Vietnam Travel and Tour

  • Home
  • Vietnam Travel and Tour

Vietnam Travel and Tour Travel & Tour throughout Vietnam, from the North to the South.
(1)

Cao nguyên đá Đồng Văn.Cre: Hoàng Dưỡng
06/03/2024

Cao nguyên đá Đồng Văn.
Cre: Hoàng Dưỡng

When you visit Sapa, Vietnam, you must try this service. Taking photos with Vietnamese ethnic costumes. Look nice, right...
22/05/2023

When you visit Sapa, Vietnam, you must try this service. Taking photos with Vietnamese ethnic costumes. Look nice, right?

Vietnamese beautiful girl. Sourse: Nghe An
28/03/2023

Vietnamese beautiful girl.
Sourse: Nghe An

13/06/2022
Welcome to Da Nang - city of the bridges.
29/04/2022

Welcome to Da Nang - city of the bridges.

Beautiful Myanmar 💖
22/04/2022

Beautiful Myanmar 💖

Ha Long Bay of Vietnam.
22/04/2022

Ha Long Bay of Vietnam.

🇹🇭 สุขสันต์วันสงกรานต์ 💦💦🇲🇲 ပျော်ရွှင်စရာ သင်္ကြန်🎉🎉🇱🇦 ສຸກສັນວັນສົງການ🎉🎉🇰🇭 Happy Choul Chnam Thmey 🎉🎉
13/04/2022

🇹🇭 สุขสันต์วันสงกรานต์ 💦💦
🇲🇲 ပျော်ရွှင်စရာ သင်္ကြန်🎉🎉
🇱🇦 ສຸກສັນວັນສົງການ🎉🎉
🇰🇭 Happy Choul Chnam Thmey 🎉🎉

28/02/2022
Good day my friends!
28/02/2022

Good day my friends!

⚡️⚡️BREAKING NEWS: VIETNAM FULLY REOPENS INTERNATIONAL FLIGHTS AFTER 2 YEARS👉 From Feb 15th, there will be no restrictio...
17/02/2022

⚡️⚡️BREAKING NEWS: VIETNAM FULLY REOPENS INTERNATIONAL FLIGHTS AFTER 2 YEARS
👉 From Feb 15th, there will be no restrictions on the frequency of regular international flights
👉Fully vaccinated people and those who have recovered from Covid19 only need to self-isolate for 3 days
👉 Everyone, except children below two, must have tested negative using PCR method within 72 hours before departure

Sabaidee Lao girl 😍
05/12/2021

Sabaidee Lao girl 😍

The best and worst cities for expats according to the 2021 Expat City Ranking by InterNations.---See the detail in below...
02/12/2021

The best and worst cities for expats according to the 2021 Expat City Ranking by InterNations.
---
See the detail in below comment

Hue city - Vietnam
01/11/2021

Hue city - Vietnam

Hà Nội RongCre: Đặng Thái Tuấn
30/09/2021

Hà Nội Rong
Cre: Đặng Thái Tuấn

| A CEREMONY FOR REMEMBERING THE "MAY 23 INCIDENT" ||Many tourists coming to Hue have the question "Why are there so man...
06/08/2021

