BƯỚC CHÂN KHÁM PHÁ

  • Home
  • BƯỚC CHÂN KHÁM PHÁ

BƯỚC CHÂN KHÁM PHÁ Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from BƯỚC CHÂN KHÁM PHÁ, Travel Company, .
(4)

Vì sao người ta lại dễ thích một người trong một chuyến đi?Người ta dễ phải lòng một người xa lạ ở một nơi xa lạ, trong ...
23/07/2020

Vì sao người ta lại dễ thích một người trong một chuyến đi?

Người ta dễ phải lòng một người xa lạ ở một nơi xa lạ, trong những chuyến hành trình.

Bởi trong những chuyến đi ấy, chúng ta chẳng biết đối phương thực sự là ai. Chúng ta cũng chẳng lo lắng về 2 chữ “sau này”.

Dưới 1 mái hiên trong một cổ trấn cùng đứng trú cơn mưa vùng núi cao.
Dưới 1 chân đèo heo hút vắng bóng người, chiếc xe lăn đùng ra trở chứng, có ai đó dừng lại hỏi bạn “Sao thế?”.
Giữa một phiên chợ nơi người ta bán chó, bán heo, giữa những vạt váy xoè xanh đỏ, tự nhiên vô tình thấy nhau và nhoẻn cười một phát.
Trên một chiếc xe khách đường dài đi đến 1 vùng đất lạ hoắc, chợt bạn nhận ra “ai đó” cũng đeo 1 cái balo to kềnh giống như mình, khác biệt giữa những va li kéo sang chảnh.
Trong một đoàn leo núi đông người, lúc bạn tưởng mình đang đi cuối cùng thì nhận ra có “ai đó” hình như đang chờ mình ở khúc quanh phía trước.

Ờ, thì ra là thích.

Thật dễ để thích một người mà mình tình cờ gặp. Bởi thời tiết nơi chúng ta đến thật đẹp, bởi cảnh vật núi non sông hồ dễ dàng làm chúng ta mỉm cười. Bởi ngày chúng ta gặp nhau chỉ là đôi ba ngày rất khác trong đời. Ở một nơi xa lạ, chẳng ai biết chúng ta là ai, có đang yêu ai, có thuộc về ai. Ở một nơi xa lạ, chúng ta còn chẳng biết ngày mai có gặp lại nhau.

Thật ra chẳng cần phải liên quan đến con đường nào, chuyến đi nào, đất nước nào xa lạ, tình cảm có thể đến trong nhiều hoàn cảnh khác của cuộc sống.

Nhưng trong những chuyến đi, có cái gì đó rồ dại hơn, buông thả hơn, nhưng cũng quyết liệt hơn. Chúng ta dám để cho cảm xúc của mình lấn át lí trí. “Tôi” dám sống khác một “tôi” ở Sài Gòn, ở Hà Nội, ở một nơi khác mà chúng ta có thể thuộc về người khác. Cùng nhau đi qua hết những phố phường, ngắm một buổi bình minh, nép sau ô cửa nghe lén một bản nhạc như Jessie và Celine. Cùng nhau đi cho hết những con đèo uốn lượn qua mây qua núi. Cùng châm thuốc hút, cùng uống rượu. Cùng leo núi, cùng đạp xe.

Rồi tạm biệt.

(Ảnh chỉ mang tính minh họa từ chuyến trở lại đảo Hòn Cau cùng các bạn trẻ)
Đảo Hòn Cau vẫn đẹp đến nao lòng.

Bàu Trắng lung linh sắc nắngThật khó tưởng tượng giữa một vùng đất khắc nghiệt về thời tiết, quanh năm khô hạn, mưa ít n...
24/11/2018

Bàu Trắng lung linh sắc nắng

Thật khó tưởng tượng giữa một vùng đất khắc nghiệt về thời tiết, quanh năm khô hạn, mưa ít nắng nhiều phơi trần những đồi cát chập chùng chồm mình ra biển lại có một hồ nước rộng mênh mông đã có tự bao đời. Bàu Trắng thuộc thôn Bình Nhơn ngày xưa và nay nằm ở xã Hòa Thắng huyện Bắc Bình (Bình Thuận) cách xa Phan Thiết khoảng 65 cây số nếu đi ngã quốc lộ 1A đến ngã ba Lương Son rẽ vào hoặc từ khu du lịch Hòn Rơm- Mũi Né thì dưới 12 cây số.

Bàu Trắng còn gọi là Bạch Hồ, Bàu Sen có nguồn nước ngọt tự nhiên được bao quanh bởi những đồi cát trắng hoang sơ. Có lẽ Bàu Trắng trở thành địa danh từ bài thơ “Bạch hồ nhàn hành” của Nguyễn Thông cảm tác khi đến đây vào năm 1867 và cách gọi cũng xuất phát từ địa hình tự nhiên. Dù gọi là bàu nhưng thực sự đó là một hồ nước lớn có chiều dài như một con sông gần 5 cây số và khoảng cách nhau giữa hai bờ trên 500 mét. Có nhiều tư liệu cho rằng Bàu Trắng rộng 70 ha, sâu có nơi 19 thước hoặc đường chu vi 12 dặm nhưng có thề coi đó là cách ước lượng trong đo đạc thời xưa. Bàu được ngăn đôi bởi một dải đất do người xưa đắp lên, nối với hai bờ nơi hẹp nhất để đi lại. Rồi từ đó có tên gọi Bàu Ông và Bàu Bà. Cũng có người gọi Bàu Ông là Bạch Hồ và Bàu Sen là Bàu Bà. Ngay đường vào là Bàu Ông và tiếp đến là Bàu Bà mọc kín sen có diện tích lớn gấp nhiều lần với Bàu Ông. Đặc biệt mực nước trong bàu quanh năm, dù mùa nắng hay mưa vẫn không thay đổi. Với không gian thoáng đảng dưới bầu trời bao la càng làm cho Bàu Trắng lênh láng màu nước xanh trong, soi bóng mây trời lảng đảng càng thêm quyến rủ. Mặt hồ nâng niu từng mảng lá sen xanh mướt trổ đầy nhụy hoa rạng rở ngát hương đã vẽ nên bức tranh thủy mặc hoành tráng trác tuyệt. Bên bờ hồ, chập chùng đồi cát trắng còn nhiều rặng dương cao vi vút xen lẫn những lùm cây xanh hoang dại và ngôi cổ miếu thờ Thiên Y thánh mẫu theo truyền thuyết của người Chăm. Với diện tích hồ rộng lớn tích tụ mạch nước tinh khiết ngọt ngào từ các đồi động cát bao quanh càng tạo ra sự bí ẩn ly kỳ. Dưới hồ có nhiều loài cá nước ngọt như lốc, trê, rô, trắm cỏ… Người dân ở đây kể lại mấy mươi năm trước còn bắt được cả cá sấu và loáng thoáng cọp, beo... Có vẻ huyền bí hơn, đáy hồ dày đặc nhiều lớp rong lạ có thể quấn chặt chân người và càng có vẻ ma quái hơn qua truyền khẩu về nỗi ám ảnh con “thuồng luồng” dài chục thước đã cướp mất nhiều mạng người xấu số được ký bán cho thần linh.

