chính sách mở mang đất đai, tổ chức cơ cấu hành chính phù hợp với tình hình mới, bài trừ tệ nạn trộm cướp, giúp đỡ và khuyến khích nhân dân mở đất, tích cực sản xuất, ổn định đời sống, giữ vững kỷ cương xã hội. Ngoài sự nghiệp chính trị, Nguyễn Cư Trinh còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị, về chữ Hán có Đạm Am thi tập; Hạo Nhiên đường văn tập và 10 bài họa Hà Tiên thập vịnh cảnh; về chữ Nôm có bài vè Sãi vãi và 12 bài thơ vịnh cảnh Quảng Ngãi.
- Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873): Quê ở làng Ðường Long (Chí Long), tổng Chánh Lộc, (nay là xã Phong Chương), huyện Phong Ðiền, tỉnh Thừa Thiên. Ông làm quan dưới các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Ðức, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, là đại thần của nhà Nguyễn, có nhiều công lao trong việc khai khẩn xứ Nam Kỳ và đánh thực dân Pháp xâm lược.
- Tuy Lý Vương (1820 - 1897): Tên thật là Nguyễn Phúc Miên Trinh, danh sĩ lớn dưới thời Nguyễn, sinh tại kinh thành Huế, là con thứ 11 của vua Minh Mạng, em cùng cha khác mẹ với Tùng Thiện Vương (Nguyễn Phúc Miên Thẩm). Ông từng làm quan to dưới triều Thành Thái, nhưng ông rất mê sáng tác thơ văn và để lại cho người đời sau nhiều tác phẩm văn học lớn: Vĩ Dạ hợp tập, Vĩ Dạ văn tập, Vĩ Dạ thi tập, Nam cầm khúc… Tài năng văn học của ông không chỉ được nhắc đến trong văn đàn Việt Nam, mà còn được lưu truyền rộng rãi ra bên ngoài. Năm 1981, nhà xuất bản Gallin Mard (Paris) xuất bản tập thơ của các thi nhân 10 thế kỷ, trong đó có ông.
- Tôn Thất Thuyết (1839 - 1913): Quê ở xóm Phú Mộng, xã Xuân Hòa, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Kim Long, thành phố Huế) trong một gia đình có truyền thống binh nghiệp thuộc phòng 4 hệ 5 của dòng họ Nguyễn Phúc. Trong sự nghiệp của mình, ông được cử giữ nhiều chức vụ: Án sát tỉnh Hải Dương, Tán tương quân thứ Thái Nguyên rồi Tán lý quân thứ Sơn - Hưng - Tuyên, Tham tán, Hữu tham tri bộ Binh, Tuần phủ Sơn Tây, Tuần phủ, Hộ lý Tổng đốc Ninh - Thái kiêm Tổng đốc các việc quân Ninh - Thái - Lạng - Bằng, Hiệp đốc quân vụ đại thần, Thượng thư bộ Binh, Phụ chính đại thần, Điện tiền tướng quân, Thượng thư bộ Lễ, Thượng thư bộ Lại…
- Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967): Là một tướng lĩnh chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "Vị tướng phong trào". Ông cũng là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh".
- Đặng Văn Ngữ (1910 - 1967): Là một bác sĩ y khoa nổi tiếng của nền y học hiện đại Việt Nam. Ông là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Ông cùng học Đại học Y khoa Đông Dương với các bác sĩ nổi tiếng khác của Việt Nam như: Tôn Thất Tùng, Trần Duy Hưng.
Ngoài việc xây dựng các nhà thờ, nhà tưởng niệm, những năm gần đây, Thừa Thiên Huế còn tổ chức những lễ hội vào những ngày sinh và mất của các danh nhân, bao gồm các hoạt động như dâng hương, viếng mộ, tọa đàm, đọc tiểu sử,…
2.3. Di sản văn hóa
Là nơi hội tụ giao thoa các yếu tố văn hóa và kinh tế của nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh; của nền văn hóa Ấn Độ, văn hóa Trung Hoa sau này là văn hóa phương Tây, Thừa Thiên Huế là một vùng văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
2.3.1. Văn hóa vật thể
a. Di tích
- Quần thể di tích cố đô Huế: Tiêu biểu cho những thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, thẩm mỹ và sức lao động sáng tạo của con người Việt Nam trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là trong nghệ thuật và kiến trúc, quy hoạch thành phố và bài trí cảnh quan, được đánh giá như một “kiệt tác đô thị”. UNESCO đã công nhận Quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới với đánh giá: “Huế biểu trưng cho sự thể hiện nổi bật về uy quyền của một chế độ phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh của nó đầu thế kỷ XIX; Quần thể di tích cố đô Huế là một điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến Phương Đông”.