| A CEREMONY FOR REMEMBERING THE "MAY 23 INCIDENT" ||
Many tourists coming to Hue have the question "Why are there so many shrines in Hue? Why do people celebrate and what is the meaning? To answer the question, follow Let's Hue to find out.
In 1885, around 1,200 people were killed after French troops attacked the former capital. The date was May 23 in the lunar calendar, so local residents recall it as the “May 23 incident” or “the day of the capital falling”.
From May 23 to May 30, residents conduct outdoor ceremonies not only for family members but also for people who died outside their homes during the incident and became “wandering souls”. Showing the respect and compassion of the Hue people for the fallen soldiers and compatriots who died in this event. Because of this historical event, many temples and pagodas were established and spread throughout Hue city.
Along with the remaining relics such as Ba Don Pagoda (An Tay ward), Am Hon Temple (located at the intersection of Mai Thuc Loan - Le Thanh Ton (Thuan Loc ward), The Temple of Sound in The Lai village (Phu Hiep ward), Temple of the Soul in Cong Chem (An Hoa ward),... marking the day when the capital fell, this event was really imprinted in the minds of Hue people. It is expressed through the ritual of Sacrifice of the soul or a quay com meal that has been inherited continuously for more than a century and has become a unique and humane custom.
It is called a quay com bowl because every year on a customary day from May 22 to 30 of the lunar calendar, Hue people hold solemn worshiping ceremonies at Dan Am Hon, shrines of the soul, and on roads. The ceremony table is arranged at the crossroads (where it is believed that there are many souls passing by), or in front of the house, close to the roadside if the ceremony takes place within the family area. Through the space of ceremony extended from the family to the hamlet, village, and commune, people see here not only thinking about the living people towards the dead but also coming from compassion for the dead in tragic events, and shows the deep obsession in the minds of Hue people about the dead souls that no one worships.
📸 Cre photos: Internet
---------------------
|| LỄ TẾ THẤT THỦ KINH ĐÔ 23/05 ||
Nhiều khách du lịch đến Huế đều mang sự thắc mắc “Tại sao ở Huế lại có nhiều miếu thờ đến như vậy?. Người dân lập ra để làm gì và có ý nghĩa như thế nào?”. Để giải đáp câu trả lời, hãy theo chân Let’s Hue tìm hiểu nhé.
Vào năm 1885, khoảng 1.200 người đã thiệt mạng sau khi quân đội Pháp tấn công cố đô. Đó là ngày 23 tháng 5 âm lịch, nên cư dân địa phương gọi đó là “sự cố 23 tháng 5” hay “ngày thất thủ”.
Từ ngày 23/5 đến ngày 30/5, người dân tiến hành nghi lễ ngoài trời không chỉ cho các thành viên trong gia đình mà còn cho những người đã chết bên ngoài nhà của họ trong thời gian xảy ra sự cố và trở thành “linh hồn lang thang”. Thể hiện lòng thành kính, tiếc thương của người dân Huế đối với các liệt sĩ và đồng bào đã hy sinh trong sự kiện này. Chính vì sự kiện lịch sử này, nhiều đền chùa đã được thành lập và trải dài khắp thành phố Huế.
Cùng với các di tích sót lại như Chùa Ba Đồn (phường An Tây), Miếu Âm Hồn (tọa lạc ở ngã tư Mai Thúc Loan – Lê Thánh Tôn (phường Thuận Lộc), Miếu âm hồn ở làng Thế Lại (phường Phú Hiệp), Miếu âm hồn ở Cống Chém (phường An Hòa),… ghi dấu ấn ngày Kinh đô thất thủ, sự kiện này thực sự đã hằn sâu trong tâm thức của người dân Huế. Thể hiện qua lệ Tế âm hồn hay là bữa quẩy cơm chung được kế thừa liên tục liên tục trong suốt hơn một thế kỉ qua, và đã trở thành mỹ tục độc đáo, đầy tính nhân văn.
Gọi là quâỷ cơm chung vì cứ đến một ngày tùy định 22-30/05 Âm Lịch hằng năm, người dân Huế đều tổ chức lễ cúng trang trọng tại Đàn Âm Hồn, các miếu âm hồn và trên các tuyến đường. Bàn lễ được thiết trí ở ngã ba đường (nơi quan niệm là có nhiều âm hồn qua lại), hay trước mặt nhà, sát lề đường, nếu nghi lễ diễn ra trong phạm vi gia đình. Qua không gian được mở rộng từ phạm vi gia đình đến xóm, thôn, làng, xã, người ta nhìn thấy ở đây không chỉ nghĩ đồng bào của người sống đối với người chết, mà còn xuất phát từ long cảm thương dành cho những người chết thảm trong biến cố tang thương của đất nước, và thể hiện nỗi ám ảnh sâu xa trong tâm thức người Huế về những oan hồn uổng tử không ai thờ cúng.

