Dochula Pass Bhutan
Đèo Dochula nơi 108 bảo tháp Phật truyền thống Bhutan 🇧🇹
#Đông_trùng_hạ_thảo_thiên_nhiên_Bhutan
CHÍNH SÁCH GIỮ GÌN VÀ TÁI TẠO TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA BHUTAN 🇧🇹
Hàng năm, mùa đông trùng hạ thảo kéo dài trong suốt hơn 3 tháng nhưng Chính phủ Bhutan nhà cháu chỉ cho phép khai thác trong đúng 30 ngày - 40 ngày. Còn lại để tái tạo tài nguyên. Nhất định không khai thác tận diệt.
Mùa đông trùng hạ thảo kéo dài khoảng 100 ngày, bắt đầu lác đác từ Tháng Năm, rộ nhất vào Tháng Bảy và kết thúc đầu Tháng Tám. Khi mùa về, cơ quan chức năng sẽ nhìn xu hướng thời tiết để đánh giá khoảng thời gian đông trùng hạ thảo mọc lên nhiều nhất, rồi đưa ra quyết định khoảng thời gian cho phép khai thác.
Danh sách những người được cấp giấy phép lên núi tìm đông trùng hạ thảo được lập ra dựa trên các tiêu chí như:
- Chỉ là người dân thuộc các làng trong khu vực
- Phải là sức khỏe tốt, đã qua đào tạo kỹ năng sống và xử lý tình huống trên núi cao
- Phải cam kết thực hiện đúng quy định bảo vệ tài nguyên
- Chỉ những gia đình có từ 3 người lớn trở lên thì mới được 1 người lên núi
Cảnh sát môi trường và kiểm lâm Bhutan sử dụng trực thăng để tuần tra. Trên những đỉnh núi cao có ĐTHT thì thảm thực vật chỉ gồm những loài cỏ thấp, nấm, rêu… Bất cứ ai đi tìm ĐTHT đều được cảnh sát và kiểm lâm nhìn rõ từ trực thăng, và sẽ bị phạt rất nặng đồng thời tước quyền khai thác trong những năm tiếp theo. Bởi vậy, ở Bhutan không có sự “lách luật” vi phạm nào.
Cuối đợt thu hoạch, toàn bộ đông trùng hạ thảo tìm được sẽ phải mang ra đấu giá công khai. Nhà nước sẽ căn cứ vào sản lượng đó để cấp giấy phép xuất khẩu the
Chim rừng đấy các bác, hông phải chim nuôi đâu. Bởi không bị con người sát hại nên chúng chẳng có gì phải sợ. Nói chung muông thú ở đây rất thân thiện với con người… 🤩🤩🤩
P/S: Trong video là một hành giả trẻ tuổi đang nhập thất trên núi. Quá trình nhập thất không được tuỳ tiện cắt tóc cạo râu. Chứ không phải là style râu tóc của thanh niên quê em như này đâu nhé! 😇🙏🤫☺️
Buổi sáng bản làng iem ❤️
Có -5 độ chứ mấy!
Tất cả các bệnh viện, phòng khám tại Bhutan 🇧🇹 bao giờ cũng có ban thờ Phật Dược Sư. Đặc biệt là những nơi khám chữa bệnh bằng YHCT Phật Giáo Tây Tạng. Hàng ngày các bác sĩ đều thực hành nghi quỹ cầu nguyện Phật Dược Sư trước giờ nhận ca trực của mình.
Chân ngôn Phật Dược Sư có năng lực chữa lành bệnh tật, chuyển hoá nhân duyên ác nghiệp khổ đau, tăng trưởng thiện căn an lạc giải thoát, và giúp cho tâm của chúng ta kết nối được với tầng tâm thức cao hơn (Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Thiên Hộ Pháp, Daka - Dakini...).
