Hành Hương Xứ Phật

  • Home
  • Hành Hương Xứ Phật

Hành Hương Xứ Phật Chia sẽ những điểm đến hành hương cho cộng đồng. Chia sẽ các điểm hành hương đến với các bạn

Chùa Tianning – ngôi chùa cao nhất trên thế giớiVới chiều cao 504,6 feet (157,5 m), chùa 13 tầng Tiannin là ngôi chùa ca...
09/10/2015

Chùa Tianning – ngôi chùa cao nhất trên thế giới

Với chiều cao 504,6 feet (157,5 m), chùa 13 tầng Tiannin là ngôi chùa cao nhất thế giới. Loại gỗ vô cùng bền chắc được mang về từ Miến Điện và 75 tấn đồng cùng vàng đã được sử dụng trong việc xây dựng công trình đáng kinh ngạc này. Chùa Tianning cao hơn 7,2 m so với kim tự tháp Khufu ở Ai Cập và có một cái chuông đồng khổng lồ nặng 30 tấn mà tiếng vang của nó có thể xa tới hơn 5 km.

Chùa Vô Lượng Thọ-Nhật Bản
14/06/2015

Chùa Vô Lượng Thọ-Nhật Bản

Thành phố Nara (Nara-shi) thuộc tỉnh Nara ở vùng Kinki của Nhật Bản. Nara hiện tại nằm trên khu vực của kinh đô Heijo-ky...
02/06/2015

Thành phố Nara (Nara-shi) thuộc tỉnh Nara ở vùng Kinki của Nhật Bản. Nara hiện tại nằm trên khu vực của kinh đô Heijo-kyo được thành lập vào năm 710. Thành phố này đẹp và nổi tiếng nhất Nhật Bản trong thời kỳ trước ăm 784, khi thủ đô của Nhật được chuyển đến nơi khác. Lịch sử Nhật Bản gọi thời này là thời kỳ Nara.
Tên chính thức của thủ đô thời đó được gọi là Heijo-kyo, nhưng còn được gọi là thủ đô Nara có lẽ còn do vị trí của thành phố. Cố đô Nara rất nổi tiếng với các kiến trúc độc đáo của các ngôi chùa. Khi đến Nhật bạn không thể nào không ghé thăm thành phố Nara này.
Bức tường bao quanh thành phố dài khoảng 4,3 km từ phía Đông đến Tây, và 4,8 km từ phía Bắc đến Nam. Một con đường rộng được thiết kế theo kiểu Trung Hoa, rộng khoảng 80 m chạy từ phía Bắc đến Nam ở giữa khu vực trung tâm. Con đường này chạy đến cung điện Heijo, khu vực mà vua và các văn phòng trung ương được đặt ở đó.

Vào thời Nara, đạo Phật được mạnh mẽ. Nhiều ngôi chùa lớn đã được dựng xây. Vì người dân họ nghĩ việc xây dựng xây dựng những ngôi chùa lớn thờ Phật này sẽ bảo vệ được vua và nước Nhật. Lúc bấy giờ, Nhật có quan hệ rất tốt với Trung Quốc, nên thành phố Nara đã tiếp thu những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của thời Đường. Trên những ngôi chùa ta vẫn thấy đâu đó dáng dấp những công trình xây dựng, nghệ thuật, điêu khắc... độc đáo của Trung Quốc. Đến ngày nay, nhưng kiến trúc này được xếp vào tài sản quốc gia của đất nước hoa anh đào.

Tháng 12 năm 1998, Ủy ban Di sản thế giới đã công nhận một số khu vực và những kiến trúc lịch sử của Nara, gồm cả di tích của các cung điện, rừng cây, chùa chiền... là di sản văn hóa thế giới.
HVU

Chùa Big Wild GooseNằm ở Tây An, một trong bốn thủ đô cổ đại của Trung Quốc, chùa Big Wild Goose là một biểu tượng của v...
09/04/2015

Chùa Big Wild Goose

Nằm ở Tây An, một trong bốn thủ đô cổ đại của Trung Quốc, chùa Big Wild Goose là một biểu tượng của văn hóa Trung Quốc đồng thời cũng là một nơi linh thiêng dành cho các Phật tử. Nó được coi là một kiệt tác của kiến trúc Phật giáo nhờ vào phong cách đơn giản nhưng đầy lôi cuốn của nó. Cái tên “Big Wild Goose” (con ngỗng trời lớn) xuất phát từ một truyền thuyết cũ nói rằng một con ngỗng trời bị gãy cánh và rơi vào vị trí của ngôi chùa, ngay khi một nhóm các nhà sư Phật giáo đang cầu nguyện Bồ Tát cung cấp một chút thực phẩm cho họ. Với chiều cao 211,6 feet (67m), chùa Big Wild Goose có thể nhìn thấy từ khá nhiều ở tất cả các khách sạn tại Tây An, do đó bạn không phải lo lắng về việc tìm kiếm ra nó.

Chùa Sakayamuni - Trung QuốcNgôi chùa cổ xưa nhất được làm hoàn toàn bằng gỗ ở Trung Quốc hiện nay, chùa Sakayamuni ban ...
25/02/2015

Chùa Sakayamuni - Trung Quốc

Ngôi chùa cổ xưa nhất được làm hoàn toàn bằng gỗ ở Trung Quốc hiện nay, chùa Sakayamuni ban đầu là một ngôi đền lớn, được xây dựng dưới thời nhà Liêu. Trong suốt 900 năm tồn tại, công trình cao 221 feet (66,5 m) này nhiều lần được xây dựng lại và chịu đựng vô số những trận động đất cực mạnh. Tên của ngôi chùa bắt nguồn từ bức tượng khổng lồ của vị Phật Sakayamuni, được đặt bên trong tầng tháp đầu tiên.

