Chùa Minh Đức Thiên Mã Quảng Ngãi

  • Home
  • Chùa Minh Đức Thiên Mã Quảng Ngãi

Chùa Minh Đức Thiên Mã Quảng Ngãi Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Chùa Minh Đức Thiên Mã Quảng Ngãi, Tourist Information Center, .
(1)

22/02/2024
23/10/2023

Một tác phẩm đẹp từ anh BÙI THANH TRUNG đã gửi đến ban biên tập !!

LỄ VU LAN CÔNG ĐỨC SINH THÀNH LUÔN KHẮC CỐTMÙA BÁO HIẾU NGHĨA ÂN DƯỠNG DỤC MÃI GHI TÂMNgày 15 tháng 7 năm Quý Mão ( 30/0...
28/08/2023

LỄ VU LAN CÔNG ĐỨC SINH THÀNH LUÔN KHẮC CỐT
MÙA BÁO HIẾU NGHĨA ÂN DƯỠNG DỤC MÃI GHI TÂM
Ngày 15 tháng 7 năm Quý Mão ( 30/08/2023) chùa Minh Đức tổ chức đại lễ VU LAN BÁO HIẾU
Kính mời toàn thể Phật tử và nhân dân địa phương đến chùa dự lễ vào lúc 9h00
Chùa có chuẩn bị phần ăn để phục vụ miễn phí cho quý vị về chùa dự lễ. Trân trọng kính mời!!!

06/07/2023

Ông tây đi chùa rất vui!

PHẬT DẠY NĂM PHÉP HỖ TRỢ TU TẬPThứ nhất phải gần bậc minh sư thiện hữu. Thứ hai phải giữ giới, thấy sự nguy hiểm trong t...
02/03/2023

PHẬT DẠY NĂM PHÉP HỖ TRỢ TU TẬP

Thứ nhất phải gần bậc minh sư thiện hữu.

Thứ hai phải giữ giới, thấy sự nguy hiểm trong từng lỗi nhỏ nhặt.

Thứ ba, phải thường nghe nói về những điều đạo lý cao đẹp.

Thứ tư, phải thanh lọc nội tâm để được đạo đức thuần thiện (Bởi nội tâm thuần thiện là nền tảng rất lớn để nhiếp tâm vào định: người có đạo đức mới có thể nhập định được và người nhập được định chắc chắn phải là người có đạo đức).

Thứ năm, phải có trí tuệ để khéo léo dụng công tu hành.

(trích trong sách NÓI VỚI CHÍNH MÌNH trang 63-64)

Kính Mừng Ngày Vía Bồ Tát Quán Thế Âm Xuất Gia 19/9 Âm Lịch.NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT🙏🙏🙏---------_((()))_--------...
14/10/2022

Kính Mừng Ngày Vía Bồ Tát Quán Thế Âm Xuất Gia 19/9 Âm Lịch.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
🙏🙏🙏
---------_((()))_---------
Hoà Thượng Tuyên Hoá Khai Thị:

📖Nếu như có người bắt đầu tin Phật pháp, phát tâm bồ đề muốn hành Bồ Tát đạo, thì trước hết phải quy y Tam Bảo, tức là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Quy y Phật chẳng đọa địa ngục, quy y Pháp chẳng đọa ngạ quỷ, quy y Tăng chẳng làm súc sinh. Ðó là nghi thức bắt đầu tin Phật. Sau đó lại giữ năm giới. Năm giới tức là :

1). Không sát sinh.
2). Không trộm cắp.
3). Không tà dâm.
4). Không nói dối.
5). Không uống rượu.

☀Thọ năm giới rồi, thì nhất định phải giữ gìn giới luật. Trong mỗi giới đều có năm vị thiện thần hộ pháp. Nếu giữ được năm giới, thì có hai mươi lăm vị thiện thần đến bảo hộ, khiến cho hành giả gặp hung hóa cát, gặp nạn thành cát tường. Nếu phạm giới thì hai mươi lăm vị thiện thần đó sẽ bỏ bạn đi.

☀Nghi thức thọ ba quy y, phải làm ở trước mặt vị Tăng;.. Quy y Phật tức là quy y mười phương ba đời tất cả chư Phật. Quy y Pháp tức là quy y Tam Tạng mười hai bộ tất cả tôn pháp của Phật nói. Quy y Tăng tức là quy y hết thảy Hiền, Thánh, Tăng. Quy y Tam Bảo mới là đệ tử của Phật.

☀Người xuất gia, Sa Di thọ mười giới, Tỳ Kheo thọ hai trăm năm mươi giới, Tỳ Kheo Ni thọ ba trăm bốn mươi tám giới, còn phải thọ giới Bồ Tát mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh. Những giới này đầy đủ, mới chân chánh là người xuất gia. Người tại gia phải thọ năm giới, tám giới, Bồ Tát giới, mới là người chân chánh tin Phật. Ðây tức là Bồ Tát mới phát tâm, nhưng chẳng nhất định là Bồ Tát, chỉ là hướng đi trên con đường Bồ Tát mà thôi. Không thể có tư tưởng ‘’Lầm mắt cá là hạt châu.’’ Tôi đã thọ Bồ Tát giới, tức là Bồ Tát, đó là quan niệm sai lầm.

🌿Tuy nhiên hiện tại chúng ta tu hành, nhưng chẳng tinh tấn, giống như phát nguyện tu hành, đợi ngày mai mới tu, ngày mai lại đợi ngày mai. Một ngày rồi một ngày, đợi đến già rồi cũng chẳng tu hành, cũng chẳng thành tựu. Có người nói, tôi tuổi còn trẻ, đợi tôi lớn tuổi mới tu. Song, sau khi lớn tuổi thì bị lưới thế gian ràng buộc, chẳng chịu tu hành. Ðến tuổi già thì càng chẳng có thời gian để tu hành. Ðợi đến lúc chết thì càng không thể tu hành, là vì có tư tưởng như thế, từ vô lượng kiếp đến nay, chẳng phát tâm bồ đề, chẳng hành đạo Bồ Tát, chẳng tu lục độ vạn hạnh, thì làm sao liễu sinh thoát tử ? Do đó mà sinh sinh tử tử, lưu chuyển không ngừng ở trong luân hồi. Nếu chúng ta chẳng lười biếng, giống như chư Phật, Bồ Tát, A la hán, dũng mãnh tinh tấn, thì sớm sẽ thành Phật thành Bồ Tát thành La Hán, mà trở thành bậc giác ngộ trong hữu tình.

🍁Bồ Tát mới phát tâm, giống như ví dụ đem hạt giống bồ đề vừa mới trồng xuống đất, mọc lên mầm bồ đề. Ðây chẳng phải là Bồ Tát viên mãn, mà là Bồ Tát chưa trưởng thành. Chẳng những ai ai cũng sẽ là Bồ Tát, mà ai ai cũng có thể thành Phật. Chỉ cần tu hành, thì bất cứ người nào cũng đều thành Phật. Vì ai ai cũng có Phật tánh, dù Nhất xiển đề (chẳng tin Phật) cũng có thể thành Phật, bất quá thời gian muộn hơn mà thôi.