Cạnh Bàu Trắng, có một địa danh cũng không kém phần độc đáo là Hòn Hồng nhô ra sát biển, được phủ lên màu cát hồng rừng rực dưới ánh mặt trời. Nhưng có sức hấp dẫn hơn là Đồi Trinh Nữ. Đúng như tên gọi dưới cái nhìn của người có tâm hồn lãng mạn, bởi ngọn đồi cát này dù đứng ở góc độ nào, nhất là dưới ánh nắng ban mai hoặc lúc bóng ngả về chiều, có thể đó là một dáng nằm nghiêng của người con gái trong tư thế ẻo lả đang duỗi đôi chân trần, hoặc lúc tung xỏa mái tóc hồn nhiên vắt lên đồi ngực xuân thì…Gió biển ở đây không ngừng nghỉ, từng chặp thổi vào đã thay hình đổi dạng đồi cát bay Trinh Nữ với những gam màu, những đường nét huyền ảo lung linh. Người dân địa phương kể lại những ngày kháng chiến gian khổ, Bàu Trắng nằm trong phần đất chiến khu Lê Hồng Phong, lúc ấy bạt ngàn cánh rừng lá thấp, lùm bụi chập chùng với biết bao huyền thoại anh hùng, mưu trí đánh giặc và chống chọi cái nắng chát chúa, cát bỏng rang bên cạnh hồ nước hiền hòa này. Ngày nay khách xa gần đến đây đắm mình giữa cái không gian ngập đầy màu nắng hanh hao, đồi cát trắng chói chang như tương phản với hồ nước mênh mông, xanh trong nền trời vẫn cảm nhận được sự tĩnh lặng, êm đềm đến lạ lùng của cảnh quan thiên nhiên Bàu Trắng.

Quán bánh canh cua trước cổng chung cư 132 năm tuổi ở Sài Gòn- Quán nhỏ của bà Năm ở trước cửa chung cư Tôn Thất Đạm, qu...
13/11/2018

Quán bánh canh cua trước cổng chung cư 132 năm tuổi ở Sài Gòn

- Quán nhỏ của bà Năm ở trước cửa chung cư Tôn Thất Đạm, quận 1 níu chân khách bởi hương vị đậm đà của món ăn.
- Mới mở cách đây 5 năm nhưng quán của bà Năm đã có rất nhiều khách quen. Mọi người vẫn hay gọi người chủ quán khéo tay là dì Năm.

Địa chỉ này ghi điểm nhờ nước lèo đậm mùi hải sản, kèm theo đó là đồ ăn kèm đầy đặn. Theo bà chủ, quán lấy hải sản là tôm và cua từ vựa quen mỗi ngày. Các công đoạn bắt đầu từ khuya để kịp mở vào sáng sớm.

Quán nằm ở trước chung cư, bày đôi ba bộ bàn ghế cho khách ngồi. Bếp cũng được đặt gần đó. Chiếc tủ kính kê bên trên đựng những con tôm to đã được lột vỏ, một thau thịt cua, cá khiến ai đi ngang qua đều khó mà cưỡng lại.

Thực khách đến quán sẽ tìm chỗ ngồi rồi gọi món. Quán chỉ bán duy nhất món bánh canh. Bạn có thể gọi theo sở thích như bánh canh cua, bánh canh cá hoặc tô đầy đủ. Sau đó, tô bánh canh nóng hổi, có màu đỏ âu bắt mắt được bưng ra đặt trước mặt.

Nhưng đây là khi bạn có chỗ ngồi, vì quán thường xuyên đông vào khoảng từ 7h đến 7h30. Đến chậm, bạn phải ngồi chờ hoặc không còn nhiều sự lựa chọn

Suất ăn đầy đủ bao gồm thịt cua, một con tôm, giò gân và vài miếng chả cá. Nước lèo không sệt như thường thấy và nhanh nguội. Sợi bánh canh có màu trắng đục, mềm và không dai. Giá mỗi phần ăn lên đến 60.000 đồng nhưng quán vẫn đón nhiều khách mỗi buổi sáng.

Chị Thanh Ngọc (quận 3, TP HCM) là khách quen của quán, cho biết hương vị ở đây thu hút chị ngay lần đầu tiên thưởng thức. "Tôi thường đến đây ăn cùng gia đình. Lâu lâu cua không tươi lắm nhưng nhìn chung dì Năm nêm nếm rất vừa tay", chị Ngọc nhận xét.

Chủ quán có gốc ở miền Tây nên món bánh canh có phần hơi ngọt, hợp với khẩu vị người Nam nhưng nếu là du khách từ phía Bắc thì không hẳn sẽ yêu thích.

"Mình không hay ăn ngọt nhưng rất thích vị nước lèo của quán này. Dù phải chờ gần 20 phút mới được ăn nhưng vẫn cảm thấy vui", bạn Thùy Dung (Tân Bình, TP HCM) chia sẻ.

Quán chỉ bán buổi sáng, bạn đến khoảng 8h30 là không còn gì để ăn. Quán nằm cạnh đường có xe cộ qua lại thường xuyên. Khách đi xe đến có thể gửi ở bãi gần đó.

