Khám phá cao nguyên Di Linh

Khám phá cao nguyên Di Linh Cung cấp thông tin về du lịch khám phá, trải nghiệm cao nguyên Di Linh
(3)

PHƯỢNG VÀNG KHOE SẮC TRÊN CÀNHTHU QUA ĐÔNG ĐẾN ĐÓN MÙA XUÂN SANG
20/01/2022

PHƯỢNG VÀNG KHOE SẮC TRÊN CÀNH
THU QUA ĐÔNG ĐẾN ĐÓN MÙA XUÂN SANG

40 năm một chặng đường của thị trấn Di Linh trên Cao Nguyên Di Linh xinh đẹp.
29/09/2021

40 năm một chặng đường của thị trấn Di Linh trên Cao Nguyên Di Linh xinh đẹp.

17/05/2021

Và đây là clips

Cao nguyên Di Linh có núi, có đồi, có ruộng. . . những phong cảnh này tạo nên một bức tranh sống động, nên thơ vào mùa n...
17/05/2021

Cao nguyên Di Linh có núi, có đồi, có ruộng. . . những phong cảnh này tạo nên một bức tranh sống động, nên thơ vào mùa nắng cũng như mùa mưa. nếu bạn có dịp trải nghiệm trên những cung đường đất đỏ bằng các phương tiện như xe đạp, xe gắn máy các bạn sẽ thấy được vẻ đẹp của cao nguyên Di Linh. Mời bạn cùng chiêm ngưỡng cung đường từ Liêm Đầm đi Xa Võ và Di Linh nhé.

26/10/2020

Chiều Kala.

05/10/2020

Cung đường mtb Di Linh - thủy điện Đồng Nai 2, đồi núi trập trùng, phong cảnh hữu tình, không khí trong lành.

14/07/2020

Trường THCS Lê Lợi

09/06/2020

Huy hiệu của Đà Lạt thời kỳ Liên bang Đông Dương (internet)

22/05/2020

Nhớ

ĐÔI ĐŨA BẾP...!
Hình ảnh "đôi đũa bếp",gắn liền với Bà và Má tôi khi ngồi bên nồi cơm nóng nghi ngút khói, đôi tay thoăn thoắt xới cơm. Có lẽ con nít thành phố bây giờ chẳng có khái niệm và kỷ niệm về đôi đũa "đầu đàn" ấy.
Ngày còn nhỏ, cái thú được gặm cơm dính ở đũa bếp không có đứa con nít nào ở quê tôi lại không thích.
Dường như những hạt cơm dính trên đó có vị cơm dẻo thơm, hơi nóng thơm nồng cái mùi vị của gia đình...!
Đôi đũa bếp có dáng thô kệch, to dài và dẹp, dùng để xới cơm và đảo cơm ấy đôi khi còn là vật dụng có tính chất "răn đe và giáo dục". Trong trường hợp khác, nó lại trở thành chiếc thước kẻ bất đắc dĩ để đo chiều dài của vật nào đó, cũng có lúc, nó biến thành cặp dùi trống để gõ, tạo âm thanh trống múa lân, làm kiếm để trở thành hiệp sĩ... Với tôi, những khoảnh khắc ấy thật êm đềm và thú vị.
Đúng vậy, đôi đũa bếp đối với người xưa đã không chỉ dùng làm "anh cả" trong việc xới cơm khi sôi ráo nước, xới cơm cho xốp trong nồi, xúc cơm vào chén cho thật gọn. Khi đó, các đôi đũa khác trên bàn, trên bàn tay của các thành viên trong gia đình mới được phép cầm đũa nhỏ lên.
Ngày còn nhỏ, mỗi lần tôi mắc lỗi, Má dạy dỗ bằng lời răn nhỏ nhẹ và những lần ấy, Người dùng cây đũa bếp đốp vào mông. Có roi mây, cán chổi lông gà đó nhưng Má ít khi đụng đến, bởi Má sợ làm đau con, sợ lằn roi để lại, rồi phải thoa dầu khuynh diệp, lâu ngày mới tan, mới hết. Điều đó, khi lớn lên, anh em tôi mới hiểu.... Đôi đũa bếp ngày nào trên tay Má đã trở thành mực thước rèn nết, uốn nắn những vụng dại để ngày qua ngày, chúng tôi trở nên đứng đắn hơn...!
Nó đã vượt cái ý nghĩa, tập quán ăn uống thông thường để trở thành hình tượng sinh động, của đôi vợ chồng trong một mái ấm là công cụ sắc bén trong diễn đạt những quan niệm về nhân sinh, nhân tình thế thái. Dạy cho con người biết phân biệt, so sánh lớn-nhỏ, biết ngay thẳng trong cuộc sống, trong cuộc đời... Hay nói khác hơn, đôi đũa bếp đã hình thành “triết lý của tình nghĩa lứa đôi của xứ sở người Việt ta tự lâu đời...!".
Ngày hôm nay, không còn mấy người dùng "đôi đũa bếp" có hình dáng như xưa. Nhưng trong hoài niệm của người có tuổi vẫn còn đong đầy cảm xúc khi bất chợt nhìn thấy nó ở một góc xó trong chái bếp nơi nào đó...! Hãy luôn luôn nhớ về quê hương, nguồn cội... dù là một thoáng, dù là một vật quen nào đó gắn liền với tuổi thơ xưa...!
(Đinh Trực – Quán Văn)