Quần thể di tích cố đô Huế bao gồm: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế và Tử Cấm thành Huế. Ba tòa thành lồng vào nhau nhưng được bố trí đăng đối trên một trục dọc, xuyên suốt từ nam ra bắc. Trong Quần thể di tích cố đô Huế có 16 điểm di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11.12.1993.
- Cầu ngói Thanh Toàn: Cách thành phố Huế khoảng 8km về phía đông nam thuộc xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu bằng gỗ được kiến trúc theo kiểu “thượng gia, hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu), cầu dài 43 thước mộc (khoảng 18,75m), rộng 14 thước (khoảng 5,82m), hai bên thành cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi nghỉ tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ống tráng men, chia làm 7 gian, gian giữa của cầu dành để thờ bà Trần Thị Đạo, người có công xây dựng cầu. Qua nhiều lần trùng tu (vào các năm 1847, 1906, 1956, 1971), kích thước và vật liệu xây cầu có thay đổi chút ít nhưng kiểu kiến trúc vẫn được giữ nguyên.
Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích kiến trúc cổ rất có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa. Là một trong những chiếc cầu thuộc vào loại hiếm hoi và có giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam, đã được công nhận là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 575/QĐ ngày 14.7.1990 của Bộ Văn hoá Thông tin.
- Trung tâm văn hóa Huyền Trân: Nằm cách thành phố Huế khoảng 7km về phía tây, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, thành phố Huế) là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo người dân địa phương và khách du lịch mỗi khi đến Huế. Đây không chỉ là điểm du lịch văn hóa, tâm linh, mà còn là điểm du lịch lịch sử, đưa du khách trở về sự kiện lịch sử trong đại trong việc bảo vệ và mở mang bờ cõi của đất nước Việt Nam vào thời nhà Trần, thế kỷ XIII. Theo sử liệu, công chúa Huyền Trân sinh năm Đinh Hợi (1287), ái nữ của vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ Hoàng hậu, là người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay.
- Làng cổ Phước Tích: Ngôi làng cổ này nằm bên bờ sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phước Tích có hơn 100 ngôi nhà cổ, trong đó có đến 30 nhà được xếp vào loại độc đáo nhất của các làng cổ Việt Nam. Ngày xưa, để làm được ngôi nhà như thế này công thợ phải mất hàng năm trời. Thợ làm nhà không tính công, tính tháng. Ngày xưa, làng Phước Tích có một nghề làm gốm rất nổi tiếng. Gốm làm bằng đất sét pha bùn, có mầu nâu đen. Sự giàu sang, xây dựng lên được nhiều ngôi nhà gỗ trong làng độc đáo, bề thế, tồn tại đến bây giờ cũng nhờ vào nghề gốm.
Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn có những đình làng như: đình làng An Truyền, đình và chùa Thủy Dương, đình Lại Thế, đình Dạ Lê, đình Mỹ Lợi, đình Phú Xuân, đình Thủ Lễ, đình và miếu khai canh Thế Lại Thượng, đình Văn Xá, đình Cổ Lão và những di tích văn hóa Champa: Cồn Ràng, đền Trạch Phổ, miếu Xuân Hòa, thành Lồi, thành Hóa Châu, tháp đôi Liễu Cốc, tháp Linh Thái, tháp Phú Diên...
b. Bảo tàng
- Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế: Đây là Bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế (năm 1923), với tên gọi đầu tiên là Musée Khải Định. Sau đó Bảo tàng này nhiều lần được đổi tên: Tàng Cổ Viện Huế (1947); Viện Bảo tàng Huế (1958), Nhà trưng bày Cổ vật (1979), Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (1995), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (2007).