Nguồn: vnexpress.net

Suối Tôm Phú Thuận (Lâm Đồng)Suối Tôm thuộc thôn Phú Thuận thị trấn D’ran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng), giáp ranh vớ...
13/11/2018

Suối Tôm Phú Thuận (Lâm Đồng)

Suối Tôm thuộc thôn Phú Thuận thị trấn D’ran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng), giáp ranh với huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận), cách thành phố Đà Lạt khoảng 40km. Suối Tôm chảy quanh co giữa rừng, đổ qua những ghềnh đá tạo ra những con thác nhỏ - nước đổ như tiếng reo vui giữa chốn rừng hoang.

Đây là một trong những điểm nghỉ chân dã ngoại hấp dẫn vì suối Tôm vẫn giữ được vẹn nguyên vẻ đẹp thiên tạo vốn có với rừng già rậm rạp, thác nước nên thơ và những ghềnh đá rêu xanh…

Suối Tôm rất ít người biết đến vì chưa được đưa vào khai thác du lịch, chỉ có người địa phương nơi đây hoặc một số ít du khách thích phiêu lưu khám phá tìm đến để thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên trong lành.

Đến với suối Tôm bạn có thể thỏa sức tắm mát và dã ngoại hoàn toàn tự do. Bạn cũng có thể cắm trại, đốt lửa, bẫy thỏ, bắt tôm, cua, cá hoàn toàn không có dịch vụ thu phí.

Tuy nhiên vì đặc tính môi trường thiên nhiên rừng cây rậm, bạn cần thận trọng khi đốt lửa để tránh gây cháy lan rừng, xin hãy có ý thức và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.

Hy vọng đến với suốt Tôm bạn sẽ có được một cảm giác chinh phục thiên nhiên thật sự thoải mái và an lành…
Vẻ đẹp hoang sơ nhưng không kém phần nên thơ của suối Tôm hoà cùng không gian yên bình, mộc mạc của thị trấn D’ran, đang ngày càng thu hút khách phương xa tìm đến.

Từ Đà Lạt bạn có thể chọn 1 trong 2 lộ trình để đến điểm dã ngoại:

* Hướng Trại Mát – Cầu Đất – Đèo Dran – Đầu Đèo Ngoạn mục – Suối Tôm.
* Hướng đèo Preen – Ngã ba Phi nôm – Rẽ trái quốc lộ 27 – Thị trân Thạnh Mỹ - Dran – Suối Tôm.

Thời gian gần đây, núi Đại Bình (Bảo Lộc) là cái tên nổi lên nhiều nhất trong giới đam mê trekking. Đây là một điểm đến ...
12/11/2018

Thời gian gần đây, núi Đại Bình (Bảo Lộc) là cái tên nổi lên nhiều nhất trong giới đam mê trekking. Đây là một điểm đến còn mới mẻ, hoang vu, chưa có nhiều người và nhiều cung đường lên đến đỉnh núi. Đại Bình là một địa điểm lí tưởng để săn mây lúc bình mình và nhìn ngắm thành phố Bảo Lộc từ trên cao. Tuy vậy, nếu muốn gì thêm thì không có gì nổi bật ngoài một thung lũng những núi và núi, cây cối bao quanh. Không có gì ngoài đôi căn nhà nhỏ, những rẫy cà phê, nương dâu, đồi chè… Nhưng Núi Đại Bình vẫn khiến cho bạn có cảm giác bị chinh phục.

Núi Đại Bình nằm ở toạ độ: 11°29'36"N 107°48'26"E, thuộc Lộc Thành, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Đây là một trong những ngọn núi ở Tây Nguyên đang được rất nhiều bạn trẻ đam mê trekking yêu thích. Do có vị trí gần Sài Gòn, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tranh thủ leo núi Đại Bình trong chỉ 2 ngày nghỉ cuối tuần.

Núi Đại Bình có gì đặc biệt?

Núi Đại Bình có diện tích khoảng 5.000 héc ta. Nơi đây hiện đã được công nhận là rừng phòng hộ đầu nguồn. Núi có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển. Đặc điểm địa hình chủ yếu ở núi Đại Bình là các thung lũng nằm xen các sườn núi rất dốc.

Tuy là một ngọn núi không quá cao nhưng từ trên núi Đại Bình lại có cảnh quan nên thơ, hùng vĩ. Đường lên núi Đại Bình, ngoài những đồi trà xanh mướt hay đồi cà phê vào tháng 1 tháng 3 nở đầy hoa trắng tuyệt đẹp thì phía trên là những đồi cỏ tranh. Càng lên cao, càng hoang dã. Các loại thực vật bạn có thể bắt gặp còn là cây giang (thường dùng nấu món gà lá giang), cây sim, hồ tiêu, cây đót (làm chổi) và nhiều loài cây dây leo.

Tùy theo cung đường đi, đường lên núi thỉnh thoảng sẽ gặp suối nước, những vạt hoa dã quỳ và cả cầu treo rất thơ mộng. Tuy vậy cũng có những chỗ là các vạt đất đã bỏ hoang không còn canh tác nên đất rất xấu. Cảnh quan cũng vậy.

Leo núi Đại Bình, bạn sẽ được nhìn ngắm một thành phố Bảo Lộc xinh đẹp từ trên cao. Điều tuyệt vời hơn là bạn sẽ có những trải nghiệm độc đáo khi lên núi, ở lại cắm trại ban đêm. Buổi sáng hãy tranh thủ dậy thật sớm đón những tia nắng đầu ngày. Nhớ chuẩn bị máy ảnh để canh những bức ảnh đẹp của bình minh, săn mây. Thưởng thức một li cà phê thơm nồng đầy khói giữa buổi sáng sớm trên núi cũng là những khoảnh khắc vô cùng tuyệt vời.

Nên Leo núi Đại Bình vào mùa nào?

Để leo núi Đại Bình, bạn nên đi vào thời điểm mùa khô Tây Nguyên, tức từ khoảng tháng 10 – tháng 4. Đây là thời điểm tuyệt vời vì trời cao trong xanh, khô ráo, đường dễ leo.

Nếu đi vào những tháng còn lại vẫn được, tuy nhiên đi vào những ngày mưa thì đường kên núi sẽ rất cực. Trên đỉnh núi có gió rất to.