🍂Có Bồ Tát mới phát tâm, bỏ dở giữa đường, sinh tâm thối chuyển, lúc đó mầm bồ đề khô héo đi. Vì chẳng tưới nước đại bi, nên biến thành mầm hư thối. Có một bài thơ rằng :

‘’Ngư tử ba ma la.
Bồ Tát sơ phát tâm.
Tam sự nhân trung đa.
Như kỳ kết quả thiểu.’’

☀Nghĩa là: Cá đẻ ra rất nhiều trứng, song, rất ít biến thành cá. Cây ba ma la nở hoa rất nhiều, song, kết trái rất ít. Bồ Tát mới phát tâm rất nhiều, chân chánh hành Bồ Tát đạo rất là ít. Tại sao ? Vì chẳng có kiên, thành, hằng, ba chữ. Kiên là kiên cố, phải phát tâm bồ đề kiên cố, đừng có nóng năm phút, rồi sau thì lạnh, như thế thì sẽ chẳng thành tựu. do đó có câu :

‘’Kiên nhẫn chẳng từ nan.
Gian nan chẳng chùng bước.’’

☀Có tinh thần như thế mới thành công. Thành là thành tâm, phải có tâm kiền thành, từ từ thời khắc dụng công tu hành, chẳng giải đãi, chẳng phóng dật. Hằng là hằng thường. Người tu đạo phải có hằng tâm, thời khắc đều tu hành, năm tháng tu hành, đời đời tu hành. Biển có thể cạn, đá có thể mòn, tâm tu hành không khô cạn, không hao mòn, như vậy thì mới đi đến thượng lộ của Bồ Tát. Bồ Tát mới phát tâm bồ đề, phải phát bốn thệ nguyện lớn :

‘’Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.’’

🍃Nghĩ muốn thành quả vị Phật, thì trước phải hành đạo Bồ Tát. Hành đạo Bồ Tát, thì trước phải giáo hóa chúng sinh. Muốn giáo hóa chúng sinh, thì trước phải đoạn phiền não, hóa phiền não thành bồ đề. Pháp môn tuy nhiều, nhưng đều phải học, học phương pháp thành Phật.

🌀Nếu như có Bồ Tát mới phát tâm, phát bốn thệ nguyện lớn, thì tương lai nhất định sẽ chứng đắc Phật bồ đề. Công đức đó chẳng có bờ bến, cũng không thể dùng cân để cân, không thể dùng đấu để lường, chẳng có số mục nào đồng với công đức mới phát tâm Bồ Tát.
🌅🌅🌅🌅🌅
🌷Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát 🌷
🙏🙏🙏
🎓Tài Liệu Tham Khảo:HT. Tuyên Hóa 🎓
🙏🙏🙏
🌹Xin Thường Nhớ Phật-Niệm Phật Phát Nguyện Vãng Sanh 🌹
🙏🙏🙏
🌺Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật 🌺
🙇🙇🙇

29/09/2022

QUẢNG NGÃI: LỄ ĐẶT ĐÁ XÂY DỰNG CHÙA MINH ĐỨC
Sáng 09/01/2020, Đại lễ đặt đá khởi công xây dựng Chùa Minh Đức và Khu văn hóa tâm linh Thiên Mã đã diễn ra trang nghiêm tại núi Ngang thuộc xã Tịnh Long và Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.
Nguồn: Truyền hình Quảng Ngãi.

LÀM BẢY VIỆC SAU ĐỂ TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG THAY ĐỔI VẬN MỆNH1-- NIỆM PHẬTNiệm phật một câu phước sinh vô lượng,vì chúng ...
23/07/2022

LÀM BẢY VIỆC SAU ĐỂ TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG THAY ĐỔI VẬN MỆNH

1-- NIỆM PHẬT

Niệm phật một câu phước sinh vô lượng,vì chúng ta là người trần mắt thịt nên niệm phật không thấy phước sinh, nhớ áp dụng niệm phật tinh tấn trong vòng 3 năm "có thể ngắn hoặc dài hơn, tùy theo nghiệp phước của từng người" thì vận mệnh sẽ thay đổi

2 -- LỄ PHẬT

Lạy Phật một lạy tội diệt hà xà, lạy Phật giúp bạn giảm sự kiêu ngạo, tăng tâm cung kính. Ngoài ra hành động lạy Phật đúng cách là một động tác tập thể dục rất tốt cho Thận và các bộ phận ngũ tạng.

3 -- HIẾU DƯỠNG CHA MẸ

Chữ hiếu đứng đầu trăm việc thiện, công đức hiếu dưỡng Cha Mẹ bằng công đức cúng dường cúng dường cho Chư Phật, nhớ yêu thương chăm sóc báo hiếu Cha Mẹ, nghiệp chướng bạn được tiêu trừ, phước giàu sang,vận mệnh của bạn sẽ thay đổi

4 -- BỐ THÍ

Công đức bố thí cho một người bệnh tật hoạn nạn khó khăn cũng bằng công đức cúng dường đức Phật, nhớ áp dụng vận mệnh của bạn sẽ thay đổi

5 -- CÚNG DƯỜNG

Cúng dường cho Tam Bảo, Tam Bảo đệ nhất phước điền dù chỉ gieo một hạt giống cũng thu hoạch lớn lao,công đức vô lượng, nhớ áp dụng tùy tâm cúng dường ba năm "có thể ngắn hoặc dài hơn, tùy theo nghiệp phước của từng người" vận mệnh của bạn sẽ thay đổi

6 -- PHÓNG SINH

Phóng sinh công đức vô lượng vì tất cả chúng sinh là phật sẽ thành, là tùy tùng quyến thuộc ông bà cha mẹ trong nhiều đời nhiều kiếp, nên công đức cũng không thể nghĩ bàn, bạn cứ tùy duyên phóng sinh vận mệnh của bạn sẽ thay đổi

7 -- ĂN CHAY NIỆM PHẬT

Nếu bạn ăn chay niệm Phật vận mệnh của bạn sẽ thay đổi công đức ăn chay niệm Phật cũng không thể nghĩ bàn, ăn chay niệm Phật là cách phóng sinh thiết thực nhất là bố thí sinh mạng trong mỗi bữa ăn hằng ngày của bạn .

Phụng sự chúng sinh là cúng dường cho Chư Phật

Xin thường niệm
Nam Mô A Di Đà Phật🙏🙏🙏

ĐỪNG LƯỜI NỮA NHÉ! 1. Sống thì phải có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng. Đừng ậm ờ thế nào cũng được.2. Có kế hoạch, mục tiêu ...
04/07/2022

ĐỪNG LƯỜI NỮA NHÉ!

1. Sống thì phải có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng. Đừng ậm ờ thế nào cũng được.

2. Có kế hoạch, mục tiêu rồi thì hành động đi, đừng chần chừ, đừng trì hoãn. Đừng mãi ăn bánh vẽ hoài thế, lâu dần chính bản thân bạn cũng thấy chán mình chứ đừng nói người khác.

