Phượt Hội An

  • Home
  • Phượt Hội An

Phượt Hội An Cộng đồng những thành viên yêu thích du lịch bụi Hội An

Đêm Hội An
19/06/2018

Đêm Hội An

14/06/2018

😋😋😋😍😍😍🤩🤩🤩
06/06/2018

😋😋😋😍😍😍🤩🤩🤩

Phố cổ - cái giếng cũng cổ
05/06/2018

Phố cổ - cái giếng cũng cổ

Một sản phẩm du lịch mới của Hội An mà các bạn nên trải nghiệm một lần🌴🌴🌴
26/05/2018

Một sản phẩm du lịch mới của Hội An mà các bạn nên trải nghiệm một lần🌴🌴🌴

Những ngày hè nắng nóng, du khách về phố cổ Hội An (Quảng Nam) sẽ cảm giác thú vị với tour du lịch trải nghiệm khám phá rừng dừa nước và đánh bắt cá vùng cửa sông.

Có một Hội An như thế
17/08/2017

Có một Hội An như thế

Hoi an is a beautiful town located towards the middle of Vietnam on the coast, 45 min away from the city of Da Nang, this is a must visit destination when tr...

06/07/2017
Thương lắm Hội An!
16/12/2016

Thương lắm Hội An!

Mực nước sông Thu Bồn lên cao, thủy điện xả lũ khiến phố cổ Hội An ngập sâu trong nước. Chiều tối 15/12, người dân phải đi lại bằng thuyền với giá ít nhất 10.000 đồng/lượt.

06/12/2016

Hội An mùa nước!

Hội An không những là di sản văn hóa thế giới, với vẻ cổ kính, trầm mặc mà Hội An còn nổi tiếng và làm đắm say lòng du k...
22/09/2015

Hội An không những là di sản văn hóa thế giới, với vẻ cổ kính, trầm mặc mà Hội An còn nổi tiếng và làm đắm say lòng du khách bởi những con phố đèn lồng lung linh soi mình bên dòng sông Hoài thơ mộng vào những đêm rằm.
Một mùa Trung thu lại đến, hàng triệu chiếc đèn lồng treo cao, trên những bậu cửa nhỏ, dọc các phố đi bộ không tiếng động cơ ô tô, xe máy, văng vẳng tiếng ca bài chòi và những trò chơi dân gian trên phố… như mời gọi du khách thập phương thả hồn vào khung cảnh nên thơ của phố cổ đêm trăng rằm.

Đèn lồng Hội An được biết đến là sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của người dân phố Hội. Từ xưa, chiếc đèn lồng đã được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí và sử dụng trong ngôi nhà ở phố cổ Hội An. Ngày nay, chiếc đèn lồng không chỉ dừng lại là một sản phẩm địa phương, đèn Hội An mà còn là món quà ý nghĩa và là sản phẩm trang trí được sử dụng rất nhiều trong các dịp lễ hội trong nước và đặc biệt hơn là được xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới.

Vào năm 2013, đèn lồng Hội An được công nhận là Thương hiệu sản phẩm nối tiếng trên thế giới. Đây không chỉ là niềm tự hào riêng của người Hội An mà còn là niềm tự hào của cả những người Việt yêu sản phẩm truyền thống Việt. Đèn lồng Hội An đặc biệt có rấ nhiều màu sắc kiểu dáng đa dạng. Từ đèn lồng truyền thống được kết bằng nan tre, đèn lồng vẽ tranh, đến những chiếc đèn lồng với kích thước khủng, được làm từ khung thép…

Việc sản xuất đèn lồng Hội An thông qua nhiều công đoạn, từ khâu chọn tre và xử lý tre cho đến việc làm khung sườn để tạo nên hình dáng khác nhau của mỗi chiếc đèn. Với sự khéo léo và tài hoa của các nghệ nhân lành nghề , từ những nan tre tưởng chừng như không có gì khác biệt lại tạo nên hàng chục loại hình dáng cho mỗi chiếc đèn lồng Hội An. Sau khi tạo nên khung sườn, người thợ làm đèn bắt tay vào việc tạo nên lớp bọc vải lụa bên ngoài đầy màu sắc cho đèn. Kích thước đèn lồng Hội An được tính theo kích thước nan tre khi xếp gọn. Lớp vải lụa tơ tằm giúp làm cho chiếc đèn lồng Hội An càng sang trọng hơn. Chính vì lẽ đó mà chiếc đèn Hội An được không những du khách trong nước mà rất nhiều du khách nước ngoài ưa thích.