Leo núi Đại Bình bằng những cung đường nào?
Do là địa điểm mới nổi những năm gần đây, hiện chưa có những cung đường chính thức để leo lên núi Đại Bình. Phần lớn các cung đường leo núi Đại Bình đều do các phượt thủ tự mở. Đi đến đâu, mở đường đến đấy. Tuy nhiên cũng chính vì điều này nên leo núi này khá dễ lạc, bạn nhất định phải có người dẫn đường.

Không giống như núi Bà Đen hay Chứa Chan, đường lên núi Đại Bình không có đường xác định để đi theo, vô số ngã rẽ. Đường lên sẽ băng qua những rẫy cà phê, đồi trà của nông dân. Có một đường có thể đi lên gần tới đỉnh bằng xe máy. Đường rộng chỉ khoảng 0,5m, rất khó đi.

Các đường còn lại, khá ngoằn ngoèo, càng lên cao sẽ không còn đường mòn, phải chặt cỏ đi.

Có thể chinh phục núi Đại Bình bắt đầu từ nhiều hướng: xã Lộc Châu, đường 1-5 đối diện trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc, quốc lộ 55.. Tuy nhiên sau khi đi hết đường lớn sẽ rất dễ bị lạc trong mê cung các đường rẫy cafe, chỉ có thể đi những đường này khi có người bản địa dẫn đi.

Duy có một con đường tạm gọi dễ đi nhất là xuất phát từ đường Lam Sơn (cách nhà hàng Tâm Châu 1km về hướng đi Đà Lạt). Đi khoảng 2 km rẽ vào đường Chi Lăng, sau đó đi thẳng đường bê tông cho đến khi gặp đường đang rải đá thì rẽ vào. Đến khi hết đường sẽ bắt đầu xuất hiện đường đất, nếu trên đường đi có đi qua một cái cầu, và một cái hồ tức là vẫn đang đi đúng đường (có thể đi theo chỉ dẫn của google map).

Sau khi qua khỏi hồ, đi chừng vài trăm mét sẽ xuất hiện một ngã 3, (đến lúc này google map đã hết tác dụng). Bạn hãy nhìn lên đỉnh núi và bắt đầu định hướng cho mình. Cũng không quá khó để xác định, nhưng lúc này đường rất dốc và nhiều đá. Vượt qua được đoạn cuối này, bạn sẽ đến được chỗ có thể cắm trại và bắt đầu chiêm ngưỡng Bảo Lộc từ trên cao, đẹp vô cùng!

Di chuyển từ Sài Gòn đi Núi Đại Bình như thế nào?

Từ TP. Hồ Chí Minh, muốn đi leo núi Đại Bình ở TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng), bạn phải di chuyển lên TP. Bảo Lộc trước.

Từ TP. Hồ Chí Minh - Bảo Lộc có quãng đường khoảng 189 km. Có rất nhiều cách lên Bảo Lộc: xe máy, ô tô, máy bay.

Nếu đi máy bay, bạn bay chuyến của Vietjet, Jetstar hoặc Vietnam Airlines lên sân bay Liên Khương (ở Đức Trọng Lâm Đồng), sau đó đi xe ôm, taxi hoặc xe đò xuống Bảo Lộc.

Nếu đi ô tô, bạn có thể mua vé hoặc đặt xe các chuyến xe TP. HCM - Bảo Lộc và ngược lại. Thời gian di chuyển tầm 4,5 - 5 tiếng. Các chuyến xe khởi hành rải rác từ sáng tới chiều. Giá vé từ 150.000đ - 250.000đ. Có cả xe Limousine cho bạn lựa chọn.

Sau khi đến Bảo Lộc bạn có thể chọn cách chinh phục núi Đại Bình bằng xe máy, xe đạp ( X-game) hoặc trekking theo cung đường đã nêu trên.

Với xe máy hoặc xe đạp, đến khi gần hết đường có thể chạy xe, bạn hãy tìm nhà dân và gửi xe ( nếu có ý định cắm trại qua đêm), hoặc không chỉ cần khóa cổ lại, lên núi ngắm cảnh chán chê rồi xuống lấy xe

Còn nếu muốn trải nghiệm cảm giác trekking thực sự, hãy tìm một người bản địa biết đường, họ sẽ dẫn bạn đi theo những con đường mòn, vượt qua các rẫy cà phê, đồi trà bạt ngàn, môt cảm giác hoàn toàn khác lạ so với các đỉnh núi nổi tiếng khác.

Sau khi đến Bảo Lộc bạn có thể thuê xe máy vào chân núi.

Nếu đi xe máy:

Bạn có thể khởi hành từ Sài Gòn bằng 2 cung đường. Một là Quốc lộ 20 và một là qua Long Thành - Dầu Giây/ĐCT01 và QL20. Thời gian di chuyển bằng xe máy khoảng hơn 4 tiếng, tùy tốc độ di chuyển của bạn.

Có những ngày núi Đại Bình - Bảo Lộc khiến những kẻ nhiếp ảnh không muốn trở về phố thị.
12/11/2018

Có những ngày núi Đại Bình - Bảo Lộc khiến những kẻ nhiếp ảnh không muốn trở về phố thị.

4  KHỐI ĐÁ KHỔNG LỒ NHẤT VIỆT NAM MÀ BẠN PHẢI CHẠM TAY.Dù với kích thước nào thì 4 khối đá khổng lồ này ở Việt Nam vẫn l...
08/11/2018

4 KHỐI ĐÁ KHỔNG LỒ NHẤT VIỆT NAM MÀ BẠN PHẢI CHẠM TAY.

Dù với kích thước nào thì 4 khối đá khổng lồ này ở Việt Nam vẫn là những điểm đến thách thức lòng can đảm và sức khỏe của dân đam mê xê dịch.

1. Cực Đông mũi Đôi, Khánh Hòa

Là điểm đón mặt trời đầu tiên trên dải đất hình chữ S, mũi Đôi chính là điểm cực Đông của Việt Nam. Nằm tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, mũi Đôi được rất nhiều người lựa chọn cho chuyến chinh phục của mình. Thách thức lớn nhất nhưng cũng thú vị nhất khi bạn chinh phục cực Đông đó là được trải nghiệm mọi loại địa hình trên suốt 8 km hành trình: từ đi bộ đường mòn, leo đồi cát, nhảy ghềnh đá hay len lỏi trong những khu rừng.