14/02/2020

MÙA HOA CÀ PHÊ
Khi tiết trời Lập Xuân, khí hậu cao nguyên Di Linh chuyển mình sang khô hanh thêm không khí lạnh từ phương Bắc tràn về làm cho không khí càng thêm ngột ngạt. Bầu trời nắng chói chang, khô hạn bao trùm lên toàn bộ cao nguyên, đất đai khô cằn, cỏ cây hoa lá héo dần. . . bà con nông dân lại bắt tay vào tưới nước cho cây cà phê, tưới chống khô hạn, tưới cho hoa cà phê nở để đơm hoa kết trái, tưới cho hy vọng vụ mùa bội thu. Khi hoa nở từng ngọn đồi cà phê chỉ toát lên một màu trắng xóa, hương thơm thoang thoảng khắp nơi cũng làm cho ta ngây ngất trong làn hương thơm của hoa cà phê và làn hương thơm đó còn rất quyến rũ những chú ong. Mùa hoa cà phê kéo dài không lâu với những chú ong thợ chăm chỉ thì rất vội vàng thu hoạch từng hạt phấn hoa li ti để góp vào những giọt mật ngọt cho đời.

16/10/2019

ĐI THEO CON ĐƯỜNG CỦA BÁC SĨ ALEXANDRE YERSIN
TÌM RA CAO NGUYÊN DI LINH
Chiều ngày 28/04/1996 họ đã đặt chân đến làng Kala, nơi mà 105 năm trước bác sĩ A.Yersin đã khám phá ra cao nguyên Djiring (tiếp theo và hết).

08/10/2019

ĐI THEO CON ĐƯỜNG CỦA BÁC SĨ ALEXANDRE YERSIN
TÌM RA CAO NGUYÊN DI LINH

Sau một thời gian ấp ủ và chuẩn bị vào năm 1996 nhà báo Binh Nguyên (khi đó là phóng viên báo Tuổi Trẻ) đã cùng với những người tâm huyết, lần theo con đường năm xưa mà bác sĩ Alexandre Yersin đã khám phá ra cao nguyên Djiring. Đây là bước đột phá và quyết định cho những chuyến thám hiểm sau này của A.Yersin tìm ra Đà Lạt. Khám phá cao nguyên Di Linh xin giới thiệu đến các bạn chuyến đi này (còn nữa).

04/06/2019

Đà lạt 1970 của thế kỷ trước: " Rồi mai tôi sẽ xa Đà Lạt - thành phố này xin trả lại cho anh - ngàn thông buồn chiều nay im tiếng - ngôi giáo đường lặng đứng suy tư..."

07/05/2019

NGHI LỄ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI KƠ HO TRÊN CAO NGUYÊN DI LINH

