04/07/2021
Bài Tây Tạng của Trung thành
từ độ cao 7700 mét ta có thể nhìn được những dòng hợp lưu của các kênh rạch tạo thành dòng sông nổi tiếng, từ đỉnh núi tuyết Ngân Sơn. Dòng sông Tsangpo bắt nguồn từ đỉnh tuyết Tu di (núi thiêng Kailash), được chảy từ Đông sang Tây, dọc sườn đồi Hy-mã-Lạp Sơn (Himalaya) đổ vào Vịnh Bengal, phóng thính một lượng nước thật sâu và chảy ra nhiều nhánh, bắt nguồn dòng nước này chảy vào các con sông như: Sông Dương Tử, sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng, sông Mê Kông mà nhánh sông này được chảy vào để trổ mạch, qua dòng sông Cửu Long Việt Nam, mang theo phù sa và nhiều hệ thống sinh vật trở về đây cho cuộc sống trường lưu. Rồi cùng có nhánh chảy qua nguyên dòng Brahmapu- 20
tra vào Ấn Độ Dương mà nơi này Yarlung Tsangpo chính là các vị Vua Tây Tạng xây dựng cơ đồ, dòng sông Yarlung Tsangpo chảy vào Tây Tạng 1200 km, băng qua những ngọn núi tuyết. Từ độ cao 3700m là những ngọn đồi thấp thoáng thủ phủ Lhasa.
1. TỪ NGUYÊN TRONG TIẾNG TẠNG
Từ Nguyên trong tiếng Tạng gọi vùng đất này là Bod བོད nghĩa là trung bộ quanh Lhasa, nay được gọi là U trong tiếng Tạng.
Từ Tây Tạng, tiếng Hán bắt nguồn từ việc hoán dụ tên khu tự trị T sang quanh Shigatse cộng thêm vấn đề văn hóa, ngôn ngữ, từ đó có tiếng Tạng đi vào đời.
Tây Tạng tại Trung Hoa này thường chỉ giới hạn trong khu Tự trị Lhasa Tây Tạng, tiếng Tạng được có từ thời Gia Khánh Đế (1796 - 1820)18. Tiếng tên Thổ phồn có từ thế kỷ VII Lý Thái, vào thế kỷ X do Đường Thư mô tả sứ thần 608 - 609 bởi Tán Phổ Nang Nhật Luân phái sang Tùy Dạng Đế. Theo tiếng Hán cổ do William H.Bax- ter tái dựng. Thổ phồn đọc theo Thuxphjon có một số tiếng Hán khác dùng Tây Tạng được bao gồm Ô Tư Quốc, Ô Tư Lạng, Ô Tư Bố Bá Đặc, Đường Cổ Thắc.
2. NGÔN NGỮ
Tiếng Tạng: Có những địa phương ngôn ngữ khác nhau, đôi khi họ không hiểu ngôn ngữ của nhau bởi địa lý phân bổ vùng miền, có vùng thì trên sườn núi của dãy Himalaya, có vùng thì xuyên qua nhiều quốc gia khác.
Ngôn ngữ tiếng Tạng cũng có nhiều nguồn tư liệu theo hệ thống Hán - Tạng. Mặt khác, tiếng Tạng tương đồng âm sắc với tiếng Miến Điện thuộc những vùng cao Đông Nam Á. Trên cao nguyên Tây Tạng, Bhutan cùng một số dân tộc Nepal, Bắc Ấn Độ như S*kkim…, tất cả những ngôn ngữ trên đều tập trung tại Lhasa, trung tâm ngôn ngữ của Tây Tạng. Một số vùng được sử dụng ngôn ngữ riêng biệt do địa lý khác nhau như: DzongKha, S*k- kim, Sherpa, Ladakh…
Vào thế kỷ VII Vua Tùng Tán Cang Bố (Songtsän Gam- po) đã cử sứ giả là quan Đại Thần Thun-Mi-Sang-Pu-Cha sang tận Ấn Độ học thêm tiếng Phạn văn (Sanskrit) và dùng mẫu tự Devanagari để sáng tạo hơn 30 mẫu ký tự của Tây Tạng.
Ta thấy, do thời gian biến chuyển về hoàn cảnh địa dư nhưng Tây Tạng vẫn dùng chung tiếng Ladakhi và tiếng Dzongkha để nói và viết, các chiết tự ngữ ngôn này xuất phát từ chữ Brāhmī từ Ấn Độ cổ xưa.
