07/11/2020
TẤT TẦN TẬT VỀ CHÙA CẦU HỘI AN
Chùa Cầu chính là linh hồn của phố cổ , nếu Cầu Sông Hàn là biểu tượng của Đà Nẵng hay cầu Tràng Tiền là biểu tượng của Huế mộng mơ thì Chùa Cầu chính là biểu tượng của Hội An .
Vị trí:
Nằm ở đoạn tiếp giáp 2 đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, chùa Cầu được xây dựng bắt qua một lạch nước chảy ra sông
Kiến trúc:
Chùa cầu có một nét kiến trúc khá đặc biệt , cầu dài 18m có 7 gian trong đó 5 gian kết cấu gỗ , 2 gian đầu hồi uốn cong theo hình vỏ cua , mái được lớp ở đây là mái ngói âm dương ( là một sáng tạo của người xưa trong thiết kế bao che công trình, ngói âm dương có độ dày khá cao, cấu tạo vồng ngửa vồng úp đã tạo nên một khoảng trống giữ khí cho ngôi nhà,nên nhà nào lợp ngói âm dương thường mùa hè vào trong nhà sẽ thấy mát , mùa đông sẽ thấy ấm và mái ngói âm dương có tuổi thọ khá cao trên 50 năm mới bị xuống cấp), trụ móng cầu bằng đá đẽo
Chùa Cầu là một kiểu kiến trúc liên hợp : gồm có chùa và cầu
Lịch sử :
Đúng với tên gọi của nó “ Chùa Cầu” thì nó bao gồm 2 hạng mục là “Chùa” và “Cầu”.Hội An trước kia khoảng thế kỷ 17 là một thương cảng sầm uất, nơi mà rất nhiều nước đến Hội An để giao lưu buôn bán trong đó không thể không kể đến Trung Hoa và Nhật Bản , tuy nhiên hai quốc gia này đến với Hội An vào những năm khác nhau và họ tác động không hề nhỏ đến sự phát triển kinh tế cũng như văn hóa ở Hội An .
Trong thực tế lịch sử , vào khoảng những năm 1593, Mạc phủ Nhật Bản sau khi thống nhất Nhật Bản đã có chủ trương thiết lập mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giếng thông qua buôn bán , ông ban hành chính sách “Ngự chu ấn trạng” là một giấy phép thông hành có đóng dấu đỏ cho phép những tàu thuyển nào có giấy phép này được phép đi ra nước ngoài để buôn bán và những tàu nước khác muốn vào Nhật cũng như vậy . Chúa Nguyễn cũng cho phép những tàu thuyền Nhật Bản vào để buôn bán , xây nhà cũng như cưới vợ tại đây
Ngược lại với người Nhật , người Trung Hoa đã đến mua bán cùng thời nhưng vào cuối thời nhà Minh đã xảy ra tình trạng suy tàng dẫn đến thất thủ triều đại , từ đó nhà Thanh lên nắm quyền, từ 1679 một số người theo nhà Minh không phục nhà Thanh nên đã đóng thuyền vượt biển để đến Đàng Trong( Đồng Nai, Mỹ Tho , Hội An ) buôn bán sinh sống , nhờ có chính sách của chúa Nguyễn ưu ái nên họ mới định cư được tại nơi đây , người Hoa đến Hội An từ nhiều nơi ở Trung Quốc như Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam , Gia Ứng nên khi đến đây họ thành lập ra các hội đồng hương còn người hoa gọi là các Bang tại đây họ cũng xây mỗi bang một hội quán để thành nơi hội họp gặp mặt và cộng đồng này gọi chúng là người Minh Hương có ý nghĩa là “ làng của người nhà Minh”
Nhìn vào lịch sử thì người Nhật đã đến sinh sống tại Hội An trước người Trung Hoa (khoảng năm 1598 còn làng Minh Hương của người Trung đến khoảng năm 1644 mới thành lập), ngày xưa tại đây chia làm 2 khu vực là phố Người Nhật ( nay thuộc bên kia chùa cầu đường Nguyễn Thị Minh Khai) và khu phố người Hoa ( nay thuộc bên này chùa cầu ở đường Trần Phú )
Nhưng đến năm 1633, Mạc Phủ Nhật Bản bắt đầu có chính sách bế quan tỏa cảng , đóng cửa không giao thương với nước ngoài và ra lệnh cho các người Nhật ở các nước khác phải quay về trong thời gian nhất định và chuyến tàu cuối rời Hội An là vào năm 1637, từ đó phố Nhật bắt đầu bị suy tàn và giao cho người Việt quản lí
Sau khi làng Minh Hương ra đời và chùa cầu nằm trên đất của người Hoa nên đã cho người Hoa quản lí và tu sửa cầu
Sau cuộc hồi hư¬ơng hàng loạt của ngư¬ời Nhật, các cơ sở kinh doanh của ng¬ười Nhật ở Hội An phần lớn đã đ¬ược các th¬ương gia ngư¬ời Hoa mua lại để phát triển hoạt động buôn bán của mình. Ban đầu, “phố Nhật” hầu nh¬ư đư¬ợc giữ gìn nguyên trạng. Dần dần về sau ng¬ười Hoa, ng¬ười Việt đã xây dựng chồng lên đó những công trình kiến trúc mới. Rồi người Việt, người Hoa tái thiết đô thị Hội An theo khả năng và cách của riêng mình. Nhiều nhà cửa, hiệu buôn, hội quán, nhà thờ tộc, công trình tín ng¬ưỡng đã được dựng lên theo phong cách kiến trúc của họ , Và điều đó vô tình đã xóa đi mãi mãi dấu tích x¬ưa của “phố Nhật” một thời vang bóng trên đô thị cổ Hội An...