Khác so với một số tộc người trong nhóm như Kơ Ho - Nộp, Kơ Ho - Kơ Yòn và các dân tộc Mạ, M’Nông... ở dãy Trường Sơn Tây Nguyên chọn phương thức canh tác lúa rẫy, thì người Kơ Ho Sre ở Cao nguyên Di Linh lại có truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Với quan niệm tín ngưỡng đa thần, người Kơ Ho xem vạn vật đều hữu linh. Xem các sông, nước, lửa, rừng núi... đều có thần và đặc biệt là thần lúa (Yàng kòi hay Ndu yàng kòi). “Người Kơ Ho tương truyền rằng, xưa kia với phép lạ của mình, ma quỷ lần lượt thắng tất cả các vị thần linh khác, nhưng chỉ chịu khuất phục trước thần lúa. Bởi ma quỷ không vào được tận bên trong hạt gạo như thần lúa”, ông K’Sép ở xã Bảo Thuận kể lại.
Theo ông K’Brel - Nghệ nhân cồng chiêng bòn Kròt Dờng, xã Bảo Thuận, cho biết: “Trong một chu kỳ sản xuất nông nghiệp (lúa nước), người Kơ Ho Sre thường tổ chức các nghi lễ mang tính chất nông nghiệp theo vòng đời sinh trưởng của cây lúa. Theo đó, vào tháng tư hoặc tháng năm, họ tổ chức lễ cầu mưa để có đủ nguồn nước cho cây cối được sinh sôi nảy nở (mìu dum plai ai dà), việc cày cấy được thuận lợi. Đến khi gieo sạ, họ tổ chức nghi lễ gieo sạ, cầu cho hạt lúa nảy mầm đều, khỏe, tránh với các sinh vật gây hại. Đến khoảng tháng chín, mười, khi cây lúa đang trong giai đoạn chuẩn bị trổ đòng, người Kơ Ho lại tề tựu nơi đầu làng gần cánh đồng để tổ chức lễ hội Nhô Wèr (cúng dưỡng lúa) và cho đến tháng ba khi lúa đã được thu hoạch xong, họ tiếp tục tổ chức lễ hội Nhô brê rơhe (mang lúa về kho) và sau đó tổ chức Nhô lir b**g (mừng lúa mới) để kết thúc một chu kỳ sản xuất”.
Mỗi nghi lễ có tính chất và tầm quan trọng khác nhau, mà gia chủ, bòn làng tổ chức theo quy mô lớn nhỏ. Khi công việc cày bừa đã hoàn tất, đến ngày gieo sạ, gia chủ chất đống lúa giống đã nảy mầm; đồng thời cắm cây lễ hội (cây nêu) nhỏ tại cánh đồng. Sau đó, lấy huyết gà, rượu cần rãi đều trên đống lúa, phết lên cây nêu… để thực hiện nghi thức, khấn cầu thần lúa và các vị thần cho hạt giống được khỏe mạnh, sinh sôi và bội thu. Cúng xong, công việc gieo sạ được bắt đầu, gia chủ hoặc ông cậu là người sạ trước tại đám ruộng có cắm cây nêu (ló làn) rồi tất cả mọi người đồng loạt gieo sạ. Cây lúa được chăm sóc, sinh trưởng và phát triển khoảng tháng chín đến tháng mười, các bô lão có vai vế trong bòn tụ tập, bàn bạc việc tổ chức nghi lễ Nhô wèr. Đến khi lúa chín, lúa đã được thu hoạch xong và mang về kho, người Kơ Ho lại tổ chức nghi lễ Nhô brê rơhe và Nhô lir b**g.
Nếu nghi lễ gieo sạ, rửa chân trâu được tổ chức trong phạm vi gia đình thì các nghi lễ Nhô wèr, Nhô brê rơhe, Nhô lir b**g có qui mô rộng lớn hơn. Vì vậy, cây nêu của mỗi nghi lễ cũng được làm lớn nhỏ khác nhau. Những người có kinh nghiệm, tinh ý, họ chỉ cần nhìn cây nêu là có thể đoán ra được gia đình, dòng tộc hay bòn làng Kơ Ho tổ chức nghi lễ gì. Nếu cây nêu dùng cho nghi lễ gieo sạ được làm khá đơn giản bao nhiêu thì cây nêu phục vụ cho các nghi lễ Nhô wèr, Nhô dơng (con trâu là vật hiến tế)... càng phức tạp, công phu và tỉ mẩn bấy nhiêu. Khác so với các nghi lễ cầu mưa được tổ chức tại rừng thiêng; lễ gieo sạ, Nhô wèr, Nhô brê rơhe được tiến hành tại cánh đồng xong rồi mới về nhà thực hiện nghi thức và cùng chung vui; thì lễ Nhô lir b**g, Nhô dơng được thực hiện tại nhà và kho thóc; thời gian tổ chức và phạm vi khách mời cũng quy mô hơn. Đây thực sự là những ngày hội đông vui ở các bòn làng người Kơ Ho, bởi lễ hội không chỉ là nơi hội tụ giao lưu, duy trì sinh hoạt văn hóa, mà còn là cơ hội tốt để lưu truyền và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của người Kơ Ho như: tập đánh cồng chiêng, nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng cho đến hội họa, dân ca, dân vũ và ẩm thực...
Như vậy, nghi lễ truyền thống của người Kơ Ho được thực hiện theo vòng đời sinh trưởng của cây lúa mang bản sắc văn hóa đặc sắc và đậm tính tâm linh. Với người Kơ Ho, hạt lúa rất quý và quan trọng trong việc nuôi sống cộng đồng, nên họ không tiếc hy sinh những con vật nuôi như: gà, vịt, lợn, dê, đặc biệt là con trâu để hiến tế thần lúa, mong các vị thần linh bảo vệ, phù hộ cho cộng đồng luôn được mạnh khỏe, no đủ và bình an.
(Theo báo Lâm Đồng)

12/03/2019
Khám phá cao nguyên Di Linh

Khám phá cao nguyên Di Linh

Đà Lạt trên cao nguyên Lâm Viên được bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện ra vào ngày 21/06/1893. Trải qua 125 năm giờ đây Đà Lạt đã khác xưa nhiều nhưng dấu ấn của người Pháp luôn hiện hữu ở quanh đây.

