Sức Khỏe Và Cuộc Sống

  • Home
  • Sức Khỏe Và Cuộc Sống

Sức Khỏe Và Cuộc Sống 6832 người đăng ký

Bài tập kích hoạt các trục cơ toàn thân ( 2 cách vận động ) cho người TVDD* Cách 2: vận động chậm ( kiểm soát - cảm nhận...
14/02/2022

Bài tập kích hoạt các trục cơ toàn thân ( 2 cách vận động ) cho người TVDD
* Cách 2: vận động chậm ( kiểm soát - cảm nhận cơ thể )
Động tác 1: cúi và ngửa cột sống phối hợp.
Chuẩn bị: Đứng thẳng, cảm nhận 2 bàn chân bám chặt sàn, 2 tay ra sau, áp bàn tay ngược dọc 2 bên cột sống, đẩy ưỡn ngực.
Đưa cằm về sau cảm nhận giãn cổ đến ngực giữ 3s, đẩy tay sau xuống dần thắt lưng, cảm nhận giãn dần tiếp xuống bụng dưới giữ 3 giây, đưa 2 tay sang hông dần đưa xuống mặt trước đùi xuống dần đến gối, đồng thời cúi người thẳng lưng, cảm nhận giãn bắp chân đùi sau giữ 3 giây, cúi tiếp, đồng thời trùng gối đến khi ngón tay chạm đất ( thả lỏng vai - cổ ), đẩy căng 2 gối, cảm nhận căng mặt sau chân và mông rồi đưa người thẳng dậy từ lưng đến vai và cổ, cảm nhận cuộn cột sống từng vùng.
Làm 3 lượt.
Động tác 2: Nghiêng cột sống.
Chuẩn bị: Đứng thẳng, cảm nhận 2 bàn chân bám chặt sàn, hai tay chống hông.
Đẩy hông sang bên khi thấy căng mặt ngoài đùi, từ từ đưa tay cùng bên lên cao, tay đối xuống gối, cảm nhận độ giãn từ bụng bên đến ngực và vai, nghiêng cổ cảm nhận giãn hết giữ 3 giây. đưa người về tư thế thẳng, cảm nhận nhả ngược lại, đổi bên.
Làm 3 lượt.
Động tác 3: Xoắn vặn cột sống.
Chuẩn bị: Hai chân trùng gối ( tấn nhẹ ), cảm nhận 2 bàn chân bám chặt sàn, hai tay để trước ngực tóm lấy khuỷu tay.
Xoay cổ hết cỡ, từ từ xoay tiếp đến thắt lưng, cảm nhận lực xoay từ cổ kéo các vùng xoay theo, kéo khuỷu tay giữ 3 giây, rồi đưa người về tư thể thẳng, cảm nhận nhả ngược lại, đổi bên.
Làm 3 lượt.
Động tác 4: gồng giữ lõi cột sống.
Chuẩn bị: Hai chân trùng gối, cảm nhận 2 bàn chân bám chặt sàn, ấn giữ chặt ngón chân cái, xoay gối vào nhau ( tấn xoay gối trong nhẹ ), hai tay đan kéo giãn 2 vai trước bụng.
Đưa người ngả sau, giữ 15 giây.
Làm 3 lượt.
Động tác 5: Xoay tròn
Chuẩn bị: Đứng thẳng, cảm nhận 2 bàn chân bám chặt sàn, hai tay chống giữ hông.
Xoay tròn cổ vẽ hai mắt thành hình tròn chậm từ nhỏ đến lớn hết cỡ 10 lượt, cảm nhận sự điều chỉnh các cơ vùng cổ - thắt lưng sao cho vẽ thật tròn.
Đổi chiều.
Bệnh rõ ràng, hiểu để trị
Tâm thông suốt, bệnh ắt tan

Một số tư thế mọi người hay mắc phải dẫn đến đau nhức xương khớp
14/02/2022

Một số tư thế mọi người hay mắc phải dẫn đến đau nhức xương khớp

Gừng: Chuẩn bị gừng tươi, muối hạt. Lấy gừng đem rửa sạch, thái miếng. Đem đun sôi gừng với nước, khi sôi thêm một chút ...
14/02/2022

Gừng: Chuẩn bị gừng tươi, muối hạt. Lấy gừng đem rửa sạch, thái miếng. Đem đun sôi gừng với nước, khi sôi thêm một chút muối hạt. Để nước nguội bớt mang ngâm chân. Thực hiện hàng ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để thấy hiệu quả.

