DU LỊCH XA

DU LỊCH XA DU LỊCH XA CÙNG TÔI

Thăm lâu đài 900 tuổi, nơi ở của NapoléonPHÁP – Lâu đài Fontainebleau, di sản văn hóa thế giới, có lịch sử lâu đời và th...
27/05/2024

Thăm lâu đài 900 tuổi, nơi ở của Napoléon

PHÁP – Lâu đài Fontainebleau, di sản văn hóa thế giới, có lịch sử lâu đời và thăng trầm bậc nhất nước Pháp, gắn liền với vị tướng nổi tiếng Napoléon.
Độc giả Trịnh Hằng, 40 tuổi, Hà Nội, chia sẻ chuyến tham quan lâu đài Fontainebleau năm 2023, nơi mang nhiều dấu ấn lịch sử, văn hóa, kiến trúc của nước Pháp và nhân loại.
Fontainebleau được xây dựng lần đầu năm 1137 tại vùng quê cách trung tâm thủ đô Paris ngày nay khoảng 60 km. Trải qua gần 900 năm lịch sử, công trình này không ngừng được mở rộng, cải tạo, là nơi ở của 34 vị vua (king) và hai vị hoàng đế (emperor). Vì thế, nơi đây giữ vị trí quan trọng lịch sử đầy biến động của nước Pháp.

Rộng hơn Louvre, nhiều hiện vật hơn Versailles, nhưng xa trung tâm hơn nên Fontainebleau không hút khách như hai địa danh trên dù cả ba từng là lâu đài của các vị vua Pháp.

Từ trung tâm Paris, chúng tôi đi tàu điện ngầm đến Gare de Lyon (nhà ga trung chuyển lớn của thủ đô), rồi bắt tàu điện R-Gamo để đến ga Fontainebleau Avon. Ở đây có tuyến xe bus số 1 đến lâu đài. Tổng thời gian hết một tiếng rưỡi, gồm cả đi bộ vào lâu đài. Cơ hội được đến thăm nơi ở của Napoléon không phải lúc nào cũng có được dễ dàng. Nếu mua vé lẻ, hành trình này khoảng 7 euro (182.000 đồng). Chúng tôi đã mua trước vé Paris Visite Travel Pass để đi lại trong toàn Paris từ vùng 1 đến vùng 5, nên không phải chi thêm bất kỳ khoản tiền vé nào cho cả chặng đi và về.

48 giờ ở Hà TĩnhHà Tĩnh có núi, hồ, biển và các di tích lịch sử, phù hợp để du khách ghé tham quan, trải nghiệm trong ch...
26/05/2024

48 giờ ở Hà Tĩnh

Hà Tĩnh có núi, hồ, biển và các di tích lịch sử, phù hợp để du khách ghé tham quan, trải nghiệm trong chuyến đi mùa hè.

Hành trình 48 giờ ở Hà Tĩnh phù hợp với du khách đi nghỉ hè di chuyển bằng đường bộ từ miền Bắc, nghỉ đêm ở biển Thiên Cầm, sau đó tiếp tục hành trình vào phía Nam. Hà Tĩnh có biển – núi – hồ và nhiều di tích lịch sử tâm linh. Ngoài ra, Hà Tĩnh cũng có nhiều món ăn ngon, đậm chất địa phương.

Những gợi ý dưới đây dựa trên trải nghiệm mà Dulichxa và theo tư vấn của Nhật Anh, người dân Hà Tĩnh.

48 giờ ở Tân HóaQUẢNG BÌNH – Ở Tân Hóa, du khách có thể lái xe địa hình xuyên rừng, thám hiểm hang động hay trải nghiệm ...
22/05/2024

48 giờ ở Tân Hóa

QUẢNG BÌNH – Ở Tân Hóa, du khách có thể lái xe địa hình xuyên rừng, thám hiểm hang động hay trải nghiệm cuộc sống cùng người dân.

Xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tháng 10/2023 được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) vinh danh “Làng du lịch tốt nhất thế giới” với mô hình “thích ứng với thời tiết”. Đây là làng du lịch đầu tiên được công nhận ở Việt Nam. Nằm giữa thung lũng núi đá vôi của miền tây bắc tỉnh Quảng Bình, Tân Hóa là một trong những “rốn lũ” của miền Trung. Gần 10 năm nay, nơi đây nổi tiếng nhờ là điểm khởi phát của hành trình khám phá các hang động như Tú Làn, hang Tiên, hang Tổ Mộ.

Du khách có thể đến Tân Hóa các mùa trong năm, với nhiều trải nghiệm khác nhau tùy điều kiện thời tiết. Hành trình dưới đây được gợi ý theo trải nghiệm của phóng viên VnExpress.

Dừa dầm Hải Phòng – thức quà bình dân giải nhiệt mùa hèNgoài những hàng phượng nở đỏ rực, mùa hè Hải Phòng còn để lại ấn...
21/05/2024

Dừa dầm Hải Phòng – thức quà bình dân giải nhiệt mùa hè

Ngoài những hàng phượng nở đỏ rực, mùa hè Hải Phòng còn để lại ấn tượng cho thực khách với cốc dừa dầm ngọt bùi.