Xin mời mọi người cùng xem dấu ấn đầu tiên: TUYẾN ĐƯỜNG SẮT PHAN RANG - ĐÀ LẠT (sưu tầm)

12/03/2019

Đà Lạt trên cao nguyên Lâm Viên được bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện ra vào ngày 21/06/1893. Trải qua 125 năm giờ đây Đà Lạt đã khác xưa nhiều nhưng dấu ấn của người Pháp luôn hiện hữu ở quanh đây.

Xin mời mọi người cùng xem dấu ấn đầu tiên: TUYẾN ĐƯỜNG SẮT PHAN RANG - ĐÀ LẠT (sưu tầm)

06/03/2019

LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC QUA QUỐC HIỆU

32 tài liệu mộc bản triều Nguyễn cho thấy lòng tự tôn dân tộc thể hiện qua quốc hiệu VN các thời kỳ. “Sau khi lấy được nước Văn Lang, Thục Vương đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đắp thành ở Việt Thường rộng cả ngàn trượng. Thành ấy được xây đắp theo kiểu vòng tròn như hình con ốc, cho nên được gọi là Loa Thành (nay ở về địa phận xã Cổ Loa, H.Đông Ngạn)”, mộc bản sách Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập viết. Đó là một trong hàng chục câu chuyện về quốc hiệu được kể trong trưng bày Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong mộc bản triều Nguyễn - di sản tư liệu thế giới, diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) từ 25.2 - 25.3. Ban tổ chức cũng trưng bày 20 bản gốc mộc bản triều Nguyễn.
Tại đây, công chúng có thể được đọc về nguồn gốc, ý nghĩa quốc hiệu cũng như kinh đô xưa qua mộc bản Đại Việt sử ký toàn thư, Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục. Chúng ta có quốc hiệu Xích Quỷ thời Kinh Dương Vương, Văn Lang thời Hùng Vương, Âu Lạc thời An Dương Vương, Vạn Xuân thời Tiền Lý, Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê, Đại Việt thời Lý - Trần - Lê, Đại Ngu thời nhà Hồ, Việt Nam thời Gia Long và Đại Nam thời Minh Mạng. “Các bậc đế vương nhiều lần thay đổi quốc hiệu cho phù hợp tình hình đất nước. Đặc biệt, nó còn thể hiện lòng tự tôn dân tộc”.
Ông Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia IV, cho biết trong số các quốc hiệu này, quốc hiệu được sử dụng nhiều nhất là Đại Việt. Quốc hiệu này được sử dụng từ 1254 cho tới khi chính thức được vua Gia Long đổi lại thành quốc hiệu Việt Nam. “Đinh Tiên Hoàng lên ngôi đã định hình danh xưng Đại Cồ Việt, nghĩa là nước Việt rất lớn. Sau tới thời Lý, lúc đầu Lý Thái Tổ vẫn giữ tên Đại Cồ Việt, nhưng tới Lý Thánh Tông đặt lại là Đại Việt. Lúc đó, phía bắc đang là Đại Tống, thì nước mình xưng là Đại Việt. Vì các nước khác xung quanh Trung Quốc có thể thần phục, xưng là nước chư hầu nhưng mình vẫn xưng đế. Tên quốc gia là Đại Việt để sánh với Đại Tống, sau này là Đại Minh, Đại Thanh. Các vị đế vương luôn cố giữ để nước mình có chữ Việt và chữ đằng trước là Đại để ngang với phương Bắc”, ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, vua Gia Long đổi tên là Việt Nam năm 1804, sau đó, năm 1838 vua Minh Mạng đổi tên là Đại Nam. “Quốc hiệu Đại Nam là vẫn theo tư duy đó. Bên kia vẫn là Đại Thanh thì mình vẫn phải có chữ Đại. Quốc hiệu Đại Nam sử dụng nhiều nhất trong triều Nguyễn”, ông Hùng nói. Tuy nhiên, tới những năm cuối của triều Nguyễn, danh xưng Việt Nam lần nữa nổi lên, được sử dụng nhiều. Chẳng hạn, Việt Nam quang phục hội của Phan Bội Châu. Các phong trào yêu nước cũng tự mình gọi mình là Việt Nam. (Theo báo Thanh niên)

2879 - 2524 TCN (nghi vấn) 356 năm - Xích Quỷ
2524 - 258 TCN (nghi vấn) 2267 năm - Văn Lang
257 - 207 hoặc 179 TCN 50 năm - Âu Lạc