Trời lạnh, các bệnh lí về cơ xương khớp dễ bị tăng là vì sao?Vì lạnh làm co lại, co gì co rất nhiều thứ, kể cả việc cơ t...
14/02/2022

Trời lạnh, các bệnh lí về cơ xương khớp dễ bị tăng là vì sao?
Vì lạnh làm co lại, co gì co rất nhiều thứ, kể cả việc cơ thể thu lại để giữ ấm cho nội tạng theo sinh lí tự nhiên, xong nếu cơ thể bạn đã mệt mỏi thì lạnh chính là nguyên nhân gây rất nhiều vấn đề của bệnh cơ xương khớp - thần kinh cột sống.
Lạnh ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
1) Về biến chuyển thời tiết thì: con người có thể bị rối loạn khi thay đổi nhiệt đột ngột mà chưa thích nghi kịp, trong khi thời tiết ngày nay thì biến loạn đến sợ ( sáng hôm qua còn ấm mát đến chiều tối lạnh buốt luôn 😑 ), nên sự đột ngột này là quá nhanh, cơ thể không phản ứng kịp đã đành, sự chủ quan càng khiến dễ bị ảnh hưởng
2) Về cơ thể vật lí thì: cơ thể người luôn có cơ chế bảo vệ từ nông đến sâu từ mặt da -> cơ -> gân -> khớp: khi lạnh cơ chế bảo vệ hình thành dẫn đến sự co lại bảo vệ của các lớp đầu tiên mặt da ( cảm giác g*i rét , tê, kém cảm giác ); lạnh sâu hơn cơ co và run cơ để sinh nhiệt, nếu trong giai đoạn này cơ yếu có thể dẫn đến chuột rút, co cơ cấp mạnh dẫn đến đau cấp; gân co rút mạnh nếu có thoái hoá làm gân kém đi ( mất độ mềm mại -> "cứng" hơn ) việc chấn thương các điểm bám, điểm nối gân sẽ tạo ra cảm giác buốt, giật; và cuối cùng trên cơ thể thoái hoá ( người già ) việc cô đặc dịch khớp -> tăng áp lực khớp khiến cảm giác nhức, mỏi biểu hiện rõ hơn.
3) Về cơ thể năng lượng ( đông y ) thì: vệ khí ( sức đề kháng ) bảo vệ được huy động để chống lạnh nhưng nó không đủ khoẻ -> việc cảm giác g*i rét, việc rối loạn vệ khí ( rối loạn của việc tiết mồ hôi ) sẽ dẫn đến vấn đề không bảo vệ được mà tà khí xâm nhập; kèm thêm sự suy yếu của tạng phủ nhất là các hệ phế - đại trường ( phổi ), tỳ - vị ( tiêu hoá ) là các hệ quan hệ mật thiết với bên ngoài để hấp thu năng lượng thì bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn -> phong hàn ( cảm lạnh ) và thấp khí ( các chứng đau nhức ) hoành hành mạnh gây bệnh cho cơ thể.
Vì vậy, Lạnh gây ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống cơ xương khớp.
Theo phép dưỡng sinh thì mùa đông, cơ thể cần tàng trữ năng lượng, nên rất cần ngủ sớm, dậy muộn, giữ ấm, vận động tránh mạnh mẽ ( ra mồ hôi nhiều ), uống rượu gây cảm giác nóng người nên cũng cần cẩn thận.
Phương pháp không dùng thuốc như cứu ngải rốn, dưới rốn, huyệt Túc tam lý ( vị trí dưới đầu gối ), chườm ấm bụng, ngực, lưng, cổ ( rất dễ chịu ), tập vận động nhẹ nhàng giúp tăng lưu thông.
Bệnh rõ ràng, hiểu để trị
Tâm thông suốt, bệnh ắt tan

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Sức Khỏe Và Cuộc Sống posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Travel Agency?

Share