CQ ĐÀ LẠT

  • Home
  • CQ ĐÀ LẠT

CQ ĐÀ LẠT CHUYÊN CUNG CẤP CÁC MẶT HÀNG ĐẶC SẢN ĐÀ LẠT; HOA, RAU, CỦ, QUẢ. MẬT ONG, TINH

Cafe thật,sống thật, checkin ảo nhé .
27/04/2022

Cafe thật,sống thật, checkin ảo nhé .

29/12/2021

CUỘC ĐI SĂN NGOẠN MỤC - THÀNH CÔNG !

29/12/2021

KỶ NĂNG XỬ LÝ BÌNH GA VÀ LỬA

29/12/2021

Ý TƯỞNG VÀ KẾT QUẢ !

Đà Lạt đầu đông.👌❤
12/11/2021

Đà Lạt đầu đông.👌❤

07/11/2021

BẠN ƠI !

SỰ LƯƠNG THIỆN KHÔNG CẦN QUA SÁT HẠCH!    Một ngày nọ, có một người đàn ông tên là Walter Salles vào thành phố làm việc,...
04/11/2021

SỰ LƯƠNG THIỆN KHÔNG CẦN QUA SÁT HẠCH!

Một ngày nọ, có một người đàn ông tên là Walter Salles vào thành phố làm việc, ông đi ngang một cậu bé đánh giày khoảng mười mấy tuổi ở quảng trường nhà ga xe lửa, cậu bé đánh giày hỏi ông:
- “Thưa ông, xin hỏi ông có cần đánh giày không ạ?”

Walter cúi đầu nhìn đôi giày chưa quá bẩn của mình, ông lắc đầu từ chối. Khi Walter chuẩn bị đổi tàu thì cậu bé lúng túng, ngượng ngùng, đôi mắt ánh lên sự cầu xin:
- “Thưa ông, cả ngày nay cháu chưa ăn gì rồi, xin ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày, một tuần sau cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”.

Walter nhìn cậu bé trước mặt mặc bộ quần áo rách rưới, cả người gầy gò, thế là ông móc túi đưa cho cậu bé vài đồng xu. Cậu bé vô cùng cảm kích nói lời cảm ơn ông rồi chạy đi như bay.Khi đó, Walter nghĩ thầm:
- “Lại là một thằng nhóc lừa đảo…” và rồi ông đã quên bẵng đi…

Cho đến vài tuần sau, Walter lại đi ngang qua trạm xe lửa, đột nhiên ông nghe thấy giọng nói từ xa vọng lại:
- “Thưa ông, xin ông đợi một lát!”.
Khi đó, ông nhìn thấy một cậu bé gầy gò chạy đến đưa cho ông mấy đồng xu, lúc này Walter mới nhận ra cậu bé này chính là đứa bé đánh giày đã mượn ông tiền.
Cậu bé vừa thở hổn hển vừa nói:
- “Cháu đã đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng đã trả được tiền cho ông”.

Walter cầm trong tay những đồng xu còn ướt đẫm mồ hôi của cậu bé, đột nhiên ông cảm thấy đứa trẻ này thật đặc biệt. Thế nên bỗng nhiên ông có một suy nghĩ, ông thấy cậu bé này rất phù hợp với hình tượng nam chính trong kịch bản mới của mình.

Hóa ra Walter là một đạo diễn và khi đó ông đang chuẩn bị phần tiền kỳ cho bộ phim, ông đã quan sát các sinh viên của trường diễn xuất không dưới một trăm lần, nhưng đều không vừa ý.

Lúc này, ông nhận ra rằng cậu bé này có thể là nam chính trong bộ phim của ông. Và rồi ông lấy vài đồng xu ra và nói với cậu bé rằng:
- “Số tiền này là chính tôi muốn cho cháu, không cần trả lại. Ngày mai cháu hãy đến văn phòng đạo diễn ở công ty điện ảnh trong thành phố tìm tôi, tôi sẽ cho cháu một niềm vui bất ngờ lớn hơn”.
Nói xong, Walter rời đi, trong lòng cảm thấy rất ấm áp và bắt đầu hy vọng vào cậu bé này.