3. Nhất định phải có kỷ luật bản thân.

4. Đã nói là làm, sai cũng làm, phải làm mới rút ra được kinh nghiệm. Còn cứ ngồi đó sợ hãi đủ đường thì đến cơ hội sai lầm cũng không đến phần bạn.

5. Google gần như có thể giải đáp tất cả những gì bạn thắc mắc, nó MIỄN PHÍ mà, hãy tận dụng đi.

6. Ngoài internet đừng quên bạn có sách, các thư viện sách luôn chào đón bạn. Nếu không có thời gian đọc sách giấy, một lần nữa tận dụng internet để đọc sách thông qua các app (miễn phí, trả phí đều đủ cả) tranh thủ lúc đi xe bus, ngồi chờ coffee, vừa rẻ vừa tiện dụng.

7. Đừng suốt ngày up ảnh, up status sống ảo nữa, nó không khiến chiếc bụng của bạn no được đâu. Tắt up ảnh ảo và đi kiếm tiền, hoặc học những thứ bổ ích khác đi.

8. Biết mình không thông minh thì lấy sự cần cù bù vào. Người ta đọc 1 tháng được 1 quyển sách, bạn phải đọc ít nhất 3 cuốn.

9. Với mạng xã hội, ngưng theo dõi những thứ xàm xí đi. Ấn theo dõi ngay những người truyền cảm hứng, những người thành công, những người luôn mang đến cho bạn nguồn năng lượng tích cực.

10. Đừng bao giờ phí thời gian lướt mạng xã hội một cách vô thức, hãy để dành nó để học ngoại ngữ, trau dồi thêm kỹ năng bản thân còn thiếu còn yếu.

11. Đừng bao giờ để bản thân rơi vào trạng thái trống rỗng, nghĩa là không biết bản thân muốn gì, nên làm gì? Phải luôn luôn đẩy bản thân vào guồng hoàn thiện bản thân.

12. Khi gặp vấn đề phải tìm hướng giải quyết ngay, đừng ỉm nó đi... nếu không muốn những vấn đề đó là tiền đề cho sự thất bại.

13. Muốn hội nhập phải biết ngoại ngữ. Muốn gì thì muốn, ngoài tiếng mẹ đẻ, nhất định phải học thêm ít nhất một vài ngoại ngữ.

14. Lớn rồi, phải biết chọn bạn mà chơi, nhìn cho rõ đâu là bạn đâu là bè, đâu là người mình nên tin tưởng đâu là kẻ chỉ để xã giao.

15. Thị phi ở đời nhiều lắm, đừng để bản thân bị cuốn vào những chuyện tào lao, lãng phí thời gian.

16. Phải là người vừa có tài vừa có đức, biết nhiều biết ít nhưng nhất định phải BIẾT ĐIỀU.

17. Tuyệt đối không lãng phí thời gian vào những người/việc không đáng. Ví dụ như đau khổ, dằn vặt bản thân khi chia tay, bị từ chối/ hoặc khi làm một việc gì đó thất bại... TUYỆT ĐỐI KHÔNG. Thời gian đau khổ, dằn vặt đó hãy dành dụm để làm để đối tốt với bản thân, với những người xứng đáng thì hơn.

18. Và điều cuối cùng, hãy b**g hết sức mình mà làm, làm thật quyết liệt... không thành công thì cũng thành nhân. Nhớ nhé!

Minh Đức Tự - Tg: Hạnh Lạc (NN)*******MINH tâm thấy tánh, đạt giác ngộĐỨC tỏa muôn nơi, hương tỏa ngátTHIÊN nhiên vẻ đẹp...
22/04/2022

Minh Đức Tự - Tg: Hạnh Lạc (NN)
*******
MINH tâm thấy tánh, đạt giác ngộ
ĐỨC tỏa muôn nơi, hương tỏa ngát
THIÊN nhiên vẻ đẹp, ngắm Cổ Luỹ
MÃ đáo thành công, Phật sự thành.
# # # # #
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.

Sắc Xuân tại Khu Văn hóa Tâm linh Thiên Mã Sơn - Chùa Minh Đức - Quảng Ngãi
05/02/2022

Sắc Xuân tại Khu Văn hóa Tâm linh Thiên Mã Sơn - Chùa Minh Đức - Quảng Ngãi

05/02/2022

🍀🌺🌿23 CÁCH TẠO PHƯỚC ĐỨC VÀ CÔNG ĐỨC VÔ LƯỢNG

1. 🙏 Giữ Ngũ giới, và Tu Thập Thiện Nghiệp, Hiếu Kính Cha Mẹ.

2. 🙏 Trì tụng Thần chú nhà Phật .
Đây là cách tạo ra công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn. Dễ thực hiện. Bạn có thể trì nhiều loại chú khác nhau. Phổ biến nhất là Chú Đại Bi, Lục Tự Đại Minh Chú , Chú Dược Sư ….

3. 🙏 Đọc/tụng/thọ trì Kinh Phật.

Bạn đọc Kinh Phật gì mình thấy phù hợp thấy thích là được. Không cần phải phân vân nên tụng Kinh này hay Kinh kia, Kinh nào nhiều công đức hơn, đã là Kinh Phật thì tụng Kinh nào cũng đều có công đức cả. Cũng không nhất thiết phải ngân nga như các nhà Sư ở trong chùa, cứ đọc bình thường là được.
Có 4 cấp độ:
- Cấp 1: Đọc (Nhìn Kinh và đọc).
- Cấp 2: Tụng (Học thuộc lòng không cần nhìn Kinh).
- Cấp 3: Thọ trì (Nhớ, hiểu, áp dụng và duy trì thực hành hàng ngày vào cuộc sống)
- Cấp 4: Giảng nói cho người khác nghe, hiểu và thực hành theo.
Cứ tăng một cấp thì công đức cũng từ đó tăng thêm rất nhiều lần.

4. 🙏 Niệm Phật, niệm danh các vị Đại Bồ Tát

Ví như niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật; Nam Mô A Di Đà Phật; Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát; Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát , Nam Mô Dược Sư Phật ….

Đây là cách tạo công đức dễ dàng nhất. Bạn không phải ngồi đọc như tụng Kinh, không cần phải nhớ các bài chú quá dài, bạn chỉ cần niệm danh hiệu các Ngài mọi lúc mọi nơi: Lúc đi đường, lúc làm việc nhà, lúc nấu ăn, lau nhà … lúc chờ xe buýt, lúc không có việc gì làm…ai ai cũng có thể làm được.

5. 🙏 Biên Chép Kinh, chép chú:

Cách này mất khá nhiều thời gian nhưng công đức mang lại thì vô cùng to lớn, không thể tính kể. Khi chép Kinh, Chú đầu bạn sẽ không bị vọng tưởng như lúc tụng đọc mà tập trung vào từng câu Kinh, câu Chú để chép.

6. 🙏 Nghiên cứu Phật Pháp và Hoằng dương Phật Pháp

Cách dễ nhất và tiếp cận được nhiều người nhất là thông qua mạng xã hội: Facebook, youtube….. Đây là một hình thức bố thí Pháp, công đức vô lượng, không thể nghĩ bàn.