Chùa Liuhe - Trung QuốcTheo nghĩa đen có nghĩa là "Chùa 6 nốt nhạc hoà âm", kỳ quan kiến trúc này nằm ở chân đồi Yuelun ...
23/02/2015

Chùa Liuhe - Trung Quốc
Theo nghĩa đen có nghĩa là "Chùa 6 nốt nhạc hoà âm", kỳ quan kiến trúc này nằm ở chân đồi Yuelun ở Hàng Châu, Trung Quốc. Được đặt tên theo 6 pháp lệnh Phật giáo, chùa Liuhe lần đầu tiên được xây dựng trong suốt thời đại nhà Tống ở phương Bắc (từ năm 960 đến 1127 sau CN), để ngăn chặn những dòng thủy triều lớn ở cửa sông Qiangtang. Ngôi chùa có hình bát giác được xây dựng hoàn toàn từ gạch và gỗ, có độ cao 196 feet (tương đương 60m). Từng tầng của toà bảo tháp cao 13 tầng này được trang trí với những bức tranh vẽ và chạm khắc rất độc đáo của những loài hoa cũng như muôn loài động vật, chúng có thể được kết nối với nhau thông qua một hệ thống cầu thang xoắn ốc ở bên trong.

Royal Grand Hall - Hùng Nghiêm Đại Điện Phật Giáo ở Quận hạt Hyogo, Nhật Bản dường như sẽ phá nhiều kỷ lục trên thế giới...
12/02/2015

Royal Grand Hall - Hùng Nghiêm Đại Điện Phật Giáo ở Quận hạt Hyogo, Nhật Bản dường như sẽ phá nhiều kỷ lục trên thế giới. Hyogo, Japan - Sau nhiều năm và hai lần thất bại, Dr. Kyuse Enshinjoh, tu sĩ sáng lập giáo phái Phật Giáo Nenbutsushu, đã tìm thấy khu đất phù hợp cho một ngôi chùa theo mong ước của ông, và những tín đồ cũng như các thành viên cùng nỗ lực hiện thực ước mơ của vị lãnh đạo tâm linh của họ.

Tọa lạc ở trung tâm Nhật Bản trong vành đai Công Viên Quốc Gia Seto Inland Sea , 148 ha đất được vây bọc chung quanh bởi 8 ngọn núi, thành hình một đóa sen tám cánh. Truyền thuyết về khu vực này được biết đến qua danh xưng "Thung Lũng Mãng Xà".
Căn cứ theo nhà sư Shinku Miyagawa, một tu sĩ cao hạ trong giáo phái, Dr. Enshinjoh có một giấc mộng liên quan đến truyền thuyết này. Ông mộng thấy vô số mãng xà bò đầy khắp mặt đất trong tia ánh sáng đầu tiên của buổi bình minh. Mãng xà vương, mình cuộn tròn, bất thình lình ngóc đầu lên và đảnh lễ. Rắn nói "Chúng tôi hoan nghinh Ngài. Đã lâu lắm rồi, chúng tôi chờ đợi ngày này xảy ra. Đối với Ngài, chúng tôi sẵn sàng chuyển giao mảnh đất mà chúng tôi đã bảo vệ bằng sinh mệnh của chúng tôi. Xin hãy sử dụng mảnh đất này. Chúng tôi xin cam kết sẽ bảo vệ nó mãi mãi.'
Rồi đoàn quân rắn tan hàng. Enshinjoh một mình đứng giữa trời đất mênh mông, chung quanh là núi non xanh biếc và ánh sáng chan hòa.
Biểu tượng của sự bảo vệ trong Phật Giáo là hình ảnh của loại rắn hổ mang, vua của các loài rắn. Tại Nhật Bản, biểu tượng của nó là rắn mãng xà.
Khi giấc mộng trở lại, Dr. Enshinjoh bị thuyết phục rằng đó là khu đất duy nhất xứng đáng để xây dựng một trung tâm tâm linh cho Phật Giáo trên thế giới
Hùng Trang Đại Điện Phật Giáo ở Quận Hạt Hyogo, Nhật Bản, được xem như là một công trình xây cất chùa Phật Giáo lớn nhất trên thế giới, sẽ là một trường hợp phá kỷ lục nhiều mặt.
Một đôi đèn lồng bằng đá cao 12 mét trước Chính Điện đã được ghi vào sổ kỷ lục thế giới- Guinness Wordl, là đôi thạch đăng lớn nhất thế giới. Ngôi chùa cũng chiếm kỷ lục với đỉnh chóp nóc lớn nhất 9 mét bề cao và 8.8 mét bề rộng, được đặt trên đỉnh chóp nóc tòa nhà chính của ngôi chùa.

Với chiều cao 51.5 mét, tương đương với một cao ốc 18 tầng, Hùng Nghiêm Đại Điện Phật Giáo là ngôi chùa lớn nhất Nhật Bản.
Cổng tam quan cao 14 mét va ngang 28.2 mét với hai tượng Dư Thiên Vương và Trì Quốc Thiên Vương, hai trong Tứ Đại Thiên Vương trong Phật Giáo đứng chầu hai bên.
Chiếc cầu Như Lai Kiều dài 141 mét bắt ngang qua Ánh Nguyệt Đàm sẽ đưa quan khách đến cổng chính cao 35.6 mét, ngang 34.5 mét, để đi vào Tịnh Độ Viên
Một đôi tượng hai vị thần hộ pháp đứng chầu hai bên cổng nhắc nhở người ta hãy làm lành và tránh xa những điều ác.
Những pho tượng sơn mài thuộc vào hàng lớn nhất trên thế giới về loại này. Pho tượng phía bên phải há miệng biểu tượng cho thở vào trong khi pho tượng bên trái thì khép miệng lại tượng trưng cho thở ra.
Dọc theo con đường dẫn đến Chính Điện và nép mình giữa vườn cây xinh tươi là Điện thờ Prince Shotoku, là điện thờ hình bát giác lớn nhất Nhật Bản.