Hôm sau, bảo vệ công ty điện ảnh nói với Walter rằng trước cửa có một nhóm trẻ con mặc quần áo rách rưới đến. Walter vô cùng ngạc nhiên, ông đi ra cửa thì thấy cậu bé ngày hôm qua chạy đến, vui vẻ nói:
- “Thưa ông, họ đều cũng là trẻ mồ côi lưu lạc không có cha mẹ giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”

Walter không thể nào ngờ được một cậu bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Nhưng sau khi quan sát, ông nhận ra quả thật là có vài đứa trẻ khác trong số đó phù hợp với vai nam chính trong kịch bản của ông hơn.
Dù vậy cuối cùng Walter đã quyết định chọn cậu bé đánh giày này và ông viết trong hợp đồng lý do mà ông chọn cậu bé là:
- “Sự lương thiện không cần qua sát hạch”.

Cậu bé này chính là Vinícius de Oliveira người Brazil, cậu chủ nhỏ trong bộ phim “Central Station” (hay “Central do Brasil”) nổi tiếng của đạo diễn Walter Salles, bộ phim này đã nhận được hơn 50 giải thưởng, chiến thắng giải “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” tại Quả Cầu Vàng 1999 và còn nhận được 2 đề cử Oscar năm đó.

Vài năm sau, Vinícius de Oliveira cũng mở một công ty điện ảnh và làm chủ tịch, anh còn viết một quyển tự truyện có tên là “Cuộc đời diễn viên của tôi”.
Trên trang bìa trong của quyển sách có dòng chữ viết tay của ông Walter:
“Sự lương thiện không qua sát hạch”
và đánh giá của ông về Vinícius de Oliveira:
“Vì lòng lương thiện, cậu từng đem cơ hội nhường cho người khác; cũng vì sự lương thiện ấy, cơ hội trong cuộc đời chưa từng bỏ qua cậu”.

Nguồn: Vietnam Business Insider (Trích lại từ Ncctv.net)

VƯƠNG ĐÀ LẠT
30/10/2021

VƯƠNG ĐÀ LẠT

Chúc cả nhà đón chào một Tết Trung Thu vui vẻ,ấm áp, hạnh phúc.
21/09/2021

Chúc cả nhà đón chào một Tết Trung Thu vui vẻ,ấm áp, hạnh phúc.

Ai là đạo diễn của 8 tỉ cuốn phim ?Hồi nhỏ tui mê phim kiếm hiệp lắm. Mỗi đêm, đi coi phim về là máu anh hùng nổi lên. T...
21/09/2021

Ai là đạo diễn của 8 tỉ cuốn phim ?
Hồi nhỏ tui mê phim kiếm hiệp lắm. Mỗi đêm, đi coi phim về là máu anh hùng nổi lên. Tui bèn rút thanh tre ở hàng rào giả bộ làm kiếm. Thế rồi tui "múa kiếm" cuồng nhiệt dưới ánh trăng và thét lên: "Ta là vai chính trong cuộc đời này".
Lớn lên, tui thấy cuộc đời rộng lớn hơn mình tưởng. Thế giới có đến 8 tỉ người. Tui thấy có tới 8 tỉ cuốn phim đang công chiếu đồng thời. Tui chỉ là diễn viên chính trong cuốn phim về cuộc đời tui. Còn người ta là diễn viên chính trong cuốn phim kể về cuộc đời họ.
Nếu tui và bạn có duyên gặp gỡ nhau thì tui trở thành diễn viên phụ trong cuốn phim cuộc đời của bạn. Dù đóng vai phụ nhưng tui chỉ muốn đóng những vai vui vẻ, hài hước.
Và dĩ nhiên, tui nghĩ bạn cũng không hề muốn đóng vai chính hoặc vai phụ phản diện.
Vậy, rốt cuộc, ai là tổng đạo diễn của 8 tỉ cuốn phim đang công chiếu? Ai sắp đặt người này đóng vai tốt, người kia đóng vai xấu ? Ai qui định diễn viên này ngủm trước, diễn viên kia tồn tại đến cuối phim ?

20/09/2021

VÕ TÒNG NÚC RƯỢU GUẤN TƯỞNG MÔN THẦN TẠI ĐÀ LẠT .