204 - 111 TCN 93 năm - Nam Việt

111 TCN - 40 SCN 151 năm - Bộ Giao Chỉ

40 – 43 3 năm - Lĩnh Nam

43 – 203 160 năm - Bộ Giao Chỉ

203 – 544 341 năm - Giao Châu

544 – 602 58 năm - Vạn Xuân

602 – 607 5 năm - Giao Châu

607 – 622 15 năm - Quận Giao Chỉ
622 – 679 57 năm - Giao Châu
679 – 757 78 năm - An Nam
757 – 766 9 năm - Trấn Nam
766 – 866 100 năm - An Nam
866 - 968 102 năm - Tĩnh Hải quân
968 – 1054 86 năm - Đại Cồ Việt
1054 – 1400 346 năm - Đại Việt
1400 – 1407 7 năm - Đại Ngu
1407 – 1427 20 năm - Giao Chỉ

1428 – 1804 376 năm - Đại Việt

1804 – 1839 35 năm - Việt Nam

1839 – 1945 106 năm - Đại Nam

1887 – 1945 58 năm - Liên bang Đông Dương

1945 1 năm - Đế quốc Việt Nam

1945 – 1976 31 năm - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

1945 – 1954 9 năm - Liên bang Đông Dương

1946 – 1948 2 năm - Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ

1949 – 1955 6 năm - Quốc gia Việt Nam

1955 – 1975 20 năm - Việt Nam Cộng hòa

1969 – 1976 7 năm - Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

1976 – nay - Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(wikipedia)

29/01/2019
17/01/2019

Cây báo xuân về

Trên cao nguyên Di Linh chắc có lẽ cây phượng vàng chính là người báo xuân về chính xác nhất của mỗi độ xuân về tết đến. Khi cây còn lá xanh tươi thì đang vào mùa mưa rả rít, thoáng qua một chốc cây đã chuyển màu theo thời gian. Bây giờ khi tiết trời đang vào ngày rằm cuối cùng của năm Mậu Tuất thì cây phượng vàng cũng đã chuyển mình, những cánh lá khô đã lìa khỏi cành nhường chổ cho lộc biếc và những cánh hoa vàng lác đác khoe sắc. Khi mọi người đưa Ông Táo về trời thì cây “mai vàng” này đã khoát lên mình một màu vàng sặc sỡ đó là lúc xuân đã về trên cao nguyên Di Linh.