Hội An là một phố cổ đẹp, dù ở trong mưa. Mưa bên ngoài nặng hạt, có lẽ chỉ có mình tôi là kẻ đứng lặng trong mưa để chụ...
08/09/2015

Hội An là một phố cổ đẹp, dù ở trong mưa. Mưa bên ngoài nặng hạt, có lẽ chỉ có mình tôi là kẻ đứng lặng trong mưa để chụp ảnh - nhưng không, phố xá vẫn đông khách đi trong mưa, những anh Tây ba-lô, che dù, tập tễnh bước chân thững thờ, lạc hướng, những cô gái Nhật hay Đại Hàn, tụm ba tụm bẩy, lội mưa, cười khúc khích. Quán café, quán ăn ven đường đầy khách nghỉ chân, ngắm người qua lại trong cơn mưa. Chúng tôi có vài tiếng để chụp Hội An trong mưa, la cà từ quán này qua quán khác, may ra tìm một chút vui nhộn của thành phố cổ.

Gió mùa Đông Bắc, đã tạo cơ hội cho chúng tôi chụp ảnh trong mưa, tuy nhiên nó cũng giới hạn sự sinh hoạt của chúng tôi trong một khúc phố ngắn. Hội An tuy nhỏ, nhưng có rất nhiều chỗ để săn ảnh. Hy vọng tôi sẽ có dịp quay lại thành phố thơ mộng này trong vòng thập niên sắp đến

Nằm cách khu phố cổ Hội An chừng 5km về phía Đông, làng nghề tranh dừa ẩn mình trong màu xanh bạt ngàn của rừng dừa Bảy ...
04/09/2015

Nằm cách khu phố cổ Hội An chừng 5km về phía Đông, làng nghề tranh dừa ẩn mình trong màu xanh bạt ngàn của rừng dừa Bảy Mẫu (xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam).

Từng một thời che chở hàng ngàn chiến sĩ cách mạng, ngày nay chính rừng dừa ấy lại góp phần tạo nên làng nghề nổi tiếng, một điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.

Đặt chân đến đây, ấn tượng đầu tiên để lại trong lòng du khách chính là sự bình yên. Không ồn ào, xô bồ so với một số làng nghề truyền thống khác, làng làm tranh dừa Cẩm Thanh nằm tách biệt như một bán đảo, tứ bề sông rạch chằng chịt, nhà cách nhà bởi những vạt dừa bốn mùa xanh um.

Đường vào làng uốn mình theo những nếp nhà tranh. Hai bên lối đi, những tàu dừa trải nằm dài như những tấm thảm trong ráng chiều. Đôi ba em bé chân trần an nhiên đạp xe dưới bóng mát tán dừa.

Đi sâu vào làng, từ phía những khoảnh đất trống ở mỗi dãy nhà hay ngay khu vực trung tâm làng, du khách sẽ dễ dàng nhận ra bên trong cái thanh bình có phần tĩnh lặng ấy là một làng nghề truyền thống lâu đời với những người thợ đang miệt mài từng công đoạn để cho cho ra đời một bức tranh dừa tuyệt đẹp với nét đặc trưng riêng.

Theo các bậc cao niên trong làng, nghề làm tranh dừa Cẩm Thanh được hình thành cách đây hơn 200 năm, theo dấu chân của những lái buôn ghe bầu từ Nam Bộ đến.

Thuở ban đầu, cư dân đan dừa chỉ với mục đích làm tranh che nắng, che mưa. Dần dần, do nhu cầu làm nhà, nhiều gia đình đã bén duyên với nghề. Một thời, tranh dừa của làng theo những chuyến thuyền đi khắp miền đất nước.

Trải qua năm tháng tồn tại và phát triển, nghề truyền thống này cũng có lúc tưởng như lụi tàn, mai một do sự phát triển của nhiều vật liệu xây dựng mới với giá rẻ, bền ra đời thay thế dần vật liệu làm nhà bằng tranh dừa.

Nhưng những năm gần đây, nhu cầu khôi phục, xây dựng mới các ngôi nhà truyền thống, hàng quán, hàng thủ công mỹ nghệ bằng chất liệu tranh dừa ngày càng nhiều, nhờ đó nghề truyền thống tranh dừa nước ở Cẩm Thanh đã có cơ hội khôi phục lại và phát triển.

Tuy thực hiện các công đoạn bằng thủ công nhưng tranh dừa Cẩm Thanh luôn được thị trường trong Nam, ngoài Bắc đều ưa chuộng. Bên cạnh lý do người thợ nhiều kinh nghiệm lại rất thành thạo về kỹ thuật thì một nguyên nhân chính nữa đó là lòng yêu nghề.

Trẻ con trong làng sinh ra đã nằm bên tấm tranh dừa để mẹ yên lòng miệt mài công việc. Lớn thêm vài tuổi đã biết phụ gia đình tước dừa, phơi dừa. Và đến khoảng 13, 14 tuổi nhiều em đã thành thạo nghề.

Nghề làm tranh dừa không chỉ là kế sinh nhai mà còn giúp người dân nơi đây giàu lên. Mỗi tấm tranh dừa có giá trên dưới 100.000 đồng/tấm, tùy độ rộng, hẹp.

Mùa mưa bão, khi những mái tranh dừa bị gió thổi bạt, thì đơn đặt hàng đến với làng dừa càng tới tấp, hàng bán chạy không kịp sản xuất để bán.

