Vietnam Walking Tour

  • Home
  • Vietnam Walking Tour

Vietnam Walking Tour we are a local travel agency! All our tours are Walking to discover Saigon! Welcome!!!

14/11/2018

Vào thế kỷ trước, hai đại ca lừng lẫy giang hồ Sài thành bấy giờ là Wòng Cái và Ba Thế chia nhau trấn giữ một khu vực kéo dài từ Lê Lai, Phạm Ngũ Lão tới tận chợ Dân Sinh ngày nay. Tới độ khoảng năm 1950-1951, một đám cháy lớn đã thiêu rụi toàn bộ khu ổ chuột tại Bùi Viện. Sau đó, một nhà đầu tư đã xây dựng lại một khu nhà trên nền đất cũ. Ngày nay, khu phố Tây dọc đường Bùi Viện đã trở thành một tụ điểm vui chơi không bao giờ ngủ của giới trẻ và khách du lịch. Tuy đã trải qua bao nhiêu biến đổi của thời cuộc nhưng cái tên Bùi Viện lại là một bí ẩn. Bí ẩn vì đó là một nhân vật lịch sử có thật nhưng ông có phải là người Việt Nam đầu tiên đặt quan hệ bang giao với Hoa Kỳ hay không - điều đó xin phép hạ hồi phân giải.

Người Việt đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ LÊ KIM & BÙI VIỆNTheo Nguyễn Q. Thắng, trong “ Từ điển Nhân vật Lịch sử Việt Nam...
14/11/2018

Người Việt đầu tiên đặt chân đến Hoa Kỳ LÊ KIM & BÙI VIỆN
Theo Nguyễn Q. Thắng, trong “ Từ điển Nhân vật Lịch sử Việt Nam” NXB Khoa học Xã hội, năm 1992 cho rằng Bùi Viện là nhân vật xuất ngoại Đầu tiên vận động bang giao với nước Mỹ. Ông hiệu Mạnh Dực, là một nhà cải cách, nhà ngoại giao của Việt Nam cuối thế kỷ 19, làm quan dưới triều nhà Nguyễn. Quê làng Trình Phổ, tổng An Hồi, Trực Định, thuộc Kiến Xương, Nam Định

Đường khoa cử và xuất chính làm quan

Bùi Viện năm 1856 đỗ Cử nhân. năm 1871 ông nhận nhiệm sở giúp Lê Tuấn, Tham tri Bộ Lễ ra Bắc dẹp loạn. Công việc hoàn thành, ông trở về Huế. Bùi Viện được Doãn Khuê, Doanh điền sứ Nam Định mời ra giúp việc khai hoang, lấn biển.

Năm 1873, trước khi vua Tự Đức buộc phải ký Hiệp ước Giáp Tuất ( 15 tháng 3 năm 1874) nhượng bộ nhiều yêu sách của thực dân Pháp và nguy cơ mất cả nước đã nhỡn tiền, triều đình đã chủ trương tìm kiếm những đối trọng khác ở nước ngoài để chấn hưng đất nước và cứu vãn họa xâm lăng của thực dân Pháp. Bùi Viện đã lãnh nhận sứ mạng sang Mỹ do sự tiến cử của một viên đại thần trong triều với Vua Tự Đức. Bùi Viện lúc đó đang được xem như là một nhà kinh bang tế thế, có công lớn trong việc xây dựng cảng Hải Phòng, lập ra Tuần dương quân (lực lượng hải quân thường trực) gồm 200 chiến thuyền và 2.000 quân thủy thiện chiến và lập ra hệ thống thương điếm ở khắp các tỉnh ven biển.

Sang Mỹ tìm đồng minh giao hiếu

Từ cửa biển Thuận An ở kinh đô Huế, Bùi Viện xuống thuyền ngược ra Bắc vào tháng 7 năm Quý Dậu (tháng 8 năm 1873) và 2 tháng sau thì đến Hong Kong lúc đó đã là nhượng địa của nước Anh và là đầu mối giao thông nối châu Á với thế giới phương Tây. Tại đây Bùi Viện đã kết giao được với viên lãnh sự Hoa Kỳ lai Tàu nên 2 bên giao thiệp được. Được biết ý đồ của Bùi Viện, viên lãnh sự đã viết thư giới thiệu với một nguời ở Hoa Kỳ có khả năng giúp ông tiếp cận với nguyên thủ của quốc gia này.