Cả chặng đường cuối cùng là ghềnh đá với hàng trăm tảng đá lớn nhỏ với hình thù kỳ lạ, xếp chồng lên nhau đủ mọi tư thế. Đoạn này đòi hỏi bạn phải vận dụng mọi kỹ năng vận động: bò, trườn, leo men theo từng bờ đá, hay nhảy từ tảng đá này qua tảng đá kia. Tất cả đều đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và tập trung cao độ. Có những tảng đá khổng lồ đến nỗi bạn không thể làm cách nào khác để vượt qua ngoài việc chui qua khe hở được tạo nên giữa các kẽ đá chỉ vừa lọt một thân người.
Mốc cực Đông của Tổ quốc được gắn trên một tảng đá lớn cao gần 10m, đây chính là thử thách cuối cùng bạn muốn chạm đến khi quãng đường trước đó đã vắt gần như kiệt sức người đi.

2. Đỉnh Đá Bia, Phú Yên

Núi Đá Bia, tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian gọi là núi Ông, là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy núi Đèo Cả, hiện ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên. Sau 3 tiếng leo núi, với quãng đường dài hơn 2km, xuyên qua những cánh rừng sẽ chạm được khối đá bia. Khối đá cao hơn 76m, hình thù kỳ dị lạ thường. Tính luôn chiều cao của núi thì núi Đá Bia cao khoảng 700m so với mực nước biển

Không những Ðá Bia có một lịch sử của ngàn xưa mà đây còn là một thắng cảnh tuyệt đẹp. Ðường lên đỉnh Ðá Bia có nhiều trạm nghỉ để du khách dừng chân chiêm ngưỡng phong cảnh. Phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng du khách sẽ thấy non xanh nước biếc, làng mạc, quê hương như một bức tranh hùng tráng. Nhìn xuống phía Đông, Vũng Rô hiện ra phẳng lặng, huyền ảo dưới những đám mây bồng bềnh. Hướng Tây đường lên đèo Cả như những dấu hỏi, dấu ngã, những nét vẽ ngoằn ngoèo ngộ nghĩnh. Từ quốc lộ 1A những khúc quanh Hảo Sơn như những nét chấm phá tương phản với biển, hồ, với dòng Bàn Thạch loang nước. Thỉnh thoảng hiện ra những ô ruộng mới sạ vuông vắn của cánh đồng bát ngát dưới chân núi.

3. Đỉnh Lu Bu, Lâm Đồng

Núi Lugu còn có nhiều tên khác như núi Lu Bu, Lú Mu... Núi có độ cao 1.079m, trên đỉnh có một đỉnh đá lớn có thể nhìn thấy rõ từ QL20 gọi là đỉnh Lu Bu. Đây là ngọn núi cao nhất vùng Đạ Huoai thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đứng dưới chân núi, đỉnh Lu Bu hiện ra mờ ảo sau một làn mây trắng.

Muốn lên đỉnh phải băng qua ba ngọn đồi nằm dài nối tiếp nhau. Đây là những ngọn đồi với các tán rừng nguyên sinh vẫn còn đậm nét nên thu hút được sự tò mò khám phá của nhiều đoàn du khảo nước ngoài. Cuộc hành trình băng qua nhiều con suối, trong đó có suối Lạnh. Nước ở đây trong, mát lạnh lạ thường và trở thành nguồn nước uống chính cho người đi rừng. Vất vả gần sáu giờ leo núi với không dưới bốn lần nghỉ chân mới đến được đỉnh Lu Bu. Một khối đá to cao gần 80m chót vót ngay trên đỉnh núi sẽ làm thỏa lòng mong đợi của du khách.

4. Bức Tường Việt Nam, hang Sơn Đoòng

Hang động Sơn Đoòng, Quảng Bình được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới. Trong hang động có những thạch nhũ với cột đá cao hàng chục mét bên cạnh dòng suối và thác nước tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, kỳ diệu. Sự khác biệt về nhiệt độ trong và ngoài hang đã tạo ra lớp sương mờ bao phủ bên trong. Khi bước chân lên những mỏm đá đang phủ sương trắng, du khách sẽ ngỡ đang lạc lối vào chốn thần tiên nào đó. Ngoài ra, hệ động thực vật ở đây cũng rất phong phú, trong đó nhiều loài quý hiếm.

Trên hành trình khám phá hang Sơn Đoòng, "Bức Tường Việt Nam" được nhắc đến nhiều lần mỗi khi nói về hang động lớn nhất thế giới nhưng hình thù của danh xưng này vẫn còn là điều bí ẩn đối với nhiều người. Bức Tường Việt Nam là phần núi đá đứt gãy được hình thành trong quá trình kiến tạo địa chất của vỏ trái đất để tạo nên hang Sơn Đoòng. Đây chính là điểm cuối của hành trình khám phá hang động lớn nhất thế giới và cũng là bức tường đá khổng lồ kéo dài hàng trăm mét. Điểm cao nhất của bức tường khoảng hơn 80m. Những điểm có độ cao trung bình thường từ 50 - 60m.

(Sưu tầm)

Chẳng để ý nhưng chợt nhận ra, từ lâu lắm, tôi yêu những cánh hoa hoang dại này, những bông hoa vàng rực rỡ báo hiệu một...
30/10/2018

Chẳng để ý nhưng chợt nhận ra, từ lâu lắm, tôi yêu những cánh hoa hoang dại này, những bông hoa vàng rực rỡ báo hiệu một mùa khô sắp đến, một mùa đông lại về. Duy nhất một mùa hoa và hơn hai mươi mùa hoa đi qua tôi vẫn chưa lần nào được trở về đây vào đúng dịp; nhưng cái màu vàng ấm áp, cái sức sống mãnh liệt cùng vẻ đẹp mộc mạc đã luôn ngự trị trong tôi, vẫn luôn day dứt, vẫn thầm nhắc nhở…

Và hôm nay, tôi quay về. Về để ngắm những bông hoa màu nắng, về để nghe gió núi và hoa hòa vang bản tình ca muôn thưở, về để tìm chút khoảnh khắc tĩnh lặng trong tâm hồn, để hồi tưởng về những ngày đã qua và tận hưởng giai điệu du dương của bài hát xưa cũ!