Sự tồn tại song song của nghề làm tranh dừa cùng với hệ sinh thái rừng dừa nước Cẩm Thanh đã tạo nên một không gian văn hóa thu hút du khách trong và ngoài nước đến nghiên cứu, tham quan, thưởng lãm.

Đặc biệt, du khách đến với làng nghề bất kỳ thời điểm nào (trừ những ngày lũ lụt, nước sông dâng cao, làng phải ngưng nghề) đều có thể tận mắt chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia, học hỏi từng công đoạn làm tranh dừa.

Để cho ra đời những bức tranh dừa tuyệt đẹp phải trải qua rất nhiều công đoạn. Nặng nhọc nhất là khâu đốn dừa.

Hằng năm, thợ làm tranh dừa tiến hành khai thác tàu dừa vào những ngày giêng hai. Thợ đốn tất cả các tàu dừa già, chừa lại các nhánh non để nuôi tàu dừa con phát triển cho mùa sau. Dừa mang về sau khi tiến hành xé sẽ được mang đi phơi.

Thường người ta phơi dừa ở những khoảnh đất bằng phẳng để dừa không bị gãy, phơi khoảng mươi lăm nắng giòn đến khi khô trắng mới mang vào làm tranh. Tuy nhiên, người phơi cũng phải canh chừng để dừa không được quá khô gây giòn dễ gãy.

Đến công đoạn nứt tranh. Thợ có kinh nghiệm luôn nứt đường giữa trước. Công đoạn tiếp theo là nẹp tranh. Người thợ phải cứng tay, dùng nẹp tre nẹp những mảnh lá lên nhau, độ thưa dày tùy theo mức giá và yêu cầu của khách.

Các nẹp tre được lấy từ những cây tre suôn dài nhất, ngâm nước chừng một năm để bảo đảm độ dẻo dai, cứng cáp, không bị mối mọt.

Công đoạn khá quan trọng nữa là lụi tranh. Lụi tranh đòi hỏi tay thợ kỹ thuật cao. Người thợ luồng kết dây sao cho thật khéo léo để giữ tấm tranh thẳng, đều. Công đoạn này quyết định hình thức tranh dừa đẹp hay xấu.

Cuối cùng để tranh dừa trông đẹp hơn, người thợ phải tỉ mỉ chặt phía đầu tranh cho đều.

Tất cả các quy trình làm tranh dừa trên hoàn toàn bằng thủ công, nên khi đến với làng, khách như tìm được một kho tư liệu sống.

Và tin chắc rằng, một ngày đến với Cẩm Thanh, du khách sẽ mến phục và luôn nhớ về đôi bàn tay khéo léo của những con người nơi rừng dừa Bảy Mẫu.

Chợ Hội An không chỉ là "thiên đường" của các món ăn ngon, giá mềm mà còn gây thương nhớ bởi nhịp sống đời thường bình y...
27/08/2015

Chợ Hội An không chỉ là "thiên đường" của các món ăn ngon, giá mềm mà còn gây thương nhớ bởi nhịp sống đời thường bình yên của người dân đô thị cổ.

Có nhiều bài báo, cẩm nang về ẩm thực Hội An với đủ các món nổi tiếng như bánh mì Phượng, cơm gà Bà Buội, cao lầu, bánh bông hồng trắng... cho đến các món ăn vặt giá chỉ 5, 10 ngàn đồng như kem ống, thịt nướng... Tôi đã đọc tất cả chúng trong chuyến đi đến Hội An lần đầu tiên của mình, thế nhưng từ lần thứ 2 đến Hội An, tôi hầu như không dùng đến những chỉ dẫn ấy nữa, phần vì bản thân đã có ít nhiều kinh nghiệm, phần vì tôi bị chinh phục bởi một nơi gần như chẳng ai nhắc đến: chợ Hội An.

Tôi tình cờ phát hiện ra "thiên đường ẩm thực" này vào lần thứ 2 tới Hội An, khi một mình khám phá các nẻo đường của đô thị cổ. Chợ Hội An không lớn nhưng nó có đủ tất cả mọi thứ mà du khách và một kẻ háu ăn như tôi cần, từ cao lầu, các loại bánh đặc sản cho đến cơm bình dân, sinh tố trái cây. Đương nhiên tất cả đều ngon và giá bình dân đến nỗi tôi cho rằng, sở dĩ những hàng quán này không được du khách nhắc đến chỉ bởi họ chưa có dịp bước chân tới khu chợ hấp dẫn này mà thôi.

Khám phá "thiên đường ẩm thực" ngon mà rẻ ở chợ Hội An 2Khác với các chợ ở Hà Nội, hầu hết các quầy bán đồ ăn ở chợ Hội An đều có tên tiệm và niêm yết giá cả đầy đủ, điều này như một sự đảm bảo để du khách không phải lo lắng về tình trạng "chặt chém" đôi khi vẫn diễn ra ở ngôi chợ khác hay địa điểm du lịch nổi tiếng khác. Vừa ăn vừa chuyện trò với những người bán hàng thân thiện về món ăn, tôi đã có không ít trải nghiệm mới mẻ về ẩm thực và cuộc sống của người dân Hội An.