Hiện vật trong bảo tàng được sưu tầm và tàng trữ từ năm 1913 (khi Hội Đô Thành Hiếu Cổ được thành lập), đến trước năm 1945, số lượng hiện vật có khoảng 10.000 đơn vị, phần lớn là đồ ngự dụng, quan dụng, đồ dùng của triều đình, các tác phẩm mỹ thuật trong các cung điện... bằng nhiều chất liệu, vàng, bạc, ngọc, đồng, ngà, thủy tinh, vải, giấy... Ngoài ra, tại bảo tàng còn một kho lưu giữ hàng ngàn hiện vật do triều đình sản xuất tại chỗ, hoặc đặt làm, đặt mua; quà do các phái bộ ngoại giao biếu tặng. Một kho lưu hơn 80 hiện vật Chàm được sưu tập tại châu Ô, châu Lý xưa và trong cuộc khai quật khảo cổ tại Trà Kiệu (1927).
- Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế: Bảo tàng được thành lập vào ngày 16.9.1980 trên cơ sở những sự kiện đặc thù về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người suốt gần 10 năm ở Huế. Nội dung trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế góp phần làm sáng rõ những vấn đề gắn bó giữa cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc và thời đại. Bên cạnh những nội dung mang tính đặc thù về thời niên thiếu còn có phần trưng bày tổng hợp các chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều hình ảnh, hiện vật phong phú đa dạng. Ngoài việc tham quan nhà trưng bày, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế còn tổ chức đón tiếp, hướng dẫn quý khách đến tham quan các di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế: (Bổ sung vào)
c. Danh lam thắng cảnh
- Sông Hương: Sông Hương dài 30km, hợp nhất từ hai nguồn: Tả Trạch và Hữu Trạch. Nguồn Tả Trạch xuất phát từ dãy núi Trường Sơn chảy về hướng tây bắc qua 55 ngọn thác hùng vĩ, nguồn Hữu Trạch ngắn hơn sau khi vượt 14 ngọn thác hiểm trở và đến ngã ba Bằng Lãng (ngã ba Tuần) hợp dòng với Tả Trạch thành sông Hương thơ mộng. Sông Hương đẹp từ nguồn, uốn lượn quanh co giữa núi rừng trùng điệp, đồi cây, mang theo những mùi vị hương thơm của thảo mộc rừng nhiệt đới. Dòng sông xanh trong vắt lung linh như ngọc bích dưới ánh mặt trời, những con thuyền Huế xuôi ngược, dọc ngang với điệu hò man mác, trầm tư, sâu lắng giữa đêm khuya. Ði chơi bằng thuyền để được ngắm cảnh Hương giang thơ mộng, nghe những điệu hò, dân ca xứ Huế lúc trời đêm thanh vắng là thú vui muôn thuở của bao lớp du khách...
- Hồ Tịnh Tâm: Là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của đất Kinh thành, nay thuộc địa phận phường Thuận Thành, Thành phố Huế. Với kiểu kiến trúc cầu kỳ, nhưng hết sức hài hòa với tự nhiên, hồ Tịnh Tâm được xem là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ XIX. Cảnh đẹp của hồ đã tạo nguồn thi hứng và trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, chùm thơ nổi tiếng của các vua Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức... Nổi bật hơn cả vẫn là bài Tịnh hồ hạ hứng, nằm trong chùm thơ ca ngợi 20 cảnh đẹp đất thần kinh của vua Thiệu Trị. Đương thời, bài thơ này cùng với phong cảnh hồ Tịnh Tâm được vẽ vào tranh gương để treo ở các cung điện.
- Núi Ngự Bình: Còn gọi là Bằng Sơn cao 104m, dáng cân đối uy nghi. Hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Vương triều Nguyễn khi xây dựng Kinh thành Huế đã chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hóa, quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế.
- Núi Bạch Mã: Cách thành phố Huế 60km về phía nam, ở độ cao 1.450m, là nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Trên đỉnh núi hùng vĩ 4 mùa xanh tươi với thác nước, suối rừng, là cả một vùng khí hậu ôn đới như ở SaPa, Tam Ðảo, Ðà Lạt... Núi Bạch Mã còn là nơi quy tụ nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới. Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi có những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục. Ðứng trên đỉnh núi Bạch Mã du khách có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh lộng lẫy của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và ánh điện lung linh của thành phố Huế vào ban đêm.