Dừa dầm có ở nhiều nơi nhưng dừa dầm Hải Phòng là một trong những đặc sản được nhiều người biết đến. Người Hải Phòng có câu ví von: “Mưa dầm thấm đất, dừa dầm thấm lâu, ăn lâu mát lòng”. Cốc dừa dầm trắng mịn với nước cốt dừa sánh đặc, có vị béo ngậy, ngọt bùi tác động trực tiếp vào vị giác của người ăn ngay từ lần thử đầu tiên

48 giờ ở Nha TrangKHÁNH HÒA – Đến thành phố biển Nha Trang vào mùa thu, bạn không phải chen chúc giữa đám đông trong khi...
20/05/2024

48 giờ ở Nha Trang

KHÁNH HÒA – Đến thành phố biển Nha Trang vào mùa thu, bạn không phải chen chúc giữa đám đông trong khi có cơ hội trải nghiệm những điều khác biệt.

Nha Trang mùa thu không còn là cao điểm du lịch, nhưng vẫn đem đến những điều mới lạ, đặc biệt nếu bạn là người thích hòa mình với thiên nhiên, thích những trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe đang là xu hướng hiện nay. Ngoài ra, cũng có lựa chọn khác cho người không thích vận động. Lịch trình được tham khảo từ một người dẫn tour ở Khánh Hòa và nhóm bạn của anh Đông Phong, du khách đến từ TP HCM, trong chuyến đi giữa tháng 9.

Cầu treo vắt ngang dòng sông xanh biếc, cảnh đẹp như tranh ở Điện BiênDù việc di chuyển tới đây không thuận tiện, du khá...
08/05/2024

Cầu treo vắt ngang dòng sông xanh biếc, cảnh đẹp như tranh ở Điện Biên

Dù việc di chuyển tới đây không thuận tiện, du khách phải vượt qua những cung đường nhiều sỏi đá, quanh co nhưng khung cảnh chiếc cầu treo nổi bật vắt ngang dòng sông xanh biếc, đẹp như tranh khiến ai cũng thấy xứng đáng để trải nghiệm.

Nằm cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 160km và cách thị trấn Tủa Chùa chừng 50km, cầu treo Pa Phông (thuộc xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên, nhất là khi sự kiện kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ và năm du lịch quốc gia được tổ chức tại địa phương này.

Cầu treo Pa Phông bắc qua một nhánh suối nhỏ đổ ra sông Đà, có vai trò kết nối tuyến đường từ trung tâm xã Huổi Só đến khu tái định cư Huổi Lóng.

Trước đây, ở phía thượng nguồn của nhánh suối nhỏ này có một bản của người dân tộc Dao sinh sống là Pa Phông. Vì thế, chiếc cầu treo xây dựng tại đây đã được đặt tên theo tên của bản làng này.

Bạn Bùi Ngọc Công (travel blogger, quê ở Quảng Nam) cho biết, để đến được cầu treo Pa Phông, du khách phải vượt qua những cung đường quanh co, nhiều sỏi đá.

Hiện tại đường đến Huổi Só đang làm nên có nhiều đoạn, du khách phải đợi, tuy nhiên thời gian đợi không quá lâu. Chưa kể đường đến đây chủ yếu là đèo dốc, du khách nếu tự lái xe thì đòi hỏi phải có kinh nghiệm, tay lái vững và không nên đi xe ga.

Đường khá rộng nên khách du lịch đi xe máy hay ô tô đều có thể di chuyển vào tận nơi. Tuy nhiên, đường rất bụi nên du khách cần lưu ý mặc thêm áo khoác hoặc áo mưa, đeo găng tay và đeo kính.

Ngoài ra, du khách cũng chú ý theo dõi thời tiết trước chuyến đi, nếu trời mưa thì không nên tới đây vì đường trơn trượt, dễ gây nguy hiểm.

Tuy đường di chuyển tới cầu treo Pa Phông không quá thuận tiện song du khách vẫn chấp nhận vượt xa tới đây để chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp như tranh, ngắm nhìn chiếc cầu vắt ngang dòng sông xanh biếc.

“Nếu không đặt chân đến đây, có lẽ mình sẽ nghĩ địa điểm này không phải ở Việt Nam. Tuy đây chỉ là một nhánh suối đổ ra sông Đà nhưng mình vẫn thấy sự thơ mộng và hùng vỹ. Màu nước xanh ngọc bích rất đẹp, không khác gì sông Nho Quế ở Hà Giang”, Ngọc Công nhận xét.

Theo travel blogger này, để tới cầu treo Pa Phông, du khách tìm kiếm tên cầu trên định vị Google maps rồi đi theo chỉ dẫn là tới. Càng vào sâu trong bản, sóng càng yếu nên du khách có thể chủ động hỏi người dân địa phương cho chắc chắn.

Trên đường đi đến cầu treo này, du khách có thể kết hợp tham quan hang động Khó Chua La, vườn đá cổ Tả Phìn,… Tuy nhiên, đường đi sang Tả Phìn rất xấu, nhiều đá nên du khách cần cân nhắc.