Vì là đất Quảng nên chẳng có gì là lạ khi trong chợ, các tiệm cao lầu, mì Quảng lại có số lượng lớn nhất. Tô cao lầu với thịt xíu, rau sống, nước xốt và cao lầu chiên trong chợ ngon chẳng kém cao lầu trong những nhà hàng. Các món này trong chợ có giá khá hợp lý, trung bình 20 đến 30 ngàn/ phần.

Người miền Trung thường chuộng các món trộn, nhưng tôi lại là một kẻ ưa đồ nước, bởi vậy khi phát hiện trong chợ có hàng bún bò, tôi mừng như "bắt được vàng" và lập tức gọi cho mình một tô cỡ nhỏ nhưng phải thêm một miếng chả quết để nếm thử hương vị. Nước dùng bún của quán xá Hội An không nóng bỏng như ở miền Bắc nhưng lại rất đậm đà và có vị cay đặc trưng của ớt, của tiêu. Ngồi bên chiếc bàn ghế đơn sơ, xì xụp ăn bún kèm các loại rau thơm Trà Quế, tôi biết chắc rằng sẽ thật khó quên được hương vị của tôi bún bình dân này.

Ngay cả cơm bình dân ở trong chợ cũng khiến tôi phải thích thú, cơm không nhiều món như các quán cơm bụi Hà Nội tôi thường thấy, lượng đồ ăn cũng không đồ sộ bằng nhưng nhìn rất ngon mắt và khiến thực khách phải "phát thèm". Một suất cơm bụi có giá khoảng 40 ngàn đồng, mức giá dễ chịu để nếm thử hương vị nấu nướng đời thường và gần gũi của người dân phố Hội. Nếu chuyến đi đến Hội An của bạn kéo dài và đã ăn đủ các thức quà đến mức thèm cơm, đừng quên ghé vào chợ gọi cho mình một phần tú ụ cho đã thèm nhé.

Chợ sẽ không còn là chợ nếu thiếu đồ ăn vặt, bởi thế, nếu chỉ định ghé vào đây tìm chút gì nhấm nháp thì bạn cũng không phải ra về tay không với đủ gói cuốn, bánh xèo, bánh bột lọc, bánh hoa hồng trắng, đương nhiên tất cả đều ngon lành mà giá lại "mềm". Chuyện trò và ngồi ăn cùng người dân bản địa, bạn sẽ món ăn khác biệt hơn nhiều so với việc đi ăn ở các hàng quán chuyên dành cho du khách.

Nếu ai đó cần lời khuyên của tôi về ẩm thực Hội An, tôi sẽ nói với họ "đừng bỏ qua quán sinh tố giải khát mang cái tên rất kêu "Đỗ Hà Thanh Thanh" trong chợ". Ở đó bạn có thể uống đủ các loại từ cam tươi nguyên chất đến sinh tố bơ, sinh tố mãng cầu chất lượng với giá 15 ngàn đồng. Tôi mê quán này đến nỗi, lần nào đến cũng phải uống, không đủ thời gian ngồi lại thì mua mang đi.

Cuối cùng, Hội An không chỉ có đồ ăn, nên sau khi đã thưởng thức căng một bụng đặc sản, hãy đứng dậy để khám phá con chợ và lối sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây. Những quầy hàng rau, hàng thịt, hàng cá như ở mọi khu chợ trên khắp Việt Nam cùng sự thân thiện của người dân nơi đây sẽ khiến bạn thấy bình yên như ở nhà và nhẹ nhàng "gây thương nhớ" khiến khi rời đi, bạn phải tự hứa với lòng mình rằng "Sẽ quay trở lại".

Những hình ảnh về Hội An trong những thập niên 1930, 1960 được các nhiếp ảnh gia kỳ cựu như  Photo Vĩnh Tân, Lệ Ảnh và c...
24/08/2015