Gần đó là một bảo tháp 5 tầng, cao 32.7 mét, cấu trúc bằng gỗ được sơn phết trong những màu sắc truyền thống.
Ngôi Chính Điện ấn tượng nhất nằm trên đỉnh đồi được trang trí với 10,450 mẫu chạm khắc và 320,000 mảnh vàng lá, và ở trung tâm là một Kim Điện cao 19 mét bề ngang 19.98 mét, với các tác phẩm khắc chạm 108 Bồ tát và 1,008 hóa thân Đức Phật.

Bên ngoài ngôi chùa là hai Tháp Chuông, mỗi Tháp đều có quả chuông đồng mới. Đại Hồng Chung, cũng được xem là lớn nhất trong cùng thứ loại, chuông cao 5.5 mét , đường kính 3.3 mét và nặng 48 tấn.
Bên ngoài ngôi chùa là một tổng thể hoa viên được xem như là một trong những Thiền Viên Nhật Bản đẹp nhất trên thế giới với nhiều giống cây hiếm quý, kể cả cây cổ tùng 800 năm tuổi
Khu Công Viên Ngũ Bách La Hán được trang trí với 500 tượng đá chư vị A La Hán bằng kích cỡ người thật. Công viên này cũng có thể được coi là độc nhất trên thế giới.

Có 3.5 triệu công nhân kể cả kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân v.v.. từ Nam Hàn và Trung quốc đã làm việc miệt mài trong bảy năm mới hoàn tất công trình vĩ đại này và được khánh thành hồi đầu tháng 11, 2008.

Phật Quang Sơn được đại sư Tinh Vân (SN 1927, một bậc danh tăng của thế kỷ 20) cùng các đệ tử sáng lập năm 1967. Từ sự đ...
11/02/2015

Phật Quang Sơn được đại sư Tinh Vân (SN 1927, một bậc danh tăng của thế kỷ 20) cùng các đệ tử sáng lập năm 1967. Từ sự đóng góp của các phật tử, giữa hoang sơ, Phật Quang Sơn ngày nay đã trở thành một thánh địa Phật giáo với hơn 20 tòa điện, lầu, đường trang nghiêm và có đông đảo tín đồ. Sau khi Phật Quang Sơn vang danh tại Đài Loan và Trung Hoa đại lục, đại sư Tinh Vân đã nhường chức trụ trì cho các đệ tử và đi chu du khắp nơi, truyền đạo. Vì vậy, Phật Quang Sơn có đến 200 chi nhánh trên thế giới, trong số đó có các đạo tràng quy mô, uy nghiêm không kém như Tây Lai tự (Mỹ), Nam Thiên tự (Úc), Nam Hoa tự (châu Phi)…
Phật Quang Sơn mở cửa đón khách du lịch vào tất cả các ngày. Đừng lo lắng nếu bạn là người nước ngoài vì chỉ cần nói bạn đến từ đâu, những người có trách nhiệm của chùa sẽ gọi một tăng ni hoặc phật tử biết ngôn ngữ của bạn đi sát bên bạn trong suốt buổi tham quan.
Tất nhiên, ở nơi tĩnh tâm này cũng có nhiều quy định khắt khe, đi đâu bạn cũng thấy dán nhiều câu nhắc nhở bằng tiếng Anh và tiếng Hoa, trong đó nếu bị phát hiện hút thuốc lá bạn sẽ bị phạt 10.000 đài tệ (khoảng 8 triệu đồng)... Hai bên đường Phật Quang Sơn có hàng trăm bức tượng Phật dát vàng và ở vị trí cao nhất có một bức tượng khổng lồ trìu mến nhìn chúng sinh. Chốc chốc tôi lại bắt gặp một nhóm phật tử đang quỳ lạy, khấn vái điều gì đó rất thành tâm, một số khác tự nguyện nấu ăn, quét rác trong chùa như làm công quả thay vì đi lễ mâm cao cỗ đầy.

Ngay sát bên Phật Quang Sơn là bảo tàng Phật giáo cũng đang được gấp rút hoàn thiện với kiến trúc lộng lẫy, bề thế không kém…Ở chính giữa quảng trường của bảo tàng là hai hàng tháp dẫn lên bức tượng Phật uy nghiêm đang mỉm cười. Đứng ở vị trí này ta như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh và cũng thán phục sự sùng đạo, khả năng xây dựng của con người…

Xin giới thiệu một số hình ảnh về Phật Quang Sơn:

Đồi Long Thọ tọa lạc tại Macherla Mandal, thuộc quận Nalgonda (cũng gọi là Guntur), bang Andhra Pradesh, cách thủ phủ củ...
11/02/2015

Đồi Long Thọ tọa lạc tại Macherla Mandal, thuộc quận Nalgonda (cũng gọi là Guntur), bang Andhra Pradesh, cách thủ phủ của tiểu bang là Hyderabad khoảng 150km.

