04/09/2021
Đội tuyển bóng đá Việt Nam đã ko thể giữ được chiến thắng trong trận vừa rồi. Là cổ động viên chân chính ad thật tình buồn lắm luôn 🥲 Nhưng không thể quên rằng cách đây chỉ chưa đầy năm, đá với các đội ngoài Đông Nam Á thì chỉ có lấy giỏ cần xé nhặt bóng, thì bây giờ các cầu thủ của chúng ta đá ngang cơ thậm chí ghi bàn cái rẹt và đôi công sòng phẳng với một ông lớn nhiều lần vào VCK WC như thế cho tới khi mất người, thật không có gì hạnh phúc hơn.
Mong là bóng đá Việt Nam sẽ còn tiến xa hơn nữa, cố gắng đứng thứ ba bảng này là vẫn còn 25% vào được vòng chung kết World Cup.
Sau đây là điểm tin Paralympic Tokyo 2020, bài viết của 1 kiều bào Việt Nam tại Nhật, chú Huy ^^
Huy chương ngày 11 và 12 Paralympic Tokyo
・Sinh năm 1970 tại thành phố Kakegawa, tỉnh Shizuoka., Sugiura Keiko theo học Dược khoa tốt nghiệp bằng Dược sĩ quốc gia, tham gia ba môn phối hợp và đua đường trường như một sở thích.
Vào tháng 4 năm 2016, chị bị chấn thương sọ não trong một cuộc đua, xuất huyết màng não, gãy xương sọ, xương đòn, xương sườn và xương bả vai... Mặc dù bác sĩ nói rằng không thể chữa khỏi, bị rối loạn chức năng não; Keiko vẫn cố gắng phục hồi chức năng bằng cách tập đi xe đạp parabol. Tháng 3 năm 2017, cô trở lại đường đua dành cho người khuyết tật; giành được chức vô địch thế giới UCI Para-Cycling Road Race 2018.
Tokyo là nơi chị tham gia Thế vận hội Paralympic lần đầu tiên, Trở thành tuyển thủ Nhật Bản lớn tuổi nhất từ trước đến nay giành HCV bộ môn này cho Nhật Bản ở tuổi 50.
・Ở Trận chung kết 100 m bướm nam (S11 dành cho người khiếm thị) Kimura Keiichi (30 tuổi) đã chạm mức đầu tiên với thành tích 1phút 2.57 giây, đoạt huy chương vàng đầu tiên trong lần tham dự Para thứ tư.
Bạn đồng đội Tomita Uchu (32 tuổi) đã giành huy chương bạc.
Khi quay ngược lại 50 mét với vị trí trên cùng, Kimura đã kết thúc bằng cách loại bỏ Dorsman (Hòa Lan) và Tomita đang đuổi theo. Sau khi biết mình chiến thắng, anh đã ôm chầm lấy Tomita ở làn bơi bên cạnh để cùng chia vui.
"Tôi nghĩ rằng đã thua vì cảm thấy rất mệt, nhưng sự cổ vũ của các đồng đội tại khán đài khiến tôi nghĩ "Không biết có chuyện gì đang xảy ra". Và huấn luyện viên Teranishi đã thông báo về chiến thắng cho tôi.
Kimura đã giành huy chương bạc và đồng tại Paralympic London 2012, hai bạc và đồng tại Thế vận hội Rio de Janeiro 2016, và bạc ở cự ly 100 mét bơi ếch trong thế vận Tokyo. Cuối cùng, đã có được huy chương sáng giá nhất. "Tôi muốn về nhà và khóc cho sướng."
・Kajimi Yui, niềm hy vọng huy chương vàng tenis nữ đầu tiên của Nhật để thua tuyển thủ D Groot của Hòa Lan 6-3 và 7-6 trong trận chung kết; chấp nhận huy chương bạc và cùng Momoko Otani đã thắng cặp Trung quốc Wang Ziying / Zhu Zhenzhen 6-2; 7-6 để đoạt thêm Huy chương đồng đôi nữ.
・Nữ hoàng vũ cầu xe lăn, Satomi Sarina đã có trận đấu để đời trước đối thủ số 2 thế giới Sujirat Pookkhan, đoạt huy chương vàng cầu lông Paralympic đầu tiên cho Nhật Bản.
Satomi năm nay 23 tuổi, sinh ra tại thành phố Yachimata, tỉnh Chiba. Năm 2016, khi đang học năm cuối cấp 3, cô bị tai nạn giao thông và bị liệt nửa người. Chỉ 1 năm sau cô bắt đầu tập luyện lại môn thể thao ưa thích, chỉ thay đổi từ bình thường sang ngổi xe lăn và giành chức vô địch thế giới 2019.
Ván đầu tiên Satomi để thua 14-21, sang ván thứ hai, cô lấy lại nhịp thi đấu, dẫn trước từ đầu rồi bị gác. Tuy nhiên nhờ cách đánh bền bỉ đã thắng tỷ số khít khao 21-19. Trong game cuối cùng, Satomi phấn khích áp đảo 21-13.
Với ngôi vị vô địch đơn nữ, Satomi tạo đà cho nội dung đánh đôi mà cô sẽ tham gia trong trận chung kết vào ngày cuối cùng.
・Ở nội dung cầu lông đơn nữ rối loạn chi trên (SU5) dành cho người bị tật nửa thân người trên, (tức chạy thi đấu bình thường), Suzuki Ayako Suzuki đã giành được huy chương bạc sau khi thua Yang Qiuxia (Trung Quốc) trong trận chung kết; hụt mất ngôi vô địch đầu tiên.
Sinh ra ở tỉnh Saitama, Suzuki bị khuyết tật bẩm sinh ở cánh tay phải. Giành chức vô địch thế giới đơn nữ 2009. Tạm thời giải nghệ một thời gian rồi trở lại vào năm 2015 sau khi nội dung môn cầu lông này trở thành môn thi đấu mới tại Paralympic Tokyo.
・Đội bóng rổ xe lăn nam đã có trận thắng lịch sử đội hạng nhất bảng B Anh Quốc trong trận bán kết với tỉ số ấn tượng 79-68; để lần đầu tiên vào chung kết với đội Mỹ vào ngày bế mạc. Huy chương bạc đã trong tầm tay nhưng đội chủ nhà vẫn mơ ước chiếc huy chương cao nhất để có một kết thúc thật đẹp cho thế vận khuyết tật lịch sử.
Đặc biệt xin giới thiệu tuyển thủ đẹp trai số 2 chủ lực của đội chủ nhà. Choukai Renshi sinh ra đã bị khuyết tật ở tay và chân, cả hai chi dưới đều bị cụt khi mới 3 tuổi. Năm 2011, anh bắt đầu chơi bóng rổ trên xe lăn. Năm 2013, anh tham gia giải trẻ Asia Para Games và góp phần đoạt á quân. Vào năm 2015, trở thành tuyển thủ quốc gia Para trẻ nhất của Nhật Bản.
(Hình 1: HCV xe đạp nữ Keiko. H2: HCV 100m bướm Kimura. H3+4: HCB tenis xe lăn nữ Kajimi và HCĐ đôi nữ. H5: HCV vũ cầu xe lăn nữ Satomi. H6: HCB vũ cầu khuyết tật chi trên Suzuki. H7+8+9: Đội tuyển bóng rổ NB hay nhất từ trước tới nay với tuyển thủ Choukai).