KHÁM PHÁ NÚI LU BU - LÂM ĐỒNGCùng với những ngọn núi thiêng như: Yên Tử, Nghĩa Lĩnh, Côn Sơn… ở miền Bắc hay Thiên Cấm s...
29/10/2018

KHÁM PHÁ NÚI LU BU - LÂM ĐỒNG

Cùng với những ngọn núi thiêng như: Yên Tử, Nghĩa Lĩnh, Côn Sơn… ở miền Bắc hay Thiên Cấm sơn (An Giang), núi Bà Đen (Tây Ninh) Tà Cú (Phan Thiết), Lang Biang (Đà Lạt)… ở miền Nam, ngọn núi hoa cương Lú Mu là nơi hội đủ những yếu tố “địa linh” mà thiên nhiên đã tích tụ và thiên tạo từ hàng vạn năm qua. Từ lâu, người dân ở xã Đạmri đã xem ngọn núi Lú Mu là thánh địa của các vị thần, là nơi thực hành tâm linh.

Núi Lú Mu còn có nhiều tên gọi khác nhau như Lu Bu, Lugu…Nằm ở độ cao 1.079m, ngọn núi này được mệnh danh là “nóc nhà” của huyện Đạ Huaoi. Trên đỉnh có một đỉnh đá lớn có thể nhìn thấy rõ từ QL20.

Dù chưa được nhiều du khách biết đến nhưng ngọn núi hoa cương ở xã Đạmri này có ý nghĩa quan trọng về văn hoá tinh thần của người dân trong vùng, hơn thế nó còn được xem là đỉnh thiêng của vùng cận Đông Nam bộ.

Để lên được đỉnh núi Lú Mu, du khách phải băng qua 3 ngọn đồi, vượt qua nhiều con suối và men theo con đường mòn quanh co, hiểm trở và phải mất 5 giờ đồng hồ mới lên đến ngọn núi hoa cương trên đỉnh núi. Theo người dân ở đây, tảng đá hoa cương sừng sững ngự trên đỉnh núi có chiều cao hơn 200m, để đi hết một vòng quanh tảng đá phải mất nhiều giờ đồng hồ. Đứng từ đỉnh núi bạn có thể chiêm ngưỡng những ngọn đồi với những tán rừng nguyên sinh vẫn còn đậm nét nên thu hút được sự tò mò khám phá của khá nhiều đoàn du khảo nước ngoài. Thiên nhiên ở đây thật hùng vĩ, cảnh núi non, rừng cây phủ kín, tiếng kêu hoang dại của muông thú... Đâu đó tiếng rì rào của thác, những làn hơi nước bốc lên tựa như những đám mây mờ ảo... Tất cả hoà quyện vào nhau tạo thành một cảnh tượng tuyệt mỹ, một bản hùng ca hùng vĩ của núi rừng.

Từ trên đỉnh núi, bạn có thể nhìn bao quát quốc lộ 20 nối TP. Hồ Chí Minh với Đà Lạt. Yếu tố phong thuỷ cùng những huyền thoại đẹp xung quanh ngọn Lú Mu từng được bác sĩ Paul Néis kể lại trong nhật ký thám hiểm của mình sau hành trình tìm về thượng lưu sông Đồng Nai năm 1880: “... Đỉnh núi hoa cương Lú Mu gần Đạmri ngày xưa là một hòn núi rất lớn. Đỉnh núi mọc đầy chuối quả ngon. Dân cư trong vùng đến hái quả, nhưng một con quỷ khổng lồ vồ họ và ăn thịt hàng trăm người. Không biết cách nào để chống trả, người Thượng vội đi kêu cứu người Khmer. Người Khmer đến và đào trong núi một lỗ sâu đến tận trung tâm, rồi chất bông và thuốc nổ, châm lửa đốt. Núi vỡ ra thành 7 mảnh nghiền nát con quỷ khổng lồ. Núi Chứa Chan, Da-bakna và những mô đất ở phía sau làng Dong-ly là những mảnh của núi này. Sau khi nghe kể chuyện, chúng tôi có dịp đến nơi nhưng nhận thấy các địa điểm này được coi như chốn linh thiêng, người Thượng không bao giờ dám đến gần…”

Lú Mu là ngọn núi thiêng liêng có từ ngàn xưa. Dưới lăng kính phong thuỷ, địa thế của ngọn núi là nơi “thuỷ tụ” và là nơi có thế “long bàn hổ cứ” (rồng cuộn hổ ngồi). Có nghĩa là: rồng cuộn khúc quay đầu nhìn lại và cọp (ngồi trên đồi cao) rống vang để hình dung địa thế hùng tráng, linh thiêng.

Đặc biệt, từ trên ngọn núi Lú Mu có mạch nước ngầm chảy xuống đồng bằng, tạo thành dòng suối uốn lượn theo triền núi mà người dân quanh vùng gọi là suối Hạ Sanh. Theo dòng chảy từ thượng nguồn, suối tạo nên nhiều dòng thác lớn nhỏ khác nhau. Đến gần chân núi, dòng suối chảy qua một khe đá lớn tạo nên một dòng thác tuôn chảy rất mạnh, tạo thành một bãi tắm rất tuyệt vời, với nhiều khoáng chất tinh khiết. Người dân nơi đây cho rằng, những ai có bệnh tật hay mệt mỏi trong người, thường xuyên tắm suối này sẽ được khoẻ mạnh và sảng khoái.

