QUẢNG NAM ƠI

  • Home
  • QUẢNG NAM ƠI

QUẢNG NAM ƠI QUẢNG NAM ƠI, QUẢNG BÌNH ƠI, QUẢNG TRỊ ƠI, , , ,

QUẢNG NAM ƠI, QUẢNG BÌNH ƠI, QUẢNG TRỊ ƠI, , , , , , , , , , , , , , ,

QUÁ NGUY HIỂM VÀ TẮC TRÁCH! Ngày 17-12, thầy Nguyễn Văn Tấn - hiệu trưởng trường THPT Trần Cao Vân (TP Tam Kỳ) - cho biế...
17/12/2021

QUÁ NGUY HIỂM VÀ TẮC TRÁCH! Ngày 17-12, thầy Nguyễn Văn Tấn - hiệu trưởng trường THPT Trần Cao Vân (TP Tam Kỳ) - cho biết hiện sức khỏe của nam sinh 'tiêm nhầm' hai mũi vắc xin đã ổn định.

🛑Theo thầy Tấn, ngày 16-12, Trung tâm y tế TP Tam Kỳ tổ chức tiêm vắc xin ngừa COVID-19 loại Pfizer cho 1.191 học sinh tại nhà đa năng của trường.

Sau khi tiêm mũi thứ nhất tại bàn số 1, em C.V.D (học sinh lớp 11/9) lại qua bàn số 2 và được nhân viên y tế tiếp tục tiêm thêm mũi thứ hai. Sau khi phát hiện trường hợp trên, nhà trường nhanh chóng báo cáo ngay cho lực lượng y tế.

"Theo quy định, tiêm xong mũi một phải chờ theo dõi sức khỏe 30 phút trước khi về nhà, 4 tuần sau tiêm mũi 2. Em này hiểu nhầm tiêm theo trình tự từ bàn số 1 đến số 2, không biết một người chỉ được tiêm một mũi. Do số lượng học sinh quá đông, nhân viên tiêm chủng tưởng em chưa tiêm nên tiếp tục tiêm" - thầy Tấn nói.

Sau khi phát hiệnn, lo ngại sức khỏe học sinh, trường đã báo gia đình và đưa em đến trung tâm Y tế TP Tam Kỳ theo dõi sức khỏe.

🛑Trao đổi với ông Phạm Thanh Bình - giám đốc Trung tâm Y tế TP Tam Kỳ - cho biết sau khi được khám sàng lọc, em học sinh này vào tiêm. Tại đây có hai bàn tiêm. Em vào bàn thứ nhất tiêm xong không nộp giấy và đi vào bàn tiêm thứ hai. Do sơ suất, nhân viên y tế tiếp tục tiêm mũi thứ 2 cho em.

"Hôm qua tôi và lãnh đạo TP Tam Kỳ đã làm việc với nhà trường. Em học sinh được đưa về trung tâm y tế theo dõi, sức khỏe hiện bình thường, sẽ xuất viện trong ngày hôm nay. Liều tiêm cho học sinh chỉ bằng nửa liều tiêm cho người lớn, nên lỡ có tiêm 2 mũi theo tôi cũng không có vấn đề gì" - ông Bình nói.

Theo ông Bình sở đã chấn chỉnh việc tiêm chủng, do nhân viên y tế đang tiếp tục tiêm cho học sinh nên trung tâm sẽ có hình thức xử lý sau.

Một lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam cho hay đã yêu cầu Trung tâm Y tế TP Tam Kỳ báo cáo cụ thể vụ việc.

Theo ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, Quảng Nam có 140.387 trẻ em có độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi có nhu cầu tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tỉnh này bắt đầu triển khai tiêm từ ngày 11-12, tính đến hết ngày 16-12 kết quả tiêm mũi 1 là 29.206 mũi (số mũi tiêm trong ngày 16-12 là 7.590).

Theo: Tuổi Trẻ.
Ảnh 2) Minh hoạ.

Ngày 10/12, UBND TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức ký kết trực tuyến với tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu (FOUR P...
10/12/2021

Ngày 10/12, UBND TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức ký kết trực tuyến với tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu (FOUR PAWS) về cam kết loại bỏ việc sử dụng, buôn bán thịt chó, mèo.

🛑Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch UBND TP. Hội An, cho biết Hội An là thành phố di sản có bề dày lịch sử, văn hoá, là nơi hội tự nhiều nền văn hoá trong nước và quốc tế.

"Hội An được biết đến với truyền thống 'nhân tình thuận hậu', nếp sống giản dị. Vì vậy, dự án xây dựng Hội An là địa phương du lịch thân thiện, không tiêu thụ thịt chó, mèo và hỗ trợ loại trừ bệnh dại do tổ chức FOUR PAWS thực hiện là hoàn toàn phù hợp với định hướng xây dựng và phát triển thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch của Hội An", ông Hùng nói.

Bà Julie Sanders, Giám đốc phụ trách Vật nuôi của FOUR PAWS, cho biết việc ký kết thỏa thuận với TP. Hội An là "thời điểm quan trọng" với địa phương và Việt Nam. Theo bà Julie Sanders, mỗi năm, tại Việt Nam có hơn 5 triệu con chó và một triệu con mèo bị buôn bán, giết để lấy thịt, gây nguy hại đến quyền lợi động vật và sức khỏe cộng đồng.

"Hội An là thành phố tiên phong thực hiện để các địa phương khác trên cả nước nối tiếp", bà Julie Sanders chia sẻ.

🛑Được biết, Hội An là thành phố đầu tiên của Việt Nam nói không với thịt chó để nhằm chấm dứt nạn buôn bán thịt chó, mèo. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2021 và kéo dài trong hai năm.

Bên cạnh đó, thỏa thuận này cũng nhấn mạnh mục tiêu cải thiện phúc lợi vật nuôi thông qua các chương trình tiêm chủng và loại trừ bệnh dại, giúp ngăn chặn hiểm họa có thể bùng phát đại dịch.