Những hình ảnh về Hội An trong những thập niên 1930, 1960 được các nhiếp ảnh gia kỳ cựu như Photo Vĩnh Tân, Lệ Ảnh và các phóng viên của tạp chí LIFE chụp từ thế kỷ trước cho thấy Hội An Ngày ấy- Bây giờ vẫn còn giữ được "hồn xưa" từng trong những ngôi nhà, con phố.
Người Hội An vốn không ưa sự thay đổi, nặng hoài niệm quá khứ, luôn giữ gìn những giá trị truyền thống của tổ tiên. Là đô thị cổ, một thời là trung tâm thương mại ở xứ Đàng Trong. Nhưng bao giờ Hội An vẫn là đô thị buôn bán trật tự, văn minh, không thích sự ồn ào, tráo trở. Chính vì vậy mà nhiều thương nhân ngoại quốc đã chọn nơi đây làm chốn định cư, sinh sống lâu dài.
Hội An, những con phố như trong lòng bàn tay "đi dăm phút lại về chốn cũ". Trong ký ức tuổi thơ của tôi. bao giờ Hội An cũng vẫn là nơi yên bình êm ả. Những buổi trưa hè yên ắng, cả con phố nghe rõ từng tiếng guốc, tiếng rao của những gánh hàng rong. Tiếng gõ nhịp "lạch cạch" quen tai của chiếc cầu gỗ khi có xe cộ hay lữ khách bộ hành trên chùa Cầu.
Trong một đất nước có chiến tranh nhưng dường như do một quy ước hay sự sắp đặt của tạo hóa. Hội An có một diễm phúc bình an trước "mũi tên, hòn đạn”. Nhờ vậy, những ngôi nhà, con phố, đình chùa, miếu mạo còn lưu giữ được cho mãi đến hôm nay.
Cũng như đời người, Hội An cũng có những giai đoạn thăng trầm khốn khó. Có một thời cả thành phố như một công xưởng dệt, nhà nhà dệt vải. Tiếng khung máy dệt rộn rã nhịp đập sớm khuya nhưng nghèo khó, thiếu thốn luôn hiện hữu ở mọi gia đình.
Hội An có một thứ thực phẩm trời cho, rẻ tiền, ấy là hến, ở đây hến luôn có mặt trong bữa cơm mọi gia đình. Người ta khai thác hến quanh năm nhưng nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, thịt hến có nhiều đạm và calci nhưng lại ít cholesterol. Thời gian khó, người Hội An thường luộc hến lấy nước làm món canh. Buổi sáng có tô canh hến nóng với vài củ khoai lang luộc là ấm bụng, rẻ tiền nhưng đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy nhiều người ví von hến “nuôi sống” dân Hội An thời khốn khó. Còn bây giờ nhờ du lịch, cuộc sống của người dân Hội An ngày một tốt hơn thì hến xào xúc bánh tráng vẫn là món ăn khoái khẩu, níu chân nhiều du khách.


Ngô Bá Dũng

Chủ của Guitar Hawaii là Nguyễn Hữu Tâm.Anh học âm nhạc tại Đại học Nghệ thuật Huế tại thủ đô cổ xưa của Huế sau đó về q...
21/08/2015

Chủ của Guitar Hawaii là Nguyễn Hữu Tâm.Anh học âm nhạc tại Đại học Nghệ thuật Huế tại thủ đô cổ xưa của Huế sau đó về quê nhà ở Hội An. Năm 1997, ông trở thành một nghệ sĩ guitar nổi tiếng trong giới sinh viên giáo dục đại học trên khắp đất nước kể từ khi ban nhạc học sinh của mình Co La (Strange Grass) đã giành được giải thưởng hợp nhất trong các quốc gia Cuộc thi Âm nhạc Unplugged năm 1997. Co La cũng được bình chọn là ban nhạc ấn tượng nhất trong đó thi học sinh nhờ vào hiệu suất của họ Hotel California, khiến ban nhạc Unplugged The Eagles nổi tiếng trên toàn thế giới.
Bây giờ, Tâm chơi guitar tại quán cà phê của anh ấy mỗi đêm. “Động lực của tôi trong việc mở một quán cà phê là để chơi âm nhạc”, anh nói. Tất cả ba anh em trai của mình cũng chơi ở đó mặc dù họ làm những công việc riêng của họ vào ban ngày. Guitar Hawaii cung cấp không gian thân thiện cho khách thưởng thức âm nhạc. Khách du lịch đã được biết đến quán cà phê này và một số người đã đến để hát, kèm theo Tâm và bandsmen.
Không chỉ giới hạn trong một vài thể loại âm nhạc, ban nhạc và ca sĩ thực hiện các loại khác nhau. Ngoài việc di chuyển các bài hát tình yêu vào cuối nổi tiếng của Trịnh Công Sơn là những bài hát đẹp của Phạm Duy, tác phẩm nhẹ nhàng và khoe khoang của Cung Tiến và một số nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng khác. Khán giả cũng có thể nghe thấy Blues, Rock ‘n’ Roll, Flamenco và những ca khúc quốc tế phổ biến.
Một bức ảnh đen và trắng ép của Trịnh Công Sơn được đặt rõ ràng trên cây đàn piano trên sân khấu. Mot coi di ve (Một nơi để ra đi và trở về) bởi Trịnh được thực hiện. Tất cả dường như thêm màu sắc hơn cho một chuyến du lịch đến Hội An.
Tâm nói niềm đam mê của mình cho âm nhạc lấy cảm hứng từ nhạc Trịnh để làm một cây đàn guitar Hawaii. Theo yêu cầu của khán giả, anh chơi guitar để mang lại một cái gì đó mới và gây ngạc nhiên cho những người yêu âm nhạc. Thành phố cổ yên tĩnh đón nhiều du khách quốc tế mỗi ngày.