- Núi Túy Vân: Núi Túy Vân nằm về phía đông bắc huyện Phú Lộc, tên cũ là Mỹ Am Sơn, năm 1825 vua Minh Mạng đổi tên là Túy Hoa Sơn, năm 1841 vua Thiệu Trị đổi lại là Túy Vân Sơn có dựng bi ký thắng tích. Trên đỉnh núi có ngôi cổ tự. Chung quanh khu vực núi có thể tìm thấy một số di vật Champa và dấu vết của một ngôi tháp nổi tiếng của người Champa trên núi Linh Thái, một ngọn núi nằm phía đông núi Túy Vân.
- Đồi Thiên An - hồ Thủy Tiên: Thiên An là địa danh gồm nhiều ngọn đồi trồng thông phía tây nam thành phố Huế, gần lăng vua Khải Ðịnh. Trên đỉnh đồi có Tu viện Thiên An, chung quanh khu vực đồi có hồ Thủy Tiên và khu lăng mộ cổ Ba Vành, còn in dấu vết một nghi án xưa. Khung cảnh bình yên, không gian trong lành, Thiên An và Thủy Tiên là nơi nghỉ dưỡng cuối tuần khá thú vị. Hiện nay khu vực này là trung tâm vui chơi giải trí của Thừa Thiên Huế.
- Lăng cô: Bãi biển Lăng Cô dài khoảng 8km, nằm dọc quốc lộ 1A, cạnh đèo Hải Vân và cách Vườn quốc gia Bạch Mã 24km. Ðây là một bãi biển có bờ biển thoải, cát trắng, sóng vừa và lớn, thủy triều lên xuống theo chế độ bán nhật triều với mức chênh lệch thấp (chỉ khoảng 0,7 - 0,8m), rất thích hợp cho loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, lặn biển, và đã được xác định là một khu nghỉ mát lý tưởng từ mấy chục năm nay. Phía sau bãi tắm là đầm Lập An và dãy núi Bạch Mã, đó là những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình dịch vụ du lịch: nghỉ mát, lặn biển, tìm hiểu hệ động - thực vật hoang dã, nuôi trồng thủy sản...
Thừa Thiên Huế còn có những danh lam thắng cảnh đẹp khác như: đồi Vọng Cảnh, bãi biển Thuận An, thác A Nô, suối Voi, suối Mơ, suối khoáng Thanh Tân...
2.3.2. Văn hóa phi vật thể
Bên cạnh các di sản văn hóa vật thể, Thừa Thiên Huế còn có một nền văn hóa phi vật thể phong phú. Các loại hình nghệ thuật (cung đình và dân gian), lễ hội, văn hóa ẩm thực, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục tập quán của Huế rất đa dạng, độc đáo và đặc sắc.
a. Phong tục tập quán
- Tục cưới hỏi: Quy trình tổ chức lễ cưới ở Huế cũng có đủ các bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến tân hôn vu quy... Nhìn tổng thể, các đám cưới Huế thường diễn ra tiết kiệm, giản đơn, không phô trương, nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ, với quan niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật".
- Tục ma chay:Phong tục ma chay của nhiều địa phương trên địa bàn Thừa Thiên Huế tuy có nhiều nét khác nhau nhưng vẫn giống nhau ở những điểm cơ bản. Khi có người qua đời, nếu chết ở đường xa, quan tài không đem vào nhà, mà làm tang ở ngã ba đường cái. Nếu qua đời trong sự bình thường, quan tài thường được quàng ở nhà lớn. Tùy theo địa vị trong gia đình quàng ở căn giữa, căn trên hay căn dưới. Người ta truyền miệng cho nhau trong làng cùng biết. “Nhất cận thân, nhì cận lân”, bà con lối xóm tập trung đông đúc, người làm rạp, người trang hoàng, người tẩm liệm. Công việc rộn rịp trong ngày đầu. Từ chết không ai được dùng đến, mà gọi là mất. Người vừa mất được đặt trên cái giường quay đầu ra ngoài sân.- Thờ cúng thờ Phật, tổ tiên: Hầu hết gia đình người Huế đều đặt bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật ngay gian giữa nhà chính. Bàn thờ Phật đặt ở phía trước, thờ Phật Thích Ca hoặc Bồ tát Quan Thế Âm. Ngay sau đó là bàn thờ tổ tiên, thờ những người đã khuất trong dòng họ nội. Thông thường con trai trưởng là người có trọng trách chăm lo việc thờ phụng và thừa kế tài sản chính trong gia đình. Người vợ có trách nhiệm mua sắm đồ cúng thật tươm tất. Hàng năm, các đám giỗ diễn ra khá linh đình, bà con họ hàng đến dự khá đông đủ.
