03/02/2023
Một số rủi ro của phương thức thanh toán điện tử chứng từ L/C trong giao dịch Thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc
👉Trong một bài báo gần đây trên trang Kotranews ở Hàn quốc đã chia sẽ những vấn đề cần lưu ý trong hoạt động thương mại xuất nhập khẩu với Việt Nam, theo đó:” Thời gian gần đây, tin tức lừa đảo trong các giao dịch thương mại với Việt Nam không ngừng, ước tính hơn 90% các vụ lừa đảo trong giao dịch thương mại của Hàn Quốc với Việt Nam là do giao dịch định giá thấp và tín dụng là yếu tố quan trọng nhất cần lưu ý khi giao dịch với người mua Việt Nam.” Như vậy, vấn đề tín dụng hay phương thức thanh toán trong giao dịch thương mại giữa hai quốc gia đang có nhiều lỗ hổng cho các phần tử lợi dụng để chuộc lợi. Đặc biệt, là trong giao dịch thương mại thì cả doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc thường lựa chọn phương thức thanh toán L/C. Vậy phương thức thanh toán L/C là gì? Hoạt động như thế nào? Rủi ro của các bên khi tham gia phương thức này là gì? Những lưu ý biện pháp để phòng ngừa, hạn chế phát sinh rủi ro trong thanh toán theo phương thức L/C ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây:
📌Điều đầu tiên cần phải hiểu thế nào là phương thức thanh toán L/C, theo quy định phương thức điện tử chứng từ ( Letter of Credit) là một sự cam kết, trong đó theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư gọi là L/C theo đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hôi phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C. Hay nói cách khác để tạo thuận lợi cho việc thanh toán trong giao dịch thương mại, khi ngân hàng giao dịch của nhập khẩu (ngân hàng mở) xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện quy định theo yêu cầu của nhà nhập khẩu thì số tiền được thanh toán cho nhà xuất khẩu (đây là một cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng. Phương thức thanh toán điện tử chứng từ L/C được thực hiện qua 11 bước cơ bản bắt đầu từ khi hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ở Việt Nam – Hàn Quốc mua bán, quy định phương thức thanh toán L/C cho đến khi bên nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền và ngân hàng phát hành hoàn trả hối phiếu cho ngân hàng mua (điều này loai bỏ các nghĩa vụ nợ giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng mua lại).
📌Bên cạnh những điểm tích cực mà phương thức thanh toán này mang lại cho giao dịch thương mại xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Hàn Quốc nói riêng thì song song với đó còn tồn tại nhiều rủi ro, bất cập trong quá trình thực hiện phương thức này dẫn đến những tranh chấp phát sinh, nổi bật với những rủi ro sau:
👍Thứ nhất, về phía doanh nghiệp hay các bên xuất nhập khẩu của hai nước sẽ phải chịu rủi ro xuất phát từ bản chất cơ sở của phương thức thanh toán L/C là thanh toán bằng bộ chứng từ đã tiềm ẩn, phát sinh rủi ro. Chẳng hạn, công ty A của Việt Nam nhập khẩu hàng của công ty B Hàn Quốc thông qua Internet, sau khi chuyển tiền theo phương thức L/C ngân hàng do công ty A chỉ định tuy nhiên sau đó phát hiện ra công ty B chỉ là một công ty ma không có thật. Hay một ví dụ về rủi ro khác trong trường hợp công ty A ở Việt Nam xuất khẩu nông sản sang công ty B ở Hàn Quốc thỏa thuận thống nhất thanh toán qua L/C. Sau khi hàng hóa đã rời cảng 35 ngày nhưng phía Việt Nam vẫn chưa nhận được tiền, mặc dù đã phát di thư yêu cầu nhưng vẫn không nhận được hồi âm về phía công ty ở Hàn Quốc, phải đến 50 ngày sau phía Việt Nam mới nhận được tiền với lý do ngân hàng phía Hàn Quốc đã tự ý cho công ty B lấy hàng rồi mang đi tiêu thụ rồi được tiền mới thanh toán cho Việt Nam. Đối với trường hợp này các chuyên gia pháp lý đã nhận định rằng:” đã có sự thông đồng giữa ngân hàng và người mua mở L/C và họ cũng đã bỏ qua nguyên tắc UCP – Bộ nguyên tắc tuân thủ quy định ban hành và sử dụng thư tín dụng.” Một rủi ro nữa mà các doanh nghiệp cả hai nước cần lưu ý là ngân hàng chỉ xem về chứng từ không xem xét về mặt hàng hóa, vì vậy nếu doanh nghiệp xuất trình bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán ngay cả khi doanh nghiệp nhập khẩu khiếu nại hàng hóa không đúng như hợp đồng thậm chí dù hàng hóa không được giao.