17/09/2021
NGƯỜI TÌNH VUA BẢO ĐẠI                                  Biệt thự bằng đá của người tình vua Bảo Đại tại Đà LạtBiệt thự m...
17/09/2021

NGƯỜI TÌNH VUA BẢO ĐẠI Biệt thự bằng đá của người tình vua Bảo Đại tại Đà Lạt
Biệt thự mang lối kiến trúc Tây Ban Nha độc nhất vô nhị tại Đà Lạt là món quà mà vị vua cuối cùng của Việt Nam mua tặng cho người tình của mình - bà Phi Ánh.
Nằm cách Ga Đà Lạt chỉ vài bước chân, biệt thự Phi Ánh được một quan chức người Pháp cho xây dựng vào năm 1928. Theo giới kiến trúc sư, biệt thự Phi Ánh là công trình duy nhất ở Đà Lạt được xây bằng đá theo phong cách kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha.
Toàn bộ biệt thự được xây dựng bằng đá theo phong cách kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha. Ảnh: Khánh Hương
Tòa nhà có tông màu nâu xám của đá được tôn lên trên nền trời Đà Lạt suốt gần 100 năm qua. Biệt thự Phi Ánh nổi bật do sự khác biệt với hàng trăm biệt thự mang phong cách Pháp bằng lối thiết kế không theo kiểu đối xứng, mái nhà dốc, đầu mái không vươn dài khỏi tường, không có nhiều trụ cột và cổng vòm.
Được xây dựng trên khu đất rộng hàng nghìn mét vuông, biệt thự có 2 tầng nổi, một tầng hầm, gồm hai khối nhà, nối liền nhau bằng dãy hành lang hình bán nguyệt. Phần tường bên ngoài được xây hoàn toàn bằng đá granite dày 60-80 cm. Xung quanh tường nhà có hàng chục cửa sổ và cửa ra vào được bố trí dày đặc với nhiều kích thước khác nhau. Trong biệt thự có nhiều lò sưởi được thiết kế tinh tế tại từng khu vực riêng biệt.
Điểm độc đáo của biệt thự này so với những dinh thự sang trọng nổi tiếng được người Pháp xây cùng thời tại Đà Lạt như: Dinh I (hay còn gọi là Dinh Bảo Đại, năm 1929), Dinh Nguyễn Hữu Hào (Cung Hoàng hậu Nam Phương, năm 1932), Dinh II (dinh thự mùa hè của toàn quyền Decoux, năm 1933), Dinh III (năm 1933)... đó chính là các bức phù điêu được bố trí khắp nơi. Nếu đi vào từ bên trái biệt thự, người xem sẽ bắt gặp ngay chính diện lối vào bức phù điêu chạm hình người phụ nữ tay cầm nhành lá, chân đeo vòng, đầu đội mũ có 3 ngọn tháp mang đậm chất Hindu.
Bên trong còn có ba bức phù điêu tương tự với tư thế tay và trang phục khác dần được bố trí ở chính diện hành lang nối hai khối nhà và phòng khách. Thêm điểm độc đáo nữa, đó là tám tấm phù điêu vuông vức hai mặt khắc hoa văn hình hoa sen và chim trong sảnh chính gian nhà bên phải. Điều này đưa đến một câu hỏi chưa lời giải đáp đối với nhiều nhà nghiên cứu, rằng trên một tòa nhà mang kiến trúc Tây Ban Nha lại được kết hợp với những nét văn hóa Á Đông? Ý nghĩa của những bức phù điêu là gì? Nhiều người cho rằng chủ nhân khi cho xây tòa nhà này có niềm đam mê và có sự am hiểu nhất định nào đó về văn hóa phương Đông.