Theo: Trí Thức Trẻ
Ảnh: Hội An là địa phương đầu tiên tại Việt Nam nói không với thịt chó

Ngày 4-12, Công an huyện Thăng Bình, Quảng Nam cho hay đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Văn Đức Li...
04/12/2021

Ngày 4-12, Công an huyện Thăng Bình, Quảng Nam cho hay đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Văn Đức Liên (53 tuổi, trú thôn Phước Ấm, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình) để điều tra hành vi cưỡng d.âm. Ông Liên bị cơ quan công an cấm đi khỏi nơi cư trú.

🛑Theo hồ sơ, từ năm 1990 đến nay, ông Liên ghi chép các câu kinh, chú, bùa phép và rèn một con dao gọi là "dao lệnh", làm một con dấu mực đỏ in hình một người ngồi khoanh gối lại gọi là "ấn".

Ông để tất cả các thứ này cạnh bàn thờ ở trong nhà, gọi khu vực này là điện thờ và tự nhận mình là thầy cúng, chữa "căn".

🛑Khi có người đến nhờ chữa bệnh, ông này lên đồng rồi bắt mạch, tìm bệnh.

Sau đó vẽ bùa chú đốt rồi bỏ vào một chai nước cho người bệnh uống, đưa bùa cho họ mang theo người.

Từ tháng 3-2021 đến tháng 9-2021, ông Liên đã chữa cho một cô gái 21 tuổi bằng cách vẽ bùa đốt vào ly nước cho cô này uống. Bắt cô gái cởi bỏ áo quần để xoa thuốc lên người. Lợi dụng việc chữa bệnh, ông Liên đã nhiều lần q.uan hệ tình dục làm cô gái này có thai.

Công an huyện Thăng Bình đã tham mưu UBND huyện xử phạt hành chính ông Liên vì hành vi hành nghề mê tín dị đoan.

Ảnh: Những vật dụng được thầy cúng này hành nghề - Ảnh công an cung cấp.

Theo: Tuổi Trẻ.

Trước đó, Công an phường An Mỹ tiếp nhận thông tin cháu H.N.N. (7 tuổi), học sinh lớp 1 tại 1 trường tiểu học ở TP Tam K...
01/12/2021

Trước đó, Công an phường An Mỹ tiếp nhận thông tin cháu H.N.N. (7 tuổi), học sinh lớp 1 tại 1 trường tiểu học ở TP Tam Kỳ, bị cha ruột là ông H.N.T đ.ánh, trên cơ thể có nhiều vết b.ầm t.ím.

🛑Ngay sau đó, Công an đã vào cuộc xác minh và mời ông T. lên làm việc. Tại đây, ông T. thừa nhận trong lúc nóng giận có sử dụng một đoạn dây điện làm r.oi để đ.ánh con; lý do là vì bé N. học hành không tiến bộ, ở lại lớp và còn có lần giật tiền của bạn không trả,...

Thiếu tá Nguyễn Quang Vinh - Trưởng Công an phường An Mỹ cho biết, qua làm việc, đơn vị yêu cầu anh T. cam đoan không được tái vi phạm hành vi b.ạo hành trẻ nhỏ.

"Chúng tôi cũng đã phối hợp với trường học nơi cháu N. học để theo dõi, giám sát cháu", Thiếu tá Vinh thông tin.

🛑Về vụ việc này, ông Thái Hồng Nhất - Chủ tịch UBND phường An Mỹ cho biết, đã nắm vụ việc từ phía cán bộ phụ trách công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, lập hồ sơ quản lý theo đúng quy định. Hiện, đơn vị đã chỉ đạo Công an phường và các lực lượng có liên quan phối hợp với gia đình, nhà trường trong việc giáo dục trẻ đúng cách, chấm dứt hành vi b.ạo hành.

"Nếu trường hợp ông T. tiếp tục tái phạm thì địa phương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp can thiệp, tách trẻ ra khỏi môi trường có dấu hiệu b.ạo lực", ông Nhất nói.

Ảnh: Theo ông T, do bé N. học hành không tiến bộ, ở lại lớp, có lần giật tiền của bạn không trả nên đã nóng giận và đ.ánh con

Theo: Trí Thức Trẻ

Chị Trương Thị Hồng, 34 tuổi, ở xã Bình An, huyện Thăng Bình thường nói đùa "mình ở xã Bình An nhưng chưa bao giờ được g...
29/11/2021

Chị Trương Thị Hồng, 34 tuổi, ở xã Bình An, huyện Thăng Bình thường nói đùa "mình ở xã Bình An nhưng chưa bao giờ được giây phút bình an". Suốt mấy năm nay, chị phải vay mượn khắp nơi mượn, đưa con đi kéo dài sự sống trong khi số nợ để cứu tính mạng chồng trước đó vẫn đè nặng hai vai.

🛑Năm 2019, Bùi Trương Anh Tú, 10 tuổi, đứa con thứ hai của chị bỗng nôn thốc nôn tháo khi đang chơi đùa cùng với chị gái. Biểu hiện này liên tiếp diễn ra mấy ngày liền nên vợ chồng chị đưa con ra Đà Nẵng khám.

"Cháu có khối u ở não, phải mổ gấp", bác sĩ thông báo. Bà mẹ nghèo loạng choạng khi nghe tin, chỉ hy vọng có sự nhầm lẫn nào đó. Năm 2016, chồng chị là anh Bùi Đan Vui, 38 tuổi, trải qua một vụ tai nạn thập tử nhất sinh khiến gia cảnh khốn đốn. Giữ được tính mạng nhưng anh Vui từ đó chẳng đỡ đần được gì. Di chứng sau vụ tai nạn khiến anh không làm được việc nặng. Giờ đến lượt con mắc bệnh hiểm nghèo, chị Hồng chẳng biết bám víu vào đâu.

Nhưng Anh Tú vẫn phải lên bàn mổ. Chị điện về nhà vay tiền, cố giữ lại sự sống cho con.