- Tục cúng âm hồn: Sự kiện thất thủ kinh đô ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu (5.7.1885) khiến Kinh thành Huế chìm trong bể máu. Để tưởng nhớ những người vô tội đã ngã xuống, người dân Huế đã tổ chức cúng tế hằng năm gọi là cúng Âm hồn. Ngoài lễ tế được tổ chức trang trọng ở miếu Âm Hồn (ở ngã tư đường Mai Thúc Loan và Lê Thánh Tôn), trong mỗi gia đình, các đoàn thể, tổ chức, tập thể… đều tiến hành cúng tế. Tập tục cúng âm hồn là một mỹ tục thắm đượm tình nhân đạo. Đây là một lễ hội mang đậm màu sắc dân gian, đồng thời còn là một nét văn hoá đẹp của người dân Huế.
b. Lễ hội
- Lễ hội cung đình: Lễ hội cung đình diễn ra trong cung đình dưới triều Nguyễn (1802 - 1945). Hầu hết là những đại lễ của triều đình như lễ tế Nam Giao, lễ tế Văn Miếu, lễ tế Xã Tắc, lễ tế Thái Miếu, lễ tế Thế Miếu, lễ Tịch Điền, lễ tế Kỳ Đạo, lễ khai trạo của thủy quân, lễ đăng quang, lễ mừng thọ tứ tuần, ngũ tuần của hoàng đế, hoàng hậu, và lễ Hưng quốc Khánh niệm (mồng 2 tháng 5 âm lịch)...
- Lễ hội dân gian: Thừa Thiên Huế là nơi còn bảo lưu nhiều lễ hội dân gian đặc sắc, đáng chú ý là các lễ hội sau:
+ Lễ hội điện Hòn Chén: Diễn ra một năm hai kỳ, tháng ba (xuân tế) và tháng bảy (thu tế). Lễ hội diễn ra ở điện Hòn Chén trên núi Ngọc Trản và đình làng Hải Cát, huyện Hương Trà. Lễ hội suy tôn Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Vị thần tạo ra đất đai cây cối, rừng gỗ quý và dạy dân trồng trọt. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là lễ Vía Mẹ, không chỉ là của những tín đồ Thiên Tiên Thánh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Theo ý nghĩa đó, việc phục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống của một vùng đất.
+ Lễ cúng âm hồn: Có lẽ chẳng nơi nào trên thế giới có một nghi lễ cúng tế quy mô, mang tính toàn dân như lễ cúng âm hồn vào ngày 23 tháng 5 âm lịch hàng năm ở Huế. Đây là lễ cúng tế mà thành phần tham gia vừa có tính chất đơn lẻ trong từng gia đình, lại vừa có tính chất cộng đồng trong từng đoàn thể, tổ chức, tập thể những người cùng chung một ngành nghề, cùng ở trong một thôn, xóm, phường. Tập tục cúng âm hồn là một mỹ tục thắm đượm tình nhân đạo, nghĩa đồng bào, đồng chủng, nó có đầy đủ ý nghĩa của một lễ hội dân gian mang màu sắc dân tộc đậm nét, tiêu biểu cho một vùng đất văn vật.
+ Hội vật làng Sình: Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Đây là một hoạt động văn hoá truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người dân địa phương. Hội vật làng Sình ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ.
+ Hội diều truyền thống: Hội diều truyền thống thành phố Huế tổ chức vào ngày 26.3 hàng năm. Đây là ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và là ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế, nên hội diều thành phố Huế tổ chức để biểu diễn lòng hân hoan. Địa điểm tổ chức là sân vận động Ngọ Môn. Hội diều là nơi tập hợp các nghệ nhân chơi diều lớn tuổi lẫn thanh niên để giữ gìn, phát huy bộ môn thể thao bổ ích và tạo điều kiện cho các hội viên nâng cao trình độ thi tài và biểu diễn.