11/09/2018

45 năm yên nghỉ của Cha Jean Cassaigne trên cao nguyên Di Linh

Trên con đường truyền giáo cho người đồng bào dân tộc ở cao nguyên Djiring và Langbiang chỉ thực sự bắt đầu khi Đức cha Dumortier đặt cha Jean Cassaigne, một linh mục thuộc hội Thừa sai Paris đến cao nguyên Djiring vào năm 1927. Đó là vào thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 1926, cha Jean Cassaigne lên đường đến thí điểm truyền giáo trên cao nguyên Djiring. Ngài đi từ Sài Gòn đến Phan Thiết rồi từ Ma Lâm lên cao nguyên Djiring nhưng gặp mưa bão càn quét đi qua làm cho con đường từ Ma Lâm lên cao nguyên Djiring bị hư hỏng nặng nề nên ngài phải quay trở về lại Sài Gòn. Đến ngày 24 tháng 1 năm 1927 cha Jean Cassaigne mới có thể từ Đà Lạt chính thức đến nhận thí điểm truyền giáo tại cao nguyên Djiring. Trước đó toà Giám mục Sài Gòn đã chuẩn bị cho ngài một căn nhà mua lại của ông Ngô Châu Liên để làm cơ sở lập thí điểm truyền giáo.
Như vậy cho đến ngày 24-1-1927 ngay trong buổi chiều đầu tiên đến vùng đất cao nguyên Djiring, cha Jean Cassaigne đã nhìn thấy những người dân tộc lặng lẽ nghi ngại đi ngang qua ngôi nhà Ngài. Cha Jean Cassaigne đã nhìn thấy những anh chị em dân tộc được trao phó cho ngài, cả một cánh đồng truyền giáo rộng lớn đang chờ đợi Ngài ở phía trước. Để có thể gặp gỡ những người dân tộc rụt rè nhút nhát trước những người xa lạ, cha Cassaigne phải khởi sự bằng cách học nói tiếng của họ, một ngôn ngữ quá mới mẻ và không có chữ viết. Cha Cassaigne đã phải mày mò ký tự từng chữ trong ngôn ngữ của họ, công việc này đã cuốn hút vị thừa sai trẻ đầy nhiệt huyết. Vì thế vào tháng 12-1929 cha Cassaigne đã xuất bản Từ điển Pháp-Kơho-Việt, đây là cuốn từ điển đầu tiên hình thành chữ viết cho ngôn ngữ Kơho, một công trình rất đáng trân trọng vì góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc và phát triển cho người dân tộc Kơho. Chính nhờ việc hiểu được ngôn ngữ và phong tục tập quán của người đồng bào Kơho mà cha Cassaigne đã thực sự trở thành người khai phá, trở thành Ông tổ của công cuộc truyền giáo cho người dân tộc và Ngài đã thành công trong việc đem Ơn Cứu Độ đến cho rất nhiều người dân tộc thuộc các buôn làng trong miền Cao nguyên Djiring – Langbiang.
Những người dân tộc nơi đây đã cảm nhận được tình yêu thương con người qua những hành động của Ngài. Họ đã thực sự nhận ra cha Cassaigne yêu thương họ qua việc ngài yêu thương đón nhận, chăm sóc và nuôi dưỡng những anh chị em phong cùi của họ, những con người bất hạnh vì gia đình và buôn làng sợ hãi bị lây nhiễm đã xua đuổi họ vào trong những khu rừng vắng để họ chết dần chết mòn trong nỗi đau thể xác và tinh thần. Trải qua nhiều thay đổi trong cuộc đời truyền giáo của Ngài, đến ngày 2 tháng 12 năm 1955 Đức cha Cassaigne trở về Djiring và từ đây Ngài dành trọn cuộc đời còn lại để sống giữa những người con cái để âm thầm yêu thương và phục vụ tại trại phong Di Linh. Tháng 2-1973 Đức cha bị ngã gẫy xương bên đùi phải và chính vì vết thương này mà ngài phải trải qua gần 8 tháng liệt giường. Bên giường bệnh, Đức cha nói với người nữ tu chăm sóc ngài và một số bệnh nhân thay phiên trực: “Suốt 47 năm dài (1926–1973), Cha đã sống giữa các con, đã sống tại Việt Nam này và đã dâng hiến tất cả cho các con. Giờ đây Cha không còn tiếc gì về sự dâng hiến toàn diện ấy. Việt Nam chính là quê hương thứ hai của Cha bởi vì Chúa muốn như vậy. Khi về với Chúa, Cha vẫn ở với các con, các con đừng lo…” Thứ bảy ngày 20-10-1973, Đức cha bắt đầu trở bệnh nặng với những cơn đau khiến phải thốt lên: “Tôi đau đớn lắm, tôi đau đớn quá”. Mười ngày trôi qua, vào lúc 10g00 đêm ngày 30-10-1973, Đức cha lãnh nhận bí tích xức dầu lần cuối do cha sở họ Di Linh và rạng sáng hôm sau Đức cha đã được Chúa gọi về hồi 1g25. Đức cha được an táng bên nhà nguyện trại phong ngày 5-11-1973.
Chính tình yêu thương vô bờ bến của Ngài đã giúp cho hàng ngàn con người bệnh phong bị xã hội xa lánh có chổ nương thân, có thuốc chữa bệnh, có nương rẫy để lao động sản xuất… và những người bệnh nơi đây xem Ngài như một vị thánh với cái tên thân thương và trìu mến “đức cha Sanh” và với khẩu hiệu “Bác ái và yêu thương” do Ngài chọn đã nói lên tất cả.
Ngày nay trại phong Di Linh vẫn tiếp nối công việc của Ngài là chăm sóc, chữa trị và tuyên truyền không những bệnh phong mà các bệnh khác cho mọi tầng lớp trong xã hội để mọi người hiểu rõ và không còn xa lánh những con người nơi đây. Không những là nơi chữa bệnh mà trại phong Di Linh còn có một khung cảnh tuyệt đẹp níu chân du khách mỗi khi đến cao nguyên Di Linh. (ST)

22/05/2018

Khám phá cao nguyên Di Linh

NHÀ SÀN TÂY NGUYÊN
Nói đến tây nguyên là nói đến nhà sàn là ngôi nhà đặc trưng của đồng bào thiểu số. Mỗi dân tộc thiểu số sẽ có thiết kế nhà sàn riêng đặc trưng của dân tộc mình, những ngôi nhà sàn thường được xây dựng bằng gỗ tạo cảm giác thoải mái của một gia đình có nhiều thế hệ sinh sống chung trong ngôi nhà. Việc dựng một ngôi nhà sàn cũng tốn nhiều công sức đó là sự hỗ trợ của cộng đồng bà con trong thôn, bản. Nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống của dân tộc thiểu số tây nguyên có nhiều thay đổi, nhà cửa cũng được “bê tông hóa”, do đó những ngôi nhà sàn ngày một mất đi và chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ không còn nhìn thấy.