Tượng ngài Long Thọ tại Nagarjunakonda
Hyderabad là địa danh mà tôi nhiều lần dự định viếng thăm, nhưng mãi cho đến khi sắp rời Ấn Độ (5-2012) tôi mới đặt chân đến được mảnh đất này. Hyderabad nói riêng và bang Andhra Pradesh nói chung là vùng đất mà xưa kia, ngài Long Thọ (Nagarjuna), được cho là có công lớn trong việc phát triển Phật giáo Đại thừa tại đây. Và cũng có quan điểm cho rằng Hyderabad là một trong những “căn cứ địa” của Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ. Hẳn nhiên đó cũng chỉ là giả thuyết. Thật khó biết chính xác Phật giáo Đại thừa khởi xuất ở đâu trên tiểu lục địa rộng mênh mông này. Nhưng chắc chắn rằng Phật giáo đã từng rất hưng thịnh tại Andhra Pradesh. Những dấu tích của Phật giáo được phát hiện ở đây và một số ghi chép lịch sử đã phần nào chứng minh điều đó.
Có đến 14 bình xá-lợi Phật được tìm thầy ở Andhra Pradesh, và có đến 140 địa điểm được xác định gắn liền với Phật giáo ở tiểu bang này, mà chúng có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ III đến thế kỷ XIV Tây lịch, tuy nhiên chỉ một vài trong số này được khai quật, và Đồi Long Thọ (Nagarjunakonda/ Nagarjuna Hill) là một trong số ấy. Địa danh này được tiến hành khai quật vào giữa những năm 1926 và 1934 do những nhà khảo cổ học người Anh thực hiện, và tiếp theo sau đó là Hội Khảo cổ học Ấn Độ.
Đồi Long Thọ tọa lạc tại Macherla Mandal, thuộc quận Nalgonda (cũng gọi là Guntur), bang Andhra Pradesh, cách thủ phủ của tiểu bang là Hyderabad khoảng 150km. Tên gọi Đồi Long Thọ là được đặt theo tên của ngài Long Thọ, một triết gia và cũng là một nhà tư tưởng kiệt xuất của Phật giáo. Ngọn đồi này hiện nay như một hòn đảo nhỏ ở trên một đập nước lớn có tên gọi là Nagarjunasagar (Nagarjunasagar Dam).
Nagarjunakonda từng là kinh đô của triều đại Ikshvaku (225TL - 325TL), được trì vì bởi những hậu duệ của Satavahana ở Đông Deccan. Địa danh này đã có thời Phật giáo rất hưng thịnh, với nhiều chùa tháp và trường đại học Phật giáo được xây dựng, và cũng từng có nhiều Tăng sĩ từ những nước khác đến tu học. Vào những thế kỷ đầu Tây lịch (khoảng từ thế kỷ II-III Tây lịch), đã có 30 ngôi chùa Phật giáo được xây dựng tại địa danh này, và cũng có một số vị vua thời bấy giờ là Phật tử và nhiệt tâm ủng hộ Phật giáo. Bấy giờ, vùng đất này cũng được xem là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Nam Ấn, và cũng là cứ điểm để Phật giáo truyền đến Sri Lanka và Miến Điện. Văn hóa Andhra được cho là ảnh hưởng sâu sắc vào Phật giáo Sri Lanka, đặc biệt là nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc. Không thể xác định được một cách chính xác Phật giáo được truyền bá đến vùng đất này vào thời điểm nào. Kinh tạng Pāli có đề cập rằng, Phật giáo được truyền vào nước Assaka, mà ngày nay được xác định là quận Nizamabad của bang Andhra, vào thời Đức Phật; và cũng được nói rằng Đức Phật đã từng đến giáo hóa ở vùng đất này.
Di tích Phật giáo tại Nagarjunakonda
Tuy những bộ phái Phật giáo khác nhau cũng đã từng hiện diện ở đây, Nagarjunakonda thường được xem là nơi Phật giáo Đại thừa phát triển rực rỡ nhất, thậm chí được coi như là một “Thánh địa” hay “cái nôi” của Phật giáo Đại thừa ở Ấn, khi địa danh này gắn liền với sự hành hoạt của ngài Long Thọ với việc xiển dương giáo nghĩa Đại thừa; và những nhà Đại thừa vĩ đại khác như Āryadeva (Đề-bà/ Thánh Thiên), Buddhapālita, Bhavyaviveka (Thanh Biện), Dinnaga (Trần Na), và Dharmakīrti (Pháp Xứng) đều được cho là xuất thân từ vùng Nam Ấn này. Phật giáo Đại thừa cũng được cho là khởi đầu truyền bá vào các nước Á châu bắt đầu từ Andhra. Bên cạnh, vị luận sư nổi tiếng của Phật giáo Theravāda là Budddhagosha (Phật Âm) cũng xuất thân từ vùng đất này.
Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana) về sau cũng phát triển rực rỡ ở vùng đất này, tuy nhiên nó lại bị quy kết là một trong những nguyên nhân khiến Phật giáo suy tàn ở Andhra nói riêng và Phật giáo ở Ấn Độ nói chung. Việc quá chú trọng vào những năng lực huyền bí và những nghi lễ rườm rà với việc cầu nguyện thần linh, bị cho là thu hẹp lại sự khác biệt giữa Phật giáo và Ấn giáo, đưa đến một sự sáp nhập tín đồ Phật giáo vào trong Ấn giáo. Tuy nhiên, nếu giả thuyết này là đúng, vậy thì vị trí của các bộ phái Phật giáo khác ở đâu ở vùng đất này, và trách nhiệm của họ ở đâu khi nhìn thấy Kim cương thừa xiển dương tín ngưỡng đưa tín đồ Phật giáo đến gần với Ấn giáo lại không có hành động gì? Nói cách khác, các bộ phái Phật giáo khác, có thể không bị đồng hóa bởi Ấn giáo, nhưng đã không thích ứng được (hay giữ được tín đồ của mình) trong một ngữ cảnh tôn giáo và xã hội khác với thời Đức Phật, cũng đã bị Ấn giáo và một số bộ phái tôn giáo khác đẩy lùi khỏi Andhra nói riêng và Ấn Độ nói chung!
Ngày nay, dấu ấn Phật giáo ở Nagarjunakonda là những gì được khai quật và trưng bày ở viện bảo tàng tọa lạc trên Đồi Long Thọ, và một số di tích Phật giáo khác ở trên hòn đảo nhỏ này. Viện bảo tàng Nagarjunakonda xây theo kiểu kiến trúc Gandhara là điểm nhấn chính yếu của Nagarjunakonda, trưng bày nhiều hiện vật liên quan đến Phật giáo, như hình tượng Phật và Bồ-tát, chữ viết trên đá, phù điêu, những tấm bảng khắc họa những hình ảnh có nguồn gốc từ những câu chuyện Tiền thân (Jataka)… Bên cạnh, viện bảo tàng cũng trưng bày những hiện vật liên quan đến Ấn giáo và Ky-na giáo.
Ở trước bến phà, gần nơi bán vé vào tham quan Nagarjunakonda, là tượng đài Bồ-tát Long Thọ, được tạc khá đẹp và ấn tượng. Đối với Phật giáo Đại thừa, vai trò và sự ảnh hưởng của ngài Long Thọ rõ ràng là rất lớn, không chỉ ở trong quá khứ mà cho đến hiện nay. Cũng chính vì sự ảnh hưởng của ngài, nên nơi chốn xuất thân và hành hoạt của ngài cũng được xem là nơi Phật giáo Đại thừa phát khởi. Tuy nhiên, Phật giáo Đại thừa dù là một bộ phái lớn và có những tư tưởng dường như “phát triển” ra khỏi Phật giáo thời kỳ đầu, nó vẫn không hề xem mình đi chệch khỏi những ngôn thuyết của Đức Phật lịch sử, và hẳn nhiên rằng Đại thừa vẫn xem nền tảng triết học và phương pháp tu tập của mình cũng do chính Đức Phật lịch sử tuyên thuyết, dù điều này có được chấp nhận hay không. Và như vậy, có lẽ ta cũng không phải nhọc công để xác định “cái nôi” của Phật giáo Đại thừa ở Ấn Độ, khi nó được tin xuất phát từ chính Đức Phật lịch sử. Và việc tìm kiếm một Thánh tích riêng nào đó cho Phật giáo Đại thừa có lẽ cũng không cần thiết.
Ngày nay, ở Andhra cũng như nhiều nơi ở Ấn, Phật giáo chỉ là thiểu số. Hiện nay, Phật giáo ở bang này chủ yếu theo truyền thống Nam truyền, và đây đó vẫn còn nhìn thấy bóng dáng Phật giáo ở nơi này, chẳng hạn như chùa chiền, các trung tâm tu thiền, và những tượng Phật được tạc dựng ở những nơi công cộng. Và điều quan trọng hơn là hình ảnh người xuất gia vẫn còn hiện diện, và vẫn còn những tín đồ tại gia đến chùa sinh hoạt tôn giáo. Lúc đến Hyderabad, chúng tôi có viếng thăm một ngôi chùa người Ấn. Chùa có sư trụ trì và có khá nhiều chú tiểu, cũng có các Phật tử tại gia đến chùa và nếp sinh hoạt của họ rất thuần thành.
Cách đến Nagarjunakonda
Như đã nói, Nagarjunakonda cách Hyderabad khoảng 150km, và như vậy nếu đi bằng đường không, ta phải đi máy bay đến sân bay ở Hyderabad (Rajiv Gandhi International Airport) và sau đó đi tàu hoặc xe đến địa danh này. Ga tàu lửa gần nhất là ở Macherla, cách địa danh này khoảng 24km. Nhưng đối với những người đến từ các bang khác, nếu đi bằng tàu, cách tiện lợi nhất là nên đến ga ở Hyderabad (Hyderabad Deccan Railway Station) và sau đó thuê xe đến Nagarjunakonda. Khi chúng tôi chiêm bái địa danh này, cũng đã đi theo cách này. Hiện Nagarjunakonda là một hòn đảo nhỏ nằm trên một hồ nước lớn, do đó để tham quan địa danh này ta phải đi phà ra. Thêm một điểm lưu ý, là viện bảo tàng ở Nagajurnakonda đóng cửa vào ngày thứ Sáu hàng tuần, và thời gian mở cửa của những ngày còn lại là từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Và thời điểm chiêm bái, tốt nhất là nên đi vào mùa thu và mùa đông (khoảng từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 2), thời điểm khí trời mát mẻ và khô ráo.
Nguyễn Đăng