Bùi Viện sau đó đã đi qua Yokohama, Nhật Bản để đáp tàu sang Mỹ, rồi lưu lại ở đó mất một năm vận động mới gặp được Tổng thống Abraham Lincoln (nhiệm kỳ 1861- 1865). Lúc này Pháp và Mỹ đang kình nhau trong chiến tranh ở Mexico nên Mỹ cũng tỏ ý muốn giúp một quốc gia đang bị Pháp uy hiếp.

Texas nổi dậy chống Mexico và sau đó đã được sáp nhập vào Hoa Kỳ. Những tranh chấp về đất đai, lãnh thổ với nước Mỹ đã làm bùng nổ cuộc chiến tranh Mỹ-México (1846-1848) với thất bại nặng nề thuộc về México. Năm 1848, Hiệp ước Guadalupe-Hidalgo được ký kết, theo đó México mất tới 1/3 diện tích lãnh thổ cho Hoa Kỳ. Những năm 1860, México phải đối mặt với sự xâm lăng của nước Pháp. Công tước Ferdinand Maximilian của Áo (thuộc dòng họ Habsburg) được chọn để trở thành vua của Đế chế México Thứ hai. Tuy nhiên chính thể phong kiến này cũng chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn ngủi.

Chính vì Mỹ và Pháp mâu thuẫn, nên trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865), Pháp dự tính công nhận Confederacy (phe miền Nam ly khai) chống lại Tổng thống Lincoln lãnh đạo Liên bang U.S.A. (miền Bắc) về vấn đề “kỳ thị người Da đen”, nhưng ngay trong nước Pháp, Laboulaye, giáo sư đại học Paris và các người cấp tiến khác đã viết các sách nhỏ phản đối, nên Pháp do dự và sau đó bỏ hẳn ý nghĩ công nhận miền Nam. Đồng thời Laboulaye vận động thiết kế Tượng Nữ thần Tự do trao tặng nước Mỹ.

Thật là đáng tiếc, Bùi Viện không mang theo quốc thư nên Tổng thống Lincoln không thể có một cam kết chính thức. Vì vậy, ông lại quay về Việt Nam.

Sau đó, có được quốc thư của vua Tự Đức, Bùi Viện lại xuất dương một lần nữa. Năm 1875 ông lại có mặt tại Hoa Kỳ. Có trong tay quốc thư nhưng lại gặp lúc Nội chiến kết thúc, Tổng thống Lincoln bị ám sát, nước Mỹ đang bị xáo trộn nên Tổng thống Ulysses Grant khước từ sự cam kết giúp Việt Nam đánh Pháp.

Bùi Viện lại trở về nước, vừa đặt chân lên bờ thì nghe tin mẹ từ trần nên về quê cư tang. Ba tháng sau Bùi Viện lại được triệu về kinh đô giữ chức Thương chánh tham biện rồi chuyển sang chức Chánh quản đốc nha Tuần hải . Chẳng bao lâu Bùi Viện mất đột ngột ở tuổi chưa đầy 40.

Đánh giá

Hành trạng cũng như tư tưởng của Bùi Viện thường được ví và xếp chung vào lớp sĩ phu có tư tưởng canh tân như Phạm Phú Thứ , Nguyễn Lộ Trạch , Nguyễn Trường Tộ .

Vua Tự Đức đã có lời phê: “ Trẫm đối với ngươi chưa có ân nghĩa gì, mà ngươi đã coi việc nước như việc nhà, không quản xa xôi lo lắng, quỉ thần ắt cũng chứng cho”

Lịch sử đã coi ông là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đất nước Mỹ.

LÊ KIM (1821–1866) ĐẦU TIÊN ĐẾN MỸ :

Nhưng trong cuốn sách “Con đường Thiên lý” (NXB Văn hóa – Thông tin), nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục, chứng minh rằng trước Bùi Viện 20 năm, có một người Việt đã thực hiện một chuyến phiêu lưu ở miền Tây hoang dã của Hoa Kỳ như một cao bồi thực thụ.

Từ một người đi tìm vàng ở California, Lê Kim đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm (tức Lê Kim) người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ, sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.