18/08/2015
Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam,...
17/08/2015

Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km.

Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi, núi, trong mạch núi cao khoảng 100m đến 400m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu.

Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ.

Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.

Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898 - 1899, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.

Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru - trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Các đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những công trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Chăm không có cửa sổ, chỉ các công trình tháp phụ mới có cửa sổ.

Đền, tháp Chăm xây bằng gạch, ghép với những mảng trang trí bằng sa thạch. Chúng được xếp khít với nhau và ngày nay chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chất kết dính. Sau khi tường tháp được xây lên, những nhà điêu khắc mới bắt đầu chạm trổ hoa lá, hình người, hình thú... lên tháp. Kỹ thuật điêu khắc trên gạch của người Chăm rất ít xuất hiện trong các nghệ thuật khác ở khu vực.

Mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có 3 bộ phận chính: đế tháp, thân tháp và mái tháp:Đế tháp: theo quan niệm của người Chămpa, đế tháp tượng trưng cho thế giới trần tục, thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng gạch hoặc đá phiến to. Xung quanh đế được trang trí các môtip hoa văn, hình con thú, hình người cầu nguyện đứng trong các vòm cuốn nhỏ…

Thân tháp: cũng theo quan niệm của người Chămpa, thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với tổ tiên và hoà nhập với thần linh.

Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng càng lên cao càng thu hẹp. Mỗi tầng lại mô phỏng đầy đủ cấu trúc cửa chính và cửa giả giống tầng dưới và được trang trí những ngẫu tượng, vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ Giáo như: chim thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử... Tầng một và hai ở mỗi góc thường trang trí các tháp nhỏ.

Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phong cách, mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ 7 đến thế kỷ 8, phong cách Hoà Lai thế kỷ 8 đến thế kỷ thứ 9, phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ 9, phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh, phong cách Bình Ðịnh

Lâu nay người ta vẫn gọi các đền tháp ở Mỹ Sơn theo vần A, A', B, C, D... là theo qui ước phân chia và đặt tên của Henri Parmentier. Ông đã dựa vào những tường bao quanh cụm đền tháp để xếp chúng cùng nhóm mang một chữ cái. Quan sát trực tiếp, người ta thấy rằng việc đánh số trong mỗi nhóm của ông dường như dựa vào công năng của mỗi đền, tháp. Bắt đầu từ ngôi đền chính - tháp quan trọng nhất của nhóm, mang số 1; tháp cổng số 2; các tháp còn lại tuỳ theo chức năng trong nhóm được gán các số kế tiếp. Phương pháp đặt tên của ông rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu và quản lý khu di sản Mỹ Sơn trong nhiều năm qua.

Trong số 225 di tích Chăm được phát hiện tại Việt Nam, riêng Mỹ Sơn có khoảng 70 đền tháp, 32 bi ký tồn tại ở dạng này hay dạng khác. Những đền tháp ở đây tuy không còn cái nào nguyên vẹn nhưng vẫn là những cứ liệu tốt nhất để tìm hiểu quá trình phát triển của nghệ thuật Chăm. Nghệ thuật điêu khắc Chăm tiếp nhận sâu sắc ảnh hưởng của Ấn Độ, nhưng trong quá trình phát triển tính bản địa ngày càng đậm nét và tính dân tộc ngày càng khẳng định, tạo nên vẻ độc đáo, sức hẫp dẫn kỳ lạ. Điêu khắc Chăm cũng có những hình ảnh thầy tu, vũ nữ khắc kỷ và khoái lạc nhưng nổi bật lên là đặc điểm về sức sống mãnh liệt của con người với nội tâm lúc bay bổng sảng khoái, lúc trầm tĩnh ưu tư, lúc trăn trở day dứt...

Tháng 12/1999, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới được tổ chức ở Marrakesh (Maroc), Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các Di sản Văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn 2 như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn 3 như là bằng chứng duy nhất của một nền văn minh châu Á đã biến mất.

Quán cafe được nhiều khách du lịch đánh giá cao nhất Hội An
14/08/2015

Quán cafe được nhiều khách du lịch đánh giá cao nhất Hội An

Cù Lao Chàm là một địa danh du lịch nổi tiếng tại khu vực miền Trung, cách bờ biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) khoảng 15...
06/08/2015

Cù Lao Chàm là một địa danh du lịch nổi tiếng tại khu vực miền Trung, cách bờ biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) khoảng 15 km, Cù Lao Chàm là một cụm đảo bao gồm 8 đảo được đặt tên hết sức dân dã: Hòn Lao (pearl), Hòn Dài (long), Hòn Mồ (tomb), Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con (dry), Hòn Lá (leaf), Hòn Tai (ear), Hòn Ông với khoảng 3.000 người đang sinh sống (ước tính vào năm 2012). Cù Lao Chàm có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rạn san hô ở khu vực biển cù lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ, hệ thống san hô ở đây cũng là nguồn cảm hứng thu hút nhiều khách du lịch về đây với các tour lặng biển ngắm san hô.