22/05/2018

NHÀ SÀN TÂY NGUYÊN
Nói đến tây nguyên là nói đến nhà sàn là ngôi nhà đặc trưng của đồng bào thiểu số. Mỗi dân tộc thiểu số sẽ có thiết kế nhà sàn riêng đặc trưng của dân tộc mình, những ngôi nhà sàn thường được xây dựng bằng gỗ tạo cảm giác thoải mái của một gia đình có nhiều thế hệ sinh sống chung trong ngôi nhà. Việc dựng một ngôi nhà sàn cũng tốn nhiều công sức đó là sự hỗ trợ của cộng đồng bà con trong thôn, bản. Nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống của dân tộc thiểu số tây nguyên có nhiều thay đổi, nhà cửa cũng được “bê tông hóa”, do đó những ngôi nhà sàn ngày một mất đi và chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ không còn nhìn thấy.

29/04/2018

Chào ngày mới, khám phá cao nguyên Di Linh chúc mọi người an lành và cùng xem những bông hoa này nhé.

26/04/2018

Cung đường tuyệt đẹp cho mọi người muốn khám phá cao nguyên Di Linh bằng xe đạp Di Linh - Xa Võ.

09/03/2018

Khám phá cao nguyên Di Linh

TIẾNG ĐÀN GUITAR TRÊN CAO NGUYÊN DI LINH
Phố nhỏ ngân sâu giọt guitar
Tôi lần đầu tiên gặp Nguyễn Tường Luân, tên thường gọi là Toni tay guitar cổ điển hiếm hoi của thị trấn miền cao nguyên Di Linh, tại đêm văn nghệ gây quỹ từ thiện giúp đỡ những học sinh dân tộc thiểu số nghèo do nhóm Những Người Bạn, một nhóm thiện nguyện trên địa bàn huyện Di Linh tổ chức. Mới đầu, tôi ngỡ Toni là thợ làm đàn guitar và chỉ khi anh lả lướt những ngón tay thuôn dài trên phím đàn và những giai điệu lịm ngọt trong bản Romance ngân lên, tôi mới biết là mình nhầm.

Sau lần gặp ấy, tôi chủ động liên lạc với Toni, mục đích là để nghe lại những âm thanh êm dịu ngân lên khi những ngón tay ma mị của anh lướt trên những sợi dây đàn. “Từ những ngày còn bé tẹo, tôi đã say mê tiếng guitar. Bố tôi cũng rất mê âm nhạc, bản thân ông là người chơi đàn guitar khá diệu nghệ. Bố tôi chính là người phát hiện khả năng âm nhạc ở tôi và tận tình dìu dắt tôi đi những bước đầu tiên đến với guitar cổ điển”, Toni chia sẻ.

Chí thú học và chơi guitar cùng bố cho tới năm 14 tuổi, anh tình cờ gặp thầy giáo Nguyễn Văn Chức mới từ Đà Lạt xuống Di Linh dạy học. Say mê tiếng đàn của thầy giáo Chức, Toni xin được làm môn đệ để tiếp tục thụ giáo cả lý thuyết lẫn thực hành... Năm 1992 anh chuyển xuống TP Hồ Chí Minh, theo học rồi làm nghề sửa chữa điện tử. Năm 1997 Toni trở về quê nhà và thi đỗ vào Khoa Vật lý Trường Đại học Đà Lạt. Tốt nghiệp đại học anh lại một lần nữa xuống TP Hồ Chí Minh. Năm 2005 Toni quay trở về cao nguyên Di Linh, sống bằng nghề sửa chữa máy tính và mở lớp dạy guitar. Tỉ tê dông dài một tí như vậy để thấy rằng, giữa bao bộn bề lo toan, chạy ngược chạy xuôi mưu sinh, kiếm sống, trong anh vẫn không quên được những ngón nghề guitar đã học. Càng gắn bó với guitar, Toni càng muốn có thêm nhiều người cùng mình phổ biến nhạc cụ này. Thế là năm 2017 trung tâm âm nhạc Song Nguyễn ra đời tại thị trấn Di Linh và đã có khá đông người tới học guitar cùng anh. Từ ngày trung tâm âm nhạc Song Nguyễn đi vào hoạt động, đời sống âm nhạc ở thị trấn cao nguyên dường như rộn ràng thêm tí. Tuy không phải là người được đào tạo bài bản, nhưng bằng những trải nghiệm thực tế, Toni đã biết cách khai thác những thủ pháp kỹ thuật phù hợp, dễ hiểu và dễ tiếp thu đối với người học. Nhờ vậy, trung tâm âm nhạc Song Nguyễn ngày càng có nhiều người biết và tìm đến để học guitar. Tâm, một học viên của trung tâm âm nhạc Song Nguyễn cho hay: “Mặc dù mới theo Toni học guitar cổ điển được mấy tuần nhưng tôi thấy cách dạy của anh rất dễ tiếp thu”. Tương tự Phụng một học viên khác của trung tâm âm nhạc Song Nguyễn nhận xét: “Nghe tiếng thầy Toni chơi guitar cổ điển hay đã lâu nên tôi tìm đến đây để học guitar tôi hy vọng sau này mình cũng có thể chơi được guitar hay như thầy”.