“Nhớ đổ xăng đầy bình, chủ động mang thêm một bình xăng dự trữ. Chúng mình mải ngắm núi, ngắm sông nên lúc về có bị hết xăng dọc đường. May mà đúng lúc đó nhìn thấy một lán công trình nên vẫn xin được một ít xăng”, Ngọc Công chia sẻ thêm.

Ở cạnh cầu treo có một homestay được dựng lên, du khách có thể liên hệ trước để đặt dịch vụ ăn uống hoặc lưu trú qua đêm.

Ngoài khung cảnh đẹp như tranh ở cầu treo Pa Phông, chàng trai quê Quảng Nam còn ấn tượng trước tình cảm nồng hậu, chân thành của người dân bản địa.

“Mình cứ mặc định homestay sẽ mở cửa nhưng hôm đó đợi mãi chẳng thấy ai. Đến cầu vào giữa trưa, không có chỗ nào ăn, may là chúng mình gặp được vợ chồng anh chị người Dao, hỏi chuyện và nhờ anh chị nấu cho bữa cơm trưa. Anh chị cũng không lấy tiền đâu nhưng chúng mình phải năn nỉ mãi mới chịu nhận. Nếu không có anh chị thì chắc chúng mình đói khờ người ra luôn, ngay cả chuyện hết xăng dọc đường cũng được người dân hỗ trợ. Chúng mình cảm thấy rất hạnh phúc và biết ơn về những điều này”, travel blogger trẻ bày tỏ.

Tủa Chùa là huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 130km. Mỗi mùa, Tủa Chùa lại mang một vẻ đẹp riêng, song gây ấn tượng với du khách bởi khí hậu mát mẻ, trong lành và cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.

Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều chương trình, hành động thiết thực để khai thác tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế – xã hội ở Tủa Chùa, giúp nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá Điện Biên của du khách.

Nếu có dịp tới Tủa Chùa, ngoài cầu treo Pa Phông, du khách có thể kết hợp khám phá một số điểm đến check-in thú vị khác như: Điểm săn mây thôn Kể Cải (thuộc xã Mường Báng, cách thị trấn Tủa Chùa khoảng 3km); Hang động Khó Chua La (xã Xá Nhè); Cao nguyên đá Tả Phìn; Thành Vàng Lồng; Cánh đồng Đề Dê Hu; Chợ đêm thị trấn Tủa Chùa…

Bên cạnh đó, du khách tới đây cũng đừng quên thưởng thức các món ngon, đặc sản địa phương như dê núi đá, cá sông Đà, gà đi bộ, rượu Mông Pê… và trải nghiệm đời sống văn hóa giàu bản sắc của đồng bào các dân tộc.

Dinh Hoàng A Tưởng – Di sản kiến trúc ở Lào CaiDinh đang được trùng tu Hoàng A Tưởng là công trình kiến trúc và nghệ thu...
04/05/2024

Dinh Hoàng A Tưởng – Di sản kiến trúc ở Lào Cai

Dinh đang được trùng tu Hoàng A Tưởng là công trình kiến trúc và nghệ thuật tồn tại hơn 100 năm qua ở Bắc Hà, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, được xây dựng năm 1914 và hoàn thành vào năm 1921. Chủ nhân của ngôi nhà là ông Hoàng Yến Tchao.

Theo Sở Du lịch Lào Cai, đây vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của cha con Hoàng Yến Tchao, Hoàng A Tưởng thời kỳ trước năm 1945. Người Tày có tục lệ đặt tên ngôi nhà theo tên của người con ở cùng cha mẹ lúc trưởng thành nên công trình sau này được gọi là Dinh thự Hoàng A Tưởng.

Đầu thế kỷ 20, ông Hoàng Yến Tchao là đại diện cho giai cấp bóc lột, có cuộc sống giàu sang. Để xây dựng ngôi nhà này ông đã mời thầy địa lý đi quanh khu vực xem địa điểm, thế đất, tìm nơi âm dương giao hoà, môi trường hoàn hảo. Khu đất được chọn xây dinh hợp với long, mạch, thuỷ, sa – cao ráo, vuông vức, có gò đằng sau, trước có sông suối.

Trong ảnh là toàn bộ dinh thự lúc mới hoàn thiện.

Tòa nhà chính quay mặt về hướng đông nam, tựa lưng vào núi, phía trước có suối, bố cục hình chữ nhật khép kín với 36 phòng, phía sau có hệ thống đường hầm thoát hiểm, xung quanh có tường bao nhiều lỗ châu mai, có đường đi trên thành cho lính gác đi tuần.

Nhà chính ở phía sâu bên trong, hai bên lối vào là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân trời. Vào dinh phải bước lên bậc cầu thang từ hai bên, rồi tới phòng chờ, sau đó mới bước vào khoảng sân rộng.

Bên cạnh không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình Hoàng Yến Tchao, dinh thự còn có phòng khách, phòng làm việc, phòng ở cho các quan, cố vấn người Pháp để điều hành bộ máy cai trị và phòng thờ ở tầng cao nhất.