7. 🙏 Nghe Pháp Âm Mầu Nhiệm (Nghe các sư Giảng Pháp tại chùa hoặc đơn giản hơn là lên mạng tìm và nghe các bài giảng Pháp): Người nghe Pháp hiểu và thực hành theo cũng tạo ra công đức vô lượng.

8. 🙏 Lạy Phật (năm vóc sát đất), lễ kính Phật, Đại Bồ Tát:

Hàng ngày nếu bạn có thời khóa tu thì nên dành thời gian để lễ, lạy các vị Phật, Đại Bồ Tát…Hoặc khi nào có điều kiện thì bạn thực hiện. Có ban thờ Phật thì quá tốt. Trong trường hợp không có ban thờ Phật, thậm chí không có tượng Phật, bạn có thể quỳ và lạy Phật bất cứ nơi đâu (trừ những chỗ bất tịnh) và trong đầu quán tưởng đến các Ngài là được. Trong quá trình lạy Phật bạn nên kết hợp xưng tán công đức của Như Lai và tùy hỷ công đức của các Ngài.

9. 🙏 Sám hối nghiệp chướng và hồi hướng công đức hàng ngày:

Sám hối với oan gia trái chủ - sám hối tập khí, phiền não – sám hối các việc xấu tạo ra trong quá khứ và hiện tại. Việc sám hối hàng ngày giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, tiêu trừ tập khí xấu: giảm ngã mạn….càng ngày việc tu hành của ta ngày càng thêm tinh tấn, cuộc sống sẽ tốt đẹp lên.

Sau khi sám hối và tu tập thì nên Hồi hướng công đức cho Tam Bảo và gia đình và cho các chúng sanh mau có duyên lành Phật Pháp.

10. 🙏 Cúng dường/ Thờ Phật tại gia.

Nếu nhà có ban thờ Phật, hàng ngày bạn có thể tự làm đồ ăn chay, hoặc mua hương, hoa, đèn và các đồ trang trí để cúng dường lên ban thờ Phật. Nếu nhà không có ban thờ Phật bạn có thể mua đồ và mang lên chùa cúng dường Phật. Công đức cúng dương Phật thì không thể nghĩ bàn, nhiều không tính kể.

11. 🙏 Quy Y Tam Bảo trở thành đệ tử nhà Phật

Quy Y Tam Bảo và luôn tín tâm vững chắc với Tam Bảo. Hàng ngày bạn thực hiện việc tự quy y. Lời nói quy y có tam quy, tam kết như sau: Con là…(tên tục) suốt đời quy y Phật, suốt đời quy y Pháp, suốt đời quy y Tăng (nói 3 lần). Quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi (nói 3 lần)

12. 🙏 Trong tâm luôn nghĩ nhớ đến Phật, niệm Phật:

Nếu không có điều kiện thực hiện các việc trên, bạn chỉ cần hướng tâm mình nghĩ, nhớ đến các vị Phật, Đại Bồ Tát với một tấm lòng thành kính là bạn đã tạo ra được công đức rồi.

13. 🙏 Ăn chay, kiêng sát sanh:
Đây cũng là một cách tạo ra công đức. Nếu như không thể ăn chay trường bạn có thể linh hoạt ăn chay ngày rằm, mồng một, nếu hơn nữa thì ta ăn chay ngày thập trai (1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30).

14. 🙏 Vẽ tranh, ảnh Phật- Bồ Tát :

Bạn không cần phải có năng khiếu, phải vẽ đẹp, bạn chỉ cần thành tâm, dồn hết công sức và niềm tôn kính của mình vào bức tranh là được. Trường hợp không thể vẽ bạn có thể in tranh Phật và tự tay tô điểm, trang trí tranh Phật. Đây cũng là một cách tạo ra công đức lớn không thể tính đếm.

15. 🙏 Phóng sinh thường xuyên

Nếu không có điều kiện làm hằng ngày thì bạn có thể làm hàng tháng. Lưu ý: Khi chọn mua vật phóng sinh bạn không nên dặn hay đặt trước với người bán, vì như vậy người bán họ sẽ phải gom cho bạn đủ số lượng thì công đức phóng sinh sẽ bị giảm đáng kể. Cách tốt nhất là mỗi ngày đi chợ bạn thấy con vật nào còn sống khỏe thì cứ mua ngẫu nhiên về và phóng sinh. Nên phóng sinh các loài thủy tộc dễ sống như: Lươn, chạch, ốc, ca trê, cá lóc hoặc các loại chim, dế…. Không nên mua các con vật phóng sinh ở gần đền, chùa nơi mà người ta cố tính bán cho người đi chùa phóng sinh, làm như vậy là mình đang tiếp tay cho họ bắt gom động vật cho mình phóng sinh. Công đức của việc phóng sinh thì không thể nghĩ bàn.

16. 🙏 Ấn tống Kinh sách hàng tháng.

Gieo duyên Phật Pháp cho chúng sinh thì ngay trong kiếp này hoặc kiếp sau bạn sẽ được người khác giúp đỡ trong tu tập Phật Pháp (được gieo duyên lại….), tăng trí huệ, tăng phước báu vô lượng.
Chú ý khi ấn tống Kinh, sách: Phải cho tặng đúng đối tượng, có những ghi chú nhỏ giúp họ cẩn thận hơn trong bảo quản Kinh sách, tránh tình trạng phạm tội khinh nhờn hoặc phỉ báng Kinh Phật.

17. 🙏 Khuyên bảo người khác niệm Phật, tu tập, khuyên người phóng sinh, làm thiện, sống tốt, khuyên người ăn chay - không sát sinh...

18. 🙏 Tài thí: Bố thí Từ Thiện ủng hộ tiền bạc, vật chất cho các hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, tai nạn, hiến máu….

19. 🙏 Làm công quả ở chùa, xây dựng chùa, kêu gọi cho nhà chùa.

20. 🙏 Thực hành bát quan trai 🙏

21.🙏 Phát Bồ đề tâm

Rải tâm từ bi đến tất cả muôn loài (Để có tâm từ bi thì chúng ta cần quán từ bi hàng ngày).

22. 🙏 Thực hành hạnh nhẫn nhục , tu hạnh Quán Âm, hạnh Phổ Hiền, hạnh nguyện Địa Tạng Bồ tát 🙏

23. 🙏 Bảo vệ, cứu giúp, bố thí cho chúng sinh.(Bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người yếu thế, an ủi giúp đỡ người đang gặp khó khăn, sợ hãi, cứu người, cứu vật hoạn nạn…)

Trên đây là một số ít trong vô vàn việc tạo ra công đức mà bạn có thể áp dụng hàng ngày trong cuộc sống. Thực tế thì có rất nhiều cách tạo phước mà không thể kể ra hết trong một bài viết. Quý vị tham khảo và lựa chọn cho mình cách tích phước hành thiện phù hợp, càng nhiều càng tốt.

Vô cùng hoan hỷ và tán thán công đức của quý vị.