Tương truyền cứ mỗi độ xuân về, cư dân nơi đây cùng các cộng đồng dân tộc anh em từ các nơi xa xôi cũng lục đục kéo về vùng đất ở đỉnh núi Lú Mu này để cùng nhảy múa quanh đống lửa, trình diễn những vũ điệu thần linh, bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các thần linh đã giúp họ có được một năm mùa màng bội thu và chuẩn bị cho một năm mới nhiều tốt lành. Để đến và tham dự lễ hội dưới chân núi Lú Mu, các bộ tộc phải băng rừng lội suối, vượt qua những gian khổ trong suốt hành trình với một tinh thần quả cảm như minh chứng cho sự tôn kính của họ đối với thần linh của núi Lú Mu. Với họ, đó là một trải nghiệm, vượt qua mọi thách thức của cuộc sống, cũng như nhận được chìa khoá để đến nguồn suối thiêng hầu tắm gội hết bụi trần trước khi vào lễ hội…

Nếu ai đó có chút phiêu linh hay nhìn ngọn núi bằng một chiêu cảm tâm linh thì người đó không chỉ thấy đủ cả ba chiều lập thể với áng mây vờn mà còn có thêm một chiều thứ tư sâu thẳm, đó là sự thần bí ngự trị trên đỉnh núi. Những điều mà ta cho là mơ hồ như sự tồn tại của thần thánh hoặc những cuộc hành hương vô hình của các đấng siêu phàm lướt qua các đỉnh núi… là điều hiển nhiên đối với chốn này.

22/09/2018

Demo nhẹ!

Do đang thực hiện dự án thiện nguyện Lăn Bánh Ước Mơ ( Tặng sân chơi làm từ lốp xe hơi cũ, do quý anh em, bằng hữu chung...
07/08/2018

Do đang thực hiện dự án thiện nguyện Lăn Bánh Ước Mơ ( Tặng sân chơi làm từ lốp xe hơi cũ, do quý anh em, bằng hữu chung tay thực hiện tại Kon Tum nên tạm thời Trang Bước Chân Khám Phá tạm dừng đăng bài và tổ chức các chuyến du lịch bụi.
Sau khi hoàn tất bàn giao sân chơi sẽ triển khai trở lại.
Cảm ơn anh em gần xa đã quan tâm theo dõi.
Hẹn gặp lại.

Lễ hội Nhiàng chầm đao của người Dao Quần Chẹt ở Tuyên QuangDân tộc Dao Quần Chẹt ở Tuyên Quang cư trú chủ yếu ở các xã ...
16/07/2018

Lễ hội Nhiàng chầm đao của người Dao Quần Chẹt ở Tuyên Quang

Dân tộc Dao Quần Chẹt ở Tuyên Quang cư trú chủ yếu ở các xã Thanh Phát, Hợp Hòa, Kháng Nhật, Phú Lương, huyện Sơn Dương. Trong văn hóa truyền thống người Dao Quần Chẹt có lễ Nhiàng chầm đao (nghĩa là Tết nhảy). Đây là một nghi lễ thể hiện những quan niệm về tín ngưỡng và được duy trì từ lâu đời trong đời sống văn hóa tâm linh của người Dao Quần Chẹt.
Nhiàng chầm đao (Tết nhảy) được thực hiện trong thời gian ba năm liên tục, khi gia đình đã đủ điều kiện để có được bộ tranh thờ Tam Thanh. Năm thứ nhất (Tà dất nhảng nhặn nòi muội): Trước khi làm lễ, gia đình nhờ thầy cúng xem ngày tốt để làm lễ và nhờ thầy cúng, một số nam thanh niên giúp gia đình nhảy luyện âm binh trong khi thực hiện nghi lễ. Các đồ như gươm giáo, đao, dao, búa để luyện âm binh được làm từ hôm trước khi làm Tết nhảy. Thời gian làm Tết nhảy thường vào tháng Chạp, gia đình sẽ kết hợp làm lễ cúng tổ tiên để trả ơn, báo với tổ tiên đã hết năm cũ và xin được phù hộ cho một năm mới mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh. Ngày làm lễ sẽ cúng tết vào buổi chiều, đến đêm thì bắt đầu làm Tết nhảy. Bắt đầu lễ cúng, thầy cả khấn xin thần thánh cho phép để treo tranh thờ và lập đàn cúng.

Đối với người Dao Quần Chẹt, trong quan niệm về tổ tiên được chia thành các thứ bậc, cao nhất là Hương hỏa, sau đó đến Thượng tổ, rồi đến Trung tổ và cuối cùng là Hạ tổ. Khi thực hiện các nghi lễ cúng tổ tiên, Hương hỏa được cúng trên bàn ham còn Thượng tổ, Trung tổ và Hạ tổ được lập thành các đàn cúng riêng ở giữa nhà, trước bàn ham. Trước khi thực hiện lễ Nhiàng chầm đao, thầy cúng khấn mời tổ tiên về chứng lễ báo hết năm, lời cúng đại ý, nay con cháu mổ lợn, gà, làm bánh…để trả ơn tổ tiên đã phù hộ trong suốt cả năm…Lễ trả ơn này đã được con cháu hứa trong lễ khai xuân từ đầu năm, nay trả lễ. Đồng thời khấn báo với tổ tiên viêc con cháu đã chọn được ngày tốt làm lễ Nhiàng chầm đao năm đầu tiên để nhảy múa báo cho Thượng tổ biết, gia đình đã hoàn tất được các thủ tục để có bộ tranh thờ, xin tổ tiên phù hộ cho con cháu có điểm gì xấu thì tổ tiên cởi bỏ, để con cháu không bị va vấp. Cúng tết Nguyên đán xong, hai thầy cúng và thầy đồng được nhờ làm Tết nhảy chuẩn bị làm lễ. Thầy cúng mặc áo thầy rồi lên hương, sắp oản,dao, kiếm để cúng thần thánh của thầy xin được làm Tết nhảy. Thầy đồng nhập đồng, báo biến xem gia đình làm việc này có vướng mắc gì không. Sau đó thầy cúng giả lễ cho Tam Thanh và chuẩn bị nhảy toong sâu.