Đảo Jeju, Hàn Quốc; vịnh Hạ Long, Việt Nam; Thác Iguazu (Bra-xin và Ác-hen-ti-na), Đảo Komodo (Indonesia), Rừng mưa Amaz...
10/02/2015

Đảo Jeju, Hàn Quốc; vịnh Hạ Long, Việt Nam; Thác Iguazu (Bra-xin và Ác-hen-ti-na), Đảo Komodo (Indonesia), Rừng mưa Amazon và Sông Amazon, Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa (Philippines) và Núi Bàn (Nam Phi) được bình chọn là "Bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới” vào cuối năm 2011.

1. Quan Âm Cổ Tự (Gwaneumsa) nằmphía Đông bắc dưới chân núi Halla, Ara-dong, Thành phố Jeju. Ngôi Cổ tự được thành lập vào thế kỷ thứ 10, vào triều đại Cao Ly ‘Goryeo’ (AD 918 ~ 1392). Trong những năm 1700, triều đình Joseon (Triều Tiên) tôn sùng Nho giáo và phế Phật vì thế Phật giáo vùng Jeju lâm vào Pháp nạn, các Tự viện bị phá hủy trong đó có ngôi Quan Âm Cổ Tự. Đầu thế kỷ 20, năm 1912 mới tái tạo lại, do một Ni sư phát tâm và được trùng tu vào năm 1964.