Suốt từ năm 1842 đến 1854, Trần Trọng Khiêm đã đi qua nhiều vùng đất, từ Hương Cảng đến Anh, Hà Lan, Pháp. Do trí tuệ sắc sảo, đến đâu ông cũng học được ngoại ngữ của các nước đó.

Năm 1849, ông đặt chân đến thành phố New Orleans, Louisiana (Hoa Kỳ), bắt đầu chặng đường 4 năm phiêu bạt ở Mỹ cho đến khi tìm đường về cố hương.

Du thuyền tới California vào lúc bắt đầu Cơn sốt vàng

Cơn sốt vàng California (California Gold Rush 1848 – 1855 ) bắt đầu tháng 1 năm 1848, khi James W. Marshall phát hiện vàng ở Sutter’s Mill , Coloma, California. Thông tin về việc tìm vàng đầu tiên từ những người ở Oregon , Sandwich Islands ( underline”>Hawaii), và Mỹ La tinh, họ là những người đầu tiên đổ xô đến bang California vào cuối năm 1848. Khi tin này lan ra, khoảng 300.000 người đã đến California từ khắp nơi trên nước Mỹ và từ nước ngoài. Trong số đó, khoảng phân nửa là đến bằng đường biển và nửa đến từ miền đông bằng California Trail và tuyến sông Gila.

Những người tìm vàng đầu tiên được gọi là “forty-niners”, đến California bằng thuyền buồm và bằng covered wagons xuyên qua lục địa, thường phải chịu nhiều gian khổ trong chuyến đi. Trong khi phần lớn những người mới đến là người Mỹ, cơn sốt vàng cũng thu hút hàng ngàn người từ Mỹ Latin, châu Âu, châu Úc và châu Á. Ban đầu, những người tìm kiếm đã đãi vàng từ các con suối và lòng sông với các kỹ thuật đơn giản, như đãi, và sau đó phát triển các phương pháp chiết vàng tinh vi hơn và sau này được cả thế giới áp dụng. Vàng có giá trị hàng tỷ dollar Mỹ theo thời giá hiện nay đã được khai thác được, dẫn đến sự giàu có cho một số người, nhiều người trở về quê với vẻn vẹn một chút vàng có giá trị chỉ cao hơn lúc họ mơi bắt đầu.

Hiệu ứng của cơn sốt vàng California khá quan trọng. San Francisco phát triển từ một ngôi làng lều trại thành một boomtown, và đường sá, nhà thờ, trường học và các thị trấn khác đã được xây dựng. Một hệ thống luật lệ và chính quyền đã được tạo ra, dẫn đến sự gia nhập của California là tiểu bang thứi 31 của Hoa kỳ vào năm 1850 với thủ phủ là Sacramento và từ đó California có nickname là “Tiểu bang Vàng” (Golden State). Các phương thức vận tải đã phát triển khi tàu hơi nước đã được đưa vào hoạt động thường xuyên và đường sắt đã được xây dựng. Công việc kinh doanh nông nghiệp, lĩnh vực tăng trưởng chính của California đã được bắt đầu trên một quy mô rộng khắp bang.

– Sau khi đến Mỹ, Trần Trọng Khiêm cải trang thành một người Trung Hoa tên là Lê Kim rồi gia nhập đoàn người đi tìm vàng ở miền Tây Hoa Kỳ. Sau đó ông trở về thành phố San Francisco, California và làm ký giả cho tờ Daily News 2 năm. Cuộc phiêu lưu của Trần Trọng Khiêm (tức Lê Kim) trên đất Mỹ đã được nhiều tài liệu ghi lại.

Trong cuốn sách La Rueé Vers L’or của tác giả Rene Lefebre (NXB Dumas, Lyon, 1937) có kể về con đường tìm vàng của Lê Kim và những người đa quốc tịch Canada, Anh, Pháp, Hà Lan, Mexico… Họ gặp nhau ở thành phố New Orleans,A tiểu bang Louisiana vào giữa thế kỷ 19 rồi cùng hợp thành một đoàn đi sang miền Viễn Tây tìm vàng.

Thời đó, “Wild West” (miền Tây hoang dã) là cụm từ người Mỹ dùng để chỉ bang California, nơi mà cuộc sống luôn bị rình rập bởi thú dữ, núi lửa và động đất. Trong gần 2 năm, Lê Kim đã sống cuộc đời của một cao bồi miền Tây thực thụ. Ông đã tham gia đoàn đào vàng do một người ưa mạo hiểm người Canada tên là Mark lập nên.