🍀🍀🍀Nam mô A Di Đà Phật 🍀🍀🍀

KHUYÊN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM VĂNĐại Sư Thật Hiền SoạnViệt dịch: Thích Trí Quang.BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT BỒ ĐỀ TÂMThật Hiền tôi, một...
20/11/2021

KHUYÊN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM VĂN
Đại Sư Thật Hiền Soạn
Việt dịch: Thích Trí Quang.

BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Thật Hiền tôi, một kẻ xuất gia phàm phu, đã bất tiếu lại ngu hèn, khóc mà lạy, khẩn thiết khuyến cáo đại chúng hiện tiền, cũng như nam nữ có đức tin thuần thành trong thì vị lai. Xin quý vị thương xót, gia tâm một chút mà nghe và xét cho.

Tôi từng nghe, cửa chính yếu để nhập đạo thì sự phát tâm đứng đầu, việc khẩn cấp để tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì chúng sanh độ nổi, tâm phát thì Phật đạo thành được. Cái tâm quảng đại không phát, cái nguyện kiên cố chẳng lập, thì dẫu trải qua đời kiếp nhiều như cát bụi, cũng y nhiên vẫn ở trong phạm vi luân hồi. Tu hành dẫu có, cũng toàn là lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Do đó mà Kinh Hoa nghiêm đã nói, quên mất tâm Bồ đề mà tu hành các thiện pháp thì gọi là hành động theo ma vương. Quên mất còn thế, huống chi chưa phát. Nên muốn học Như Lai thừa thì trước phải phát Bồ đề nguyện, không thể chậm trễ.

Nhưng tâm nguyện vốn có nhiều sắc thái khác nhau, nếu không trình bày thì làm sao biết mà xu hướng. Nay xin vì đại chúng mà nói vắn tắt. Sắc thái tâm nguyện có tám là tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên.

Tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên là thế nào? Đời có kẻ tu hành mà chỉ tu hành một chiều, không cứu xét tự tâm, chỉ lo những việc ở ngoài, hoặc vụ lợi, hoặc háo danh, hoặc ham cái thú hiện tại, hoặc cầu cái vui mai sau: phát tâm như vậy gọi là tà. Danh lợi không ham, vui thú không màng, chỉ vì thoát sinh tử, vì chứng Bồ đề: phát tâm như vậy gọi là chánh. Ý niệm này nối tiếp ý niệm khác, ngước lên mà mong cầu Phật đạo, tư tưởng trước liên tục tư tưởng sau, nhìn xuống mà hóa độ chúng sanh, nghe Phật đạo lâu xa cũng không thoái chí khiếp sợ, xét chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi, như trèo núi cao cả vạn trượng cũng quyết tận đỉnh, như lên tháp lớn đến chín tầng cũng cố tột nóc: phát tâm như vậy gọi là chân. Có tội không sám hối, có lỗi không trừ bỏ, trong bẩn ngoài sạch, trước siêng sau nhác, tâm tốt dẫu có cũng phần lớn bị danh lợi xen lấn, thiện pháp dẫu tu cũng phần nhiều bị vọng nghiệp nhuốm bẩn: phát tâm như vậy gọi là ngụy. Chúng sanh giới hết nguyện ta mới hết, Bồ đề đạo thành nguyện ta mới thành: phát tâm như vậy gọi là đại. Coi ba cõi như lao ngục, nhìn sanh tử như oan gia, chỉ mong tự độ, không dám độ người: phát tâm như vậy gọi là tiểu. Nếu ngoài tâm thấy có chúng sanh, có Phật đạo, rồi nguyện độ, nguyện thành, công phu không xả, thấy biết không tan: phát tâm như vậy gọi là thiên. Nếu biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ thoát, tự tánh là Phật đạo nên nguyện thành tựu, không thấy một pháp nào ngoài tâm mà có, đem cái tâm vô tướng phát cái nguyện vô tướng, làm cái hạnh vô tướng, chứng cái quả vô tướng, cái tướng vô tướng cũng không thấy có được: phát tâm như vậy gọi là viên.

Biết tám sắc thái khác nhau trên đây là biết cứu xét, biết cứu xét thì biết lấy bỏ, biết lấy bỏ là có thể phát tâm. Cứu xét như thế nào? Là coi cái tâm của ta phát ra, trong tám sắc thái trên đây, nó là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên. Lấy bỏ như thế nào? Là bỏ tà, ngụy, tiểu, thiên, lấy chánh, chân, đại, viên. Phát tâm như vậy mới được gọi là chân chánh phát Bồ đề tâm.

Bồ đề tâm là chúa tể mọi thứ thiện pháp, phát khởi tất phải có lý do. Lý do ấy, nay nói tóm lược thì có mười thứ, là 1 nhớ ơn nặng của Phật, 2 nhớ ơn cha mẹ, 3 nhớ ơn Sư trưởng, 4 nhớ ơn thí chủ, 5 nhớ ơn chúng sanh, 6 nhớ khổ sanh tử, 7 trọng linh tánh của mình, 8 sám hối nghiệp chướng, 9 cầu sanh Tịnh độ, 10 làm cho Phật pháp tồn tại lâu dài.

- Nhớ Ơn Nặng Của Phật Là Thế Nào?

Thích Ca Như Lai của ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà thực hành Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ khổ cực. Khi ta tạo tội, Phật đã xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không biết tin tưởng, tiếp nhận. Ta đọa Địa ngục, Phật càng đau xót, muốn chịu thay khổ sở cho ta, nhưng nghiệp ta quá nặng, hết cách cứu vớt. Ta sinh loài người, Phật liền dùng phương tiện làm cho ta gieo trồng thiện căn. Đời đời kiếp kiếp, Phật theo dõi ta, lòng không lúc nào rời bỏ chốc lát. Khi Phật xuất thế thì ta còn chìm đắm, nay được thân người thì Phật đã diệt độ. Tội lỗi gì mà phải sinh nhằm thời kỳ mạt pháp, phước đức nào lại được dự vào hàng ngũ xuất gia, nghiệp chướng gì mà không được thấy thân vàng của Phật, may mắn nào lại được thân gặp Xá Lợi của Ngài. Suy nghĩ như vậy mới thấy, giả sử quá khứ không trồng thiện căn thì làm sao được nghe Phật pháp, không nghe Phật pháp thì làm sao được biết lúc nào cũng hưởng thụ ân đức của Phật. Ân đức như vậy, núi non cũng khó sánh cho bằng. Trừ phi phát tâm quảng đại, làm hạnh Bồ tát, xây dựng Phật pháp, giáo hóa chúng sanh, thì dẫu xương tan thịt nát cũng khó mà đáp trả. Đó là lý do thứ nhất của sự phát Bồ đề tâm.

- Nhớ Ơn Cha Mẹ Là Thế Nào?