Cre: Let's Hue

Murals Cuu Long An Van🐲🐉Khai Dinh tomb is known as one of the most splendid palaces in Viet Nam. Here, we will contempla...
06/08/2021

Murals Cuu Long An Van🐲🐉
Khai Dinh tomb is known as one of the most splendid palaces in Viet Nam. Here, we will contemplate a beauty that is a mixture of the Eastern and Western architectural styles, which creates a new and strange for viewers✨ It also brings the feeling of solemnity and mysteriousness of the artworks. The typical artwork is three large murals Cuu Long An Van (Nine dragons hide in clouds)🐲
The person who is responsible for the creation of artistic masterpieces in Khai Dinh tomb is Artist Phan Van Tanh. 💁‍♀️He is one of the most talented artists in the Nguyen Dynasty.
The most impressive art of the tomb is the ceiling of the palace. It is decorated with a picture of nine dragons hides in clouds. Surprisingly, the artist painted this incredible artwork by his feet. Until now, three large Cuu Long An Van murals have never repainted, but they don't discolor. Especially, there is no cobweb on the three ceilings of Thien Dinh palace although all around have.🕸️🕸️ These great legacies of paintings are a big surprise and admiration of many artistic researchers.🤷‍♀️ There is a question that what materials Phan Van Tanh used to create these artistic masterpieces❓❓
➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖➖
Bức họa Cửu Long Ẩn Vân... ( chín con rồng ẩn trong mây) 🐲🐉
Lăng Khải Định được xem là một cung điện nguy nga của Việt Nam. ✨ Đến đây, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một nét đẹp pha trộn giữa phong cách của kiến trúc phương Đông và phương Tây tạo nên sự mới lạ cho người xem. Bên cạnh đó còn mang lại cho du khách cảm giác vừa trang nghiêm lại vừa bí ẩn của những tác phẩm nghệ thuật. Điển hình chính là bức bích họa "Cửu long ẩn vân" 💁‍♀️
Bức họa "Cửu long ẩn vân do Phan Văn Tánh vẽ. Ông là một trong những nghệ sĩ tài giỏi nhất thời Nguyễn.
Điều làm cho tất cả mọi người phải trầm trồ chính là ông đã vẽ 3 bức bích họa bằng chân của mình😲. Bức họa được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định và cho đến bây giờ, ba bức tranh này chưa có một lần được tô sửa lại nhưng vẫn nguyên như mới. Đặc biệt là không hề có nhện🕷️ bám trên ba tầng nhà nơi có bức vẽ Cửu Long Ẩn Vân mặc dù xung quanh vẫn có nhiều mạng nhện.🕸️🕸️ Công trình hội họa này vẫn là sự ngạc nhiên và thán phục đối với những nhà nghiên cứu và vẫn có một thắc mắc rằng liệu Phan Văn Tánh đã sử dụng loại chất liệu gì để vẽ nên một bức kiệt tác như vậy❓❓

Cre: Let's Hue

The most beautiful lady of Philippines Marian Rivera wearing a cone hat (Nón lá) once time in Vietnam. Thank you for you...
30/07/2021

The most beautiful lady of Philippines Marian Rivera wearing a cone hat (Nón lá) once time in Vietnam. Thank you for your coming.
Cre: Marian Revera.

The photos of Vietnamese highland children.Cre: Pham Xuan Quy.
11/06/2021

The photos of Vietnamese highland children.
Cre: Pham Xuan Quy.

13/05/2021
Li kì chuyện “Cửu Long ẩn vân” trên trần lăng Khải ĐịnhGiật tít vậy thôi chứ thực ra “ Cửu Long ẩn vân” là tên bức tranh...
12/05/2021