Ngày nay, trên đất nước này đều dùng tiếng phổ thông là tiếng Trung.
Tuy nhiên, người Tạng du mục nói tiếng Tạng thật rành mạch, khi anh Tenzin giao tiếp các vị du mục, anh nói tiếng Tạng, anh còn nói được cả tiếng Anh - ngôn ngữ thông dụng trên toàn thế giới, tiếng Pháp và tiếng Trung nữa.
3. LHASA TÊN GỌI LÀ
Lạp Tát19 (Là Sà) là thủ đô truyền thống Tây Tạng, ngày nay là thủ phủ của Tây Tạng, thuộc vùng đỉnh Gephel. Trung tâm văn hóa tín ngưỡng Tôn giáo Phật. Thành phố gồm 255.000 dân, là thành phố cao nhất thế giới ở vùng núi tuyết, có nghĩa là nơi ở thần linh, các tư liệu cổ gọi là Rasa nghĩa là nơi ở triều đình.
Lạp tát (拉薩, Tib. Lha-sa). Cũng gọi là Lạp tát, Lạp tán, La ta. Thủ phủ Tây tạng, nằm bên bờ sông Lạp tát, chi nhánh của sông Nhã lỗ tạng bố (Tib. Yar- gtsaṅ-po), phía bắc núi Hi mã lạp nhã, do vua Khí tông lộng tán (Tib. Sroṅ-btsan - sgam-po) xây dựng vào năm 639 CN. Lha-sa nằm trên vùng cao nguyên, cao hơn mặt biển 3600 mét, dân cư đông đúc, phố xá sầm uất, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Tây tạng, đồng thời cũng là trung tâm tín ngưỡng của tín đồ Lạt ma giáo. Phía bắc Lạp tát có cung Bố đạt lạp (Tạng: Potala), là nơi ở của Pháp vương. Ở chính giữa Lạp tát có chùa Đại chiêu rất cổ kính, là ngôi chùa nổi tiếng của Tây Tạng. Phía ngoài cửa chùa có tấm bia Đường Phồn Hòa Minh (Liên minh hòa bình giữa Trung Hoa và Tây tạng), cao khoảng 5 mét, được dựng vào năm Trường Khánh thứ 3 (823) đời vua Đường mục tông. Phía tây bắc Lạp tát có chùa Tiểu Chiêu và phía tây có chùa Biệt Bạng, là chỗ ở của cựu Pháp vương, có 1 khu vườn để các Lạt ma tránh nắng. Tăng chúng trong chùa này phần nhiều là người Mông Cổ. Phía đông Lạp tát có chùa Sắc Lạp, nơi có tòa tháp hoàng kim và cây chày kim cương nổi tiếng. Lại có chùa Cam Đan, chỗ ở của ngài Tông Khách Ba, khai tổ của phái Hoàng Mạo thuộc một trong 4 trường phái tu tập lớn tại Tây Tạng, nổi tiếng với pho tượng Phật Di lặc và tượng ngài Tông Khách Ba. Ngoài ra, trong Lạp tát còn có 30 ngôi chùa lớn và vô số chùa viện nhỏ.
4. ĐỊA LÝ, KHÍ HẬU
Địa lý tại vùng đất thiêng được chia ra nhiều khu vực: Lhasa là vùng đồi núi bao phủ xung quanh một diện tích khá lớn gần 30.000 km2. Khu vực trung tâm rộng hơn 544 km2, tổng dân số gần 500.000 người, trong đó 250.000 người dân là ở khu vực nội thành. Lhasa là nơi hội tụ nhiều tộc người như: người Tạng, người Hán, người Hồi và nhiều sắc tộc khác nhau. Trong đó, người Tạng chiếm hơn 87% dân số trên. Ngày nay Lhasa biết đến với địa danh Tây Tạng nằm trên vùng cao nguyên, khu vực cao nhất thế giới, tại miền Bắc Tây Tạng, nơi đây cao hơn so với trung bình mặt nước biển tới 4572 ft (1500 m). Đỉnh Ever- est nằm gần biên giới Tây Tạng và Nepal. Khu vực Lhasa phân bố địa hình nằm ở gần đấy trong một lưu vực nhỏ bao phủ bởi các dãy núi với độ cao 3650 m (12.000 ft) phân bổ tại trung tâm đồng bằng Tây Tạng. Các dãy núi phủ tuyết trắng xung quanh trên độ cao 5500 ft (1800 m).
