16/03/2024
KINH NGHIỆM CHUẨN BỊ HÀNH LÝ TRƯỚC KHI BAY 🇯🇵
1. 📝Những giấy tờ, hồ sơ mà bạn bắt buộc phải mang theo khi đi du học Nhật Bản đó là:
- Hộ chiếu/ passport
- Tư cách lưu trú/ COE
- Giấy phép nhập học/ COA
- Giấy đăng ký 28h
- 💰(Tiền Nhật): đây là thứ không thể thiếu, nếu có thể bạn nên mang theo mình khoảng 100,000 ~ 200,000 Yên để chi tiêu trong khoảng thời gian đầu khi tới Nhật, trước khi tìm được việc làm thêm.
- Ảnh thẻ : Kinh nghiệm chụp ảnh thẻ tại Nhật là không hề rẻ. Chính vì vậy, bạn hãy chuẩn bị cho mình khoảng 10 tấm ảnh thẻ kích thước 3×4 nền trắng, chuẩn những quy định ảnh thẻ.
- Vé ✈️ : Bạn sẽ được phát vé lên máy bay (Boarding pass) sau khi hoàn tất thủ tục check -in tại sân bay. Hãy giữ thẻ này cẩn thận để có thể lấy thông tin điền vào tờ khai hải quan khi nhập cảnh vào Nhật Bản.
-Vở, bút 🖊 viết: theo kinh nghiệm thì bạn chỉ nên mang theo 1 chiếc bút bi đen (để điền form ở sân bay nếu cần), sổ tay nhỏ để ghi chú.
Toàn bộ các vật nếu trên, khi nhập cảnh Nhật Bản là rất quan trọng, chính vì thế bạn nên cho vào một túi clear bag có nút bấm và để trong hành lý xách tay.
Hộ chiếu và thẻ lên máy bay do tần suất sử dụng chúng rất nhiều nên bạn hãy để trong túi đeo chéo và lúc nào cũng mang theo trên người nhé.
2. Kinh nghiệm chuẩn bị quần áo 👚 , trang phục 👖
Đây chính là phần chuẩn bị mà các bạn thấy “đau đầu” nhất, bạn muốn mang tất cả những quần áo nhưng lại bị giới hạn ở trọng lượng khi bay.
Trên thực tế, với trọng lượng của hành lý ký gửi miễn cước khá lớn như vậy bạn có thể chuẩn bị mang theo cho mình nhiều quần áo một chút. Thế nhưng, lời khuyên dành cho bạn là bạn chỉ nên mang những trang phục phù hợp với mùa và thời tiết thuộc kỳ nhập học.
Ví dụ: Bạn nhập học kỳ tháng 4: Lúc này thời tiết Nhật Bản đã ấm hơn, với nhiệt độ trung bình từ 18-21 độ, bạn có thể mang theo áo len hoặc áo khoác mỏng nhé.
Còn lại bạn hoàn toàn có thể lựa chọn mua quần áo mùa đông dày hay mùa hè tại Nhật bởi quần áo tại Nhật Bản cũng không quá đắt.
Áo 👚 thun, đồ lót , trang phục hàng ngày: có thể mang đủ nhiều bởi chúng có thể gấp nhỏ, không chiếm quá nhiều diện tích trong chiếc vali hành lý của bạn.
Một bộ vest 🤵 (Nam, Nữ): rất cần thiết bởi bạn sẽ cần sử dụng đến chúng trong các dịp quan trọng như lễ khai giảng, phỏng vấn xin việc, lễ tốt nghiệp,…
Giày 👞 : bạn có thể mang theo 1-2 đôi giày ( 1 đôi đi học và 1 đôi đi làm )
Chú ý: Nên mang đầy đủ trang phục phù hợp đi học ở Nhật nhé.
3. Checklist tư trang cá nhân có thể mang theo: đồ chăm sóc, vệ sinh cá nhân
Tiếp theo, đó là những đồ dùng cá nhân bạn cần thiết mang theo vì chắc chắn sẽ phải dùng ngay khi qua Nhật Bản. Trường hợp nếu bạn không muốn mang theo thì có thể đến các cửa hàng, siêu thị để mua, tuy nhiên những ngày chập chững mới bước sang Nhật thì điều này có vẻ hơi khó khăn bởi các cửa hàng có quá nhiều mẫu mã và loại sẽ khiến bạn dễ nhầm lẫn. Vì vậy, nên mang theo những tư trang cá nhân sau đây để vừa tiết kiệm chi phí vừa tiện dùng nhé:
Bàn chải đánh răng 🪥 , dao cạo, dụng cụ vệ sinh tai mũi: nên mang theo mỗi loại 1 chiếc.