🛑Bùi Trương Anh Tú trải qua cuộc phẫu thuật mấy tiếng đồng hồ. Ca phẫu thuật cắt bỏ khối u khiến bé bị liệt nửa người. Bốn tháng sau đó, hai mẹ con chị phải "đóng đô" ở viện để vật lý trị liệu. Bị tác động sau cuộc phẫu thuật, Tú trở nên quấy và tinh nghịch, khó bảo hơn trước khiến tâm lý chị càng thêm nặng nề.

Từ nhỏ, Anh Tú đã chậm nói và lãng tai, muốn truyền tải điều gì đó chị Hồng vừa nói vừa ra dấu. Mấy lần đưa con ra một bệnh viện khác ở Đà Nẵng nhờ bác sĩ can thiệp, nhưng thằng bé quá quấy, được một thời gian lại phải về.

Hai mẹ con phải tự túc tập luyện ở nhà. Mọi thứ đổ dồn lên vai chị, từ tiền học cho con lớn, chi tiêu hàng ngày cho cả nhà. Trong khi đó, cả ngày phải ở cạnh để cho Tú tập vận động khiến chị không còn lúc nào rảnh để mà đi làm thuê, kiếm thu nhập. "Nhiều lúc muốn khóc mà cũng chẳng dám khóc", chị Hồng mắt ngấn nước: "Sợ mình gục ngã thì con không biết nương tựa vào ai".

Sau bốn tháng tập vật lý trị liệu, bé Tú đã đi lại bình thường. Chị Hồng đưa con đi tái khám, bác sĩ bảo nên đưa cháu ra Huế để điều trị, truyền hóa chất "hóa trị theo phác đồ Bộ Y tế". Hành trình của hai mẹ con lại tiếp tục.

Hai mẹ con chị đã bám trụ ở Bệnh viện trung ương Huế gần một năm nay. Những lúc vào thuốc, Tú mệt đến lả người, nằm vật ra giường. Tóc em bắt đầu rụng dần. Chứng chậm nói và lãng tai khiến mẹ con ít khi chuyện trò cùng nhau. Lúc cần thứ gì, bé vừa bập bẹ nói vừa ra dấu mẹ mới hiểu. Tú cũng chưa một lần đến lớp dù em rất muốn đi học.

Ở viện, Tú không hiếu động như những bệnh nhân khác. Em luôn nằm trên giường, mẹ đỡ dậy ngồi được một lúc rồi bé lại nằm vật ra. Thương con, nhưng chị Hồng cũng không biết làm cách nào khác. "Mong sao con lành bệnh để nó được về nhà", chị Hồng vừa xoa bóp tay cho con, vừa trò chuyện.

Từ ngày nằm ở Khoa Nhi ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế, niềm an ủi lớn nhất của mẹ con chị là thi thoảng có nhà hảo tâm đến thăm, hỗ trợ các gia đình một ít quà, và cơm miễn phí. "Cũng nhờ vậy mà chi phí ở viện của con cũng đỡ được một chút", chị tâm sự.

Đứa con đầu của chị - bé Bùi Trương Tuấn Oanh, năm nay học lớp 6 nhưng đã phải gồng mình làm trụ cột cho cả nhà. Em ở nhà lo toan mọi việc rồi ở bên cạnh chăm cha lúc trái gió. Mấy lần Oanh gọi điện thoại bảo "nhớ mẹ và em", đòi ra thăm nhưng chị Hồng không cho. "Con ra đây nhỡ mắc Covid-19 thì lại khổ mẹ", chị Hồng dọa con rồi lại an ủi "ở nhà mấy hôm nữa mẹ và em về".

Động viên con như vậy, nhưng chị Hồng biết đường về nhà của Tú còn rất dài.

Ảnh: 1) Chị Hồng đang xoa bóp tay cho con đỡ đau nhức, trong Khoa Khoa Nhi ung bướu, tháng 11/2021.

2) Mẹ con chị Hồng ở Khoa Nhi ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế, tháng 11/2021.

Theo: Vnexpress.

Sáng 28-11, ông Vũ Văn Thẩm - bí thư Huyện ủy Phú Ninh - cho biết đã yêu cầu từ cấp xã đến huyện, Phòng Nông nghiệp và p...
28/11/2021

Sáng 28-11, ông Vũ Văn Thẩm - bí thư Huyện ủy Phú Ninh - cho biết đã yêu cầu từ cấp xã đến huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm điểm liên quan vụ việc trên.

🛑Như đã đưa tin, dư luận xôn xao việc bà Nguyễn Thị Kim Truyện (trú thôn Bình Thạnh, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh) nhận hỗ trợ cây cối ngã đổ do bão năm 2020 chỉ với số tiền 2.000 đồng. Hình ảnh tấm giấy mời kèm với tờ tiền trị giá 2.000 đồng mà hộ dân này nhận được đăng tải trên Facebook khiến nhiều người ngạc nhiên.

Theo ông Nguyễn Văn Phú - chủ tịch UBND xã Tam Vinh, việc hỗ trợ là đúng theo quy định nghị định 02 của Chính phủ. Diện tích chuối bị thiệt hại của bà Truyện chỉ 10m² nên chỉ nhận số tiền như vậy. Qua rà soát, toàn xã Tam Vinh mức hỗ trợ dưới 10.000 đồng có 31 trường hợp, dưới 20 triệu có 62 trường hợp.

Ông Thẩm đánh giá về thống kê thiệt hại, xã Tam Vinh đã làm rất tốt. Tuy nhiên thống kê và hỗ trợ thiệt hại là hai chuyện khác nhau hoàn toàn. Thống kê để biết tổng thiệt hại, còn hỗ trợ thì tùy thuộc vào nguồn lực, khả năng hiện có của mình.

Ông cho rằng việc hỗ trợ làm hơi kém ở chỗ là "chi tiết" quá, như vậy là không đúng. Đáng lẽ người phê duyệt hỗ trợ phải chỉ đạo lọc lấy từ bao nhiêu tiền trở lên là phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

"Ví dụ lấy mốc từ 50.000 đồng trở lên, còn số tiền nhỏ hơn thông báo lại cho dân, nói bà con thông cảm. Phương pháp làm như vậy sẽ ổn, bởi đây là hỗ trợ chứ không phải đền bù", ông Thẩm nói.