Với địa lý khí hậu hanh khô suốt 9 tháng trong một năm, các hẻm núi phía Tây nhận được một lượng tuyết khá lớn. Với khí hậu, nhiệt độ thấp chủ yếu trong các khu vực xung quanh, một mặt sự hoang vắng, lạnh lẽo, quạnh hiu bởi vì chưa có những cây cổ thụ mọc mà toàn là đá và tuyết trên các sườn đồi. Khí hậu gió thấp thổi vào thì làm đồng bằng khô cạn, vì sự mênh mông trơ trọi không có vật cản ngăn. Tuy nhiên, gió mùa từ Ấn Độ đang gây ra một số thiệt hại, ảnh hưởng rất lớn đến phía Đông Tây Tạng còn phía Bắc Tây Tạng có nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh cắt da trong mùa đông giá tuyết, nhiệt độ trung
bình 8oC (43 độ F). Khu Lhasa nhận gần 3000 giờ nắng mặt trời trong một năm, du khách thường gọi nơi đây với cái tên thân mật là thành phố ánh nắng. Lượng mưa trung bình tại Lhasa khoảng 500mm, các vùng phân bổ chủ yếu vào tháng 7,8,9. Người Tạng nói rằng họ rất thích hai mùa trong năm đó là mùa hè và mùa thu vì có những cơn mưa bất chợt nên rất tốt trong năm, mưa thường xảy ra vào ban đêm, còn ánh mặt trời ban ngày thì nhiều hơn. Lhasa được chia thành các khu sau:
- Amdo (A’mdo) ở phía Bắc được sát nhập vào các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên tại Trung Hoa và
phía Đông Tây Tạng.
- Kham (Khams) ở phía đông một phần lãnh thổ Tứ Xuyên, bắc Vân Nam, một phần Thanh Hải. - Tây Kham là phần quản lý tại Tây Tạng.
- U (dbus) ở trung tâm thuộc một phần Tây Tạng.
- Tsang (gtsang) ở phía Tây nằm tại Tây Tạng. Ta thấy rằng, các khu vực Tân Cương, Thanh Hải, Tứ Xuyên nằm phía Bắc và Đông của Khu tự trị. Vùng biên giới ở phía Ấn Độ tại khu vực phía Nam với cung đường Mc-Mahon tại Nam Tây Tạng và Aksaichin ở phía Tây đang còn uẩn khuất giữa các nước, nhất là Trung Hoa và Ấn Độ. Các vùng lân cận tại phía Nam như: Myanma, Bhutan và Nepal. Khu tự trị cũng có danh giới phía Đông Nam tại tỉnh Vân Nam. Ta có thể nhận biết, khu vực Tây Tạng ngày nay được phân bổ theo những lưu vực: “Lưu vực hồ” và nằm phía Tây và đến Tây Bắc, còn “Lưu vực sông” trải dài phía Đông, Nam và Tây. Các lưu vực trên đều nhận từ nguồn mạch lượng mưa khiêm tốn từ dãy Himalaya bị chắn tại phía Nam. Trái lại trên các khu vực trơ ra tương phản với vùng đất này và ảnh hưởng đặc biệt từ nguồn nước nên văn hóa thật khác biệt do nét phân bổ lưu vực sông và hồ.
Bởi vì, lưu vực hồ là nơi sinh trưởng sinh sống của dân cư du mục (du canh, du cư). Còn lưu vực sông là nơi các tộc người Tạng, Hán, Mãn, Mông định cư để trồng trọt, nông nghiệp (định canh, định cư). Các ranh giới phía Nam thuộc dãy núi Himalaya, phía Bắc có một hệ thống núi khá lớn, ít tạo ra các hốc núi riêng biệt vì các hẻm núi khá sâu. Các hệ thống núi là khởi nguồn từ ba con sông lớn là: 28
* Sông Ấn (Sindh darya): Dòng sông này bắt nguồn từ Tây Tạng, chúng chảy từ dãy Himalaya theo hướng Đông Nam lên Tây Bắc, qua Kashmir trở về hướng Nam chếch Tây Nam. Sau đó, nối sông Panjnad tại Mithankot chảy qua Hyderabad nó kết thúc tại khu vực đồng bằng châu thổ phía Nam Karachi, độ cao từ 2900 đến 3200 km, xuất phát từ nền văn minh cổ đại nên sông Ấn ảnh hưởng tại vùng đất này rất lớn, liên hệ đến sông Hằng của Ấn Độ ngày nay.