Nhảy toong sâu diễn ra suốt cả đêm, nhảy bảy lần (lần thứ bảy nhảy ba lần, mỗi lần lại nhảy hai lần) và một lần múa ba ba (múa một lần âm và một lần dương). Lần nhảy múa thứ nhất được gọi là lạm miên, được thực hiện để động viên âm binh. Nghi lễ do hai thầy cúng và thanh niên trong làng đến giúp nhảy múa, khi nhảy múa, nhạc cụ được sử dụng là chuông, chũm chọe, cháo. Lần thứ hai là sấp peng, thầy cúng và các thanh niên cầm kiếm,, đao, búa…múa để đưa quân binh đi tập luyện. Lần múa thứ ba được lặp lại như lần thứ nhất, để tiếp tục động viên âm binh. Đến lần nhảy múa thứ tư được gọi là pịa peng do hai thầy cúng và thanh niên (không khống chế số lượng) thực hiện với ý nghĩa là chiêu âm binh về. Lần thứ năm lại được thực hiện như lần thứ nhất và lần thứ ba. Đến lần thứ sáu, thầy cúng và các thanh niên cầm kiếm múa như lần thứ hai để đưa âm binh đi luyện tập. Lần thứ bảy và cũng là lần cuối cùng, việc nhảy múa được kết hợp giữa nhảy múa lạm miên và sấp peng, pia peng theo trình tự khi sáu lần nhảy múa trên đã thuần thục để động viên âm binh, đưa quân binh đi luyện tập.

Trong những lần nghỉ giữa các lần nhảy múa, thầy đồng sẽ nhập bất kỳ vào lần nghỉ nào thì thầy và các thanh niên phải nhảy múa chạy ba ba (pẻo lộ). Khi thầy đồng nhập đồng tức là lúc đó thầy sẽ gọi được tổ tiên về để báo cho con cháu biết trong quá trình làm lễ đã làm đúng hay chưa, có còn thiếu sót gì không. Khi nhập đồng phải đặt một chiếc nia giữa nhà, tượng chưng là xe đưa đón tổ tiên, thầy xin âm dương nếu được âm thì phải nhảy ba ba âm, xin được dương thì phải nhảy ba ba dương, nhưng trong nghi lễ bắt buộc phải xin được một lần nhảy âm, một lần nhảy dương. Nếu xin âm dương có trở ngại, theo quan niệm là chưa được thần thánh, tổ tiên cho phép thì phải bắc cầu ở giữa cửa để thần thánh, tổ tiên về. Để nhảy múa chạy ba ba, thầy cúng phải chọn trong những thanh niên đến giúp mỗi họ một người, những người đó gia đình phải có Tổ già, đã qua các nghi lễ vun tổ. Kết thúc nhảy múa, hai thầy mặc áo dân tộc để nhảy múa Chu lui phảo tầm tồng. Bài múa này là để tạo cảm giác vui nhộn cho các thầy cúng chuẩn bị cúng lên Đại đồng. Để cúng lên Đại đồng, lễ cúng có 2 chõ oản và một hũ rượu để thầy cúng mời Tam Thanh, Hương hỏa, các thánh xuống ăn bánh, uống rượu hòa nhập Đại đồng, cùng chia vui, uống rượu và phù hộ cho con cháu. Sau đó, thầy cúng và hóa vàng, bạc cho Tam Thanh, Hương hỏa, các thánh. Cúng và hóa vàng, bạc xong, thầy cúng cùng 2 thanh niên cầm 1 cm lúa tượng chưng hóa thành lương thực, 1 chiếc chiếu tượng chưng hóa thành chăn chiếu, 1 chiếc thắt lưng tượng chưng hóa thành quần áo, nhảy múa dâng các vật đó cho Tam Thanh. Sau đó các thầy làm phép xin thần thánh thu tranh thờ. Thu tranh thờ xong, thầy cúng làm lễ cúng “ma” ở miếu của làng, tạ ơn thần thánh, tổ tiên và cầu xin cho gia đình mọi người đều khỏe mạnh.
Đến năm thứ hai (tết nhảy được gọi là tà nhậy nhảy y nòi muôn). Thời gian, trình tự nghi lễ được gia đình làm như năm thứ nhất, nhưng nhảy múa toong sâu diễn ra theo trình tự như năm thứ nhất nhưng làm 2 lần. Việc này có ý nghĩa khi năm thứ 2 quân binh của thánh thần sẽ được luyện tập cứng cáp hơn năm thứ nhất.
Tết nhảy năm thứ ba (tà pham pua nòi muôn) diễn ra trình tự như năm thứ nhất, thứ hai nhưng khi nhảy múa toong sâu sẽ thực hiện ba lần. Việc này có ý nghĩa là quân binh của thánh thần sẽ được luyện tập cứng cáp, thuần thục. Sau khi làm lễ cúng để thánh thần, tổ tiên hòa nhập Đại đồng, các thầy cúng sẽ thực hiện nghi lễ mời Ngọc Hoàng xuống chứng kiến việc làm lễ tết nhảy (Nhiàng chầm đao) của gia đình. Trình báo với Ngọc Hoàng việc gia đình đã làm xong lễ Tết nhảy, từ nay đã có gốc để mọi người biết, xin Ngọc Hoàng phù hộ cho các thành viên trong gia đình mạnh khỏe, làm ăn khấm khá. Sau đó thầy cả bắc cầu (làm bằng dải vải) để làm lễ chịu béo vần chuộc hồn lúa, cầu cho gia đình khi gieo hạt nhanh nảy mầm, gốc lúa sẽ tốt, nắng hạn đến mấy thì lúa vẫn xanh tươi, mùa màng bội thu.
Lễ Nhiàng chầm đao được thực hiện khi gia đình đã phải trải qua những nghi lễ đã được đồng bào tự quy định, khẳng định sự kính trọng đối với tổ tiên, nhắc nhở con cháu luôn nhớ về tổ tiên, nguồn cội của mình. Ngoài những yếu tố tâm linh, nghi lễ chứa đựng những nét văn hóa dân gian trong các điệu múa, cùng với những yếu tố riêng thể hiện trên trang phục, nhạc cụ…làm cho Nhiàng chầm đao trở thành một nghi lễ mang đậm nét văn hóa đặc sắc của người Dao Quần Chẹt. Từ trong truyền thống xa xưa cho đến nay, lễ Nhiàng chầm đao được duy trì, nay không làm Nhiàng chầm đao (tết nhảy) lên tục trong 3 năm mà làm gộp vào một năm và làm trong ba ngày, một số thủ tục liên quan đến nghi lễ đã được rút gọn, những vẫn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của người Dao Quần Chẹt.

Nguồn: dulichtuyenquang.gov.vn

Address


Telephone

0909250363

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when BƯỚC CHÂN KHÁM PHÁ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Travel Agency?

Share