Kem đánh răng, dầu gội,..: nên mang dạng chai hoặc tuýp nhỏ để đỡ tốn diện tích.
Khăn mặt, khăn tắm: 🧼 mỗi loại 1 chiếc
Những đồ vệ sinh thân thể chỉ nên mang đủ dùng trong 1 -2 tuần làm quen với cuộc sống mới
Thuốc 💊 cảm, dị ứng, đau bụng.. Cũng chỉ nên mang đủ dùng trong khoảng thời gian (2-3 tháng).
Lưu ý: không mang móc áo, xà bông, gương,… vì những đồ dùng này bên Nhật Bản bán rất nhiều, hơn nữa giá cũng rẻ hơn so với Việt Nam.
4. Cách lựa chọn đồ công nghệ mang sang tới Nhật Bản (máy tính, điện thoại) 📱, không nên mang máy sấy tóc, làm tóc …
Điện bên Nhật dùng sẽ khác nhiều so với bên Việt Nam, ở Nhật dùng điện 100V, còn Việt Nam 220V. Bạn muốn mang theo đồ công nghệ để sang Nhật sử dụng thì hết sức lưu ý nhé.
Máy tính xách tay 🧑🏻💻 : trường hợp máy tính bạn vẫn dùng được tốt thì nên mang theo bởi nó có thể dùng ở bên Nhật. Vì điện máy tính thông thường 100V ~ 240V.
Điện thoại 📱 : theo kinh nghiệm thì bạn không quá cần thiết phải mang theo, vì khi qua Nhật nếu bạn không có điện thoại thì khi đăng ký sim điện thoại Nhật và được phát kèm theo điện thoại.
Ổ chuyển đổi phích cắm điện 🔌 : phích cắm ở Nhật thuộc loại chân dẹt và Type A, hai chân dẹt và thẳng hàng với nhau (Khác với việt Nam là chân tròn). Bạn nên mua bộ chuyển đổi chân cắm ở Việt Nam để đề phòng trường hợp cần dùng nhé.
4. Đồ ăn, đồ uống được phép mang đến Nhật
Đây có thể là phần được các bạn quan tâm nhiều nhất.
Đồ ăn 🍲 : các bạn luôn có tâm lý nên mang thật nhiều mì gói, đồ ăn liền càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, điều đó ko thực sự cần thiết khi những đồ ăn liền của Nhật Bản cũng có nét tương đồng với đồ ăn Việt Nam. Mà những đồ ăn đó bạn có thể mua được ở các cửa hàng tiện lợi. Đặc biệt cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản cũng có nhiều quy định chặt chẽ về những mặt hàng thực phẩm bị cấm khi nhập cảnh.
Nhật Bản cấm các loại thực phẩm, thức ăn, rau củ 🌽 nhập cảnh chưa được kiểm dịch.
🚫 Cụ thể những loại sau đây:
Tất cả các loại trái cây tươi và khô dưới mọi hình thức; rau củ quả tươi sống như: Hành, tỏi, ớt,…
Tất cả các loại thịt, thủy sản (như chà bông, xúc xích, chả, tôm, thịt (lợn, gà, bò …))
Tất cả các loại rau củ quả, hoa, chậu hoa tỉa cảnh hoặc cả chậu hoa có đất,…
-Nghiêm cấm mọi hành vi cầm tiền và hành lý giúp người khác.
Tuyệt đối không tiếp xúc với gia súc, gia cầm, chuồng trại (Heo, gà, vịt, bò,…) trước và sau khi đến Nhật Bản.
Trường hợp vi phạm, bạn sẽ bị phạt lên tới 1 triệu Yên (~ 200 triệu VNĐ); ngoài ra bị phạt tù lên tới 3 năm và cấm nhập cảnh vào Nhật Bản vĩnh viễn.
Với đồ uống: không nên mang theo đồ uống bởi đồ uống chất lượng bên nhật rất rẻ. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng đã nghiêm cấm tuyệt đối khách nhập cảnh không được mang theo chất lỏng gì ngoài:
Thuốc chữa bệnh (Ghi rõ họ tên, địa chỉ của bác sĩ và hành khách)
Sữa, đồ ăn cho trẻ sơ sinh (Nếu có trẻ sơ sinh cùng đi)
Các loại đồ uống, rượu, nước hoa, mỹ phẩm,… nên mua tại các cửa hàng trong sân bay
----------------------------------------------------------
🕊️🕊️ 🕊️ YUME HD “chắp cánh ước mơ - vươn tới tương lai “🕊️🕊️🕊️
☎️Hotline & Zalo : 0928.68.75.68
📍33 Đa Mặn 3, Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng
03 Hùng Vương, Tam Kỳ, Quảng Nam