Ngôi Cổ Tự này là một trong Danh lam thắng tích nổi tiếng ở quần đảo Jeju và đặc biệt có tượng Thích Ca lộ Thiên bằng đá trắng do Tổng thống Roh Moo-hyun Hàn Quốc cúng dường và đây là một trong những nơi có bàn thờ vị Tổng thống này.

2. Dược Tuyền Tự (Yakcheonsa), là một trong những ngôi chùa trang nghiêm hiện đại nhất của Phật giáo Châu Á, kiến trúc mỹ thuật tuyệt đẹp, nơi rất thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Ngôi chùa trên một diện tích 122.100 mét vuông. Có hai tòa tháp ở phía trước chùa, nằm ở hai góc. Chánh điện và các tầng nhà cao 28 mét, tương đương với chiều cao của tòa cao ốc tám tầng xây dựng hoành tráng hiện đại. Ngôi chùa này được chia thành bốn tầng. Các bản vẽ phức tạp và chạm khắc trang trí các bức tường và trần nhà. Chính điện có 18.000 bức tượng Phật thếp vàng tôn trí vòng quanh, 500 tượng A La Hán bằng gỗ, quả chuông nặng 18 tấn. Xung quanh có rừng núi, hoa thơm cỏ lạ và cây ăn trái như Cam, Quýt .v.v . . .

Khoảng tháng 2 năm Mậu Thìn (1988) bắt đầu khởi công xây dựng, và chỉ 8 năm và 6 tháng, ngày 15 tháng 09 năm 1996 thì hoàn thành. Ngày 01 tháng 06 năm 1999 chính thức được công nhận là Trụ sở của Thiền phái Tào Khê (Joye) Phật giáo Hàn Quốc tại đảo Tế Châu (Jeju).

Danh xưng Dược Tuyền Tự (Yakcheonsa), là bởi nơi đây có dòng suối thần bí, nó luôn tuôn trào nguồn nước dược liệu để giúp sức khỏe cho người thọ dụng.
Vân Phong

Lục tổ điện được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3, Canh Tuất (1490), Nam Hoa Thiền Tự trùng tu lần cuối vào năm Quý ...
09/02/2015

Lục tổ điện được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3, Canh Tuất (1490), Nam Hoa Thiền Tự trùng tu lần cuối vào năm Quý Dậu (1933).

Trong điện này hiện nay vẫn còn tôn thờ nhục thân của Lục tổ Huệ Năng (sinh đường Trinh Nguyên năm 12, tịch Đường Khai Nguyên năm đầu 638-713), cùng với nhục thân ngài Đại sư Hám Sơn và ngài Đại sư Đan Điền. Nam Hoa Tào Khê – Bửu Lâm Đạo Tràng, nằm cách thành phố Thiều Quan thuộc miền đông nam Trung Quốc 25 km (15,5 dặm), tại thị trấn Tào Khê, huyện Khúc Giang. Địa danh này nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Đông, cách sông Bắc Giang vài km, trước đây là một tuyến giao thương giữa miền trung Trung Quốc và Quảng Châu.

Ngôi Đại Già lam lưng dựa Sơn (núi) mặt nhìn Thủy (nước), phong cảnh hữu tình sơn xuyên tú lệ. Nam Hoa Thiền Tự là một đạo tràng Phật giáo nổi tiếng của Phật giáo Trung Quốc, cũng là nơi phát nguyên của thiền phái Nam Tông – Tào Khê với sự hoằng dương của Lục tổ Huệ Năng. Nam Hoa Thiền Tự được xây dựng vào niên hiệu Thiên Giám nguyên niên đời vua Lương Vũ Đế, Bắc triều, năm Quý Dậu (502), do đại sư Ấn độ Trí Nhàn Tam tạng khai sơn, đến nay đã có hơn 1500 năm lịch sử, là một đơn vị văn vật trọng điểm của toàn quốc. Diện tích kiến trúc của Nam Hoa Thiền Tự khoảng 12.000 mét vuông. Ngôi Già Lam nằm trải rộng trên một khu vực rộng hơn 42,5 héc-ta (105 mẫu). Các kiến trúc hiện nay trừ tháp Linh Chiếu và điện Lục tổ ra thì đều do ngài Thiền sư Hư Vân hóa duyên trùng tu năm Giáp Tuất (1934). Từ đó diện mạo của ngôi Cổ Tự uy nghiêm hùng vĩ. Các kiến trúc chính của ngôi Cổ Tự gồm có: 690 bức tượng Phật, Ngũ hương đình, Thiên vương điện, Đại hùng Bảo điện, Tàng kinh các, Tháp Linh chiếu, Lục tổ điện, các các điện đường được sắp xếp chủ thứ phân minh, kết cấu nghiêm mật. Ngũ hương đình có hình bát giác, dựng trên cầu phóng sinh, qua cầu chúng ta sẽ thấy sơn môn thứ hai treo tấm biển lớn đề bốn chữ: “Bảo Lâm Đạo Tràng”. Hai bên cổng có hai câu đối rằng: “Đông áo đệ nhất bảo sát, Thiền tông bất nhị pháp môn”.