🛑Theo ông Thẩm, việc chi tiền của xã Tam Vinh chưa được sâu sát với người dân. Số tiền lớn thì mời dân lên nhận, ký tên để kiểm soát, còn tiền ít như vậy thì nên giao về cho tổ dân phố chi trả, giải thích cho dân.

Ông cho rằng việc hỗ trợ 2.000 đồng như vậy là sai, phương pháp làm không đúng. Có thể họp tổ đoàn kết, thông tin cho người dân, nói bà con về số tiền vậy, xin ý kiến họ có cần thiết phải lấy không, nếu không thì sung vào công quỹ, hoặc trả lại cho Nhà nước.

"Chính quyền phải sâu sát với dân, chứ làm việc máy móc quá. Có 2.000 đồng mà bắt người dân lên ngồi cả buổi chờ nhận là cách làm quan liêu", ông Thẩm cho hay.

"Huyện ủy yêu cầu kiểm điểm từ trên xuống dưới, phải nhận thức cho ra vấn đề về mặt phương pháp, cách đặt vấn đề. Tôi yêu cầu kiểm điểm một cách nghiêm túc, chỉ ra những tồn tại để rút kinh nghiệm lần sau làm tốt hơn", ông Thẩm nói.

Ảnh 2) Báo cáo của xã Tam Vinh về vụ việc trên .

Theo: Tuổi Trẻ.

Lãnh đạo xã Tam Vinh (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) xác nhận, việc hỗ trợ 2.000 đồng do thiên tai bão lũ gây ra cho ng...
26/11/2021

Lãnh đạo xã Tam Vinh (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) xác nhận, việc hỗ trợ 2.000 đồng do thiên tai bão lũ gây ra cho người dân là chính xác và đúng các thủ tục quy định.

🛑Liên quan đến vụ việc 1 hộ dân được nhận 2.000 đồng tiền hỗ trợ thiệt hại do mưa bão, chiều 26/11, UBND xã Tam Vinh có báo cáo về việc chi kinh phí hỗ trợ thiệt hại do bão số 6, số 9 năm 2020 trên địa bàn xã.

Theo đó, sau cơn bão số 6 và 9 năm 2020, xã Tam Vinh đã tổ chức kiểm tra thiệt hại trên địa bàn để kiến nghị cấp trên hỗ trợ cho người dân theo Nghị định 02 của Chính phủ. Trong đó, bão số 6 có 204 hộ dân bị ảnh hưởng, bão số 9 có 384 hộ, đa số là cây trồng, cây ăn quả bị thiệt hại.

Sau khi kiểm tra, danh sách những hộ bị thiệt hại được niêm yết tại nhà văn hóa thôn và trụ sở ủy ban xã theo quy định. Từ khi danh sách niêm yết không có hộ dân nào phản ánh nên xã trình lên huyện để phê duyệt ngân sách hỗ trợ.

Sau khi UBND huyện Phú Ninh thẩm định và có quyết định phê duyệt và cấp kinh phí hỗ trợ, ngày 20/9/2021, UBND xã tiếp tục thông báo và niêm yết kinh phí, danh sách hỗ trợ và không nhận nội dung phản ánh liên quan.

Được biết, toàn xã Tam Vinh có 588 trường hợp được hỗ trợ thiệt hại về cây trồng (bão số 6: 204 trường hợp; bão số 9: 384 trường hợp). Đáng chú ý, danh sách được phê duyệt có 31 trường hợp mức hỗ trợ 10.000 đồng trở xuống, trong đó có hộ của bà Nguyễn Thị Kim Truyện.

Theo UBND xã Tam Vinh, mức thiệt hại nhà bà Truyện là 10m2 cây chuối, thiệt hại dưới 70%. Theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP, nếu diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70% thì hỗ trợ 4 triệu đồng/ha. Bà Truyện bị thiệt hại 10m2, tính ra chỉ nhận là 4.000 đồng. Nhưng quyết định của huyện thì chỉ hỗ trợ được 53% trong tổng số đó, nên bà Truyện nhận được hỗ trợ số tiền là 2.150 đồng (2.000 đồng) là đúng quy định.

UBND xã Tam Vinh cũng khẳng định, về quy trình thì xã đã thực hiện đúng theo quy định. Tuy nhiên, trong quá trình niêm yết, một số hộ dân không theo dõi, không nắm thông tin về mức hỗ trợ của mình nên khi nhận giấy mời đi nhận tiền hỗ trợ thì mới biết quá thấp nên mới xảy ra dư luận.

🛑Như đã đưa tin, tối 25/11, trên trang Facebook cá nhân mang tên N.Tr đăng dòng nội dung kèm hình ảnh phản ánh việc nhận hỗ trợ cây cối ngã đổ chỉ có 2.000 đồng: "Bà con nghĩ sao, bỏ cả buổi chiều lên nhận tiền bồi thường bảo 'bão' ngã cây cối năm 2020 với số tiền là 2 ngàn (2.000 đồng). Bà con cho một bình luận".

Hình ảnh đăng kèm là giấy mời người dân đến nhà sinh hoạt văn hoá thôn Bình Thạnh (xã Tam Vinh) để nhận tiền hỗ trợ thiệt hại do bão số 6 và số 9 năm 2020 gây ra. Giấy mời do bà Huỳnh Thị Thu Vân, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Vinh, ký ngày 23/11/2021.

Ngay sau khi được đăng tải, sự việc này đã nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội và dù chưa biết thực hư thế nào nhưng đã khiến dư luận xôn xao.

Ảnh:

1) Danh sách người dân nhận tiền hỗ trợ thiệt hại do bão, trong đó hộ của bà Truyện được 2000 đồng.

