28/08/2019
SỰ TÍCH VỀ THẦN RAHU
Câu chuyện sự tích về Rahu được đề cập trong kinh sách Pali: Samyutta Nikaya và trong Candima Sutta và Suriya Sutta.
Tương truyền trong cõi hỗn mang có ba anh em ruột là thần Mặt Trăng, thần Mặt Trời và Rahu. Thần Mặt trời luôn toả ánh sáng rực rỡ nên mang màu sắc vàng. Thần Mặt trăng thì lại chiếu ánh sáng trắng rạng rỡ và đẳng cấp nên mang màu sắc bạc. Ngược lại thần Rahu được sinh ra với một cơ thể có hình dạng đứt nữa người và ngài có 4 cánh tay, màu sắc là đồng.
Thế nhưng vì một lý do nào đó thần Rahu bỗng dưng lại có một mối thù sâu đậm với ánh sáng nên ngài rất thích màu đen. Có ai ngờ đó lại là mối thù không đội trời chung với 2 người anh trai ruột của mình là thần Mặt Trăng và Mặt Trời
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều sự tích về thần Rahu. Theo như thần thoại Hindu, Rahu là một con quỷ bán thân, thường bắt nuốt mặt trời và mặt trăng gây ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Còn trong kinh Vệ Đà, Rahu có nhiều tên gọi: Vua của loài quỷ, luôn giận giữ, Kẻ áp bức, Kẻ thù của ánh sáng: mặt trăng/mặt trời, Chúa tể của ảo giác, Kẻ đe dọa mặt trời, làm lu mờ mặt trăng, Sứ giả hòa bình, Sự bất tử (do uống nước thần, vì sao lại như vậy sẽ được kể ở phần sau), Kẻ ban cho sự thịnh vượng, giàu có và tri thức tối thượng - đầu mối của nguồn năng lượng cơ bản và thuộc tính vật mang năng lượng tượng trưng.
Đặc biệt, khi cúng dâng Rahu - vị thần của bóng tối lễ vật cúng phải là những vật phẩm màu đen. Khi cúng, dân chúng thường bày biện 8 món (8 là con số của Rahu) không giống nhau. Những vật cúng có thể là mì sợi nhuộm đen, thạch đen, cà phê đen, nước ngọt coke, rượu nếp than, gà ác, trứng bắc thảo, xôi nếp than, các loại bánh màu đen... Ngoài ra, người dân còn dâng cúng hoa màu đen, đũa đen và đèn cầy đen.
Trích đoạn trong thần thoại Hindu giáo kể rằng (dẫn chứng trong thần thoại "Khuấy biển sữa" của Ấn Độ cổ đại). Trong một cuộc hỗn chiến của các vị thần, vì Thần In-đra làm mất lòng Lersi Đuyếc-va-sa, nên Lersi đã phù chú làm cho tất cả các thần linh bị mất phép thiêng và kiệt sức. Quỷ Ba-li là vua của các loài quỷ A-su-ra kéo đến đánh các thần. Nhưng vì kiệt sức, các thần đã bị thua, cầu cứu thần Visnu. Visnu mách bảo phải kiếm được vị thuốc trường sinh ở dưới đáy biển sữa để các thần uống thì các thần mới phục hồi được sức lực.
Đến đây nghe đến việc tìm thuốc trường sinh, các vị thần và quỷ đều vui mừng nên thần và quỷ tạm hòa với nhau để cùng khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh. Các thần nhổ núi Man-đa-ra (tức núi Mê-ru, tên gọi thần thánh của núi Himalaya) làm trụ trời để khuấy biển sâu. Con rắn thần khổng lồ Vasuki được dùng làm dây kéo, cuộn vào cột núi Mê-ru để thần nắm một bên và quỷ nắm một bên, thi nhau kéo để xoay chuyển núi, khuấy biển sữa dậy sóng sùng sục.
Bị khuấy động mạnh, núi Mê-ru càng lún sâu xuống biển nên không xoay chuyển được, Visnu bèn hóa thành một con rùa khổng lồ, lặn xuống đáy biển, lấy mai làm trụ đỡ núi và việc khuấy biển lại tiến hành thuận lợi.