+ Hội đua ghe truyền thống: Là lễ hội mới được tổ chức sau ngày đất nước thống nhất. Hội được tổ chức trong một ngày, nhằm ngày lễ Quốc khánh (2.9). Địa điểm đua là bờ sông Hương trước trường Quốc Học. Hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên nam nữ có cơ hội thi tài trên sông nước, qua đó rèn luyện, tăng cường sức khỏe và tạo không khí vui tươi lành mạnh cho nhân dân. Đây cũng là dịp để biểu lộ lòng vui mừng của nhân dân vào ngày Quốc khánh. Hội tổ chức định kỳ mỗi năm một lần với quy mô rộng rãi.
+ Festival Huế: Được tổ chức 2 năm một lần vào mùa hè. Đây là lễ hội tầm cỡ quốc gia và mang tính quốc tế, nhằm đấy mạnh kinh tế du lịch, giới thiệu bản sắc văn hóa Huế và Việt Nam, mở rộng giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. Chương trình liên hoan có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, sôi động và hoành tráng, với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật, nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp trong và ngoài nước; được tổ chức thành hai chương trình IN và OFF, với các hoạt động đa dạng diễn ra ở khắp thành phố Huế và một số nơi trong tỉnh với, các chương trình tham quan du lịch, vui chơi giải trí đầy ấn tượng.
c. Làng nghề và nghề truyền thống
Vốn là vùng đất kinh kỳ, Thừa Thiên Huế hiện có 88 làng nghề trong đó có 69 làng nghề truyền thống, 8 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới với khoảng 32 nghề và nhóm nghề. Một số làng nghề và ngành nghề truyền thống đã được bảo tồn như gốm tranh làng Sình, gốm Phước Tích... Một số làng nghề đã được khôi phục và phát triển khá như: đúc đồng (phường Đúc), mộc mỹ nghệ (Mỹ Xuyên, Xước Dũ), nước nắm (Phú Thuận), đệm bàng (Phò Trạch), hoa giấy (Thanh Tiên), in tranh (Lại Ân), nón (Thủy Thanh, Mỹ Lam), dệt zèng (A Roàng, A Đớt)... Năm 2011 đã có 4 đề án triển khai trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia với kinh phí gần 1,1 tỉ đồng (2 đề án đào tạo nghề cho 940 lao động và 2 mô hình trình diễn sản xuất sản phẩm mới). Thông qua chính sách hỗ trợ từ chương trình khuyến công, một số sản phẩm truyền thống đã phát triển thương hiệu như: mắm sò Lăng Cô (Phú Lộc), nước nắm Phú Thuận (Phú Vang), Công ty TNHH Tam Giang (Quảng Điền), doanh nghiệp tư nhân Đảnh Vân (Phong Điền); trà Hibicus (Công ty CP Thanh Tân)... Một số sản phẩm không những khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước, có mặt tại các siêu thị mà còn xuất khẩu đi một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Lào, Hoa Kỳ... Các nghề và làng nghề truyền thống nói chung và các sản phẩm đặc sản Huế nói riêng sẽ có nhiều bước phát triển mới góp phần phát huy giá trị văn hóa và bản sắc xứ Huế phục vụ du khách và xuất khẩu.
- Làng nghề mây tre đan Bao La: Làng Bao La là một làng nghề truyền thống, được hình thành và phát triển trên 600 năm. Làng nghề hoạt động đã tạo ra nhiều việc làm thường xuyên cho các hộ sản xuất mây tre tại địa phương. Năm 2007, Hợp tác xã mây tre Bao La được thành lập với định hướng khôi phục phát triển làng nghề gắn với du lịch. Hợp tác xã chuyên sản xuất các sản phẩm bằng tre từ những sản phẩm đặc trưng truyền thống gắn với nông thôn Việt Nam, sản phẩm cao cấp phục vụ trang trí nội thất hiện đại và các mẫu mã theo yêu cầu.
- Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên: Làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau trên một cây bông, hình thức đẹp, để được lâu lại thể hiện sự trang nghiêm, một năm chỉ thay một lần vào dịp Tết nên nó dễ được chấp nhận và tồn tại dài lâu. Cũng chính những đặc điểm đó mà thời gian sản xuất chính thức của nghề thủ công này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn vào cuối năm, chủ yếu vào tháng Chạp.
- Nghề làm tranh làng Sình: Làng Sình có tên chữ là Lại Ân, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, ở về phía hạ lưu sông Hương, cách thành phố Huế khoảng 10km về phía đông bắc. Tranh Sình là tranh thờ, có các bộ, chừng trên năm mươi tờ có đề tài khác nhau. Tất cả những tranh trên đều phản ánh tín ngưỡng cổ sơ, là sự lưu ảnh của tư tưởng Việt cổ trước một thiên nhiên hoang sơ thần bí và linh dị, cuộc sống bị chi phối bởi nhiều tai họa nên con người hình dung thành các vị thần cần tranh thủ. Mọi người cúng tranh để cầu cho người yên vật thịnh, phụ nữ sinh nở được mẹ tròn con vuông, trẻ em chóng lớn, người ốm chóng khỏi…
- Nghề đúc đồng Phường Đúc: Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3 km về phía tây nam và nằm dọc bên bờ nam sông Hương, phường Đúc nổi tiếng là một làng nghề đúc đồng, có bề dày lịch sử hơn 400 năm. Các mặt hàng sản xuất bằng đồng ở phường Đúc ngày càng phong phú, chủ yếu đúc theo phương pháp truyền thống, ít có sự can thiệp của kỹ thuật hiện đại. Những nghệ nhân nơi này dựa vào đôi tay khéo léo, kinh nghiệm và những công cụ giản đơn đã làm nên những sản phẩm giá trị được thế giới thừa nhận. Sản phẩm đúc đồng ở phường Đúc có được chỗ đứng không chỉ ở trong nước mà cả thị trường thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Nepal, Ấn Độ...
d. Ẩm thực
Ẩm thực Huế có một chiều sâu mang đậm nét bản sắc của một vùng đất từng là kẻ chợ, thanh lịch, nhẹ nhàng và tùng tiệm. Với trên dưới 1.300 món ăn, hiện đang lưu truyền trên dưới 700 món với 3 loại: món ăn cung đình, các món ăn dân gian và các món ăn chay, ẩm thực Huế trong dặm dài lịch sử hàng trăm năm không đơn thuần là những món ăn mang tính thực dụng mà đã tạo thành một giá trị văn hóa đặc trưng, một triết lý.
- Mè xửng: Là một trong những đặc sản đã trở thành biểu tượng văn hóa của Huế. Những người Huế đài các phong lưu xưa thường uống trà và nhâm nhi miếng mè xửng nhỏ. Vị thơm của trà ướp sen Tịnh Tâm pha bằng sương hứng trên lá sen hòa quyện với hương vị mè xửng tạo nên cái thú thanh tao vô cùng. Bây giờ ở Huế có tới gần hai mươi lò mè xửng to, nhỏ như Nam Thuận, Hồng Thuận, Song Hỷ, Thiên Hương, Thanh Bình, Song Nhân…
- Tôm chua: Đây là một trong những đặc sản của đất cố đô. Thưởng thức tôm chua phải có 3 thứ cơ bản đi liền nhau: thịt heo phay (ba chỉ) xắt thành lát mỏng, tôm chua và dưa giá. Ngoài ra còn có quả vả hoặc chuối chát, khế chua xắt mỏng cùng rau quế, ớt tươi. Khách phương xa lần đầu đến Huế, khi được mời ngồi vào bàn ăn, nhác thấy chủ nhà dọn tôm chua ra, ắt không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ, nhưng khi đã thưởng thức thì sẽ ghiền món ăn ngon và độc đáo này.
- Cơm hến: Đây là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái "bụp!" rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là "món ngon trời hành".
- Bún bò: Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún ở đâu cũng có. Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
- Bánh bèo: Nguyên liệu làm bánh chỉ là gạo xay thành bột mịn, đem trộn với nước, chờ vài phút để có độ dẻo vừa phải, sau đó múc vào từng chén nhỏ, xếp vào vỉ đem hấp chín bằng hơi. Khi bánh chín, cho thêm gia vị như: tôm giã thật nhỏ, một ít dầu béo thực vật rưới lên chén bánh trước khi ăn. Nước chấm bánh bèo được nấu từ tôm tươi nên vừa có vị ngọt, vừa béo.