Sau gần một thế kỷ tồn tại, đến nay không ai biết chính xác người đã thiết kế ra tòa biệt thự này cũng như chủ nhân ban đầu của nó. Năm 1940, vua Bảo Đại thường lui tới Đà Lạt nghỉ dưỡng. Trong thời gian ở đây ông đã gặp bà Lê Thị Phi Ánh - một tuyệt sắc giai nhân, sinh ra trong gia đình giàu có, danh giá. Hai người sau đó nhanh chóng thành đôi, dù không được tổ chức lễ cưới chính thức nhưng bà Phi Ánh rất được vua Bảo Đại ưu ái. Vua Bảo Đại đã mua lại ngôi biệt thự độc nhất tại Đà Lạt cho người tình, từ đó ngôi biệt thự mang tên Phi Ánh.
Cũng trong thời gian sinh sống tại đây, bà Phi Ánh và vua Bảo Đại có với nhau hai người con chung đó là con gái Nguyễn Phúc Phương Minh (sinh năm 1950) và con trai Nguyễn Phúc Bảo Ân (sinh năm 1951).
Người đàn ông hiện sinh sống ở Đà Lạt cho biết, mẹ ông từng làm phục vụ trong biệt thự Phi Ánh những năm 1950. Khi còn sống mẹ ông thường kể, lúc bà Phi Ánh sinh hạ được hai người con cho vua Bảo Đại (thời điểm đó Bảo Đại đang làm Quốc trưởng), nên được ông hết mực cưng chiều. Ngoài thời gian làm việc tại Dinh I (cách đó 3 km), vua Bảo Đại thường lui tới và dành thời gian ở bên cạnh bà.
Tuy nhiên, những ngày hạnh phúc của bà Phi Ánh không kéo dài khi vua Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm phế truất (sau đó Bảo Đại sang Pháp). Căn biệt thự bị tịch thu, gia đình ly tán, bà Phi Ánh phải dẫn các con về Sài Gòn sinh sống và đi bước nữa. Bà Phi Ánh qua đời trong cảnh cô đơn vào cuối năm 1986 tại Sài Gòn mà không được gặp lại cựu hoàng Bảo Đại thêm một lần nào.
Sau 1975, ngôi biệt thự trở thành nhà tập thể cho nhiều hộ dân sinh sống, một thời gian dài sau đó bị bỏ hoang. Theo ông Lê Cảnh Cương, đại diện Công ty TNHH Hoài Nam, năm 2007 công ty tiếp nhận tòa biệt thự và tiến hành tu sửa. Trong lúc cọ rửa bằng nước có axít pha loãng, những người lao động đã phát hiện trên phần tường bên trong có 12 bức phù điêu hai mặt, kích thước mỗi bức từ 40x40 cm - 40x80 cm.
Cùng với những bức phù điêu hoa sen cách điệu, hình chim thú lạ..., phía tường bên trong nhà còn có đến 8 bức phù điêu đặt liền nhau, nhìn thoáng qua giống như hình của những chiếc đồng hồ treo tường, nhưng khi được cọ rửa thì chúng lại hiện lên những hoa văn khá lạ. Nhìn tổng thể, phong cách nghệ thuật trên những bức phù điêu này lại mang dáng dấp hội hoạ Ấn Độ.
Chân dung vua Bảo Đại và "Thứ phi" Phi Ánh khi còn trẻ được treo tại phòng khách biệt thự. Ảnh: Khánh Hương
Hiện nay, tòa biệt thự được khôi phục gần như nguyên trạng. Công ty Phi Mã (Đà Lạt) đã thuê lại căn biệt thự này làm nhà hàng. Ngoài những nét kiến trúc độc đáo có chút gì đó bí ẩn, đơn vị quản lý khu biệt thự còn dành một khoảng không gian để du khách chiêm ngắm chân dung vua Bảo Đại và "Thứ phi" Phi Ánh lúc trẻ.
Ngoài những dinh thự đã được ghi dấu ấn trong lịch sử tại Đà Lạt, vua Bảo Đại cũng từng mua tặng "Thứ phi" Mộng Điệp một tòa biệt thự nằm trên đường Hùng Vương, ngay ở cửa ngõ vào Dinh I (nơi làm việc của vua Bảo Đại). Tuy nhiên, trải qua thời cuộc biệt thự này đã bị dỡ bỏ.