Hệ thống cột, mái được đắp nổi nhiều họa tiết dây lá nho, hoa văn nguyệt quế biểu tượng cho sự thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc. Mái lợp bằng ngói âm dương. Hệ thống cửa vòm và cầu thang hình cánh cung, tạo ấn tượng về vẻ cách tân, sự bề thế cho công trình. Mặt chính trang trí bằng nhiều hoạ tiết công phu. Hai bên phải và trái đắp nổi hai câu đối với nội dung chúc gia đình dòng họ hiển vinh.

Tổng diện tích toàn khu khoảng 10.000 m2, kết hợp giữa hai lối kiến trúc Á – Âu, thể hiện sự giao thoa văn hóa Đông – Tây.

Hình ảnh tư liệu về nội thất dinh thự khi cả gia đình Hoàng Yến Tchao còn sinh sống. Các trang thiết bị đều đắt tiền, hiếm có vào thời điểm đó.

Trong số các căn phòng, phòng thờ của họ Hoàng là căn phòng trên tầng cao nhất, đối diện cửa ra vào, vừa thoáng khí, tạo được sự trang nghiêm, tĩnh lặng, mở cửa là nhìn thấy trời đất, âm dương hòa hợp. Theo phong thủy, gian thờ này “tọa cát hướng cát”, tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt cho gia chủ, để thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, mong muốn cuộc sống của con cháu đời đời thịnh vượng.

Gia đình ông Hoàng Yến Tchao sống ở đây đến năm 1950 thì bỏ đi. Sau đó, ngôi nhà bỏ hoang, hầu hết đồ dùng trong nhà đều không còn. Hàng chục năm qua, dinh thự nhiều lần được cải tạo, thay đổi màu sơn và làm nội thất. Tuy nhiên, nét kiến trúc độc đáo của ngôi nhà giữ gần như nguyên vẹn.

Hiện nay các căn phòng đều là nơi trưng bày hình ảnh và tư liệu cho du khách tham quan. Năm 1999, dinh được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia.

Dinh Hoàng A Tưởng là một trong những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Bắc Hà nói riêng và Lào Cai nói chung, mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách. Dinh mở cửa từ 8h đến 17h hằng ngày.

Vé tham quan người lớn là 20.000 đồng, trẻ em từ 6 đến 16 tuổi vé 10.000 đồng. Trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật được miễn phí vé. Người thuộc diện hưởng chính sách được giảm giá vé 50%.

Từ cuối năm 2023 đến nay, dinh thự bắt đầu được trùng tu, tôn tạo theo quyết định của tỉnh Lào Cai với kinh phí gần 12 tỷ đồng. Khi được sơn mới với màu chủ đạo vàng nhạt, trắng và hồng phấn, nhiều du khách và một số nhiếp ảnh gia cho rằng màu vàng quá nhạt, không tương thích với các mảng tường còn giữ màu trong tòa nhà.

Ngành du lịch Lào Cai cho biết việc trùng tu là để di tích trở thành điểm đến đặc sắc, thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Cảnh sắc chùa Tam ChúcHÀ NAM – Tam Chúc du khách có thể tham quan các điện Quan Âm, Pháp Chủ, Tam Thế hay chùa Ngọc và h...
03/05/2024

Cảnh sắc chùa Tam Chúc

HÀ NAM – Tam Chúc du khách có thể tham quan các điện Quan Âm, Pháp Chủ, Tam Thế hay chùa Ngọc và hòa mình trong cảnh non nước bình yên.

Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, nằm tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km.

Để di chuyển từ bãi xe vào chùa, du khách có thể chọn đi bằng thuyền hoặc xe điện. Thuyền có giá vé 200.000 đồng/ người, xe điện có giá 90.000 đồng/ người.

Nếu đi bằng thuyền, du khách có thể ngắm cảnh non nước hùng vĩ và tham quan thêm đình Tam Chúc. Hành trình đi thuyền khoảng 50 phút. Nếu tham quan vào khung giờ từ 16h30 – 18h30, bạn được thưởng thức tiệc trà và ngắm hoàng hôn.

Đình Tam Chúc thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, hoàng hậu nhà Đinh: Dương Thị Nguyệt và thần Bạch Mã. Theo tương truyền, trước kia trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Linh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Khi thắng trận và lên ngôi hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh cho xây đền thờ tại đây.

Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Đây cũng là điểm check-in được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Sau khi thuyền cập bến, du khách sẽ đi qua lần lượt các công trình như cổng Tam Quan, vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Chùa Ngọc. Thông thường, khách mất khoảng 1 giờ 30 phút đến 2 giờ để tham quan toàn bộ khuôn viên.

Vườn cột kinh là những cột kinh phục dựng giống bảo vật quốc gia cột kinh của chùa Nhất Trụ, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Hiện có 32 cột kinh cao 13,5 m, rộng khoảng 2 m, nặng khoảng 200 tấn.

“Đây là lần đầu mình đến chùa Tam Chúc, công trình kiến trúc đồ sộ, rộng lớn khiến mình cảm thấy thật nhỏ bé. Mình chưa bao giờ được mặc áo dài trong khung cảnh đẹp như vậy, rất thích cảm giác mát mẻ và bình yên của nơi này”, Tuyết Lê, một du khách chia sẻ.