- Bánh ướt thịt nướng: Bánh ướt làm bằng bột gạo có pha bột lọc, tráng mỏng hơn. Thịt để nướng thường là thịt heo ba chỉ thái mỏng, ướp tiêu, hành, nước mắm, ngũ vị hương, mè. Thịt ướp sau vài giờ thì đem kẹp, nướng trên bếp than đỏ hồng cho đến khi đủ độ chín, dậy mùi thơm. Lấy thịt nướng này kẹp với rau thơm, giá, xà lách làm nhân để cuốn bánh ướt. Bánh ướt thịt nướng Kim Long ngon, hấp dẫn là nhờ chấm với loại nước chấm hết sức đặc biệt, được các chủ hàng chế biến từ nước mắm nguyên chất, đường, chanh, tỏi, ớt... như một bí quyết được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
- Bánh khoái: Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con có cán cầm. Khi nào có khách ăn, nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ bánh. Múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ, bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt lật bánh cho vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa. Bánh ngon một phần nhờ nước lèo, được chế biến rất cầu kỳ với hàng chục nguyên liệu như bột báng, gan lợn, mè (vừng), lạc rang...
- Các loại bánh khác: bánh in, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh xu xê, bánh ướt nhân tôm, bánh ướt nhân thịt...Bánh Huế thường được làm nhỏ và mỏng, tạo các hình hoa trái, làm cho người ăn khi nhìn đã thích thú và muốn thưởng thức.
- Các loại chè Huế: Huế có tới hàng chục loại chè khác nhau, mỗi loại chè có một hương vị đặc biệt riêng. Có những loại cầu kỳ như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè hạt lựu, chè thịt quay, chè môn sáp vàng, chè bông cau... Một số chè bình dân như: chè bắp, chè trôi nước, chè kê, chè khoai sọ, chè đậu ván, chè bột lọc, chè đậu xanh, chè đậu đỏ, chè thập cẩm, chè khoai môn, chè khoai mài, chè hột é...
- Kẹo Huế: kẹo cau, kẹo gừng, kẹo búa là những thứ kẹo mà trẻ em thường thích ăn. Kẹo đậu phụng là kẹo làm từ mạch nha đen đổ trên bánh tráng tròn, ở giữa có đậu phụng rang còn nguyên vỏ mỏng màu đỏ gạch; thường được cắt thành từng miếng nhỏ hình tam giác. Kẹo Mè xửng là thứ kẹo ngọt dẻo, được làm từ mạch nha pha trộn lẫn với dầu phụng, có mè bao phủ, được cắt từng miếng vuông nhỏ gói trong hộp. Các tiệm mè xửng nổi tiếng hồi xưa thường tụ tập ở đầu cầu Đông Ba, nổi tiếng nhất là mè xửng Thuận Hưng, mè xửng Song Hỷ... Kẹo mè xửng là một trong những đặc sản đã trở thành biểu tượng văn hóa của Huế.
- Thanh trà: Huế vốn nổi tiếng là miền đất nhiều hoa trái tươi ngon ý vị, song ấn tượng nhất vẫn là thanh trà. Hàng năm, cứ vào độ tháng 7, tháng 8 là mùa thanh trà chín đẹp. Quả thanh trà tươi xanh tròn trĩnh, múi thanh trà mọng nước. Người sành ăn thường chọn thanh trà Nguyệt Biều, họ cho rằng cái ăn cốt để cho thơm miệng, ngọt lưỡi, mát họng mới gọi là đúng gu thưởng thức hương vị cây trái, và chỉ có thanh trà Nguyệt Biều hội đủ các yếu tố tuyệt hảo ấy.
Address
Telephone
Website
Alerts
Be the first to know and let us send you an email when Dzungguide Khám phá & Trải nghiệm posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.
Contact The Business
Send a message to Dzungguide Khám phá & Trải nghiệm:
Shortcuts
- Address
- Telephone
- Alerts
- Contact The Business
- Videos
- Claim ownership or report listing
-
Want your business to be the top-listed Travel Agency?