13/09/2021

Bạn đã từng nghe Bàn Xoay Đà Lạt; chính tôi ghi lại cách đây 2 năm khi đưa khách tham quan.

BÁNH MÌ TẨM THUỐC ĐỘC Một người đàn bà nướng bánh mì cho gia đình mình và làm dư ra một cái để cho người nghèo đói.Bà để...
09/09/2021

BÁNH MÌ TẨM THUỐC ĐỘC
Một người đàn bà nướng bánh mì cho gia đình mình và làm dư ra một cái để cho người nghèo đói.
Bà để ổ bánh mì dư trên thành cửa sổ bên ngoài cho người nghèo nào đó đi qua dễ lấy. Hàng ngày, có một người gù lưng đến lấy ổ bánh mì.
Thay vì nói lời cám ơn, ông ta vừa đi vừa lẩm bẩm những lời sau đây:
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
Điều này cứ diễn ra, ngày này qua ngày khác.
Mỗi ngày, người gù lưng đến lấy bánh và lại lẩm bẩm câu :
“Việc xấu người làm thì ở lại với người, việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người!”
Người đàn bà rất bực bội.
Bà thầm nghĩ, "Không một lời cám ơn, ngày nào người gù này cũng đến lấy bánh ta làm rồi lải nhải giai điệu khó chịu ấy! Hắn ta muốn ám chỉ điều gì?”
Một ngày kia, không chịu được nữa, bà quyết định cho người gù đi khuất mắt.
Bà tự nhủ, “Ta sẽ làm cho hắn mất dạng.”
Và bà đã làm gì? Bà cho thuốc độc vào ổ bánh mì dư bà làm cho người gù!
Khi bà sắp sửa bỏ ổ bánh có thuốc độc lên thành cửa sổ, đôi tay bà bỗng run lên.
Bà hốt hoảng, “Ta làm gì thế này?” .
Ngay lập tức, bà ném ổ bánh có thuốc độc vào lửa và vội làm một cái bánh mì ngon lành khác rồi đem để lên thành cửa sổ.
Như mọi khi, người gù lưng đến, ông ta lấy bánh và lại lẩm bẩm:
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.”
Ông ta cầm ổ bánh đi cách vui vẻ mà không biết rằng trong lòng người đàn bà đang có một trận chiến giận dữ.
Mỗi ngày, khi người đàn bà đặt ổ bánh mì cho người nghèo lên thành cửa sổ, bà đều cầu nguyện cho đứa con trai đi xa tìm việc làm.
Đã nhiều tháng qua, bà không nhận được tin tức gì của con.
Bà cầu nguyện cho con trở về nhà bình an.
Buổi chiều hôm đó, có tiếng gõ cửa.
Khi mở cửa ra, bà ngạc nhiên thấy con trai mình đứng trước cửa.
Anh ta gầy xọp đi. Quần áo anh rách rưới đến thảm hại. Anh ta đói lả và mệt.
Khi trông thấy mẹ, anh ta nói:
“Mẹ ơi, con về được đến nhà quả là một phép lạ. Khi con còn cách nhà mình cả dặm đường, con đã ngã gục vì đói, không đi nổi nữa và tưởng mình sẽ chết dọc đường. Nhưng bỗng có một người gù lưng đi ngang, con xin ông ta cho con một chút gì để ăn, và ông ta đã quá tử tế cho con nguyên một ổ bánh mì ngon. Khi đưa bánh cho con, ông ta nói: “Đây là cái mà tôi có mỗi ngày, nhưng hôm nay tôi cho anh vì anh cần nó hơn tôi!”
Khi người mẹ nghe những lời đó, mặt bà biến sắc.
Bà phải dựa vào thành cửa để khỏi ngã.
Bà nhớ lại ổ bánh mì có thuốc độc mà bà đã làm sáng hôm nay.
Nếu bà không ném nó vào lửa thì con trai yêu quý của bà đã ăn phải và đã chết !
Ngay lập tức bà nhớ lại câu nói có ý nghĩa đặc biệt của người gù lưng:
“Việc xấu người làm thì ở lại với người; việc tốt người làm thì sẽ trở lại với người.”
SỐNG TỬ TẾ, TA SẼ NHẬN ĐƯỢC SỰ BÌNH YÊN!♥♥♥♥♥

DALAT ĐƯỢC HÌNH THÀNH BẮT ĐẦU NHƯ THẾ.....Chuyến đi của một con người (Paul Doumer) quyết định tạo nên một nơi... mà ngà...
07/09/2021

