26/10/2021
Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản
Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản đã cải thiện môi trường để những người nước ngoài đang lo lắng về việc lưu trú bất hợp pháp có thể dễ dàng đầu thú tại Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú địa phương thông qua các hoạt động quan hệ công chúng cho Chế độ ra lệnh xuất cảnh và sửa đổi "Hướng dẫn về Đặc cách cho phép lưu trú", v.v... nhằm khuyến khích tự nguyện đầu thú.
Người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật Bản đã quá thời gian lưu trú và có nguyện vọng về nước có thể sử dụng "Chế độ ra lệnh xuất cảnh" với thủ tục dễ dàng để về nước mà không bị tạm giữ.
Thời gian tối thiểu mà bạn không thể nhập cảnh vào Nhật Bản trong trường hợp về nước theo thủ tục cưỡng chế trục xuất là 5 năm, tuy nhiên, trường hợp bạn về nước theo "Chế độ ra lệnh xuất cảnh" thì sẽ là 1 năm.
Người có thể sử dụng "Chế độ ra lệnh xuất cảnh" là người đáp ứng được tất cả các điều kiện sau đây.
Có ý muốn nhanh chóng xuất cảnh khỏi Nhật Bản và tự đi đến đầu thú tại Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú
Không nằm trong bất kỳ lý do bị cưỡng chế trục xuất nào ngoài việc quá thời gian lưu trú
Không bị xử lý phạt tù hoặc giam giữ vì một số tội nhất định như trộm cắp, v.v... sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản
Trong quá khứ chưa từng bị cưỡng chế trục xuất hoặc chưa từng xuất cảnh khỏi Nhật Bản theo Lệnh Xuất cảnh
Dự kiến chắc chắn sẽ nhanh chóng xuất cảnh khỏi Nhật Bản
Người nước ngoài có nguyện vọng về nước, tự đi đến đầu thú tại Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú ngay cả khi không phải là đối tượng áp dụng "Chế độ ra lệnh xuất cảnh" vẫn có thể được cấp phép tha bổng tạm thời để thực hiện thủ tục mà không bị tạm giữ.
Người có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt tại Nhật Bản vui lòng đầu thú tại Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú, và cho biết lý do, v.v... mong muốn sinh hoạt tại Nhật Bản.
Trong "Hướng dẫn về Đặc cách cho phép lưu trú" được sửa đổi gần đây cho thấy rằng, ngoài trường hợp kết hôn với người Nhật Bản, thì những yếu tố tích cực ảnh hưởng đến quyết định đồng ý hay từ chối Đặc cách cho phép lưu trú còn có (1) Tự mình khai báo đầu thú với Văn phòng Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú, (2) Giám hộ và nuôi dưỡng con ruột đã theo học tại cơ sở giáo dục tiểu học và trung học của Nhật Bản và người con này đã sống ở Nhật Bản trong một thời gian dài, (3) Thời gian lưu trú tại Nhật Bản được cho là lâu dài và ổn định, v.v... Vì vậy bạn vui lòng đọc kỹ hướng dẫn này nhé.
Ví dụ, hướng dẫn này giới thiệu rằng những người tương ứng với điều kiện (3) và không có vi phạm pháp luật, v.v... nào khác nếu thực hiện khai báo đầu thú sẽ dễ được xem xét theo hướng Đặc cách cho phép lưu trú hơn.
Ngoài ra, về nguyên tắc, bạn sẽ bị tạm giữ nếu bị phát hiện vi phạm do bị vạch trần, v.v... , nhưng nếu bạn đã khai báo đầu thú, bạn có thể được cấp phép tha bổng tạm thời để tiến hành thủ tục mà không bị tạm giữ.
Trong khi thực hiện Thủ tục cưỡng chế trục xuất như được trình bày trong trang PDF đính kèm (tiếng Nhật)PDF, nếu Bộ trưởng Bộ Tư pháp đặc cách chấp thuận việc lưu trú của bạn ở Nhật Bản theo kết quả kiểm tra nội dung yêu cầu kháng nghị, thì tình trạng lưu trú bất hợp pháp sẽ được hủy bỏ và bạn sẽ có thể tiếp tục sống ở Nhật Bản như người lưu trú bình thường.
Ngoài ra, vui lòng lưu ý rằng Đặc cách cho phép lưu trú sẽ được quyết định bằng cách xem xét toàn diện các yếu tố tích cực và tiêu cực, và nếu kết quả là không được cấp phép, thì Lệnh cưỡng chế trục xuất được chỉ định bằng văn bản sẽ được ban hành.
法務省入国管理局では,出国命令制度の広報活動や「在留特別許可に係るガイドライン」の改訂等を通じ,不法滞在で悩んでいる外国人の方が地方入国管理官署に出頭しやすい環境を整備し,自発的な出頭を促すことを目指しています。
○ 在留期間を経過したまま日本で生活している外国人で帰国を希望している方は,収容されることなく,簡易な方法で手続ができる「出国命令制度」を利用して帰国することができます。
・ 退去強制手続により帰国した場合,最低5年間は日本に入国することはできませんが,「出国命令制度」で帰国した場合,その期間は1年間となります。
・ 「出国命令制度」を利用できるのは,次のいずれにも該当する方です。
ア 速やかに日本から出国する意思を持って自ら入国管理官署に出頭したこと
イ 在留期間を経過したこと以外の退去強制事由に該当しないこと
ウ 入国後に窃盗等の所定の罪により懲役又は禁固に処せられていないこと
エ 過去に退去強制されたこと又は出国命令を受けて出国したことがないこと
オ 速やかに日本から出国することが確実に見込まれること
○ 帰国を希望している外国人の方で,「出国命令制度」の対象に当たらないものの,自ら入国管理官署に出頭した方については,仮放免の許可により,収容することなく手続を進めることが可能です。
○ 引続き日本国内での生活を希望される方は,まずは入国管理官署に出頭して,日本で生活したい理由等を申し述べてください。
・ 先般改訂した「在留特別許可に係るガイドライン」には,在留特別許可の許否判断を行うに当たっての積極要素として,日本人と婚姻が成立している場合などのほか,(1)自ら入国管理官署に出頭申告したこと,(2)日本の初等・中等教育機関に在学し相当期間日本で生活している実子を監護及び養育していること,(3)日本での滞在期間が長期に及び定着性が認められること等を挙げていますので,このガイドラインをよくお読みください。
例えば,(3)に該当し,かつ,他の法令違反等がない方が,出頭申告した場合には,在留特別許可方向で検討されやすくなることをガイドラインで紹介しています。
・ また,摘発等により違反が発覚した場合は,原則,収容されることとなりますが,出頭申告した場合には,仮放免の許可により,収容することなく手続を進めることが可能です。
・ 別紙[PDF]のとおりの退去強制手続の中で,申出の内容を審査した結果,法務大臣から特別に日本での在留を認められた場合には,不法滞在の状態が解消され,正規在留者として引続き日本で生活することができます。
・ なお,在留特別許可は,積極要素と消極要素を総合的に考慮して許否を決定しますので,結果として許可されない場合には,退去強制令書が発付されることにご留意ください。
nguồn:isa.go.jp