Thiên vương bảo điện được xây vào đời Minh năm Thành Hóa 14, Giáp Ngọ (1474), trước là La Hán điện trùng tu vào đời Thanh, giữa điện thờ tượng Phật Di Lặc, đâu lưng là Hộ pháp Vi Đà, hai bên hông điện là Tứ đại thiên vương. Phía sau Thiên vương điện là hai lầu chuông và lầu trống xây vào đời Nguyên Đại Đức năm thứ 5, Canh Tuất (1310) và gần đây được trùng tu vào năm Quý Dậu (1933), bên trong có đại hồng chung đúc vào đời Tống. Đại hùng bảo điện còn gọi là Tam Bảo điện xây dựng vào triều Nguyên, năm Đại Đức thứ 10, Bính Ngọ (1306), đã qua nhiều lần trùng tu và lần cuối là năm Giáp Tuất (1934). Trong điện có tôn thờ Tam Bảo Phật (Thích Ca, Dược Sư và Di Đà) cao khoảng 8 mét. Hai bên tường chung quanh có đắp tượng 500 vị La hán theo phong cách nghệ thuật đời Thanh, bối cảnh là cơn sóng dữ để nêu tinh thần “Khổ hải vô biên, Hồi đầu thị ngạn”. Tàng kinh các sau Đại hùng bảo điện hiện còn chứa nhiều kinh bản do các hoàng đế qua nhiều triều đại ban tặng.
Lục tổ điện được xây lại vào năm Minh Hoàng Trì thứ 3, Canh Tuất (1490), trùng tu lần cuối vào năm Quý Dậu (1933). Trong điện này hiện nay vẫn còn tôn thờ nhục thân của Lục tổ Huệ Năng (sinh đường Trinh Nguyên năm 12, tịch Đường Khai Nguyên năm đầu 638-713), cùng với nhục thân ngài Đại sư Hám Sơn và ngài Đại sư Đan Điền.
Nam Hoa Thiền Tự còn có 360 tượng gỗ A La Hán vô cùng sinh động, khắc vào đời Bắc Tống. Sau chùa có Phục Hổ đình, kỷ niệm nơi ngài Thiền sư Hư Vân hàng phục hổ. Câu chuyện được kể rằng:
Một buổi tối nọ, khi bốn chúng đồng tụ hội tại chánh điện để hành lễ, bỗng phát hiện trước cửa chùa có hai luồng ánh sáng chói lòa. Nhìn rõ thấy đó là một con hổ nên mọi người đồng la lên hoảng sợ. Ngài Thiền sư Hư Vân bấy giờ bước ra và hổ bấy giờ quỳ xuống trước mặt ngài. Thiền sư Hư Vân thuyết pháp tam quy y và dạy nó rằng, hãy nên ẩn trong rừng sâu chớ ra hại người. Hổ cuối đầu ba lần rồi đứng dậy đi vào rừng, dáng điệu quyến luyến. Kể từ đó mỗi năm hổ đều xuất hiện một hai lần trong những kỳ lễ lớn. Thiền sư Hư Vân đôi khi ra rừng gặp nó, vỗ về an ủi lời lành.
Phía sau điện Lục tổ trên triền núi phía tay trái có một tháp đá trắng, nơi đây tôn thờ Xá lợi của Thiền sư Hư Vân, bậc được tôn xưng là Thiền sư đắc đạo đương thời và cũng nhờ có ngài mà đạo tràng Nam Hoa Thiền Tự mới được còn nguyên vẹn và hưng thịnh trong thời chiến tranh. Phía tay phải của tháp cách một đường mòn có ngôi điện thờ tượng ngài. Bên phải ngôi điện cách một triền núi là dòng suối Tào khê gọi là Trác tích tuyền (卓錫泉). Tương truyền khi xưa Lục tổ Huệ Năng chống tích trượng đến tại nơi đây xin với sơn thần cho dòng nước ngọt để nuôi tăng chúng, khấn xong ngài cắm tích trượng xuống đất, khi ngài rút lên thì dòng nước ngọc theo tích trượng vọt lên lan chảy khắp mặt đất.
“Lục Tổ sơ trú Tào Khê, trác tích tuyền dũng, thanh lương hoạt cam, thiệm túc đại chúng, đãi kim sổ bách niên hỉ (六祖初住曹溪、卓錫泉湧、清涼滑甘、贍足大眾、逮今數百年矣).

Cũng nhờ đó mà chư tăng các nơi tụ họp về đạo tràng Bửu Lâm có nước sinh hoạt uống dùng. Một điều kỳ lạ là vị của nước này ngọt và mát, chảy liên miên không dứt cho đến ngày nay trong khi các vùng phụ cận đến mùa nắng các giếng nước đều cạn, nhưng dòng nước này vẫn không bị cạn. Vì chư tăng các nơi đều vân tập về đây dưới sự giảng dạy của ngài Lục tổ, cùng uống chung dòng nước của mạch đất này nên từ đó có câu: “Một dòng Tào khê, chảy về phía đông lan, tỏa ngàn núi trăm sông, nơi đâu cũng là Phật pháp”, ý là chỉ nhờ dòng nước này giống như nước pháp của Phật tổ và chư tăng đem những Phật pháp này làm hưng thạnh khắp nước non.
Hiện nay Tào khê là Phật học viện Nam Hoa cùng với Phật học viện Linh Nham là những nơi tập trung đào tạo chư tăng cho Phật giáo Giang Nam.

Tào Khê là tên dòng suối bắt nguồn trên núi, nơi xưa kia Lục tổ Huệ Năng dừng chân dựng am cốc hành đạo. Từ đỉnh núi, dòng Tào Khê chảy từ từ xuống đồng bằng, chảy xuyên ngang tiểu bang Quảng Đông và rồi chảy mãi về phương Đông, chảy tới thủ phủ Quảng Châu thì trở thành dòng sông lớn... Từ chiếc am cốc bé nhỏ đó Tổ Huệ Năng đã biến thành đạo tràng lớn tên là Viện Phật Học Nam Hoa. Dòng suối pháp có tên Tào Khê ấy từ đó đã chảy khắp miền Nam Trung Quốc, sang Triều Tiên, Nhật Bản, tới Việt Nam.