Thương thay cha mẹ sinh ta cực nhọc, mười tháng ba năm thai mang bú mớm, nhường khô nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt. Mới được thành người, đã đặt hy vọng tiếp nối gia phong, lo phần tế tự. Vậy mà nay ta đã xuất gia, lạm xưng Thích tử, nhục hiệu Sa môn, đồ ngon vật ngọt đã không cung phụng, cúng tế chạp dẫy càng không chu tất. Sống, ta đã không có khả năng nuôi dưỡng cơ thể, chết, ta lại bất lực trong việc tiếp dẫn nghiệp thức. Phương diện thế gian ta đã rất hại, phương tiện xuất thế ta lại vô ích. Hai đường mất cả thì tội nặng khó mà thoát cho khỏi. Suy nghĩ như thế mới thấy chỉ còn có cách thường hành Phật đạo trong trăm ngàn đời kiếp, khắp độ chúng sanh trong mười phương ba đời. Như vậy thì không phải chỉ cha mẹ một đời, mà song thân nhiều kiếp đều được siêu thoát; không phải chỉ song thân một người, mà cha mẹ tất cả cùng được siêu thăng. Đó là lý do thứ hai của sự phát Bồ đề tâm.

- Nhớ Ơn Sư trưởng Là Thế Nào?

Cha mẹ tuy sinh dưỡng thân ta, nhưng nếu không có Sư trưởng thế gian thì không biết lễ nghĩa, không có Sư trưởng xuất thế thì không hiểu Phật pháp. Lễ nghĩa không biết thì khác gì cầm thú, Phật pháp không hiểu thì cũng như phàm tục. Nay ta được biết qua loa về lễ nghĩa, được hiểu sơ lược về Phật pháp, giới pháp thấm mình, ca sa phủ thân, hết thảy ân đức ấy đều nhờ Sư trưởng mà có được. Vậy nếu ta chỉ cầu quả vị nhỏ nhặt thì chỉ ích lợi được cho bản thân mà thôi. Hãy theo Đại thừa, nguyện ước ích lợi hết thảy chúng sanh. Như thế thì Sư trưởng thế gian cũng như Sư trưởng xuất thế đều được ích lợi mà ta cung hiến. Đó là lý do thứ ba của sự phát Bồ đề tâm.

- Nhớ Ơn Thí Chủ Là Thế Nào?

Chúng ta ngày nay, mọi thứ nhu yếu đâu phải của mình. Cơm cháo ba buổi, quần áo bốn mùa, tật bịnh cần dùng, thân miệng tiêu thụ, toàn xuất từ sức lực kẻ khác mà đem đến cho ta hưởng dụng. Họ dốc sức cày cấy, vẫn khó nuôi miệng, ta ngồi không mà ăn, còn không vừa ý. Họ dệt đan mãi hòai mà vẫn chịu khốn khổ, còn ta bận mặc thừa thải mà không biết thương tiếc. Họ nhà tranh cửa lá, cực nhọc suốt đời, còn ta phòng lớn sân rộng, thong thả cả năm. Đem cái cực nhọc của họ cung phụng cái an nhàn cho ta, làm sao yên bụng. Lấy cái nhu dụng của người cung cấp cái thân xác của mình, làm sao hợp lẽ. Do đó, trừ phi vận dụng song song cả hai thứ bi trí, trang nghiêm đồng đều cả hai mặt phước tuệ, để thí chủ nhờ ơn, chúng sanh được phước, thì dẫu gạo chỉ một hạt, vải chỉ một tấc đi nữa, vẫn có phần trong sự trả nợ, vẫn khó tránh trong quả báo xấu. Đó là lý do thứ tư của sự phát Bồ đề tâm.

- Nhớ Ơn Chúng Sanh Là Thế Nào?

Ta với chúng sanh, từ bao kiếp đến giờ, đời đời làm cha mẹ nhau, có ơn với nhau. Nay tuy cách đời mờ ám, không biết nhau được, nhưng lấy lẽ mà suy cứu thì làm sao có thể không có sự báo bổ. Ngày nay là thú vật, nhưng biết đâu ngày trước ta đã không là con cái của chúng. Hiện tại là vi sinh, nhưng biết đâu quá khứ chúng đã không là cha mẹ của ta. Thường thấy nhỏ mà xa cha mẹ thì lớn lên đã quên hết hình dáng song thân, huống chi cha mẹ bà con đời trước, thì ngày nay kẻ họ Trương người họ Vương, khó mà nhớ nhau cho được. Họ gào thét trong Địa ngục, ngất ngư trong Ngạ quỉ, thống khổ ai biết, đói khát kêu ai. Ta dẫu không thấy không nghe, nhưng họ tất cầu cứu cầu vớt. Kinh mới dạy được việc ấy, Phật mới tả rõ cảnh này, còn kẻ tà kiến thì đâu có đủ sức mà biết. Nên Bồ tát nhìn sâu kiến cũng thấy toàn là cha mẹ quá khứ và chư Phật vị lai, thường nghĩ cách lợi ích cho chúng và thường nhớ trả ơn cho chúng. Đó là lý do thứ năm của sự phát Bồ đề tâm.

- Nhớ Khổ Sinh Tử Là Thế Nào?

