15/04/2024
BÍ ẨN ĐỀN THỜ ĐÁ HOYSALESWARA, ẤN ĐỘ.
Thuộc bang Karnataka, nằm ở phía Tây Nam Ấn Độ, Ngôi đền thờ thần Shiva này được đánh giá là quần thể kiến trúc đặc trưng, mẫu mực nhất về kiến trúc Hindu trong hơn 1500 ngôi đền khắp đế chế Hoysala.
Hiện nay Đế Chế này chỉ còn sót lại khoảng 100 ngôi đền, và Hoysaleswara là ngôi đền tiêu biểu nhất.
Đền được xây dựng từ năm 1121-1160, dưới triều đại Hoysala.
Bước vào gian chính của ngôi đền, hầu như ai cũng bị ấn tượng bởi những cột đá được điêu khắc tỉ mỉ, đồng đều như sản phẩm tạo ra từ máy móc cơ khí hiện đại, mặc dù ngôi đền được xây dựng từ gần một ngàn năm trước.
✅ Nhìn vào các cột đá được trạm khắc cực kỳ sắc nét, bạn sẽ thấy chúng giống hệt như các cột cầu thang gỗ ngày ngay, hay cũng giống các bánh răng đã bị hoen rỉ của các động cơ hiện đại.
Nhưng sự thật khi tận mắt chứng kiến, hay chạm vào, bạn mới thấy đó là các trụ cột bằng đá nguyên khối của ngôi đền, và không khỏi ngạc nhiên tự hỏi: Làm thế nào mà người xưa có thể chế tác ra những sản phẩm như thế này, ở vào thời điểm công cụ còn rất thô sơ cách đây cả ngàn năm??
✅ Nhìn kỹ vào các cột đá, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những họa tiết đường tròn rất đều nhau bao xung quanh. Thậm chí các hoạt tiết này ở các cột khác nhau cũng rất đồng đều về kích thước. Điều này cho thấy các họa tiết này không thể được tạo ra bởi dụng cụ thô sơ như búa và đục, mà phải được tạo ra bởi máy móc.
Thậm chí, các nhà khảo cổ học công nhận rằng các cột trụ này chỉ có thể được tạo ra bởi máy tiện. Nhưng không ai giải thích được làm thế nào mà cách đây hàng ngàn năm, khi mà công cụ chỉ có búa và đục, người xưa lại có thể chế tạo ra chúng.
✅Ngoài ra, bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi thấy ngôi đền này không chỉ có những họa tiết tròn trơn, mà cả hình đa giác đều, và các hoạ tiết cực kỳ tinh xảo khác.
Với máy móc hiện đại ngày nay, người ta có thể tạo ra những hoạ tiết tinh xảo, nhưng kể cả vậy, thì việc gia công các cột trụ đá cao 3,7 mét như trong đền Hoysaleswara cũng là rất khó khăn.
✅Đi vào bên trong đền, bạn sẽ kinh ngạc hơn khi ngắm nhìn phù điêu thần Masana Bhairava. Tay trái của thần cầm một biểu tượng rất đặc biệt, rất rõ ràng biểu thị cho 1 loại cơ cấu bánh răng hiện đại: vòng ngoài 32 bánh răng, vòng trong có chính xác một nửa số đó: 16 bánh răng. Đây chính xác là cơ cấu của một bộ giảm tốc hiện đại với tỷ số truyền là 2-1.
Nếu đây chỉ đơn thuần là một họa tiết tưởng tượng ngẫu nhiên, làm sao thợ điêu khắc có thể biết chính xác tỷ số truyền của bánh răng như vậy? Thậm chí đến cả chi tiết khóa của bánh răng cũng được thể hiện chính xác giữa trung tâm của bánh răng.
Ngày nay chúng ta cũng sử dụng đúng loại công nghệ này, dưới cái tên là vòng hãm (vòng khóa) để cố định các chi tiết ở đúng vị trí.
Vậy thì làm thế nào mà người cổ đại với dụng cụ thô sơ, lại có thể tưởng tượng ra một cơ cấu hiện đại cách đó gần một ngàn năm?