Tào Khê một dòng biếc,
Chảy mãi về phương Đông,
Quan Âm bình nước tĩnh,
Tẩy sạch dấu phong trần,

Cành dương rưới cam lộ,
Làm sống dậy mùa Xuân,
Đề hồ trong cổ họng,
Làm lắng dịu muôn lòng,

Nam mô Bồ Tát Cam Lộ vị,
Nam mô Bồ Tát Cam Lộ vị,
Nam mô Bồ Tát Cam Lộ vị.
(bài Kệ của Thiền sư Nhất Hạnh)
Tổng Hợp
Vân Phong

Hành hương Phật giáo xin chia sẽ cùng các bạn.
08/02/2015

Hành hương Phật giáo xin chia sẽ cùng các bạn.

Hồ Trăng Lưỡi LiềmSamạc Gobi (Trung Quốc) nổi tiếng thế giới bởi sự khắc nghiệt, xứng danh là một trong các vùng đất “kh...
02/02/2015

Hồ Trăng Lưỡi Liềm

Samạc Gobi (Trung Quốc) nổi tiếng thế giới bởi sự khắc nghiệt, xứng danh là một trong các vùng đất “khó sống” nhất trên hành tinh. Những đụn cát cao ngút, những trận bão sa mạc và nạn thổ phỉ kinh hoàng trong truyền thuyết xảy ra liên miên, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu thương nhân khi qua đây. Nó trở thành nỗi ám ảnh lớn với rất nhiều người và không mấy ai nghĩ địa điểm này thích hợp cho sự sống. Ấy thế mà đã có một hồ “trăng lưỡi liềm” và mảnh đất thiên đường “rơi” xuống sa mạc Gobivà trở thành một trong những ốc đảo tuyệt vời nhất trên Trái đất này.

Cáchvùng ngoại ô thành phố Đôn Hoàng khoảng 6km, ốc đảo hồ trăng lưỡi liềm tọa lạc giữa sa mạc Gobi, tựa như một tấm lụa mềm mại xua tan cái nóng cực độ của mảnh đất khắc nghiệt miền Tây xứ Trung Hoa.

Theocác tài liệu lịch sử, cách đây hơn 2.000 năm, nơi này có người tới sinhsống. Những người đầu tiên phát hiện ra nó chính là các thương nhân Ả Rập đi thông thương buôn bán qua con đường tơ lụa, nối liền phương Đông huyền bí với phương Tây phát triển.

Xéttrên khía cạnh địa chất học, ốc đảo này được hình thành nhờ mạch nước ngầm dồi dào dưới lòng đất. Cùng với đó, nhờ có ảnh hưởng của chế độ gióđặc biệt mà cát xâm lấn ốc đảo luôn bị thổi dạt lại về phía những cồn cát cao tới 250m xung quanh đó.

Từtrên cao nhìn xuống, ốc đảo trông giống như đôi mắt của một thiếu nữ đẹp, trong sáng và đầy đam mê với đôi lông mày cong xanh ngọc. Đó chính là hồ hình trăng lưỡi liềm, một nét đặc trưng tạo nên danh tiếng của địadanh này.

Hồ trăng lưỡi liềm tuyệt đẹp là nguồn nước chính cho cư dân sống trong thành phố Đôn Hoàng.

Ốcđảo trăng lưỡi liềm nổi tiếng với một bề dày văn hóa khá lâu đời: đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua của các thương nhân trên con đường tơlụa huyền thoại. Đồng thời, nó cũng nằm trên tuyến hành trình về với cõi Phật của các tín đồ Phật giáo từ khắp nơi.

Vớingười Trung Hoa cổ đại, ốc đảo này được mệnh danh là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc. Đến đây, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang đặc trưng phong kiến xưa, không khác gì một cung điện giữa sa mạc hoang vu.

Sâuhơn trong thành phố, người ta cũng có thể khám phá những ngôi chùa lớn xây dựng vào thời nhà Hán, hệ thống công trình dân sinh kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, vẫn giữ lại được những nét tinh tế.

Gầnđó là hang động Mạc Cao thuộc thành phố Đôn Hoàng, nơi có những bích động với niên đại từ thế kỉ thứ tư, được phỏng đoán là do các nhà sư mang theo Phật giáo xuống trung nguyên truyền thụ để lại. Địa danh này cũng là nơi lưu truyền rất nhiều những câu chuyện hay truyền thuyết bí ẩn trong văn hóa người Trung Hoa.

Ngườidân trong ốc đảo trăng lưỡi liềm sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Nguồn nước ngầm từ hồ trăng chính là nguồn tưới tiêu, sinh hoạt duy nhấtcủa cư dân bản địa trong nhiều thế kỉ liền. Nó đã tạo nên vẻ trù phú vàđẹp lạ thường của thiên đường lạc lối giữa những đụn cát mênh mông.

Tuynhiên, hiện nay, dân số ở đây đã tăng lên gần gấp đôi, từ 100.000 lên 180.000 người, tạo sức ép vô cùng nặng nề lên nguồn nước từ hồ trăng lưỡi liềm.

Mộtnguyên nhân khác nữa khiến mực nước hồ sụt giảm một cách nghiêm trọng là sự phát triển nông nghiệp quá mức, tận khai thác của cư dân địa phương. Trong vòng 30 năm qua, hồ đã cạn dần nước, tụt sâu xuống tới 7,62m. Độ sâu trung bình cũng chỉ còn 0,9 - 1,3 m mà thôi.

Chínhquyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy vẻ đẹp nơi ốc đảo với chính sách Ba cấm: không đào giếng mới, không tăng thêm đất nông nghiệp mới và không nhập cư.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hành Hương Xứ Phật posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Hành Hương Xứ Phật:

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Travel Agency?

Share