Ta với chúng sanh, bao kiếp đến giờ, ở mãi trong phạm vi sinh tử, chưa được siêu thoát. Không ở trong loài người thì ở trên loài trời, hết ở thế giới này thì ở thế giới khác, ra vào đủ cách, lên xuống liền liền. Thoáng cái làm trời, thoáng cái làm người, thoáng cái làm Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh. Cửa đen sáng ra chiều vào, hang sắt mới thoát lại sa. Lên núi đao thì cả mình không còn mảnh da nguyên vẹm, víu cây kiếm thì một vuông một tấc cũng bị cắt xả. Sắt nóng không hết đói, mà nuốt vào thì ruột gan nát cả, đồng sôi đâu khỏi khát, mà uống vào thì xương thịt tan hết. Cưa sắt mà xả thì xả ra là liền lại, gió quái mà thổi thì chết rồi lại sống ngay. Trong thành lửa dữ chỉ nghe cái thảm thét gào, trên bàn chưng nướng toàn nghe cái tiếng thống thiết. Băng tuyết đông lại thì xanh như sen xanh hết nhụy, máu thịt rã ra thì đỏ như sen đỏ mới nở. Tại Địa ngục, một đêm chết sống thường bị đến cả vạn lần, cũng ở đó, một buổi thống khổ mà nhân gian đã trăm năm. Mãi hòai làm cho Ngục tốt mệt nhọc, nhưng có ai chịu nghe Diêm vương khuyên bảo. Khi chịu mới biết quá khổ, dẫu hối hận cũng đâu có kịp; lúc thoát thì lại quên ngay, sự tạo nghiệp vẫn y như cũ. Đánh con lừa đến đổ máu, đâu biết đó là cái thảm của mẹ mình; lôi con heo đến lò thịt, nào hay đích thị cái đau của cha ta. Ăn thịt con ruột mà không biết, Văn Vương còn như thế; ăn thịt cha mẹ mà không hay, phàm phu đều như vậy. Đời trước ơn nghĩa mà đời nay thành oán thù, ngày xưa oán thù mà ngày nay thành ruột thịt. Quá khứ là mẹ mà hiện tại là vợ, túc thế là cha mà hiện tiền là chồng. Nếu có cái trí túc mạng để biết thì thật đáng hổ, đáng thẹn; nếu có con mắt thiên nhãn để nhìn thì quả đáng cười, đáng thương. Trong rừng dơ bẩn mà mười tháng bị gói lại thì thật khó chịu, ở chỗ máu huyết mà một lần bị dốc xuống quả thật đáng thương. Nhỏ thì ngây ngô, trước mặt sau lưng cũng chẳng rõ, lớn lên hiểu biết, tham lam dục vọng đều tự hiện. Nhưng, thoáng cái là già bịnh truy tầm, chốc lát mà chết chóc hiện đến. Bấy giờ, gió với lửa giao tranh nên tâm thức bấn loạn trong đó, khí với huyết kiệt lực nên da thịt teo khô từ ngoài, không một sợi lông nào mà không như bị chích đốt, không một kẽ huyệt nào mà không như bị cắt xả. Con rùa đem nấu, sự thoát vỏ của nó tương đối còn dễ; nghiệp thức lúc tàn, sự thoát xác của nó quả thật quá khó. Tâm không phải chủ thể vĩnh viễn nên in như thương khách bôn ba đủ chỗ, thân không có hình dáng cố định nên khác nào phòng ốc thay đổi đủ cách. Bụi cả thế giới cũng khó sánh thân luân hồi, nước cả đại dương vẫn không bằng lệ biệt ly. Xương mà chất thì hơn núi cao, thây mà sắp thì tràn mặt đất. Giả sử không được nghe lời Phật thì việc ấy ai thấy ai nghe, chưa được đọc văn Kinh thì lẽ này ai hay ai biết. Vậy mà có kẻ hoặc vẫn tham luyến như cũ, si mê như xưa, thì chỉ e rằng muôn kiếp ngàn đời mới được làm người, nhưng một lần hư hỏng là hư hỏng đến cả trăm kiếp. Thân thể con người khó được mà dễ mất, thì giờ quí báu dễ trôi mà khó kéo. Rồi đường hướng mờ mịt, biệt ly mãi hòai, ác báo tam đồ lại phải tự chịu, thống khổ hết nói mà ai chịu thay. Mô tả đến đây, há chẳng buốt dạ. Vì vậy, hãy triệt dòng sinh tử, vượt bể ái dục, để mình người cùng thoát, cùng lên bờ giác. Hết thảy công việc phi thường trong bao đời kiếp sắp đến đều bắt nguồn từ cơ hội này. Đó là lý do thứ sáu của sự phát Bồ đề tâm.

- Trọng Linh Tánh Của Mình Là Thế Nào?

Nhất tâm hiện tiền của chúng ta cùng ngay với đức Thích Ca Thế Tôn không khác. Vậy mà tại sao Thế Tôn từ vô lượng kiếp sớm thành Chánh giác, còn chúng ta thì ngu si thác loạn, vẫn làm phàm phu. Thế Tôn thì có vô lượng thần thông tuệ giác, công đức trang nghiêm, còn chúng ta chỉ có vô biên nghiệp chướng phiền não, sinh tử thắt buộc. Tâm tánh duy nhất mà mê ngộ lại một trời một vực. Lặng đi mà nghĩ mới thấy khả sỉ. Ngọc báu vô giá lún xuống bùn lầy mà nỡ coi như ngói gạch, không chút quí trọng. Hãy vận dụng vô lượng thiện pháp mà đối trị vô biên phiền não. Tu đức có công, tánh đức mới lộ. Bấy giờ thì như ngọc báu được rửa, treo trên phướn cao, ánh sáng rực rỡ, chói lấp tất cả. Thế mới gọi là không phụ sự giáo hóa của Phật, không phụ tánh linh thiêng của mình. Đó là lý do thứ bảy của sự phát Bồ đề tâm.

- Sám Hối Nghiệp Chướng Là Thế Nào?

Kinh dạy, phạm một Kiết la cũng đọa Địa ngục bằng năm trăm tuổi thọ của bốn Thiên vương. Kiết la là tội nhỏ mà bị quả báo đến thế, huống chi tội nặng, quả báo thật khó tả. Nay chúng ta, hằng ngày, mỗi một cử chỉ cũng như mỗi một động tác, luôn luôn trái với giới luật, mỗi một bữa ăn cũng như mỗi một lần uống, thường thường phạm vào Thi la. Một ngày tội lỗi phạm vào, theo lẽ cũng đã vô lượng, huống chi trọn đời nhiều kiếp, tội lỗi phát ra quả báo khó mà nói hết. Hãy lấy Ngũ giới mà nói, thì mười người đã có đến chín kẻ vi phạm, bày tỏ thì ít mà dấu diếm lại nhiều. Ngũ giới chỉ là giới tại gia mà còn không giữ đủ, huống chi các giới Sa di, Tỳ kheo, Bồ tát, thôi thì khỏi nói. Hỏi cái tiếng thì nói là Tỳ kheo, hỏi cái thật thì hãy còn chưa đủ làm Ưu bà tắc, như thế mà không xấu hổ được sao. Phải biết, giới Phật không thọ thì thôi, thọ thì không được phạm, vì không phạm thì thôi, phạm thì chung cục tất bị sa lạc. Trừ phi cảm thương thân mình, lại xót xa kẻ khác, thân và miệng cùng bi thiết, tiếng và lệ đều tuôn đổ, để khắp vì chúng sanh khẩn cầu sám hối, thì ngàn đời muôn kiếp ác báo cũng khó tránh cho khỏi. Đó là lý do thứ tám của sự phát Bồ đề tâm.

- Cầu Sinh Tịnh Độ Là Thế Nào?

Tu hành cõi này thì sự tiến đạo rất khó, vãng sinh cõi kia thì sự thành Phật cũng dễ. Dễ nên một đời đã có thể thấu đáo, khó nên lắm kiếp vẫn chưa chắc hòan thành. Do đó mà Thánh ngày xưa, Hiền ngày trước, ai cũng khuynh hướng; Kinh cả ngàn, Luận cả vạn, đâu cũng chỉ qui. Quả thật sự tu hành trong thời kỳ mạt pháp này, không có cách nào hơn pháp ấy. Có điều Kinh Luận đã nói, điều lành mà tính chất nhỏ thì không thể vãng sanh, cái phước mang tính chất lớn mới chắc chắn đến được. Cái phước mang tính chất lớn thì không chi bằng sự chấp trì danh hiệu, điều lành hàm tính chất to thì không chi bằng sự phát tâm rộng lớn. Nên nhất tâm chấp trì danh hiệu của Phật hơn cả sự bố thí đến trăm năm, nhất niệm phát tâm Bồ đề rộng lớn vượt cả sự tu hành trong nhiều kiếp. Lý do là vì niệm Phật vốn mong làm Phật, vậy tâm lớn không phát thì có niệm cũng không làm gì, phát tâm vốn để tu hành, vậy Tịnh độ không sanh thì có phát cũng dễ thoái chuyển. Nên gieo giống Bồ đề, cày bằng cái cày niệm Phật, thì trái hạt tuệ giác tự nhiên lớn lên; ngồi thuyền đại nguyện, nhập vào bể cả Tịnh độ, thì Tây phương Cực lạc quyết định vãng sanh. Đó là lý do thứ chín của sự phát Bồ đề tâm.