Li kì chuyện “Cửu Long ẩn vân” trên trần lăng Khải Định
Giật tít vậy thôi chứ thực ra “ Cửu Long ẩn vân” là tên bức tranh tường qui mô lớn trên trần lăng Khải ĐỊnh. Nhưng đừng vội dừng đọc, bởi câu chuyện về bức tranh này cũng li kì lắm
Huế có 8 lăng vua và Lăng Khải Đinh là một trong những lăng đẹp nhất, độc nhất, nhiều chuyện để kể nhất.
Lần tới Huế này, tôi không có nhiều thời gian nên chỉ đi được 2,5 lăng. Tại sao lại có phần “ phẩy năm” ở đây, thì từ từ tôi sẽ kể. Còn tâm điểm bài này xin dành cho bức họa “ Cửu Long ẩn vân” trên trần lăng Khải ĐỊnh.
Bức tranh tường qui mô lớn đã qua gần trăm năm mà vẫn như vừa mới vẽ, nét mực đậm, sắc nét, những con rồng uốn lượn trong mây nhìn rất có hồn, như thể sắp thoát khỏi tranh mà thăng lên trời. Nhưng đấy không phải là sự đặt biệt nhất của bức tranh. Bức tranh này đặc biệt, bởi nó được vẽ bằng chân người hóa sĩ.
Tác giả bức tranh chính là nghệ nhân số 1 VN- họa sĩ Phan Văn Tánh. Xưa đã có Michelangelo tiên phong nằm ngửa vẽ Cảnh Thiên Chúa sáng thế lên trần Nhà nguyện Sistine, sau có Phan Văn Tánh cx nằm ngửa vẽ, nhưng tăng level lên bằng cách dùng chân chứ không thèm xài tay để vẽ.
Người ta còn kể lại rằng một hôm vua lên xem xây lăng, khi đến điện Khải Thành thì thấy ông Tánh đang nằm trên một cái sàn bằng tre, mặc một cái quần đùi, hai chân quắp lấy hai cây bút vẽ lớn vừa nhúng vào chậu phẩm màu bên cạnh vừa lia lịa vẽ mây vờn. Nghe tiếng động biết là vua vào nhưng vẫn không nhìn xuống mà tiếp tục vẽ. Vua Khải Định thấy ông dùng chân vẽ rồng là con vật tượng trưng cho vua, lại ăn mặc hở hang, biết vua đến mà không chào, liền tức giận cho gọi Phan Văn Tánh xuống để hỏi tội.
Khi tụt xuống đất, ông Tánh giải thích với nhà vua: "Sở dĩ hạ thần không xuống nghênh tiếp nhà vua vì mất rất nhiều thời gian mà công trình sẽ không hoàn thành như nhà vua đã đưa ra. Còn lý do thứ hai hạ thần phải vẽ bằng chân vì nếu vẽ những bức tranh trên trần nhà bằng tay thì khoảng cách từ tay đến mắt rất gần, mà muốn nhìn độ đậm nhạt một cách hoàn hảo của một bức tranh có quy mô lớn như vậy thì phải vẽ bằng chân. Phải nhìn từ xa mới thấy rõ. Sau khi nghe người thợ đưa ra những lý do như vậy, mặc dù giận nhưng nhà vua không còn lý do gì để trách, vua Khải Định quay lại bảo với ông Tánh: "Nếu như Việt Nam này có hai Phan Văn Tánh như nhà ngươi thì ta sẽ chặt đầu nhà ngươi".
Và quả thật, không ai làm được như ông, bức tranh trên trần lăng vua Khải Định gần trăm năm không phai màu nhòe nét, và tuyệt nhiên không bị côn trung mối mọt xông. Nhân viên vệ sinh lăng tiểt lộ, họ chưa bao giờ thấy mạng nhện chăng trên trần lăng, chưa bao giờ phải quét dọn trần lăng. Đến bây giờ, người ta vẫn không biết người nghệ sĩ đã pha màu vẽ như thế nào mà bức tranh lại có được dị năng như vậy.

Sourse: Đi có tâm

9 CHÚA - 13 VUASƠ LƯỢC VỀ 9 CHÚA - 13 VUA TRIỀU NGUYỄNTheo lịch sử, triều Nguyễn có 9 đời chúa và 13 đời vua. Chúa Tiên ...
10/05/2021

9 CHÚA - 13 VUA
SƠ LƯỢC VỀ 9 CHÚA - 13 VUA TRIỀU NGUYỄN
Theo lịch sử, triều Nguyễn có 9 đời chúa và 13 đời vua. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên đặt nền móng cho vương triều Nguyễn và Bảo Đại là vị vua cuối cùng, trong khoảng thời gian gần 400 năm bắt đầu từ năm 1558 và kết thúc vào năm 1945.
Chín chúa

Chúa Nguyễn là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về một vương triều đã cai trị dải đất từ vùng Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào đến phương Nam, bắt đầu từ nhà Hậu Lê giữa thế kỷ 16 đến khi bị nhà Tây Sơn diệt năm 1777. Các chúa Nguyễn là tiền thân của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

1. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525–1613). Ông nội là Nguyễn Hoằng Dụ, cha Nguyễn Kim và anh rể Trịnh Kiểm đều là những trọng thần của triều đình nhà Hậu Lê. Sau khi Nguyễn Kim bị một hàng tướng của nhà Mạc đánh thuốc độc chết, rồi Trịnh Kiểm giết anh trai ông là Nguyễn Uông, Đoan quận công Nguyễn Hoàng lo ngại cho người hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và được ngầm chỉ bảo “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, ông bèn nhờ chị gái là Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, người anh rể cũng muốn Nguyễn Hoàng đi xa khỏi gây ảnh hưởng đối với vua Lê nên chấp thuận. Ông xưng Chúa năm 1558, là vị chúa khai sinh của triều đại, ban đầu đóng dinh ở làng Ái Tử, tỉnh Quảng Trị. Kể từ đó các đời vua chúa kế tục mở mang bờ cõi về phương Nam và thống nhất hoàn toàn đất nước vào năm 1802 dưới triều vua Gia Long. Năm 1601 ông cho xây chùa Thiên Mụ.

2. Chúa Sãi (Chúa Bụt) Nguyễn Phúc Nguyên (1563–1635). Ông là người đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ông có thai chiêm bao có vị thần đưa tờ giấy đề chữ “Phúc”, quần thần chúc mừng đề nghị đặt tên thế tử là “Phúc”, nhưng muốn cả dòng tộc sau này được hưởng phúc nên bà lấy chữ này làm tên lót. Năm 1626, để chuẩn bị cuộc chiến với chúa Trịnh ông cho dời dinh vào huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1601–1648). Năm 1636 chúa Thượng dời phủ vào Kim Long, thương cảng Thanh Hà – Bao Vinh hình thành ngay sau đó, cùng với Hội An là hai cửa ngõ ngoại thương lớn nhất Đàng Trong của các chúa Nguyễn thời bấy giờ.

4. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620–1687), được sử sách đánh giá là tướng tài, Bắc đốt cháy Hà Lan, đánh tan quân Trịnh tiến đánh Đàng Trong, Nam dẹp yên Chăm Pa, Chân Lạp.

5. Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái (1650–1691). Ông là người dời phủ về làng Phú Xuân. Phú Xuân từ đó trở thành chính dinh của các đời chúa Nguyễn tiếp theo và là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn sau này.

6. Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1675–1725). Ông là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh xin phong vương nhưng không được chấp thuận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê ở Đàng Ngoài là vua của đất Việt lúc đó.

7. Chúa Ninh Nguyễn Phúc Chú (1697–1738). Ông có công trong việc thiết lập đơn vị hành chính mới, giữ gìn và mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long.

8. Chúa Vũ Nguyễn Phúc Khoát (1714–1765). Năm 1744, lúc này Chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng xưng Vũ Vương và xem Đàng Trong như một nước độc lập.

9. Chúa Định Nguyễn Phúc Thuần (1754–1777). Khi còn sống, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát chọn con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi, nhưng Nguyễn Phúc Hiệu chết còn con ông đang quá nhỏ nên Vũ Vương cho con trai thứ hai là Nguyễn Phúc Luân (cha vua Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ Vương chết, quyền thần Trương Phúc Loan giết Nguyễn Phúc Luân lập Nguyễn Phúc Thuần khi ấy mới 12 tuổi lên ngôi để dễ bề thao túng. Năm 1777 ông bị nhà Tây Sơn giết khi 26 tuổi, chưa có con nối dõi.

Mười ba vua

Nhà Nguyễn được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945, trải tổng cộng 143 năm, có 13 vị vua thuộc 7 thế hệ.

Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn năm 1804 dưới triều vua Gia Long. Năm 1839 vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam với ngụ ý một nước Nam rộng lớn, quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945 khi vua Bảo Đại đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.

Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19, trải qua hai giai đoạn chính:

- Từ năm 1802–1858 là giai đoạn độc lập, từ khi vua Gia Long thống nhất đất nước đến các đời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

- Từ năm 1858–1945 là giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào tháng 8 năm 1945.