Để tham gia đoàn người này, tất cả các thành viên phải góp công của và tiền bạc. Lê Kim đã góp 200 Mỹ kim vào năm 1849 để mua lương thực và chuẩn bị lên đường. Đoàn có 60 người, nhưng Lê Kim đặc biệt được thủ lĩnh Mark yêu quý và tin tưởng. Do biết rất nhiều ngoại ngữ, ông được ủy nhiệm làm liên lạc viên cho thủ lĩnh Mark và thông ngôn các thứ tiếng trong đoàn, gồm tiếng Hà Lan, tiếng Trung, tiếng Pháp. Ông cũng thường xuyên nói với mọi người rằng ông biết một thứ tiếng nữa là tiếng Việt Nam, nhưng không cần dùng đến. Lê Kim nói ông không phải người Hoa, nhưng đất nước nằm ngay cạnh nước Tàu.
Ông và những người tìm vàng đã vượt sông Nebraska, qua núi Rocky, đi về Laramie, Salt Lake City, vừa đi vừa hát bài ca rất nổi tiếng thời đó là “Oh! Suzannah”:

– “Oh! My Suzannah! Đừng khóc nữa em! Anh đi Cali đào vàng. Đợi anh hai năm, anh sẽ trở về. Mình cùng nhau cất ngôi nhà hạnh phúc”.

Họ thường xuyên đối mặt với hiểm họa đói khát và sự tấn công của người da đỏ để đến California tìm vàng. Sốt rét và rắn độc đã cướp đi mất quá nửa số thành viên trong đoàn.

Trong đoàn, Lê Kim nổi tiếng là người lịch thiệp, cư xử đàng hoàng, tử tế nên rất được kính trọng. Nhưng đó đúng là một chuyến đi mạo hiểm, khiến già nửa thành viên trong đoàn chết vì vất vả, đói khát và nguy hiểm dọc đường đi.

Sau khi tích trữ được một chút vàng làm vốn liếng, Lê Kim quay trở lại San Francisco. Vào giữa thế kỷ 19, nơi đây còn là một thị trấn đầy bụi bặm, trộm cướp. Là người học rộng, hiểu nhiều, lại thông thạo nhiều ngoại ngữ, Lê Kim nhanh chóng xin được công việc chạy tin tự do cho nhiều tờ báo như tờ Alta California, Morning Post rồi làm biên tập cho tờ nhật báo Daily Evening.

Đề tài mà Lê Kim thường viết là về cuộc sống đầy hiểm họa và cay đắng của những người khai hoang ở bắc California và quanh khu vực San Francisco, trong đó ông hướng sự thương cảm sâu sắc đến những người da vàng mà thời đó vẫn là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc. Lê Kim cho rằng, các mỏ vàng đã khiến cuộc sống ở đây trở nên méo mó và sa đọa không gì cứu vãn được.

Nhiều bài báo của ông đăng trên tờ Daily Evening hiện vẫn còn lưu giữ ở thư viện Đại học California. Đặc biệt, trong số báo ra ngày 8/11/1853, có một bài báo đã kể chi tiết về cuộc gặp giữa Lê Kim và vị tướng Mỹ John A. Sutter. Tướng Sutter vốn trước là người có công khai phá thị trấn San Francisco. Khi Lê Kim mới đến đây, ông đã được tướng Sutter giúp đỡ rất nhiều. Sau khi bị lật đổ, Sutter đã bị tâm thần và sống lang thang ở khắp các bến tàu để xin ăn, bạn bè thân thiết đều không đoái hoài đến.

Khi tình cờ gặp lại, Lê Kim đã cho vị tướng bất hạnh 200 Mỹ kim. Ông đã chê trách thái độ hững hờ, ghẻ lạnh của người dân San Francisco và nước Mỹ với tướng Sutter, điều mà theo ông là đi ngược với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ông.

Sang năm 1854, khi đã quá mệt mỏi với cuộc sống hỗn loạn và nhiễu nhương ở Mỹ, cộng thêm nỗi nhớ quê hương ngày đêm thúc giục, Lê Kim đã tìm đường trở lại Việt Nam. Nhưng ông cũng đã kịp để lại nước Mỹ dấu ấn của mình, trở thành người Việt Nam đầu tiên cưỡi ngựa, bắn súng như một cao bồi và cũng là người Việt đầu tiên làm ký giả cho báo chí Mỹ.