👍Thứ hai, về phía ngân hàng cũng có thể gặp phải những rủi ro nhất định. Rủi ro tín dụng phải kế đến việc ngân hàng ứng trước khoản tiền nhưng có khả năng không thu hồi được khoản tiền đó. Về phía ngân hàng phát hành L/C thì khi nhận được bộ chứng từ hoàn chỉnh phải có nghĩa vụ thanh toán cho bên hưởng lợi tức là bên xuất khẩu, tuy nhiên trong trường hợp bên nhập khẩu không còn khả năng thanh toán, phá sản thì lúc này ngân hàng phát hành thiệt hại từ tổn thất tín dụng đó. Mặt khác, bên phía ngân hàng được chỉ định thanh toán cho bên xuất khẩu gặp rủi ro tín dụng. Trên thực tế, ngân hàng được chỉ định khi nhận được bộ chứng từ và có thể ứng trước cho người xuất khẩu một khoản tiền tương ứng với giá trị hợp đồng, mục đích nhằm để hỗ trợ ban đầu nhưng tất nhiên với điều kiện “truy đòi” kém theo. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ phải đối mặt với một số rủi ro như: ngân hàng phát hành hay bên nhập khẩu không có khả năng thanh toán cho ngân hàng chỉ định; hơn nữa, rủi ro trong kỹ thuật thường gặp là “lỗi chứng từ”; hay đối mặt với những rủi ro mang tính chất gian lận (ví dụ hai bên xuất nhập khẩu cấu kết với nhau có hành vi gian dối chứng từ để lấy tiền thanh toán).
🎯Hiện nay, trên đà xu thế toàn cầu hóa thì việc giao thương trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia được đẩy mạnh trong đó phải kể đến mối quan hệ hợp tác không ngừng phát triển của Việt Nam – Hàn Quốc nói chung và vấn dề về xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa của hai quốc gia nói riêng. Do đó, việc các doanh nghiệp,cá nhân hai nước trao đổi mua bán hàng hóa với nhau rất phổ biến, chính vì vậy việc am hiểu về quy định phương thức thanh toán là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, tình hình tranh chấp thanh toán L/C hiện nay rất đa dạng nhưng theo thống kê thì tranh chấp liên quan về bộ chứng từ thanh toán là phổ biến nhất chiếm từ 50 – 70%. Một số lỗi trong bộ chứng từ như vận đơn ngày phát hành chậm ngày so với ngày đóng hàng; cảng xuất và cảng vận hành vận đơn gặp vấn đề,.. Nguyên nhân có thể được xuất phát từ những cơ sở sau: (i) Sự khác nhau về ngôn ngữ, văn hoa, chữ viết, trình độ phát triển, môi trường kinh doanh khác nhau giữa hai quốc gia Việt Nam – Hàn Quốc,..;(ii) Bản thân mức độ phức tạp của Bộ chứng từ khá lớn;(iii) Hiện nay, phần lớn kiến thứ của các doanh nghiệp Viêt Nam chưa thật sự đầy đủ về phương thức thanh toán này mặc dù đây được xem là một phương thức phổ biến khi tiến hành giao dịch thương mại quốc tế; cũng như thiếu sự am hiểu quy định của UCP,..;(iv) Những sai sót của bộ chứng từ từ hình thức cơ bản, lỗi đánh máy, hay thâm chí có nhứng sai sót xuất phát từ ý thức chủ quan của một trong hai bên hay cả hai bên nhằm trục lợi hoặc để không phải thực hiện cam kết bởi họ cho cam kết này bất lợi cho chính họ.