2) Bà Truyện bất ngờ khi nhận được số tiền 2.000 đồng hỗ trợ thiệt hại do bão

Theo: Trí Thức Trẻ

Ngày 25-11, trên trang Facebook tên Nguyễn Truyện đăng nội dung kèm hình ảnh phản ánh việc nhận hỗ trợ cây cối ngã đổ do...
26/11/2021

Ngày 25-11, trên trang Facebook tên Nguyễn Truyện đăng nội dung kèm hình ảnh phản ánh việc nhận hỗ trợ cây cối ngã đổ do bão chỉ với 2.000 đồng: "Bà con nghĩ sao, bỏ cả buổi chiều lên nhận tiền bồi thường bảo "bão" ngã cây cối năm 2020 với số tiền là 2 ngàn (2.000 đồng). Bà con cho một bình luận".

🛑Trong đó giấy mời của UBND xã Tam Vinh với nội dung: "Kính mời bà Nguyễn Thị Kim Truyện đúng vào lúc 14g ngày 25-11-2021 đến tại Nhà sinh hoạt văn hóa thôn Bình Thạnh, xã Tam Vinh để nhận tiền hỗ trợ thiệt hại do bão số 6, 9 gây ra năm 2020". Kèm với giấy mời là tờ tiền trị giá 2.000 đồng.

Ngay lập tức vụ việc trên gây xôn xao, nhận được nhiều phản hồi trái chiều. Đến sáng nay, tài khoản Facebook này đã gỡ bỏ bài viết.

🛑Trao đổi với ông Nguyễn Văn Phú - chủ tịch UBND xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh - xác nhận việc người dân trên nhận tiền hỗ trợ 2.000 đồng là có thật.

Trường hợp bà Truyện bị thiệt hại sau bão nên kê khai đề nghị hỗ trợ, cán bộ xã đến kiểm tra, lập danh sách. Qua kiểm tra mức thiệt hại của bà này chỉ 1 cây chuối (diện tích thiệt hại là 10m²), thiệt hại hơn 70%.

Xã tiến hành kê khai, mức hỗ trợ theo quy định, về thiệt hại cây công nghiệp, ăn quả hơn 70% thì mức hỗ trợ 4 triệu đồng/ha. Bà Truyện bị thiệt hại 10m² thì mức hỗ trợ chỉ 2.000 đồng. "Cứ diện tích thiệt hại ra sao thì mức hỗ trợ bấy nhiêu, xã làm theo đúng quy định. Ít thì nhận ít, thiệt hại nhiều thì họ nhận nhiều chứ giờ biết sao được" - ông Phú nói.

Theo ông Phú, trước khi nhận tiền, xã đã niêm yết cho người dân được biết tại nhà văn hóa thôn. Tuy nhiên người dân chưa quan tâm đến chuyện này nên khi đến nhận số tiền như vậy cũng bất ngờ. Toàn xã Tam Vinh có 588 trường hợp được nhận hỗ trợ, qua rà soát mức hỗ trợ dưới 10.000 đồng có 31 trường hợp, dưới 20 triệu có 62 trường hợp.

"Họ ngồi chờ 1 buổi mà nhận mấy nghìn đồng thì thấy cũng khó cho dân thật, tôi cũng chia sẻ việc này. Nhưng việc hỗ trợ là đúng theo quy định nhà nước, xã làm để huyện phê duyệt, anh em làm công tác kê khai, hỗ trợ cũng vất vả lắm. Người dân nếu thắc mắc chuyện căn cứ vào đâu mà hỗ trợ tiền như vậy thì chúng tôi sẵn sàng giải thích rõ cho họ biết" - ông Phú nói.

Ảnh: Giấy mời đi nhận 2.000 đ.
Theo: Tuổi Trẻ.

Tối 20/11, Công an phường Trường Xuân (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết, vừa bắt giữ 1 nam thanh niên dùng tiền âm phủ vào...
20/11/2021

Tối 20/11, Công an phường Trường Xuân (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết, vừa bắt giữ 1 nam thanh niên dùng tiền âm phủ vào hỏi mua vàng rồi cướp giật bỏ chạy.

Thông tin ban đầu, 14h30 chiều cùng ngày, tại tiệm vàng Hưng Thịnh, trên đường Lê Tấn Trung (khối phố 5, phường Trường Xuân), 1 thanh niên đã sử dụng tiền âm phủ đem vào giả đi mua vàng. Sau đó, chủ tiệm vàng lấy các chỉ vàng, nhẫn vàng trong kệ tủ kính ra thì phát hiện thanh niên sử dụng tiền giả.

Tuy nhiên, thời điểm này, nam thanh niên đã giật lấy số vàng bỏ chạy. Nghe tiếng truy hô của chủ tiệm vàng, người dân gần đó đã kịp thời bắt giữ.

Nhận tin báo, Công an phường Trường Xuân đã phối hợp với Công an TP Tam Kỳ đã khẩn trường có mặt tại hiện trường để lấy thông tin, khám nghiệm.

Qua xác định ban đầu, đối tượng tên: Nguyễn Văn Cảnh (26 tuổi), trú xã Tam Dân (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) và tổng giá trị số vàng mà đối tượng Cảnh cướp giật được khoảng 170 triệu đồng.

Hiện, vụ việc đang được Công an TP Tam Kỳ tiếp tục điều tra, làm rõ.

Theo: Pháp luật & Bạn đọc

"Đây là những du khách quốc tế đầu tiên đến địa phương từ khi dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020", ông Nguyễn Thanh Hồ...
14/11/2021

"Đây là những du khách quốc tế đầu tiên đến địa phương từ khi dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020", ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Quảng Nam, cho hay. Sau đó một ngày (18/11), tỉnh sẽ tiếp tục đón đoàn thứ hai với khoảng 220 người.

🛑Ông Hồng cho biết thêm, tất cả hành khách đều mang quốc tịch Mỹ, trong đó có nhiều người gốc Việt. Họ sẽ lưu trú tại khu nghỉ dưỡng phức hợp Nam Hội An (Hoiana), huyện Duy Xuyên. Mục đích chính của nhóm khách là du lịch, nghỉ dưỡng, không phải cách ly khi nhập cảnh. Sau khi kết thúc 7 ngày đầu tiên theo chương trình, một số du khách sẽ trở lại Mỹ, một số ở lại Việt Nam thăm thân.