1. Vua Gia Long (tên Nguyễn Phúc Ánh, trị vì 1802–1820). Vua Gia Long là một vĩ nhân, một thực thể tất yếu của lịch sử Việt Nam. Ông trải suốt 25 năm bôn ba chinh chiến mới khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Ông có công thống nhất mảnh đất chữ S và xác định chủ quyền với đảo Hoàng Sa - Trường Sa, quốc hiệu Việt Nam xuất hiện từ triều đại này, đưa Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương.
Chín chúa - Mười ba vua
Sơ lược về chín chúa, mười ba vua triều Nguyễn
Soi cuộc sống xa hoa của vua Nguyễn qua cổ vật vô giá
Theo lịch sử, triều Nguyễn có 9 đời chúa và 13 đời vua. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên đặt nền móng cho vương triều Nguyễn và Bảo Đại là vị vua cuối cùng, trong khoảng thời gian gần 400 năm bắt đầu từ năm 1558 và kết thúc vào năm 1945.

Chín chúa

Chúa Nguyễn là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về một vương triều đã cai trị dải đất từ vùng Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào đến phương Nam, bắt đầu từ nhà Hậu Lê giữa thế kỷ 16 đến khi bị nhà Tây Sơn diệt năm 1777. Các chúa Nguyễn là tiền thân của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

1. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1525–1613). Ông nội là Nguyễn Hoằng Dụ, cha Nguyễn Kim và anh rể Trịnh Kiểm đều là những trọng thần của triều đình nhà Hậu Lê. Sau khi Nguyễn Kim bị một hàng tướng của nhà Mạc đánh thuốc độc chết, rồi Trịnh Kiểm giết anh trai ông là Nguyễn Uông, Đoan quận công Nguyễn Hoàng lo ngại cho người hỏi ý kiến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và được ngầm chỉ bảo “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, ông bèn nhờ chị gái là Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, người anh rể cũng muốn Nguyễn Hoàng đi xa khỏi gây ảnh hưởng đối với vua Lê nên chấp thuận. Ông xưng Chúa năm 1558, là vị chúa khai sinh của triều đại, ban đầu đóng dinh ở làng Ái Tử, tỉnh Quảng Trị. Kể từ đó các đời vua chúa kế tục mở mang bờ cõi về phương Nam và thống nhất hoàn toàn đất nước vào năm 1802 dưới triều vua Gia Long. Năm 1601 ông cho xây chùa Thiên Mụ.

2. Chúa Sãi (Chúa Bụt) Nguyễn Phúc Nguyên (1563–1635). Ông là người đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ông có thai chiêm bao có vị thần đưa tờ giấy đề chữ “Phúc”, quần thần chúc mừng đề nghị đặt tên thế tử là “Phúc”, nhưng muốn cả dòng tộc sau này được hưởng phúc nên bà lấy chữ này làm tên lót. Năm 1626, để chuẩn bị cuộc chiến với chúa Trịnh ông cho dời dinh vào huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1601–1648). Năm 1636 chúa Thượng dời phủ vào Kim Long, thương cảng Thanh Hà – Bao Vinh hình thành ngay sau đó, cùng với Hội An là hai cửa ngõ ngoại thương lớn nhất Đàng Trong của các chúa Nguyễn thời bấy giờ.

4. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620–1687), được sử sách đánh giá là tướng tài, Bắc đốt cháy Hà Lan, đánh tan quân Trịnh tiến đánh Đàng Trong, Nam dẹp yên Chăm Pa, Chân Lạp.

5. Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái (1650–1691). Ông là người dời phủ về làng Phú Xuân. Phú Xuân từ đó trở thành chính dinh của các đời chúa Nguyễn tiếp theo và là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn sau này.

6. Chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1675–1725). Ông là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh xin phong vương nhưng không được chấp thuận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê ở Đàng Ngoài là vua của đất Việt lúc đó.

7. Chúa Ninh Nguyễn Phúc Chú (1697–1738). Ông có công trong việc thiết lập đơn vị hành chính mới, giữ gìn và mở mang vùng đồng bằng sông Cửu Long.

8. Chúa Vũ Nguyễn Phúc Khoát (1714–1765). Năm 1744, lúc này Chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng xưng Vũ Vương và xem Đàng Trong như một nước độc lập.