Ngôi điện đầu tiên du khách đến tham quan là Điện Quan Âm. Nơi đây có pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối nặng 100 tấn.

Tường bên trong các điện tại Tam Chúc được xây dựng với các bức phù điêu đá miêu tả các sự tích của Phật.

Điện Tam Thế cao 39 m, sàn rộng 5.400 m2, đủ cho 5.000 phật tử hành lễ cùng một lúc. Trong điện đặt 3 bức tượng Phật bằng đồng tượng trưng cho “Quá khứ, hiện tại, tương lai”. Mỗi bức có trọng lượng hơn 200 tấn, phía sau mỗi bức tượng là một cánh sen dát vàng.

Vào ban đêm, khu du lịch lại khoác lên mình vẻ đẹp huyền ảo khi hệ thống đèn được bật sáng.

Ngắm vùng lõi di sản vịnh Hạ Long trên thủy phi cơVới 25 phút bay, du khách được trải nghiệm vùng lõi di sản vịnh Hạ Lon...
01/05/2024

Ngắm vùng lõi di sản vịnh Hạ Long trên thủy phi cơ

Với 25 phút bay, du khách được trải nghiệm vùng lõi di sản vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long từ một góc nhìn khác.

Trải nghiệm ngắm vịnh Hạ Long trên thủy phi cơ được khai thác từ năm 2014. Đến nay có 8 khung giờ bay trong ngày, từ 9h đến 16h10.
Thủy phi cơ được sử dụng khai thác là Cessna Grand Caravan 208B-EX – một trong những máy bay an toàn nhất có thể hạ cánh trên mặt nước, theo AOPA, cộng đồng phi công ở 75 quốc gia. Khi mới đưa vào khai thác, tour có giá từ 2,4 đến 2,9 triệu đồng. Giá hiện tại 2 triệu đồng cho mỗi tour 25 phút.

Trước chuyến bay, du khách được phổ biến quy định an toàn và kiểm tra cân nặng để đảm bảo tải trọng cho phép tối đa 800 kg đối với hành khách. Mỗi hành trình chở tối đa 12 khách cùng hai phi công.

Từ vị trí đỗ ở cảng Tuần Châu, thủy phi cơ sẽ chạy xuống mặt nước vịnh, chọn đường băng tưởng tượng hợp lý và an toàn trước khi tăng tốc, cất cánh. Khoảnh khắc thủy phi cơ cất cánh có thể khiến một số du khách giật mình vì bất ngờ.

Phần thân dưới của thủy phi cơ được trang bị mái chèo để hoạt động như một con thuyền trong trường hợp không dùng chế độ bay. Dù có tên “thủy phi cơ” hay máy bay đáp nước, loại phương tiện này có thể cất hoặc hạ cánh trên cả mặt đất.

Trong hành trình này, du khách có cơ hội nhìn ngắm nhiều điểm nổi bật của vịnh Hạ Long, gồm đảo Đầu Bê, đảo Cống Đỏ, đảo Bồ Hòn – dãy đảo lớn, nơi tập trung nhiều hang nổi tiếng như hang Sửng Sốt, hang Luồn, hồ Động Tiên, hang Trinh Nữ từ độ cao khoảng 300 m.

Trong ảnh là quang cảnh vùng lõi di sản vịnh Hạ Long sau khi thủy phi cơ bay qua đảo Ti Tốp.

Quang cảnh trước mắt du khách sau khi thủy phi cơ bay qua làng chài Vung Viêng ở khu vực vịnh Bái Tử Long hướng về phía Hòn G*i. Trong hành trình 25 phút, du khách sẽ có khoảng 15 phút tận hưởng khung cảnh vùng lõi di sản vịnh Hạ Long.

Khu vực hang Sửng Sốt, vùng lõi của di sản. Từ trên cao, du khách có thể thấy nhiều du thuyền đang hoạt động ở khu vực này.

Hoàng Anh, du khách Hà Nội, nói trải nghiệm “khá mãn nhãn” khi được nhìn vịnh Hạ Long từ trên cao, trước kia chỉ được ngắm trên du thuyền. Tuy nhiên, cô cho biết tiếng động cơ ồn, không có tai nghe, làm du khách khó nghe được giới thiệu của phi công khi máy bay bay qua các điểm trong hành trình.

Sau khi ngắm nhìn vùng lõi di sản, thủy phi cơ đưa du khách đến gần hơn khu vực thành phố Hạ Long.

Chỗ ngồi bên trong thủy phi cơ hơi nhỏ, chia làm ba hàng, mỗi hàng bốn ghế. Du khách ngồi xa các ô cửa sổ khó quan sát hơn. Thủy phi cơ khi vào thành phố bay cao nên việc quan sát các thắng cảnh trên vịnh cũng khó hơn.

Một góc thành phố Hạ Long, tầm nhìn ra cầu Bãi Cháy và khu công viên giải trí.

Bên trong khu vực buồng lái của phi công.

Đại diện Hàng không Hải Âu, đơn vị khai thác, cho biết trong ngày bay, phi công được yêu cầu tự đánh giá bản thân về cảm xúc, thể chất, tinh thần với các thành viên trong gia đình cũng như tự trao đổi với phi công bay cùng. Đây còn gọi là công tác “giám sát lẫn nhau”, tạo ra chuyến bay an toàn.