Đoàn khách sẽ tuân theo các quy định về đón khách quốc tế của Quảng Nam mới ban hành. Họ có thể tới phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn, Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An, VinWonders Nam Hội An, Vinpearl Golf Nam Hội An, TUI Blue Nam Hội An theo lịch trình thống nhất từ trước.

Khách cam kết tham gia đúng tour khép kín đã được cấp phép, không tự ý rời khỏi khuôn viên khách sạn hoặc địa điểm tham quan trong 7 ngày đầu tiên. Trường hợp đặc biệt không thể tham gia theo đúng lịch trình phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép kết thúc chương trình du lịch sớm hơn. Theo quy định, việc lợi dụng đi du lịch hoặc tổ chức tour nhằm mục đích tránh cách ly y tế sẽ bị nghiêm cấm. Nếu cơ quan chức năng phát hiện vi phạm thì áp dụng ngay biện pháp cách ly y tế, xử lý theo đúng quy định hiện hành.

Ông Hồng cho hay hiện tất cả lao động trực tiếp, gián tiếp ở các điểm đến, cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch tham gia đón khách cơ bản đã tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19.

🛑Trong ngày 13 và 14/11, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cũng đã tới kiểm tra công tác đón khách tại Quảng Nam, từ các khâu đón khách, vận chuyển khách từ sân bay về khu lưu trú, việc xét nghiệm nhanh Covid-19, công tác phòng chống dịch tại cơ sở, phương án xử lý khi xảy ra sự cố... Các cơ sở đón tiếp đều được đánh giá cao về sự chuẩn bị bài bản, bảo đảm sự chu đáo, an toàn...

Quảng Nam cùng với Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng, Khánh Hoà, Quảng Ninh là 5 địa phương đầu tiên được phép thí điểm đón khách quốc tế giai đoạn một, từ tháng 11 với các chuyến bay charter và tour khép kín.

Ảnh minh hoạ: Phố cổ Hội An được tỉnh Quảng Nam chọn thí điểm đón khách quốc tế.

Theo: Vnexpress.

Ngày 27/10, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam, cho biết Trung tâm Y tế huyện đã phối hợp CDC ...
27/10/2021

Ngày 27/10, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam, cho biết Trung tâm Y tế huyện đã phối hợp CDC Quảng Nam tổ chức xét nghiệm cho 3 trường trên địa bàn và phát hiện 159 ca dương tính với SARS-CoV-2.

Theo đó, 3 trường gồm Phổ thông Dân tộc Nội trú Nam Trà My, Phổ thông Dân tộc Bán trú - THCS Trà Tập và Trung học Phổ thông Nam Trà My (trường cấp 3). Trong đó, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Nam Trà My có 159 ca dương tính với SARS-CoV-2.

Ngoài ra, ngành y tế phát hiện tại trường THCS Trà Mai và Tiểu học Kim Đồng có 4 học sinh dương tính với SARS-CoV-2.

Ông Võ Đăng Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nam Trà My, cho biết trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND huyện đã quyết định cho học sinh ở các trường có ca mắc Covid-19 nghỉ từ ngày 26/10 cho đến khi có thông báo mới.

Từ 18/7 đến nay, tỉnh Quảng Nam ghi nhận 1.037 ca mắc Covid-19, trong đó có 187 ca cộng đồng, 566 trường hợp lây nhiễm thứ phát đã cách ly tập trung trước khi phát hiện, 201 ca xâm nhập từ các tỉnh và 83 ca nhập cảnh.

Đến nay, tỉnh Quảng Nam tiêm hơn 730.000 liều vaccine cho người dân (đạt 58,2%). Trong đó, số người đã tiêm đủ 2 mũi là hơn 76.000 người (6,1%).

Ảnh: Huyện Nam Trà My, Quảng Nam lấy mẫu xét nghiệm sau khi phát hiện 159 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại trường học.

Theo: Zing.

Trao đổi sáng 13/10, ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, Quảng Nam, cho biết địa phương phát hiện thêm 19...
13/10/2021

Trao đổi sáng 13/10, ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn, Quảng Nam, cho biết địa phương phát hiện thêm 19 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Các trường hợp này có yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh nhân số 843.822 tên H.T.N. vừa được phát hiện tại bệnh viện Minh Thiện (TP Tam Kỳ) vào ngày 12/10.

🛑Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 huyện Phước Sơn đã chỉ đạo Trung tâm Y tế phối hợp với ngành chức năng khoanh vùng, truy vết và lấy mẫu xét nghiệm người liên quan với bệnh nhân H.T.N.

Ông Trung cho biết trong số 19 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 vừa phát hiện có 16 học sinh và một giáo viên.

Qua test nhanh đối các thành viên trong gia đình bệnh nhân N. phát hiện H.T.N.M. (em ruột N. đang học tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú và Trung học cơ sở Phước Chánh) và một người cùng xóm cũng cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Ngoài ra, tại xã Phước Đức cũng có một trường hợp nhiễm nCov.

Đến rạng sáng nay, lực lượng y tế huyện Phước Sơn tiếp tục tăng cường nhân lực, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ 341 học sinh và 29 cán bộ giáo viên, nhân viên đang công tác tại trường.

🛑UBND huyện Phước Sơn đã quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 đối với xã Phước Chánh từ 0 giờ ngày 13/10 cho đến có thông báo mới. Hơn 154 hộ dân với 600 nhân khẩu tại địa phương cũng được phong tỏa để tránh lây lan dịch bệnh.

Cùng với việc thực hiện giãn cách xã hội toàn xã, huyện Phước Sơn còn quyết định phỏng tỏa cứng toàn bộ thôn 1, xã Phước Chánh với 154 hộ, hơn 600 nhân khẩu để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Ảnh: Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm học sinh trường Phổ thông Dân tộc Bán trú và Trung học cơ sở Phước Chánh đêm 12/10.

Theo: Zing.