Tháng 10/2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007. Ngày 29/05/2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).

Khách du lịch đến với Cù Lao Chàm sẽ trải qua những giờ phút thi vị, bồng bềnh trên sông nước. Từ Cửa Đại thơ mộng sẽ thấy Cù Lao Chàm ẩn hiện phía xa xa với một vẻ đẹp lung linh huyền ảo. Thời gian lưu lại trên đảo, du khách không chỉ được thưởng thức giá trị văn hóa của những di tích khảo cổ liên quan đến quá trình cư trú của cư dân cổ cách đây 3.000 năm mà còn biết được quá trình giao lưu, buôn bán với các nước thuộc Trung Cận Đông, Đông Nam Á và Ấn Độ cách đây 1.000 năm. Đặc biệt là việc phát triển hệ thống đá xếp của cư dân Chăm cổ nhằm khai thác nguồn nước… Tại Cù Lao Chàm còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa như Chùa Hải Tạng, Giếng Cổ, Lăng Ông, Miếu Bà, Miếu tổ nghề Yến cũng như một loạt thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú như hang Bà, hang tò vò, hòn bao gạo, suối tình, suối mơ…Nhờ những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên đã ban tặng nên hệ động thực vật trên đảo khá phong phú, đa dạng. Rừng Cù Lao Chàm có nhiều loại lâm sản quý như gõ, kiền kiền, dẻ, chua, mây, song, dâu, sim; các loại dược liệu quý hiếm như mã tiền, sơn máu, ổi tím, ngũ gia bì. Bao quanh các cụm đảo từ độ sâu 1-20 m, nước xanh biếc, có nhiều loại hải sản như tôm hùm, ốc hương, ốc vú nàng, hải sâm, ngọc trai, đồi mồi, cua đá… Đặc biệt, trên Cù Lao Chàm có nhiều bãi tắm tự nhiên rất đẹp, hấp dẫn khách du lich trong và ngoài nước.

Ở Cù Lao Chàm, nước ngọt từ các khe suối chảy suốt ngày đêm. Vì thế, trên đảo trồng được lúa. Du khách rất thích thú điều này, cứ đòi xách giày xăm xăm lội ruộng. Đã là đảo thì diện tích đất sỏi đá chiếm phần nhiều. Thế nhưng, nỗ lực biến “sỏi đá thành cơm” của bà con Cù Lao Chàm đã có hiệu quả. Trên đảo cây trái, hoa lá sum suê. Đến Cù Lao Chàm, du khách không chỉ hăm hở lặn biển ngắm san hô mà lên đảo xem người dân địa phương làm ruộng cũng thú vị chẳng kém. Dân Cù Lao Chàm chẳng bao giờ sợ thiếu đồ ăn. Cá tôm đầy biển, chỉ cần d**g thuyền, chèo thúng ra một chốc là có ngay bữa cơm ngon lành. Trọng tâm của cụm đảo Cù Lao Chàm là Hòn Lao với bãi Làng và bãi Hương có cư dân cùng các bãi chuyên dành cho khách tham quan, khám phá như bãi Chồng, bãi Xếp cát vàng. Biển xanh và những hàng dừa soi bóng thơ mộng ở đây đã khiến nhiều du khách không khỏi so sánh Cù Lao Chàm là “Hawaii của Việt Nam”.

Nhiều người đến đây đã hết sức ngạc nhiên khi Cù Lao Chàm vẫn còn nguyên những nét hoang sơ của một vùng biển đảo. Trong tương lai không xa, Cù Lao Chàm sẽ được đầu tư xây dựng thành khu du lịch sinh thái tầm cỡ, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến nghỉ ngơi, thư giãn.

Đến Cù lao Chàm, sự thân thiện, dễ mến của con người nơi đây sẽ khiến bất cứ du khách nào cũng muốn được quay lại. Khi đi thăm các điểm du lịch, du khách sẽ nghe thấy nhiều lời mời chào, nhưng tuyệt nhiên sẽ không có ai kéo tay, kéo áo hay buông những lời nói kiếm nhã với bạn.

Hiện nay, chính quyền Hội An đang quan tâm đầu tư hạ tầng điện cho Cù Lao Chàm, chắc chắn khi hạ tầng điện được nâng cấp, các dịch vụ du lịch sẽ phát triển theo và Cù Lao Chàm sẽ tiếp tục thu hút khách du lịch nhiều hơn nữa.

Năm 2014, tạp chí Mỹ Huffington Post khen ngợi món cao lầu ở Hội An là "kho tàng ẩm thực vĩ đại nhất của Việt Nam".Sự ho...
04/08/2015

Năm 2014, tạp chí Mỹ Huffington Post khen ngợi món cao lầu ở Hội An là "kho tàng ẩm thực vĩ đại nhất của Việt Nam".