DALAT ĐƯỢC HÌNH THÀNH BẮT ĐẦU NHƯ THẾ.....
Chuyến đi của một con người (Paul Doumer) quyết định tạo nên một nơi... mà ngày nay chúng ta gọi là Dalat .
"... Tháng 3 năm 1899, Doumer gửi điện tín cho bác sĩ Yersin báo tin ông sẽ đến Phan Rang trong vòng 48 giờ và sẽ cùng Yersin leo núi lên cao nguyên Lang Bian.
Lúc bấy giờ, con đường cái quan từ Nha Trang đến Phan Rang chỉ là một con đường mòn không có cầu bắc qua sông. Yersin liền cưỡi ngựa đi suốt ngày đêm, chỉ dừng lại ở các trạm đặt cách nhau từ 15 đến 20 km. Ngày 25-3-1899, Yersin đến Nại (gần Phan Rang) đúng lúc tầu Kersaint (Kẹc-xen) chở toàn quyền Paul Doumer cặp bến.
Doumer nghỉ trong giây lát ở tòa công sứ Phan Rang, sau đó cùng đoàn tùy tùng cưỡi ngựa đi ngay, định chiều hôm ấy đến chân núi, cách Phan Rang khoảng 40km. Ngựa của Doumer phi nước đại. Nhờ giống ngựa tốt, Yersin đuổi kịp Doumer và đến Krong-pha khi trời chập choạng tối. Yersin dựng lều, lấy ra hai cái giường xếp và vài lon đồ hộp. Mãi đến khuya, đoàn tuỳ tùng và hành lý mới đến nơi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa sáng, đoàn người bắt đầu leo núi. Con đường đèo thật gập ghềnh và hiểm trở, mọi người phải dắt ngựa đi bộ. Họ đến Đrăn vào lúc 10 giờ. Trên cao nguyên, chưa có một người Việt nào sinh sống. Đrăn chỉ là một buôn Thượng mà dân cư đều bị bệnh sốt rét hoành hành. Sau khi tắm sông và vội vàng ăn trưa, họ lại lên đường đi tiếp chặng cuối.
Trước khi đến Trạm Hành (Arbre Broyé), đoàn người lại dắt ngựa trên đoạn đường đèo, nhưng từ Trạm Hành đường đi dễ dàng hơn, họ tiếp tục lên yên.
Khi Doumer, đại úy Langlois (Lăn-gloa) và Yersin đến ven cao nguyên thì trời đã tối sẫm (26-3-1899). Cả ba người bám sát nhau vì một lý do chính là trong đêm tối, chưa quen với địa hình, họ có thể bị lạc. Vào lúc 10 giờ, họ tới đồn lính ở vị trí Đà Lạt hiện nay. Đó là một mái nhà tranh đơn )sơ. Ông Garnier (Gạc-ni-ê) - trưởng đồn -đang ngủ bỗng choàng dậy trước sự có mặt của khách lạ vì chưa được báo tin trước. Vào lúc 1 giờ khuya, đoàn tuỳ tùng đến. Viên công sứ Nha Trang nói với giọng hãi hùng: “Tôi nghe tiếng cọp gầm, tôi nhận ra tiếng cọp mà!”.
Từ sáng sớm, đoàn người khởi hành tiến đến Đăng Kia. Trời lạnh, trên đường đi họ gặp rất nhiều con cà tông.
Ở Đăng Kia, Doumer thanh tra trạm nông nghiệp và khí tượng, trình bày dự án thành lập nơi nghỉ dưỡng tương lai nằm trên đoạn đường xe lửa đi từ Sài Gòn, xuyên qua rừng núi đến Đà Lạt rồi xuống Quy Nhơn. Về sau, dự án không thực hiện được vì khi khảo sát thiết kế, các kỹ sư nhận thấy gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật hơn là thiết lập một đường xe lửa ven biển với một nhánh đường sắt phụ từ Phan Rang lên Đà Lạt.
Ngày 28-4-1899, Doumer giao cho đại uý Guynet (Guy-nê) nhiệm vụ làm một con đường dài 110 - 120km đi từ Nại (gần bãi biển Ninh Chữ) lên cao nguyên Lang Bi-an. Đoạn đầu bằng đất đi từ Phan Rang đến chân núi Trường Sơn, đoạn sau là một con đường có độ dốc 8% dành cho lừa tải hàng lên núi.
YÊU ĐÀ LẠT mang giá trị ĐaLat cho những ai yêu thích và khao khát tìm hiểu về một Đà lạt năm xưa từ khởi nguyên cho đến khi hình hài được hình thành,... một Dalat mà bao Quốc gia khao khát có được.. Một Đalat hiền hòa , thanh lịch và dịu ngọt.
Hãy đọc và xem những bức hình ; Bạn sẽ cảm nhận được đầy đủ...
Trân trọng Đà Lạt. Biết ơn bạn .

03/09/2021

10 địa điểm nên check in khi bạn du lịch Đà Lạt .

29/08/2021

Con đường xưa em đi.❤

Address

17/Khe Sanh/f10/Đà Lat

6700000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when CQ ĐÀ LẠT posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to CQ ĐÀ LẠT:

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Travel Agency?

Share