9. Chúa Định Nguyễn Phúc Thuần (1754–1777). Khi còn sống, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát chọn con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi, nhưng Nguyễn Phúc Hiệu chết còn con ông đang quá nhỏ nên Vũ Vương cho con trai thứ hai là Nguyễn Phúc Luân (cha vua Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ Vương chết, quyền thần Trương Phúc Loan giết Nguyễn Phúc Luân lập Nguyễn Phúc Thuần khi ấy mới 12 tuổi lên ngôi để dễ bề thao túng. Năm 1777 ông bị nhà Tây Sơn giết khi 26 tuổi, chưa có con nối dõi.

Mười ba vua

Nhà Nguyễn được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945, trải tổng cộng 143 năm, có 13 vị vua thuộc 7 thế hệ.

Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn năm 1804 dưới triều vua Gia Long. Năm 1839 vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam với ngụ ý một nước Nam rộng lớn, quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945 khi vua Bảo Đại đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.

Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19, trải qua hai giai đoạn chính:

- Từ năm 1802–1858 là giai đoạn độc lập, từ khi vua Gia Long thống nhất đất nước đến các đời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

- Từ năm 1858–1945 là giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào tháng 8 năm 1945.

1. Vua Gia Long (tên Nguyễn Phúc Ánh, trị vì 1802–1820). Vua Gia Long là một vĩ nhân, một thực thể tất yếu của lịch sử Việt Nam. Ông trải suốt 25 năm bôn ba chinh chiến mới khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc. Ông có công thống nhất mảnh đất chữ S và xác định chủ quyền với đảo Hoàng Sa - Trường Sa, quốc hiệu Việt Nam xuất hiện từ triều đại này, đưa Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương.

2. Vua Minh Mạng (tên Nguyễn Phúc Đảm, trị vì 1820–1841). Trong 21 năm ở ngôi, vua Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, hai cuộc cải cách hành chính dưới vương triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng là có quy mô toàn quốc và đạt hiệu quả cao nhất.
3. Vua Thiệu Trị (tên Nguyễn Phúc Miên Tông, trị vì 1841–1847). Sử sách nhận định vua Thiệu Trị là người hiền hoà, cần mẫn nhưng ít năng động và tham vọng như vua cha. Mọi định chế đã sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị chỉ việc áp dụng theo mà ít có sự cải cách, thay đổi gì mới. Ông nổi tiếng là một thi sĩ, nổi tiếng nhất là hai bài thơ chữ Hán là Vũ trung sơn thủy và Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm. Điểm độc đáo là cả hai bài không trình bày theo lối thường mà viết thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có một số chữ, mỗi bài có 56 chữ ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú, nhìn vào như một trận đồ bát quái, vua chỉ cách đọc và ra câu đố tìm 64 bài thơ trong đó. Hiện nay các nhà nghiên cứu đã tìm được 128 cách đọc.

4. Vua Tự Đức (tên Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, trị vì 1847–1883). Tự Đức được đánh giá là một vị vua tốt. Ông chăm chỉ xem xét việc triều chính không hề trễ nải, được các quan nể phục. Ông là vị vua ham học, hiểu rộng và đặc biệt giỏi văn thơ, và cũng được người đời ca tụng là một ông vua rất có hiếu. Ông không có con nối dõi nên nhận ba người cháu làm con nuôi: Hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Ái (tức vua Dục Đức), hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Kỷ (tức vua Đồng Khánh) và hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Đăng (tức vua Kiến Phúc). Triều đại của ông đánh dấu nhiều biến cố với vận mệnh Đại Nam, phải chật vật đối phó với thế lực phương Tây nhưng không thành công, rồi dần dần để chủ quyền đất nước rơi vào tay người Pháp.
5. Vua Dục Đức (tên Nguyễn Phúc Ưng Ái, trị vì 1883), lên ngôi được 4 ngày thì bị hai vị phụ chính đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường hạch tội phếtruất, bị giam và bỏ đói đến chết.