XIN CHIA BUỒN CÙNG GIA ĐÌNH...Sáng 6.10, tại ngôi nhà nhỏ nằm trong con hẻm ở thôn Hải (xã Quảng Nham, H.Quảng Xương, Th...
06/10/2021

XIN CHIA BUỒN CÙNG GIA ĐÌNH...Sáng 6.10, tại ngôi nhà nhỏ nằm trong con hẻm ở thôn Hải (xã Quảng Nham, H.Quảng Xương, Thanh Hóa), người thân và hàng xóm đang che bạt chắn mưa, sắp ảnh thờ, và lập bàn v.ong để chuẩn bị đón tro cốt, làm tang lễ chị Hà Thị Vuông (43 tuổi) và con chị Vuông là cháu Nguyễn Văn Thành (15 tuổi) trở về quê hương.

🛑Dự kiến, chiều cùng ngày tro cốt mẹ con chị Vuông sẽ được người thân đưa về đến nhà để chôn cất theo phong tục địa phương.

Vì mưu sinh, trong chuyến hồi hương từ tỉnh Bình Dương về Thanh Hóa để tránh dịch Covid-19, tai họa đã ập đến với mẹ con chị, khiến người dân địa phương thương cảm, đau xót.

Ngồi trong góc nhà, anh Nguyễn Văn Cảnh (44 tuổi, chồng chị Vuông) như người mất hồn sau khi nhận hung tin vợ và con trai thứ 2 (cháu Nguyễn Văn Thành là con trai thứ 2 của vợ chồng anh Cảnh) bị tai nạn giao thông, và đều t.ử vong tại Quảng Nam chiều 4.10.

Từ khi lập gia đình, vợ chồng anh Cảnh vay mượn tiền của bạn bè, người thân sắm thuyền, ngư lưới cụ đi biển kiếm sống. Nhưng đánh bắt không được, lại lần lượt sinh 4 đứa con nên kinh tế ngày càng khó khăn. Vợ chồng anh Cảnh đành bấm bụng bán rẻ thuyền nghề, đi làm thuê kiếm sống.

Quanh năm lênh đênh trên biển làm thuê, thu nhập bấp bênh nhưng anh Cảnh không biết làm nghề gì ngoài đi biển. Còn chị Vuông, ngoài chăm sóc 4 đứa con, chị tần tảo mưa nắng hết đi mổ cá thuê, buôn bán nước mắm, đến bán cá khô lên tận vùng cao biên giới của tỉnh Thanh Hóa, nhưng thu nhập của cả hai vợ chồng cũng chỉ đủ nuôi nấng con cái ăn học. Khoản nợ 250 triệu đồng vay mượn mua sắm thuyền đi biển trước đó vẫn chưa có nguồn để trả.

Hai vợ chống anh Cảnh bươn trải nhiều nghề ở quê cũng không có tiền để trả nợ. Đứa con gái lớn của anh chị sớm lấy chồng xa, nhưng gia cảnh cũng chẳng khấm khá gì. Tháng 2.2021, chị Vuông cùng cháu Thanh (bỏ học từ năm lớp 2) quyết định khăn gói vào Bình Dương làm thuê cho xưởng gỗ, với mong mỏi kiếm được tiền công sẽ gom góp để trả nợ dần. Còn anh Cảnh tiếp tục nghề đi biển lo cho 2 đứa con nhỏ (6 tuổi và 12 tuổi) đang gửi bà nội chăm sóc.

Chị Hoàng Thị Ngân (31 tuổi, em dâu chị Vuông) cho hay: “Hai mẹ con chị ấy mới vào làm thuê cho xưởng gỗ. Mới mới nhận được 1 tháng lương thì dịch bệnh bùng phát, không có việc làm nên chỉ biết ở phòng trọ chờ hết dịch. Mấy tháng nay, gia đình ở quê phải gửi tiền vào cho mẹ con mua đồ ăn uống. Chị cũng gọi điện về nhà, bảo là khi nào bớt dịch sẽ về quê. Trước hôm về, chị ấy cũng gọi điện báo là về quê, nhưng không nói rõ là về bằng xe gì, ngày nào sẽ về đến nhà. Đến chiều ngày 4.10 thì gia đình nhận được tin báo. Thật quá là đau xót”.

🛑Gặp nạn trên đường về quê tránh dịch

Thời điểm mẹ con chị Vuông gặp nạn ở tỉnh Quảng Nam (vào khoảng 13 giờ 30 ngày 4.10), anh Cảnh đang đi đánh bắt hải sản trên biển ở khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng, nên không có sóng điện thoại, không biết được tại họa đã ập đến với vợ con anh.

Anh Cảnh kể: “Ngày 3.10, tàu vào cảng bán cá, nên có sóng điện thoại, tôi gọi cho cháu (cháu Thành) thì cháu nó bảo đang trên đường về mà. Cháu nó còn bảo trên đường hai mẹ con đi xe máy, có bị ngã xe, nhưng chỉ xây xước nhẹ, rồi sau đó đi tiếp. Đến chiều hôm sau (ngày 4.10), khi vợ gặp nạn, tôi không biết, vì lúc đó đang trên biển không có sóng điện thoại. Chiều tối 4.10 mới vô bờ thì nghe vợ con mất rồi”.

Cũng vì gia cảnh khó khăn, khi hay tin mẹ con chị Vuông mất, người thân trong gia đình đã phải gom góp tiền, và vay mượn thêm để có đủ số tiền khoảng 80 triệu đồng để vào Quảng Nam lo hậu sự, hỏa táng cho các nạn nhân, sau đó mới đưa về quê.

Bà Phạm Thị Hằng, Bí thư Chi bộ thôn Hải (xã Quảng Nham), cho biết gia đình chị Vuông thuộc hộ cận nghèo.

“Gia đình hai nạn nhân thuộc diện khó khăn ở địa phương. Cũng vì cuộc sống khó khăn mà các nạn nhân vào miền Nam kiếm tiền mưu sinh, nhưng do dịch bệnh, trên đường về quê tránh dịch thì gặp tai nạn thương tâm như thế. Ban công tác mặt trận thôn sẽ báo cáo với cấp trên để vận động người dân ủng hộ để giúp đỡ gia đình các nạn nhân cố gắng vượt qua khó khăn”, bà Hằng nói.

