08/08/2021
🚜🚜🚜 VI VU GIA LAI 🏕🏕🏕
🌲 NGƯỜI GIA RAI (stt20)
- Người Jrai, Gia Rai hay Jarai, là một dân tộc cư trú ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, đa số là tại Gia Lai và một ít ở Campuchia. Người Jrai còn có các tên gọi khác là người Jơrai, có các nhóm phương ngữ Jrai Chor, Jrai Mơthur, Jrai Hơdrung (Hơbâo), Jrai Tơbuan, Jrai Arap.
- Người Jrai là một nhánh lớn của tộc người Rang Đê cổ (Rang Đê gồm hai dân tộc Eđê và Jrai ngày nay) được ghi chép khá nhiều trong các bia ký Chăm Pa, sự tấn công của đế quốc Mông Cổ, sau này là Nam Tiến của người Việt đã đẩy bộ phận người Chăm Pa lên vùng bình nguyên Cheo Reo hòa hợp với người Êđê cổ tạo ra nhóm tộc người tự gọi là Ană Jrai Hơbai tức con cái của Jrai.Trong văn hóa và tính cách của người Jrai có nhiều yếu tố Chăm Pa trung đại so với người Êđê chịu ảnh hưởng đứt gãy của yếu tố Lâm Ấp Chăm Pa cổ đại. Người Jrai còn giữ được yếu tố ngôn ngữ Rang Đê cổ đó là ngôn ngữ đa âm hơn so với người Ê Đê láng giềng.
- Người Jrai nói tiếng Jrai, một ngôn ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm của ngữ tộc Malay-Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo. Người Jrai thuộc nhóm chủng tộc Austronesia.
Tại Việt Nam họ là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Dân số Người Jrai là 513.930 năm 2019, 411.275 người năm 2009, và 317.557 người năm 1999.
Tại Campuchia họ sống ở tỉnh Ratanakiri với dân số cỡ 20.800 theo "2008 Cambodian census", và được xếp vào nhóm Khmer Loeu.
Người Jrai sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai (90%), một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đăk Lăk (4%). Khoảng vài ngàn người Jrai sinh sống tại khu vực Ratanakiri, Campuchia nhưng chưa có số liệu chính thức từ Viện thống kê quốc gia Campuchia.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Jrai ở Việt Nam có dân số 411.275 người, cư trú tại 47 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Gia rai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Jrai tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Kon Tum (29.606 người), Đak Lak (19.129 người). Đây là dân tộc bản địa có số dân đông nhất Tây Nguyên.
Vào năm 1471 Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép về sự kiện người Chămpa đầu hàng quân Đại Việt của Vua Lê Thánh Tông như sau: Một lúc sau, đứng xa trông thấy toán quân đi trước đã trèo lên được chỗ tường thấp trên mặt thành, bèn bắn luôn ba tiếng pháo để tiếp ứng, lại hạ lệnh cho vệ quân thần võ phá cửa đông thành tiến vào. Thành Chà Bàn bị phá vỡ. Quân Đại Việt bắt được hơn ba vạn tù binh và chém được hơn bốn vạn thủ cấp. Ngô Nhạn dẫn tướng đầu hàng là bác ruột Trà Toàn tên là Bô Sản Ha Ma. Lê Thánh Tông sai trưng bày những thứ người Chiêm dùng làm lễ vật đem đến xin hàng mà ở Đại Việt không có, sai viên quan đô úy Đỗ Hoàn chỉ tên từng thứ một. Có cái hộp bạc, hình như thanh kiếm, vua hỏi vật gì. Hoàn trả lời rằng đó là đồ của nước Chiêm từ xưa, người làm quốc vương phải có vật đó để truyền cho con cháu. Quân Thuận Hóa bắt sống Trà Toàn dẫn đến trước vua Lê Thánh Tông, nhà vua cho Trà Toàn được sống. Hôm ấy là ngày mồng 1 tháng 3 âm Lịch (1471). Cuộc Nam Tiến của người Việt xuống đất Champa tạo ra các làn sóng người Champa vùng ven biển Trung, Nam Trung Bộ liên tục chuyển cư lên vùng bình nguyên Cheo Reo hỗn dung với cộng đồng Rang đê có trước, từ đó hình thành ra nhóm tộc người mới Anak Jarai.Nhóm Rang Đê vùng thung lũng sông Ba tự gọi mình là Ană Jrai. Ană Jrai chính là cụm danh xưng Pô Krung Jrai (Pô Krung Jrai là cách gọi tôn xưng thái tử Champa là Harijit (R'com Mal) lãnh đạo người Rang Đê đánh đuổi Mông Cổ. Kurung hay Krung trong ngôn ngữ Rang Đê và Malay cổ có nghĩa là thủ lĩnh. Dần dần, Pô Krung Jrai hay Pô KLong Jrai phiên âm thành Jarai. Jrai tách khỏi khối bộ tộc Rang Đê để tự nhận mình là Ană Jrai với ý nghĩa là những đứa con của Vua Chế Mân (Pô Krung Jrai, Pô Klong Jrai hay Ană). Tiểu quốc Jrai (tên gọi khác: Ala Car Pơtao Đêgar/ Dhung Vijaya/Nam Vijaya / Nam Bàn / Nam Phan / Nam Phiên/Chămpa Thượng) là một tiểu quốc cổ của các bộ tộc Nam Đảo ở Tây Nguyên, Việt Nam với bộ tộc nòng cốt là người Jrai và người Êđê hình thành từ khoảng cuối thế kỷ 15 và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã ra thành các bộ tộc độc lập vào khoảng cuối thế kỷ 19. Tiểu quốc này được cai trị bởi các vị tiểu vương mà người Việt gọi là Thủy Xá - Hỏa Xá tức là Pơtao Apui - Pơtao Ia. Theo tương truyền các vị Vua là hiện thân của Thần Gươm Y Thih (nhân vật trong các truyền thuyết của người người Êđê và Jrai. Một tài liệu khác ghi là 20 "đời vua" tiểu quốc Jrai, là người kế tục giữ gươm thần do chàng Y Thih để lại. Có ý kiến khác cho rằng gươm thần của các Pơtao thực ra là các bảo vật truyền ngôi của hoàng gia Chăm Pă sau khi Lê Thánh Tông tiêu diệt thành Vijaya (Đồ bàn, Bình Định). Xét về hình thái tộc người Rhade (Êđê) lui về phía nam và cùng các nhóm Jrai thực ra la một dân tộc Rang Đê], hai nhóm tộc người này bị phân li do nguyên nhân lịch sử mà trong tiếng Jrai gọi là thời kỳ Pha ra. Nghĩa là cuộc chia ly anh em.
....
: ST
: ST