Hiện tại, ngoài hành trình ngắm vịnh Hạ Long, đơn vị khai thác cũng cung cấp dịch vụ bay từ Nội Bài về cảng Tuần Châu, giá 10,8 triệu đồng trong 60 phút (45 phút vận chuyển và 15 phút ngắm cảnh). Dự kiến, đơn vị này sẽ mở thêm chặng bay Tuần Châu – Quan Lạn trong thời gian tới.

Tràng An hướng đến ‘trái tim’ của đô thị di sản thiên niên kỷNINH BÌNH – Tràng An hội tụ đầy đủ cảnh quan của một Đô thị...
27/04/2024

Tràng An hướng đến ‘trái tim’ của đô thị di sản thiên niên kỷ

NINH BÌNH – Tràng An hội tụ đầy đủ cảnh quan của một Đô thị di sản thiên niên kỷ như không gian kinh thành, cơ sở hạ tầng, tốc độ phát triển kinh tế – xã hội…
Tỉnh Ninh Bình đang triển khai đề án đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Theo đó, cố đô Hoa Lư chứa đựng cả một hệ sinh thái thiên niên kỷ, bao gồm di sản tự nhiên, di sản định cư, các di tích khảo cổ, lịch sử, bản sắc văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị. Đô thị di sản này cũng là địa điểm linh thiêng, mang tính biểu tượng khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.

Ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, Tràng An đang mang sứ mệnh mới, trở thành trung tâm của Đô thị di sản thiên niên kỷ, từ đó thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh.

Khu vực di sản quần thể danh thắng Tràng An hiện có 429 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia và 36 di tích cấp tỉnh, được phân bố đều khắp 18 xã, phường. Đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt, chứa đựng nhiều di tích lịch sử, tôn giáo nổi tiếng, các giá trị thiên nhiên và văn hóa độc đáo.

Theo đó, Tràng An là địa điểm nổi bật trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, cho thấy nhiều bằng chứng về quá trình tương tác giữa người cổ với cảnh quan thiên nhiên và nỗ lực thích ứng của họ với những biến cố môi trường trong hơn 30.000 năm, từ 1.200 đến 33.000 năm trước.

Lý giải lý do chọn Tràng An, ông Ngọc dẫn chứng từ thời điểm lập hồ sơ đề cử danh hiệu di sản vào năm 2012, tỉnh Ninh Bình chỉ có trên 1 triệu lượt khách. Đến năm 2019, sau 5 năm Tràng An được UNESCO ghi danh, tỉnh đón hơn 7,65 triệu lượt, lượng khách giai đoạn 2010- 2019 tăng trưởng bình quân đạt hơn 12%/năm; doanh thu từ du lịch đạt mức tăng trưởng 24,17%/năm. Trong đó, năm 2019 đạt 3.671 tỷ đồng, tăng gấp 6,7 lần so với 2010.

Các năm 2020-2022, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng tỉnh tiếp tục được nhiều chuyên trang du lịch uy tín như TripAdvisor, Telegraph, Business Insider… đánh giá là điểm đến an toàn và hấp dẫn. Năm 2022, du lịch Ninh Bình phục hồi mạnh mẽ, đón 3,7 triệu lượt khách, tăng gấp 3,6 lần cùng kỳ năm trước; doanh thu tăng gấp 5 lần cùng kỳ năm 2021. Đến năm 2023, toàn tỉnh đón 6,6 triệu lượt khách, riêng quần thể danh thắng Tràng An đón khoảng 4,6 triệu lượt, doanh thu gần 6.500 tỷ đồng.

Trong 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đón 3,9 triệu lượt khách, trong đó có gần 340.000 lượt khách quốc tế, đạt 52% chỉ tiêu đề ra của cả năm 2024. Danh thắng Tràng An chiếm đa số lượng khách.

Nhiều năm liền, Ninh Bình cũng giữ vững vị trí trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu, 10 tỉnh thu hút lượng khách cao nhất cả nước.

Được kiến tạo cách đây khoảng 250 triệu năm, Tràng An là khu vực có lịch sử tiến hóa địa chất đầy biến động, trải qua nhiều đợt biển tiến, biển thoái. Khối đá vôi Tràng An được các nhà khoa học đánh giá là một trong những khu vực cảnh quan đá vôi dạng nón, tháp cổ điển đẹp nhất thế giới. Hòa giữa những khu rừng nguyên sinh là các thung lũng, hang động, sông nước và đình, đền, chùa, miếu, phủ.

Nơi đây còn là cái nôi lưu giữ những nét văn hóa lúa nước, khởi đầu cho khai thác nguồn sinh dưỡng săn bắt, hái lượm từ rừng và biển, con người bắt đầu biết canh tác nông nghiệp. Qua thời gian, các lớp cư trú của cư dân cổ Tràng An cùng nhau bồi đắp nên các giá trị truyền thống trong quá trình lao động sản xuất, tạo ra những đặc trưng độc đáo của nền văn minh lúa nước.