✅Hãy tiếp tục vào sâu bên trong đền, để tận mắt quan sát một bằng chứng rõ ràng hơn nữa: tại một bức tượng cao 2,1 m, có một vương miện khá kỳ lạ trên đẩu, với hoạ tiết quanh vương miện là các hộp sọ nhỏ cỡ khoảng 2cm.
Điểm đặc biệt là nếu bạn dùng một cành cây nhỏ, bạn có thể đâm xuyên từ tai này sang tai kia, hay sang mắt, hoặc miệng của hộp sọ. Điều này có nghĩa là các hộp sọ với kích thước chỉ tương đương với 1 đốt ngón tay này hoàn toàn RỖNG.
Hãy tưởng tượng làm sao người cổ đại có thể khoét rỗng được các quả cầu đá vốn chỉ có 2cm như vậy?? Ngay cả với máy móc hiện đại ngày nay việc này cũng rất khó, đừng nói đến những công cụ thô sơ ở thời kỳ cách đây cả ngàn năm: việc này là bất khả thi.
Thú vị hơn nữa, là nếu bạn chiếu đèn pin vào phía giữa vương miện và phần đầu, bạn sẽ thấy ánh sáng xuyên qua khe hẹp, những khe hẹp này không đủ để chèn 1 cành cây nhỏ cỡ 3mm. Vậy thì làm thế nào người Ấn Độ cổ đại có thể chế tác ra những khe hẹp tới mức như vậy chỉ bằng búa và đục?
Người ta cũng đặt giả thuyết đó là các tảng đá được chế tác riêng rẽ, rồi mới đặt chồng lên nhau.
Nhưng giả thuyết này bị bác bỏ hoàn toàn khi các nhà khảo cổ công bố: toàn bộ bức tượng (bao gồm cả phần thân và vương miện) được chế tác trên một tảng đá nguyên khối duy nhất.
✅Tiếp tục di chuyển ra bên ngoài đền thờ, Hoysaleswara cũng nổi tiếng với 2 bức tượng thần bò có kích thước lớn thứ 6, và thứ 7 trên toàn lãnh thổ Ấn Độ; nhưng nếu nói về độ đẹp và độ chi tiết. Thì 2 bức tượng này đứng đầu, vì chúng đẹp và sống động như được tạo ra với độ chính xác của máy móc siêu việt.
Thậm chí độ bóng của thân tượng khiến bạn có thể thấy hình ảnh phản chiếu của mình trên đó như đang soi gương vậy. Điều này là rất đáng kinh ngạc, vì 2 bức tượng đã trải qua lịch sử và sự xói mòn của thời gian qua gần 1 ngàn năm, chúng cũng đặt ra câu hỏi cho các nhà khảo cổ về mức độ hoàn thiện vào thời điểm mà 2 bức tượng mới được hoàn thành, và công nghệ đánh bóng mà người cổ đại đã sử dụng từ tận thế kỷ thứ 12.
Ngày nay để đánh bóng được như vậy, chúng ta cần những mũi khoan tân tiến, và bằng cách nào nó, hình dáng của những mũi khoan này cũng xuất hiện trên khắp các biểu tượng điêu khắc trên đền thờ.
✅Toàn bộ những bằng chứng này cho thấy, nếu kiến trúc đền thờ này được xây dựng vào thời điểm thế kỷ thứ 12, có nghĩa là cách đây hàng ngàn năm, người Ấn Độ cổ đại đã sở hữu những công nghệ hiện đại không hề thua kém, thậm chí là vượt trội so với ngày nay.
Và quan trọng là họ đã biết sử dụng điện hoặc một nguồn năng lượng có công suất rất lớn để có thể chế tác được những tảng đá nguyên khối thành những họa tiết tinh xảo đến vậy.
Cũng có nghĩa là trình độ toán học, vật lý, hóa học của Ấn Độ thời điểm đó đã phải phát triển tương đương hoặc cao hơn hiện nay.
Nhưng nếu Ấn Độ đạt tới trình độ như vậy vào thế kỷ 12, thì họ đã không là thuộc địa của Anh vào thế kỷ 18, Ấn Độ cũng không nằm trong danh sách một trong những nước đang phát triển trên thế giới hiện nay.
Và Hoysaleswara vẫn nằm ở đó, như một minh chứng kỳ diệu về một đế chế cực kỳ bí ẩn cho tới tận ngày nay.