6. Vua Hiệp Hòa (tên Nguyễn Phúc Hồng Dật, trị vì 1883), sau khi phế Dục Đức, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đưa Lãng Quốc công Hồng Dật lên làm vua, giai thoại kể rằng khi quần thần đến phủ rước, dù năn nỉ mấy, Hồng Dật cũng không đi, cuối cùng phải dùng vũ lực đưa ông vào Tử Cấm thành. Sau vì bất đồng quan điểm nên bị hai quan phụ chính ép uống thuốc độc chết sau khi tại vị 4 tháng.
7. Vua Kiến Phúc (tên Nguyễn Phúc Ưng Đăng, trị vì 1883–1884). Ông là vị quân chủ yểu mệnh nhất của nhà Nguyễn, tại vị được 8 tháng thì băng hà lúc mới 15 tuổi.
8. Vua Hàm Nghi (tên Nguyễn Phúc Ưng Lịch, trị vì 1884–1885). Là em trai vua Kiến Phúc, được hai trọng thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Năm 1885, sau trận tập kích Pháp thất bại, được Tôn Thất Thuyết hộ giá và nhân danh ông phát động phong trào Cần Vương chống Pháp, sau 3 năm thì bị bắt đem an trí ở Algérie rồi qua đời tại đây.

9. Vua Đồng Khánh (tên Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, trị vì 1885–1889). Ông được tướng Pháp đề nghị lập làm vua lúc vua Hàm Nghi rời khỏi triều đình theo phong trào Cần Vương. Ông là người hiền lành, không chống đối Pháp, ở ngôi được 3 năm hưởng dương 24 tuổi.

10. Vua Thành Thái (tên Nguyễn Phúc Bửu Lân, trị vì 1889–1907). Ông là người cầu tiến, yêu nước, có hiểu biết khá toàn diện. Khác với những vị vua trước đây, ông học tiếng Pháp, cắt tóc ngắn mặc âu phục, làm quen với vǎn minh phương Tây. Ông ngày càng bộc lộ tinh thần dân tộc và chống Pháp rất cao, nên đến năm 1907 ông bị Pháp ép thoái vị, sau đó đày sang đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.

11. Vua Duy Tân (tên Nguyễn Phúc Vĩnh San, trị vì 1907–1916). Khi Thành Thái bị thực dân Pháp lưu đày tại Vũng Tàu, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 1916, lúc ở Châu Âu có cuộc Thế chiến thứ Nhất, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân dự định khởi nghĩa. Dự định thất bại và Duy Tân bị bắt đem an trí cùng vua cha Thành Thái ở đảo Réunion Ấn Độ Dương.

12. Vua Khải Định (tên Nguyễn Phúc Bửu Đảo, trị vì 1916–1925). Tuy kế nhiệm Duy Tân nhưng Khải Định là một ông vua thân Pháp nên không có được cảm tình của nhân dân.

13. Vua Bảo Đại (tên Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, trị vì 1925 – 1945). Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn nói riêng và của chế độ quân chủ lịch sử Việt Nam nói chung. Ông được đào tạo theo Tây học, hào hoa lịch lãm, mạnh dạn bỏ một số tập tục của các vua đời trước, phá lệ Tứ bất đặt ra từ thời Gia Long phong bà Nguyễn Hữu Thị Lan là Nam Phương hoàng hậu và đã thực hiện nhiều cải cách về nội các, hành chính. Trong bản Tuyên ngôn thoái vị bàn giao quyền lực cho Việt Minh, ông có câu nói nổi tiếng “Trẫm muốn làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ”.

Nguồn: Khám phá Huế tổng hợp

ĐÀI THIÊN VĂN TRONG BÓNG TỊCH DƯƠNG----Quan Tượng Đài là một kiến trúc quan trọng ở kinh thành Huế. Đây là đài quan sát ...
23/04/2021

ĐÀI THIÊN VĂN TRONG BÓNG TỊCH DƯƠNG
----
Quan Tượng Đài là một kiến trúc quan trọng ở kinh thành Huế. Đây là đài quan sát khí tượng của triều đình nhà Nguyễn. Quan Tượng Đài và các hoạt động nơi đây thuộc sự quản lý của Khâm Thiên Giám, là cơ quan có chức năng xem thiên văn, dự báo khí hậu thời tiết, làm lịch, coi đất, chọn ngày tốt... cho các hoạt động của triều đình cũng như dân chúng.
Đây là công trình dạng đài thiên văn thứ hai trong lịch sử phong kiến ở Việt Nam, và là công trình duy nhất còn lại dấu tích
----
Photo credit: NGUYỄN PHÚC BẢO MINH
---

Say something about this.
01/04/2021

Say something about this.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vietnam Travel and Tour posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Travel Agency?

Share