Đặc biệt, Tràng An là một trong số ít di sản chịu sự tác động của con người, thậm chí con người và thiên nhiên hòa thuận, mang lại lợi ích cho nhau. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững đã phát huy sức sống, tiềm năng và giá trị di sản, để di sản thực sự là của cộng đồng, do cộng đồng bảo vệ và gìn giữ. Ước tính, số lao động trực tiếp tại khu vực quần thể danh thắng Tràng An khoảng hơn 10.000 người, lao động gián tiếp hơn 20.000 người, thu nhập của cộng đồng dân cư địa phương được nâng cao rõ rệt qua từng năm. Các khu, điểm du lịch trong khu di sản thực sự đóng vai trò là hạt nhân, thúc đẩy phát triển du lịch Ninh Bình.

Để phát triển du lịch Tràng An, từ đó làm trung tâm đô thị di sản, Ninh Bình luôn chú trọng bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, khoanh vùng cấm và tạm cấm khai thác các dãy núi đá vôi, rừng đặc dụng rồi chuyển hướng chiến lược phát triển kinh tế từ “Nâu” sang “Xanh”. Tỉnh cũng vận dụng linh hoạt mô hình hợp tác công – tư, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên: Cộng đồng (người dân) – Chính quyền – Doanh nghiệp.

Kỷ niệm 10 năm quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới (2014 – 2024), tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi mang tính kết nối và lan tỏa văn hóa từ tháng 1 đến tháng 9.

Nổi bật là lễ hội và phiên chợ Tết xưa diễn ra tại khu Phố cổ Hoa Lư; hội thảo khoa học quốc tế, không gian trưng bày khảo cổ về các giá trị văn hóa của tỉnh và quần thể danh thắng Tràng An; hình ảnh về 9 khu Di sản Thế giới tại Việt Nam và tọa đàm về phát triển sản phẩm du lịch khảo cổ học; liên hoan văn hóa ẩm thực du lịch toàn quốc; cuộc thi sáng tác ca khúc, tác phẩm văn học về tỉnh Ninh Bình và quần thể danh thắng Tràng An; cuộc thi báo chí về để tài bảo tồn, phát huy giá trị quần thể danh thắng Tràng An, phát triển du lịch bền vững…

Lễ kỷ niệm 10 năm quần thể danh thắng Tràng An được ghi danh chứa đựng nhiều kỳ vọng, phản ánh tầm quan trọng để thế giới hướng về di sản hỗn hợp duy nhất của Đông Nam Á, trái tim của Đô thị di sản thiên niên kỷ trong tương lai không xa.

Di sản Tràng An được xem là nền tảng, là động lực để Ninh Bình có thể khai thác hơn nữa thế mạnh của vùng đất từng được xem là kinh kỳ, đô hội từ hơn 1.000 năm trước. Từ đó dần hiện thực hóa mục tiêu đưa Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp văn hóa, trung tâm tổ chức sự kiện của quốc gia, mang tầm quốc tế, điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới.

PHÚ THỌ – Đền Hùng có cây vạn tuế 800 tuổi, cột đá thề mã não, giếng Rồng gắn liền với sự tích mẹ Âu Cơ chăm con.Khu di ...
24/04/2024

PHÚ THỌ – Đền Hùng có cây vạn tuế 800 tuổi, cột đá thề mã não, giếng Rồng gắn liền với sự tích mẹ Âu Cơ chăm con.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng là quần thể đền chùa thờ các vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Phú Thọ), cách Hà Nội khoảng 90 km. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, du khách sẽ lần lượt tới đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng. Từ đó, đi xuống phía tây nam là đền Giếng. Trong hình là cổng đền Hùng cao 8,5 m, phần trên trang trí họa tiết lưỡng long chầu nguyệt.

Ngay trước chùa Thiên Quang là cây vạn tuế được các nhà khoa học ước tính đã 800 tuổi. Đây là một trong những cây có tuổi đời cao nhất ở đền Hùng. Cây cao hơn 5 m, đường kính gốc khoảng 35 cm, thân nghiêng khoảng 30 độ. Để bảo đảm an toàn cho cây, khu di tích đã làm cột chống. Cây có ba nhánh tỏa ra các hướng, tượng trưng cho ba miền Bắc – Trung- Nam chung một cội nguồn.

Ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm đền Hùng. Người đã ngồi dưới cây vạn tuế và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Câu nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” ra đời dịp này.

Từ đền Hạ bước hơn 150 bậc đá, du khách lên tới đền Trung còn có tên gọi là Hùng Vương tổ miếu. Ở sân đền có một bộ bàn đá 8 chỗ ngồi. Những viên đá dẹt mộc mạc, ngả màu theo thời gian. Tương truyền đây là nơi các vua Hùng cùng với các lạc hầu, lạc tướng bàn việc nước.

Từ đền Trung đi tiếp hơn 100 bậc đá sẽ đến đền Thượng – nơi các vua Hùng làm lễ tế Trời đất, thần Núi và thần Lúa. Đền có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện, nghĩa là điện thờ trời. Đây cũng là địa điểm chính diễn ra các nghi thức quan trọng nhất trong ngày giỗ Tổ.