Mặt biển bị khuấy động, lần lượt nổi lên những báu vật trước kia bị chìm xuống đáy sâu... và cuối cùng là chén thuốc trường sinh Amrita đã lộ ra. Thấy vậy, thần và quỷ cùng xô lại, tranh nhau uống thuốc. Thần Visnu bèn hóa phép thành nàng Moohini xinh đẹp, lẳng lơ kéo lũ quỷ háo sắc sang một bên, rồi đưa thuốc trường sinh cho các vị thần uống để lấy lại được sức lực trước để có thể đánh bại lũ quỷ dữ. Khi đó, có 1 con quỷ đa mưu, một con quỷ tên là Rahu đã lẻn đứng vào hàng ngũ các thần để được uống thuốc trường sinh.
Khi Rahu vừa uống xong, thì nó bị thần Mặt Trời và thần Mặt Trăng phát hiện báo cho Visnu.
Visnu đã đâm ngay cổ Rahu và chặt đứt thân hình Rahu thành hai mảnh. Tuy vậy, do đã được uống thuốc trường sinh, hai mảnh đó của quỷ vẫn sống và biến thành 2 vì sao, phần đầu là vì sao Rahu và phần sau là vì sao Ketu. Để trả thù kẻ đã tố cáo mình, Rahu luôn tìm cách bắt nuốt Mặt Trời, Mặt Trăng. Việc này đã tạo nên hiện tượng nhật thực, nguyệt thực…
Trong Attha Katha, Sungyatta Nikai có mô tả kích thước của Phra Rahu: cao 4,800yoch, ngực rộng 1,200yoch, trán rộng 50yoch, và mũi dài 30yoch (yoch là đơn vị đo chiều dài của Thái, 1yoch bằng 16km). Còn trong Triphum Katha, kích thước Phra Rahu có sự khác biệt: cao 98,000yoch, vòng đầu dài 26,000yoch, trán rộng 300yoch, vòng mũi 300yoch, khoảng cách giữa mắt và lông mày là 90yoch, lông mày dài 200yoch, miệng rộng 200yoch và sâu 300yoch. Lòng bàn tay rộng 200yoch, bàn tay và lông chân dài 30yoch.
Trong chiêm tinh học Vệ Đà, Rahu được xem như là một A-tu-la, nó kiểm soát sự hỗn loạn, sự bí ẩn và xấu xa trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Rahu đóng vai trò quan trọng liên quan đến sự tổn hại. Tuy nhiên, Rahu cũng mang đến tiếng tăm, may mắn, uy tín và quyền lực. Rahu là ngôi sao quyền lực nhất trong dãi ngân hà.
Trong tính ngưỡng Phật giáo Thái Lan cho rằng, Phra Rahu được cấu thành bởi 12 cái đầu ma trơi với 12 sức mạnh của thần gió hay thần bão. Rahu sống trong lâu đài đen. Rahu có cơ thể bằng đồng thiếc và mặc trang phục vàng. Rahu thường sống trong những đám mây và sương mù, cư ngụ phía Tây. Rahu thích bóng tối và những vận xấu.
Biểu tượng của Rahu là con số 8, nó được tin rằng là sức mạnh khởi nguyên mọi thứ khai nguyên trên trái đất. Cho nên để linh hoá thần Rahu và để thiêng hóa bùa hộ mạng Pra Rahu, Achan Narot cần làm lễ qua 8 giai đoạn linh thiêng và trú phép khác nhau. Trong đó gồm thần chú Sô bờ-rích trong kinh Mặt Trời và Chanh bờ-rích trong kinh Mặt Trăng
———————————
THẦN RAHU - BÓNG TỐI
DÀNH CHO CÔNG VIỆC SÁNG $ TỐI.
- - Nuốt vận đen đuổi, không may, vận hạn, xúi quẩy, hãm tài
Phra Rahu : may mắn , thoát khỏi xui xẻo , biến đổi năng lượng tiêu cực , thành công trong mọi việc bạn làm , thu hút cơ hội tốt cho bạn, kinh doanh tốt , may mắn giàu có tốt . (好运,增 人缘,避 小人,增强 事业 运)
Phần câu chuyện được dẫn chứng từ sách: Myths and legends của India, tác giả và xuất bản J. M. Macfie, Rupa &Co, 1998.
Dịch giả: Achan Narot
Coppy nhớ ghi nguồn