* Khu hành chính: Khu vực hành chính tại Lhasa là một đô thị thủ phủ Tây Tạng là Khu tự trị của Trung Hoa gồm những đơn vị hành chính cấp địa phương, trong đó thành phố Lhasa là cấp địa thị còn bảy đơn vị, cấp còn lại được phân bố thành 73 đơn vị cấp châu, huyện trong một huyện cấp thị:
- Lhasa tức Lạp Tát, thủ phủ thành quan, dân số
599.423 người, diện tích tổng thể 31.662 km2.
- Bảy Địa khu kế tiếp trong đó gồm:
+ Ngari20 (A Lý) thủ phủ Cát Nhĩ, dân số 95.465 người, diện tích tổng thể 304.000 km2.
+ Nagqu21 (Na Khúc) thủ phủ Nagqu, dân số 462.382 người, diện tích 450.537 km2.
+ Qamdo22 (Xương Đo) thủ phủ Qamdo, dân số
657.505 người, diện tích 110.154 km2.
+ Shigatse (Nhật Khách Tấc) thủ phủ Shigatse, dân số
703.292 người, diện tích 182.000 km2.
+ Lhoka (Sơn Nam) thủ phủ Nãi Đông, dân số 328.990 người, diện tích 79.700 km2.
+ Nying chi (Lâm Tri) thủ phủ Nying Chi, dân số
195.109 người, diện tích 116.175 km2.
5. DÂN SỐ
Dân số tại Tây Tạng, nơi vùng đất thiêng, có dân số khoảng 521.500 trong đó ước tính 257.400 là khu vực nội thành, và 264.100 là ở khu ngoại thành Tây Tạng. Ta thấy rằng mật độ tại Lhasa quá thấp nhưng người Tạng chủ yếu phân bổ tại vùng núi hiểm trở. Tính đến năm 2000 có 92,8 % cư dân người Tạng tại Khu tự trị Lhasa (bộ nhóm dân tộc này theo Đạo Phật và một số ít theo Đạo Bon, còn đa số là nhập cư của người Hán 61% dân số). Tây Tạng có những tộc người từ trước đến nay như: Người Tạng, người Salar, người Hồi, người Monpa, người Mông Cổ, người Hán, người Sila (Tạng Miến), người Hà Nhì (Tạng Miến).
6. NGƯỜI TẠNG
Có đôi mắt ướt, họ luôn có nét buồn trên khuôn mặt, họ sống đúng với bản tâm, không tham cầu danh vọng, họ luôn đi tìm vị Bổn tôn, vị đạo sư tiền kiếp của họ, họ thân thiện và vui tính, pháp tu lúc nào cũng dùng câu mật chú Chuyển Kim Luân (Um Ma Ni Bat Me Hum)23. Người Tạng thường mặc quần áo bằng lông cừu và lông trâu yak, trang sức rực rỡ. Các nghiên cứu cho thấy người Tạng sống trên các triền núi tuyết có một nhiễm sắc thể khá đặc biệt gồm 2 gene. Gene Egln1 trên tuyến nhiễm sắc thể 1 và gene ppara trên tuyến nhiễm sắc thể thứ 2. Từ đây, người Tạng được cân bằng và giữ các tuyến mồ hôi trên núi tuyết xứ lạnh. Mạch máu của họ rộng và mang nhiều lớp ôxy chống lại độ cao nơi vùng đất xứ tuyết. Chính vì vậy mà họ trở về lòng đất từ tâm nơi ngàn xưa núi tuyết kinh cầu. Nét đặc thù di truyền học của người Tạng sống trên độ cao trong thời kỳ tiền sử gần 3000 năm về trước với khả năng thích nghi rất cao, họ biết cách khắc phục cơ thể, lưu chuyển đi lại, hát ca và múa để cơ thể lưu thông các tuyến ôxy. Mặc dù vừa làm vừa hoạt động, họ luôn thể hiện tâm tươi cười, để dòng máu lưu thông từ tuyến. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng do sự đột biến gen mà người Tạng thích nghi sống ở độ cao. Do sự phân bổ nhóm nhiễm sắc thể D - M 174 ở các vùng dân tộc Trung Á gần Đông Bắc Á cùng biên giới Nga, cũng có sự đột biến D - M 174 xảy ra cho người Tạng để thích nghi vùng cao nơi mà thời xa xưa người Tạng đã sống trên vùng núi tuyết.