Người Minh Hương cầm quân chống Pháp

Năm 1854, Trần Trọng Khiêm trở về Việt Nam vẫn dưới cái tên Lê Kim. Để tránh bị truy nã, ông không dám trở về quê nhà mà phải lấy thân phận là người Minh Hương đi khai hoang ở tỉnh Định Tường. Ông là người có công khai hoang, sáng lập ra làng Hòa An, phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường. Tại đây, ông tục huyền với một người phụ nữ họ Phan và sinh được hai người con trai, đặt tên là Lê Xuân Lãm và Lê Xuân Lương. Trong di chúc để lại, ông dặn tất cả con cháu đời sau đều phải lấy tên đệm là Xuân để tưởng nhớ quê cũ ở làng Xuân Lũng.

Trong bức thư bằng chữ nôm gửi về cho người anh ruột Trần Mạnh Trí ở làng Xuân Lũng vào năm 1860, Lê Kim đã kể tường tận hành trình hơn 10 năm phiêu dạt của mình từ một con tàu ngoại quốc ở Phố Hiến đến những ngày tháng đầy khắc nghiệt ở Hoa Kỳ rồi trở về an cư lạc nghiệp ở Định Tường. Khi người anh nhắn lại: “gia đình bình yên và lúc này người đi xa đừng vội trở về”, Lê Kim đã phải tiếp tục chôn giấu gốc gác của mình ở miền Tây Nam Bộ.

Nhưng chưa đầy 10 năm sau, khi làng xóm bắt đầu trù phú thì thực dân Pháp xâm lược nước ta. Lê Kim đã từ bỏ nhà cửa, ruộng đất, dùng toàn bộ tài sản của mình cùng với Võ Duy Dương mộ được mấy ngàn nghĩa binh phất cờ khởi nghĩa ở Đồng Tháp Mười. Tài bắn súng học được trong những năm tháng ở miền Tây Hoa Kỳ cùng với kinh nghiệm xây thành đắp lũy đã khiến ông trở thành một vị tướng giỏi. Năng khiếu ngoại ngữ cũng giúp Lê Kim cảm hóa được một nhóm lính Pháp và dùng chính nhóm lính này tấn công quân Pháp ở Cái Bè, Mỹ Qưới, khiến cho quân giặc điêu đứng.

Năm 1866, trong một đợt truy quét của Pháp do tướng De Lagrandìere chỉ huy, quân khởi nghĩa thất thủ, Lê Kim đã tuẫn tiết chứ nhất quyết không chịu rơi vào tay giặc. Gia phả nhà họ Lê do hậu duệ của Lê Kim gìn giữ có ghi lại lời trăn trối của ông: “Trước khi chết, cụ dặn cụ bà lánh qua Rạch Giá gắng sức nuôi con, dặn chúng tôi giữ đạo trung hiếu, đừng trục lợi cầu vinh, đừng ham vàng bỏ ngãi. Nghĩa quân chôn cụ ngay dưới chân Giồng Tháp. Năm đó cụ chưa tròn ngũ tuần”. Trên mộ của Lê Kim ở Giồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp) có khắc đôi câu đối: “Lòng trời không tựa, tấm gương tiết nghĩa vì nước quyên sinh/Chính khí nêu cao, tinh thần hùng nhị còn truyền hậu thế”.

Như vậy, không chỉ là người đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, Lê Kim còn là một trong những nhà yêu nước can đảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Dù cuộc khởi nghĩa của ông cùng chung số phận với nhiều cuộc khởi nghĩa khác ở Nam Kỳ đều bị thực dân Pháp và triều đình Nguyễn đánh tan, nhưng Lê Kim vẫn được công nhận là một trong những danh nhân lớn ở Đồng Tháp thế kỷ 19.

Ha ky sweet soup in Chinatown!!!!
14/11/2018

Ha ky sweet soup in Chinatown!!!!

walking to discover Saigon!!!
23/08/2018

walking to discover Saigon!!!

23/08/2018
30/07/2018

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vietnam Walking Tour posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Travel Agency?

Share