Nghe tại link You Tube này:
https://youtu.be/yUJucA-mrgE
Tayatha om bekanze bekanze maha bekanze radza samudgate soha 🙏🙏🙏🙏
#hanhhuongbhutan
#dulichbhutan
#tourbhutan
#dacsanbhutan
Hôm nay, trong lễ tạ đàn Drubchen Menla sau 7 ngày thành tựu viên mãn, Đức Pháp Chủ Bhutan His Holiness Je Khenpo 70th đã cử hành lễ cúng dường đèn cầu nguyện trường thọ Đức Vua yêu quý nhân ngày sinh nhật tuổi 40.
Mùa đông đã về rồi. Thảo nguyên xanh mỡ màng rạng rỡ nay đã trở màu úa vàng se sắt, những đỉnh núi đã bắt đầu phủ tuyết dày hơn.
Trong video là cha tôi, Apa Kelzang Dorji, ông đang lùa đàn Yak xuống núi trú đông. Đàn bò đã được di chuyển từ tháng 10, bởi chúng ít lông và chịu lạnh kém hơn Yak.
Từ thảo nguyên cao hơn 4500m, đàn bò sẽ xuống khu rừng thấp tránh rét trong 6 tháng. Khu rừng thấp có nhiều cây to mà lá của nó sẽ được dùng làm thức ăn cho Yak mùa đông. Tuyết dưới này ít thôi và chủ yếu chỉ là băng giá mỏng buổi sáng.
Trâu bò là tài sản quan trọng của người du mục Brokpa trên khắp thảo nguyên Himalaya nói chung, không riêng chỉ Bhutan. Mỗi con bò sữa là một tài sản lớn. Người du mục Bhutan không bao giờ giết bò. Mà họ chăm sóc nâng niu đàn bò như những người bạn thân thiết. Khi nào Bê Con còn bú sữa, chưa biết ăn cỏ, thì người ta chỉ lấy sữa vào sáng sớm và chiều muộn, cũng không lấy hết sữa, luôn đảm bảo no đủ cả ngày cho Bê Con. Vắt sữa bằng tay hoàn toàn.
Cha tôi 61 tuổi. Ông đã gắn bó cả cuộc đời với đàn Yak, đàn bò cùng những ngọn núi. Giống như những người du mục khác, ông coi núi là nhà. Thậm chí mấy tháng ông mới ghé qua nhà một lần, ngôi nhà thực sự trong làng, và ông cũng chỉ ở đó ít ngày. Lâu lâu về thành phố chơi, chỉ được mấy bữa ông than thở: “Haizzz sao lại có thể sống một cách tù túng ngột ngạt thế này được chứ? Chán quá!”. Mà thành phố tôi đang nói ở đây là Thimphu hoặc Paro (Bhutan) đó ạ.
Tối qua, tại Bảo Tháp Memorial Chorten, nhiều người dân đã cúng dường những ngọn đèn bơ và tụng bài cầu nguyện trường thọ lên Đức Pháp Chủ tôn quý nhân ngày sinh nhật thứ 65 của Ngài.
Kính thỉnh Ngài trường thọ và không ngừng chuyển pháp. Nguyện viên mãn tất cả các công hạnh của Ngài vì lợi ích Giác Ngộ chúng sinh.
Khi nào còn Luân Hồi, kính thỉnh Ngài còn trụ thế để làm chốn quy y nương tựa cho chúng sinh.
Khi nào Tam Bảo còn gia hộ chúng sinh, kính thỉnh Ngài còn trụ thế và không ngừng các công hạnh Tam Bảo, Tam Căn cho sự Giác Ngộ chúng sinh không bỏ sót một ai.
Long life Chabje Rinpoche 🙏🙏🙏🙏
Nghệ sỹ nhân dân Lệ Ngọc biểu diễn cúng dường tại Dechen Phodrang Monastery Bhutan. Cô ấy là người đầu tiên đem sân khấu dân gian truyền thống của người Việt chúng ta đến Bhutan.
Không có lời nào có thể miêu tả hết cảm xúc, nhân duyên, giá trị và ý nghĩa tuyệt vời này.
Bình yên và linh thiêng Kurjey Lhakhang
Cúng khói mỗi sáng sớm bằng lá bách xù tươi