Cột đá thề nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, bên phải đền Thượng. Theo tích xưa, Hùng Vương thứ 18 không có con trai, nghe lời con rể là Tản Viên nhường ngôi cho người cháu họ là Thục Phán. Cảm kích, Thục Phán dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thề: Nước Nam sẽ trường tồn, miếu thờ Hùng Vương sẽ còn mãi.

Tuy nhiên, dấu tích cột đá nguyên bản đã thất lạc. Năm 1968, cột đá thề được dựng mới như một biểu tượng đoàn kết dân tộc. Năm 2010, các chuyên gia tìm được cột đá bằng mã não nguyên khối, có khả năng trường tồn với thời gian, thay thế cột đá thề trước đó.

Từ đền Thượng xuống đền Giếng sẽ qua Giếng Rồng còn gọi là Giếng Cổ. Tương truyền đây là nơi Tổ Mẫu Âu Cơ sau khi sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con, đã dùng nước giếng tắm cho các con.

Giếng có đường kính khoảng 2 m, bên trên có mái che lợp ngói. Năm 2002, các nhà khoa học phát hiện trong lòng giếng nhiều dấu tích văn hóa.

Ngoài dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/3 Âm lịch), khu di tích thường không quá đông người vào những ngày còn lại trong năm. Bởi vậy, du khách có thể thong thả tản bộ trong không khí trong lành để tới vãn cảnh các địa điểm trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh có độ cao 175 m.

Theo Cổng thông tin điện tử Phú Thọ, di tích lịch sử Đền Hùng có tổng diện tích 845 ha, trong đó, rừng chiếm gần 540 ha. Ở đây có nhiều loại cây cổ thụ như tuế lược, trầm hương, kim giao, sến mật, lát hoa, giáng hương… Khu di tích cũng trồng bổ sung thêm các cây bản địa như chò chỉ, tếch, sưa, đa, đề gân to, sanh, nhội, sao đen.

Đường lên núi khá rộng, các bậc thang thoai thoải, sạch sẽ được cây xanh nhiều tầng che bóng mát. Ngoài các khu vực đền còn có những sân rộng, ghế ngồi cho mọi người nghỉ chân. Bởi vậy, dù đi vào ngày hè nắng nóng, du khách vẫn có cảm giác dễ chịu.

Nếu có thời gian, bạn có thể tiếp tục qua đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ nằm trên núi Vặn, thuộc khuôn viên khu di tích. Đền được khánh thành vào năm 2005 để tưởng nhớ công lao của mẹ Âu Cơ.

Du khách sẽ leo hơn 500 bậc đá để qua Tam quan, nhà bia tới đền chính. Công trình mới xây dựng nhưng vẫn mang nét truyền thống với cột khung gỗ lim, mái lợp ngói, họa tiết trang trí mô phỏng hoa văn trống đồng Đông Sơn. Trong hình là đường lên đền.

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà NộiHÒA BÌNH – Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là “viên ngọc thô” của ...
22/04/2024

Hồ Sam Tạng – địa điểm thư giãn gần Hà Nội

HÒA BÌNH – Nằm giữa những ngọn đồi bát úp, hồ Sam Tạng là “viên ngọc thô” của Mai Châu, Hòa Bình với khung cảnh hoang sơ, quanh năm xanh biếc.

Nằm cách Hà Nội khoảng hơn hai tiếng di chuyển, hồ Sam Tạng thuộc xã Thành Sơn, huyện Mai Châu là hồ nước trên núi cao nhất tỉnh Hòa Bình. Cảnh hồ xanh mát và khí hậu trong lành nhưng chưa được nhiều người biết đến. Xung quanh là những đồi cỏ hình bát úp, tạo thành những thảo nguyên xanh bao bọc lấy hồ.
Hồ thuộc địa phận xã Thành Sơn, tên gọi cũ là xã Noong Luông, huyện Mai Châu nằm ở độ cao 1.280 m so với mực nước biển, là nơi sinh sống của dân tộc Thái và Mường trong vùng.

Từ Hà Nội, Chu Đức Giang, 30 tuổi đến Mai Châu, Hòa Bình bằng xe khách (limousine) với giá khoảng 200.000 – 250.000 đồng một người. Từ bến xe vào bản Noong Luông không có xe ôm, du khách có thể gọi taxi.

Để thuận tiện hơn, anh Giang khuyên du khách nên đi phương tiện cá nhân. Khi qua Thung Khe, du khách có thể thấy được cảnh thiên nhiên hoang sơ và cảm nhận không khí mát mẻ từ những cánh rừng trải dài hai bên.

Trên đường đến hồ, anh Giang đi qua cung đường chữ S nằm lưng chừng những đồi cỏ bát úp. Hồ nước nằm phía dưới chân đồi, du khách có thể tìm chỗ đỗ xe ven đường và đi bộ khoảng 5 – 7 phút xuống hồ ngắm cảnh.

Hồ Sam Tạng được coi là “viên ngọc thô” của Hoà Bình, rộng khoảng 2,7 ha. Mặt hồ phẳng lặng, nước trong xanh quanh năm, soi bóng những đồi cỏ ven hồ.

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when DU LỊCH XA posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Travel Agency?

Share