Sự hoà quyện khá tinh tế của các hương vị khiến cho ai từng một lần thưởng thức, không thể nào quên

Tô cao lầu với những sợi mì dai, thịt heo thấm, rau sống tươi, giá đỗ cùng miếng bánh chiên giòn, thoạt trông như một sự pha trộn rất lạ, nhưng chính nó làm nên món ăn rất đặc biệt.

Cao lầu hoàn toàn xứng đáng với lời khen tặng đó, bởi để tạo nên một tô cao lầu ngon, đã ăn một lần là nhớ, người chế biến phải thực sự tuân thủ những nguyên tắc cầu kỳ của món ăn.

Thực tế, rất nhiều người từ nơi xa đến, thường hay nhầm lẫn giữa cao lầu với mì quảng của xứ Quảng. Nhưng cao lầu và mì quảng lại là hai món ăn hoàn toàn khác biệt trong cách chế biến.

Sợi cao lầu được chế biến từ gạo thơm. Để ngâm gạo làm nên sợi cao lầu, phải lấy nước tro từ đảo Cù lao chàm của Hội An, sau đó người Hội An khéo léo chế biến thành những sợi dài hơn 10cm, dày 0,5cm có màu vàng nhạt do sau khi ngâm nước tro.

Sợi cao lầu dai nhờ ngâm nước tro từ đảo Cù lao chàm Hội An, luộc bằng nước giếng cổ Bá Lễ

Khi ăn, người nấu phải ngâm sợi cao lầu vài giờ đồng hồ với nước, sau đó vớt ra rửa sạch, luộc bằng nước lấy từ chiếc giếng cổ Bá Lễ (nằm trong khu phố cổ Hội An) nấu sôi, cho đến khi sợi cao lầu khô chín. Khi chín, sợi cao lầu vẫn giữ được độ dai nhưng mềm ngon.

Nguyên liệu làm nên vị ngon của món cao lầu chính là món thịt xíu ngon tuyệt. Thịt chọn để xíu phải là loại thịt nạc đùi của heo quê, tươi ngon. Ướp thịt với các loại gia vị như ngũ vị hương, đường, muối, bột nêm, tỏi giã nhuyễn, nước tương... để lâu cho đủ ngấm, rồi chiên vàng hai mặt trên lửa nhỏ, sau đó đổ nước ướp thịt vào sên cho đến khi miếng thịt thấm, nhưng nước vẫn không cạn hẳn. Nước thịt xíu được dùng làm nước nhưn cho tô cao lầu.

Thịt chọn để xíu là loại thịt nạc đùi của heo quê, tươi ngon. Ướp thịt với ngũ vị hương, đường, muối, bột nêm, tỏi giã nhuyễn, nước tương... để lâu cho đủ ngấm, rồi chiên vàng hai mặt trên lửa nhỏ

Khi ăn, cho một ít cao lầu đã luộc vào tô, cắt thịt xíu xếp lên, rưới một chút nước thịt xíu... Nhưng như vậy chưa đủ. Cao lầu phải ăn kèm với rau cải con, giá trụng, rau thơm, rau quế… mà phải là rau được trồng từ làng rau Trà Quế nổi tiếng tại Hội An, mới đúng chất. Rau ở làng Trà Quế lá nhỏ, nhưng mùi thơm riêng biệt của mỗi loại rau không lẫn vào đâu được.

Đặc biệt, đó chính là miếng cao lầu khô được cắt thành hình vuông và chiên giòn. Vị giòn rụm của miếng cao lầu chiên khiến cho tô cao lầu trở nên vô cùng cuốn hút. Và nhất định, phải có trái ớt xanh vừa cay xè nhưng đẫm vị ngọt, thì mới đúng là ăn cao lầu…

Sự hoà quyện khá tinh tế của các hương vị khiến cho ai từng một lần thưởng thức, không thể nào quên. Đó cũng chính là lý do khiến cho cao lầu trở thành món ăn tinh túy, đặc trưng của phố Hội cổ kính.

Theo chỉ dẫn của những “thổ địa” của Hội An, nếu để ăn đúng cao lầu ngon nên ghé những quán cao lầu gánh. Cao lầu bà Bé (trong khu chợ ở đầu đường Trần Phú) hoặc quán cao lầu bà Thanh đường Trần Cao Vân (ngay ngã tư Công Chánh) là quán cao lầu gánh được nhắc đến khá nhiều bởi cao lầu được chế biến chính hiệu.

Hoặc có thể tới quán Mì quảng ông Hai có bán món cao lầu rất ngon ngay tại chợ vải Hội An, nhưng chỉ bán vào buổi tối. Hầu hết các nhà hàng ở Hội An đều bán kèm món cao lầu này, và tùy mỗi “gu” thưởng thức, bạn sẽ chọn được cho mình tô cao lầu hợp khẩu vị nhất.

Diệu Hiền

Address


Telephone

0934556858

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Phượt Hội An posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Telephone
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Travel Agency?

Share