- Làm Cho Phật Pháp Tồn Tại Lâu Dài Là Thế Nào?

Thế Tôn của ta, từ vô lượng kiếp, vì ta mà tu đạo Bồ đề, khó làm làm được, khó nhẫn nhẫn nổi, nhân trọn vẹn, quả đầy đủ, mới được thành Phật. Phật thành rồi, Ngài giáo hóa châu đáo, và nhập vào Niết bàn. Nay thì thời kỳ Phật pháp nguyên chất và thời kỳ Phật pháp tương tự đã mất tất cả, còn lại chỉ là thời kỳ Phật pháp cuối cùng. Phật pháp có đó mà hành trì vô nhân, tà chánh bất phân, đúng sai hỗn tạp, tranh dành nhân ngã, cầu trục danh lợi. Mở mắt ra là thấy nhan nhãn, cả thiên hạ đều như vậy. Chẳng ai biết Phật là bực nào, Pháp là nghĩa gì, Tăng là người chi. Suy tàn đến thế, bất nhẫn nói đến. Mỗi khi nghĩ ngợi, bất giác rơi lệ. Thân làm con Phật mà ta không thể báo đáp ân đức của Ngài. Trong vô ích cho mình, ngoài vô ích cho người, sống vô ích đương thời, chết vô ích mai hậu. Trời cao cũng không che ta nổi, đất dày cũng khó chở ta được. Tội nhân cực trọng, phi ta thì ai. Vì thế mà đau đớn không thể nhẫn nổi, nhưng toan tính thì lại không thấy có cách gì khác hơn, nên quên ngay tư cách quê kệch, phát liền tâm chí rộng lớn. Như thế thì dẫu không thể vãn hồi mạt vận ngay lúc này, nhưng quyết có thể hộ trì Phật pháp trong mai sau. Nên hợp cùng thiện hữu, qui tụ đạo tràng, soạn thuật sám pháp, lập pháp hội này, phát đại nguyện đến bốn mươi tám điều mà nguyện nào cũng hóa độ chúng sanh, mong thâm tâm suốt trăm ngàn đời kiếp mà tâm nào cũng có thể làm Phật, khởi đầu từ ngày hôm nay cho đến cùng tận biên cương thì gian. Hết một đời này thì nguyện sanh Cực lạc, lên chín phẩm xong thì trở lại Ta bà. Mong sao mặt trời Phật pháp sáng lại, cửa ngõ Phật pháp mở nữa, để Tăng giới được trong lặng ở cõi này, dân chúng được tiếp hóa ngay nơi đây, vận hội nhờ đó mà kéo dài thêm nữa, Phật pháp vì vậy mà tồn tại lâu bền. Đó là ưu tư chân thành, tha thiết ấp ủ. Đó là lý do thứ mười của sự phát Bồ đề tâm.

Như vậy mười lý do đã biết, tám sắc thái đã rõ, thì khuynh hướng có lối, khai phát có chỗ. Chúng ta đã được thân thể nhân loại, ở chỗ văn hóa, giác quan kiện toàn, cơ thể thanh thoát, tín tâm đầy đủ đã có, ma chướng may mắn lại không. Huống chi còn được xuất gia, được thọ cụ túc giới, được gặp đạo tràng, được nghe Phật pháp, được chiêm bái Xá Lợi, được tu tập sám pháp, được hội ngộ thiện hữu, được hòan cảnh tốt đẹp. Như vậy nếu ngày nay không phát tâm rộng lớn như trên, thì còn chờ đến ngày nào.

Cúi xin đại chúng thương cho thành tâm ngu muội của tôi, xét cho chí nguyện khổ sở của tôi, mà cùng lập nguyện ấy, cùng phát tâm này. Chưa phát thì nay phát, phát rồi thì tiến triển, tiến triển rồi thì liên tục. Đừng sợ khó mà khiếp hãi, lùi bước, đừng cho dễ mà khinh thường, hời hợt, đừng ham mau mà không lâu bền, đừng biếng nhác mà thiếu dũng tiến, đừng uể oải mà không phấn khởi, đừng chần chờ mà kỳ hẹn mãi, đừng vì trí tuệ thiếu thông minh mà nhất thiết không lưu ý, đừng vì trình độ thiếu lanh lẹ mà tự khinh không có phần. Như trồng cây, trồng lâu thì rễ cạn ngày càng xuống sâu; như mài dao, mài mãi thì dao đùi cũng thành bén sắc; không thể vì cạn mà không trồng, mặc cây khô héo, vì đùi mà không mài, để dao vô dụng.

Lại nữa, nếu cho tu là khổ sở thì không biết nhác lại còn khổ hơn. Tu thì khó nhọc tạm thời mà an vui vĩnh viễn, còn nhác thì một đời thư thả nhưng lắm kiếp khổ đau. Huống chi lấy pháp môn Tịnh độ làm thuyền tàu thì lo gì thoái chuyển, lấy tuệ giác vô sanh làm sức nhẫn thì sợ gì khó khăn. Nên biết, tội nhân Địa ngục mà còn phát Bồ đề tâm từ kiếp trước, huống chi đã làm người, lại làm con Phật, mà không lập đại nguyện ngay trong đời này. Vô thỉ hôn mê, cái gì qua rồi đã không thể cản, thì ngày nay tỉnh ngộ, những cái sẽ đến còn có thể theo. Mê mà chưa tỉnh, cố nhiên đáng thương, biết mà không làm, mới càng đáng tiếc. Hễ sợ cái khổ Địa ngục thì sự tinh tiến tự sinh, nhớ cái mau chết chóc thì tính biếng nhác tự diệt. Điều cần thiết là lấy Phật pháp làm roi dục, lấy thiện hữu làm tay dắt, trong cơn vội vã cũng không tách rời, suốt cả một đời vẫn cố bám víu, thì không làm gì còn có sự thoái chuyển được nữa. Đừng nói chỉ nghĩ một thoáng là nhỏ nhẹ, đừng cho mới nguyện mà thôi là vô ích. Tâm chân thì sự thật, nguyện rộng thì hạnh sâu. Không gian đâu có lớn, tâm vương mới lớn. Kim cương đâu có chắc, nguyện lực mới chắc. Đại chúng quả thật không bỏ lời tôi, thì bà con giác ngộ từ đây kết hợp, bạn hữu sen vàng từ đây kết giao, sở nguyện đồng sanh Tịnh độ, đồng thấy Di Đà, đồng hóa chúng sanh, đồng thành Chánh giác. Như vậy thì biết đâu ba hai tướng hảo và trăm phước trang nghiêm sau này chẳng bắt đầu từ sự phát tâm lập nguyện trong ngày hôm nay. Nguyện cùng đại chúng chung nhau nỗ lực, như thế thật vô cùng may mắn.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chùa Minh Đức Thiên Mã Quảng Ngãi posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Travel Agency?

Share