Trước đó, khoảng 13 giờ 30 ngày 4.10, tại Km 1407+300 đường Hồ Chí Minh đoạn qua đèo Lò Xo (xã Phước Mỹ, H.Phước Sơn) chị Hà Thị Vuông đang điều khiển xe máy chở theo con trai Nguyễn Văn Thành về quê tránh dịch thì va chạm giao thông với xe ô tô tải mang biển số 81C-138.35, do lái xe N.M.T (36 tuổi, trú tại xã Tân Bình, H.Đắk Đoa, Gia Lai) điều khiển. Vụ tai nạn khiến hai mẹ con chị Vuông tử vong.

Ảnh:

1) Bà Phạm Thị Tầm (70 tuổi) khóc thương con dâu và cháu nội bị tai nạn trên đường về quê tránh dịch.

2) Ngôi nhà nhỏ đang chờ đón mẹ con chị Vuông trở về.

3) Hiện trường vụ tai nạn khiến mẹ con chị Vuông tử vong.

Theo: Thanh Niên.

NÓNG: Đồng Nai sẽ thí điểm công nhân không cần giấy đi đường, ưu tiên chuyên gia TP.HCM vào làm việc🛑Sau khi TP.HCM gửi ...
04/10/2021

NÓNG: Đồng Nai sẽ thí điểm công nhân không cần giấy đi đường, ưu tiên chuyên gia TP.HCM vào làm việc

🛑Sau khi TP.HCM gửi văn bản lấy ý kiến về việc tổ chức lưu thông qua lại giữa các tỉnh, ngày 4-10, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đang xem xét nới lỏng một số quy định để tạo điều kiện cho công nhân và chuyên gia qua lại làm việc.

Báo cáo với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 về đề nghị của TP.HCM, ông Dương Mạnh Hưng - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai - cho biết "hôm nay TP.HCM đã chính thức áp dụng nhưng do nhận văn bản trễ nên các sở đang họp bàn để xin ý kiến tỉnh".

Làm rõ hơn nội dung áp dụng của TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hoàng - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho hay TP.HCM quy định 4 nhóm được qua lại các tỉnh, thành trong vùng như hoạt động công vụ, đi khám chữa bệnh, đưa đón sân bay (có giấy xét nghiệm trong vòng 72 giờ, có lịch hoặc tin nhắn hẹn khám bệnh, có vé máy bay…).

Trong đó, đáng chú ý nhất là công nhân, chuyên gia qua lại làm việc ở Đồng Nai đã tiêm một mũi vắc xin sau 14 ngày, có xét nghiệm trong vòng 7 ngày, không cần giấy đi đường mà chỉ cần kiểm tra các app khai báo y tế theo quy định (chưa có dữ liệu thì trình giấy chứng nhận tiêm chủng) và đi xe cá nhân hoặc đưa đón.

Trong khi đó, bà Hoàng cho rằng Đồng Nai hiện quy định việc đi lại còn ở từng cấp độ ở trong xã ấp vùng xanh hoặc đi lại trong huyện. Thậm chí có xã vùng xanh nhưng vẫn phát phiếu đi chợ.

"Công nhân tập trung thì doanh nghiệp đưa đón được nhưng công nhân ở rải rác, đông người thì doanh nghiệp đón như thế nào?" - bà Hoàng đặt vấn đề và đề xuất: "Ngoại trừ 'vùng đỏ' không cho di chuyển, đề nghị thí điểm cho công nhân ở 'vùng cam, vùng vàng, vùng xanh' đã tiêm 1 mũi vắc xin sau 14 ngày được di chuyển từ nhà đến doanh nghiệp và bỏ luôn giấy đi đường.

Có như vậy doanh nghiệp mới mạnh dạn sản xuất, tạo ra công ăn việc làm".

🛑Ông Cao Tiến Dũng - chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho biết thêm hiện trong tỉnh chưa cho công nhân đi xe máy đến doanh nghiệp nên doanh nghiệp không đủ điều kiện đưa đón hàng ngàn ngàn công nhân để mở rộng sản xuất.

"Vì vậy phải thí điểm cho công nhân đi bằng xe máy, bỏ giấy đi đường. Họ chỉ cần đeo bảng tên đến chỗ làm việc để dễ kiểm soát. Khi Bộ Y tế có quy định mới, tỉnh sẽ có hướng dẫn cụ thể hơn về việc di chuyển của người dân", ông Dũng nói.

Về đề nghị các điều kiện lưu thông liên vùng vào TP.HCM, ông Dũng nói thường là các trường hợp khám chữa bệnh, đi ra sân bay Tân Sơn Nhất và các chuyên gia hay đi qua lại làm việc. Vì vậy, Sở Giao thông vận tải cùng các sở ngành thống nhất các nội dung cụ thể để tỉnh sớm trả lời cho TPHCM.

"Hiện Đồng Nai chưa có văn bản trả lời nhưng sẽ ưu tiên việc lưu thông hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu chuyên gia về Đồng Nai thì không cần UBND tỉnh xác nhận như dự thảo lấy ý kiến mà chỉ cần có xác nhận của nơi đến.

Còn vào Đồng Nai với các mục tiêu không cần thiết thì chưa nên vì tỉnh chưa yên ổn về dịch bệnh. Do đó, các sở phải tính toán cụ thể các trường hợp nào được vào tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh trả lời cho TP.HCM…" - ông Dũng yêu cầu.

Ảnh:

1) Đồng Nai sẽ nới lỏng các quy định để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đưa công nhân, chuyên gia qua lại địa bàn làm việc và sản xuất

2) Ông Cao Tiến Dũng yêu cầu thí điểm bỏ việc kiểm soát giấy đi đường của công nhân và ưu tiên nới lỏng các điều kiện kiểm soát để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo: Tuổi Trẻ.

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when QUẢNG NAM ƠI posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to QUẢNG NAM ƠI:

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Travel Agency?

Share