Bây giờ chỉ còn lại chùa cầu , các khu mộ địa của người Nhật hay tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại Ngũ Hành Sơn do nhiều thương gia Nhật góp tiền sửa chữa mở rộng là những dấu tích còn xót lại ở Hội An
Phần cầu :
Cầu được xây trước do người Nhật qua đây kiến tạo , nhưng không biết năm khởi công cũng như hoàn thành là vào năm nào , nhưng một trong nhưng tư liệu ghi được chậm nhất là năm 1617 đã có tên
Vì được người Nhật ban đầu xây nên có tên là “Cầu Nhật Bản”. Tại cây cầu này xưa kia người Nhật làm ăn buôn bán thường hay ngồi tại cây cầu này để nghỉ ngơi
Phần chùa:
Năm 1653, một trong mười người đầu tiên lập ra làng Minh Hương ở Hội An đồng thời phụ trách quản lý tàu thuyền tại đây của chúa Nguyễn , mới cùng một số người khác bỏ tiền ra để xây dựng một ngôi chùa phía sau cây cầu của người Nhật và ngôi chùa ban đầu được đặt tên là chùa Bắc Đế để thờ vị thần tên là Bắc Đế Trấn Vũ bên trong
Sau khi ra đời phức hợp kiến trúc cầu Nhật Bản và chùa Bắc Đế nên từ đó danh xưng là Cầu Chùa , danh xưng cầu Nhật Bản dần bị lãng quên và thay vào đó là cái tên quen thuộc người địa phương hay gọi là Chùa Cầu , chùa ra đời sau cầu ít nhất 35 năm
Sau đây xin mời đoàn mình vào bên trong để tham quan bên trong của chùa cầu
Sau khi quản lí cầu, người Hoa đã trùng tu cầu 4 lần , từ lần trùng tu thứ hai trở đi, sự việc đó đều đã được ghi bằng chữ Hán trên các xà dọc trên mái của cầu nay vẫn còn
Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đã đến thăm Hội An và đặt tên cho cây cầu là “Lai Viễn Kiều’” có nghĩa là cây cầu của những người phương xa tới và cho khắc biển vàng .
Như gia đình mình đã nghe ở ngoài là cây cầu được người Nhật xây và chùa đuọc người Hoa xây vậy thì đố mọi người , nét nào là nét kiến trúc văn hóa đặc trưng của người Nhật còn xót lại trên cây cầu này , đó chính là thần khỉ và thần chó ở hai đầu cầu .
Thần khỉ và thần chó :
Hai con vật này trong văn hóa của người Nhật là hai con vật linh thiêng được người Nhật sùng bái từ thời xa xưa, người dân nơi đây gọi là thần Hầu và thần Khuyển, người dân nơi đây cũng cho rằng việc đặt tượng hai con vật ở đầu cầu ngụ ý là cây cầu này được xây vào năm Thân và hoàn thành năm Tuất (3 năm), ban đầu nhìn mình tưởng được làm bằng đá nhưng thực ra là bằng gỗ , pho tượng cao khoảng 80cm , nếu quan sát kĩ ta sẽ thấy các con vật thực ra là một con đực và một con cái đang quay mặt vào nhau thể hiện cho sự hạnh phúc , no ấm đầy đủ
Truyền thuyết :
Có một truyền thuyết chung của người Việt , người Nhật và người Hoa về một loại thủy quái to lớn nằm dưới đại dương , nhiều người tin rằng đuôi của con quái vật nằm ở Nhật Bản , đầu của nó ở Ấn Độ và thân của nó được nằm dưới dòng sông của Hội An –là nơi mà chúng ta đang đứng , người Việt gọi là con cù , người Nhật gọi nó là con Namazu, người Hoa gọi là con Câu Long . Con quái vật này mỗi khi di chuyển sẽ làm trục trái đất rung chuyển gây ra sóng thần , động đất ở Nhật , lũ lụt tại Hội An và thiên tai xảy ra rất nhiều
Tương truyền con quái vật này được vị thần Kashima –vị thần sấm sét vfa kiếm đạo trấn giữ nó , nhưng mỗi khi thần không chú ý thì con quái vật lại di chuyển gây thiên tai
Và để yên ổn làm ăn buôn bán tại Hội An , các thương gia Nhật Bản khi qua đây đã tìm thầy phong thủy giỏi để xác định thân của con quái vật này và xây dựng nên cây cầu tại đây như một thanh kiếm, cùng hai vị thần Khuyển và thần Hầu yểm bùa canh giữ nó
Tương tự, người Hoa cũng như vậy , họ cũng tìm thầy phong thủy và xác định nơi đây chính là cái thân của con Câu Long nên họ lập ra ngôi chùa bên trong thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ –là vị thần trong văn hóa Trung Hoa , vị thần phía Bắc chuyên cai trị các loài thủy quái và cũng là hải thần để trấn yểm con quái vật
Cũng bởi vì bị trấn yểm khiến cho loài thủy quái này tức giận , nên khi nào gặp điều kiện sóng to gió lớn , Loài quái vật này thức giấc và gây rất nhiều trận lũ tại Hội An , đỉnh điểm là trận lũ năm 1999 là trận lũ lớn , khiến cả khu phố cổ ngập trong lũ và cuốn văng đi tượng Bắc Đế và tượng thần Hầu và sau đó hai tượng đã được tìm thấy lại , vì vậy không chỉ người dân địa phương mà còn khách du lịch khi đến thăm quan chùa cầu đều chắp tay cầu bình an