📌Từ những phân tích trên, có thể kết luận rằng rủi ro mà các bên tham gia phương thức thanh toán L/C là rất lớn, cần có những lưu ý, biện pháp để phòng ngừa khắc phục những rủi ro nhanh chóng, kịp thời từ cả hai phía nhưng điều đầu tiên là phải thấm nhuần được hai nguyên tắc của UCP 600 cụ thể như sau: Thứ nhất, nguyên tắc độc lập được quy định tai Điều 4 UCP 600, mặc dù thư tín dụng vè bản chất được phát hành trên cơ sở hợp đồng khác, việc mở tín dụng là một giao dịch riêng biệt và độc lập với hợp đồng và thư tín dụng, chứa bất kỳ tham chiếu nào đến hợp đồng nào như vậy. Bản chất thư tín dụng tạo ra một quan hệ pháp lý riêng. Thứ hai, nguyên tắc trừu tượng theo Điều 5 UCP 600 quy định:” Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch khác mà các chứng từ có liên quan.” Đây chính là hai nguyên tắc cơ bản mà các chủ thể tham gia cần biết khi tham gia phương thức thanh toán L/C.
📌Đối với doanh nghiệp xuất khẩu phải có bộ chứng từ chuẩn chỉnh cả về bề mặt chứng từ, nội dung chứng từ, vận đơn phù hợp, chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ,… đáp ứng được quy định của L/C và cả UCP,..phải được tiến hành kiểm tra tất cả các bên không được chủ quan phụ thuộc vào ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thì khi phát hiện bộ chứng từ bị gian lận cần tiến hành xác định hàng hóa đang ở đâu để đưa ra các biện pháp kịp thời xử lý. Khi tham gia thương thảo hợp đồng cả hai bên phải đặc biệt chú ý đến điều kiện thanh toán hợp đồng, đưa ra các yêu cầu chính xác về hợp đồng. Bên nhập khẩu khi nhận được thông báo LC thì phải kiểm tra thật kỹ lưỡng, tham vấn ngân hàng, tìm kiếm các công ty tư vấn chuyên môn có kinh nghiệm trong vấn đề liên quan đến thanh toán L/C. Đồng thời, trước khi hợp tác cần phải tìm hiểu đối tác đánh giá mức độ tin cậy, năng lực tài chính,….Cần phải nhận diện được rủi ro, xây dựng quy trình quản trị rủi ro đối với phương thức thanh toán L/C: phát hiện lỗi trong L/C, quy trình giải quyết tranh chấp L/C phát sinh như thế nào? Ngoài ra, việc lựa chọn những ngân hàng uy tín nhất định cũng là một biện pháp để giảm rủi ro mặt tín dụng, chứng từ.
👋Như vậy, phương thức thanh toán L/C là một phương thức có nhiều ưu diểm tạo điều kiện dễ dàng để giao dịch thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc. Tuy nhiên, phương thức này cần phải hiểu một cách toàn diện, đầy đủ để phù hợp quy định của pháp luật về phương thức thanh toán L/C cũng như quy định UCP, Intercom,.. Điều này không phải dễ dàng đối với đại đa số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Chính vì thế, hãy để chúng tôi hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan: soạn thảo hợp đồng chứng từ phù hợp quy định của pháp luật, được tư vấn những công ty hàng hải uy tín, những biện pháp bảo vệ hàng hóa xuất khẩu đi, cũng như tư vấn những ngân hàng phát hành uy tín cả ở Việt Nam và Hàn Quốc,.. Chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của bạn!