Ngoài mở lớp dạy guitar cổ điển, Toni còn ôm đàn guitar góp mặt trong rất nhiều sự kiện văn hóa văn nghệ ở địa phương. Do đó tiếng đàn guitar của anh cũng vì thế mà được dịp ngân vang khắp những con phố nhỏ trên cao nguyên Di Linh. Những ngón đàn thuần thục, lã lướt đến độ phóng túng cao, Toni làm chủ cây đàn khiến người nghe không thể không chú ý bởi sự biểu cảm tinh tế đến mức mê hoặc. Nhạc sĩ Phạm Ngọc Lai, hội viên chuyên ngành âm nhạc Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng cho rằng, nếu nghe Toni chơi đàn người đối diện chắc chắn phải thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về anh. Bên trong một con người hơi khép mình, là một sự tinh tế sang trọng mang hơi hướng cổ điển. Mà tiếng guitar ngọt ngào, quyến rũ, xuyên thấm tim người nghe của anh đã nói lên tất cả.
(Theo báo Lâm Đồng)

09/03/2018

TIẾNG ĐÀN GUITAR TRÊN CAO NGUYÊN DI LINH
Phố nhỏ ngân sâu giọt guitar
Tôi lần đầu tiên gặp Nguyễn Tường Luân, tên thường gọi là Toni tay guitar cổ điển hiếm hoi của thị trấn miền cao nguyên Di Linh, tại đêm văn nghệ gây quỹ từ thiện giúp đỡ những học sinh dân tộc thiểu số nghèo do nhóm Những Người Bạn, một nhóm thiện nguyện trên địa bàn huyện Di Linh tổ chức. Mới đầu, tôi ngỡ Toni là thợ làm đàn guitar và chỉ khi anh lả lướt những ngón tay thuôn dài trên phím đàn và những giai điệu lịm ngọt trong bản Romance ngân lên, tôi mới biết là mình nhầm.

Sau lần gặp ấy, tôi chủ động liên lạc với Toni, mục đích là để nghe lại những âm thanh êm dịu ngân lên khi những ngón tay ma mị của anh lướt trên những sợi dây đàn. “Từ những ngày còn bé tẹo, tôi đã say mê tiếng guitar. Bố tôi cũng rất mê âm nhạc, bản thân ông là người chơi đàn guitar khá diệu nghệ. Bố tôi chính là người phát hiện khả năng âm nhạc ở tôi và tận tình dìu dắt tôi đi những bước đầu tiên đến với guitar cổ điển”, Toni chia sẻ.

Chí thú học và chơi guitar cùng bố cho tới năm 14 tuổi, anh tình cờ gặp thầy giáo Nguyễn Văn Chức mới từ Đà Lạt xuống Di Linh dạy học. Say mê tiếng đàn của thầy giáo Chức, Toni xin được làm môn đệ để tiếp tục thụ giáo cả lý thuyết lẫn thực hành... Năm 1992 anh chuyển xuống TP Hồ Chí Minh, theo học rồi làm nghề sửa chữa điện tử. Năm 1997 Toni trở về quê nhà và thi đỗ vào Khoa Vật lý Trường Đại học Đà Lạt. Tốt nghiệp đại học anh lại một lần nữa xuống TP Hồ Chí Minh. Năm 2005 Toni quay trở về cao nguyên Di Linh, sống bằng nghề sửa chữa máy tính và mở lớp dạy guitar. Tỉ tê dông dài một tí như vậy để thấy rằng, giữa bao bộn bề lo toan, chạy ngược chạy xuôi mưu sinh, kiếm sống, trong anh vẫn không quên được những ngón nghề guitar đã học. Càng gắn bó với guitar, Toni càng muốn có thêm nhiều người cùng mình phổ biến nhạc cụ này. Thế là năm 2017 trung tâm âm nhạc Song Nguyễn ra đời tại thị trấn Di Linh và đã có khá đông người tới học guitar cùng anh. Từ ngày trung tâm âm nhạc Song Nguyễn đi vào hoạt động, đời sống âm nhạc ở thị trấn cao nguyên dường như rộn ràng thêm tí. Tuy không phải là người được đào tạo bài bản, nhưng bằng những trải nghiệm thực tế, Toni đã biết cách khai thác những thủ pháp kỹ thuật phù hợp, dễ hiểu và dễ tiếp thu đối với người học. Nhờ vậy, trung tâm âm nhạc Song Nguyễn ngày càng có nhiều người biết và tìm đến để học guitar. Tâm, một học viên của trung tâm âm nhạc Song Nguyễn cho hay: “Mặc dù mới theo Toni học guitar cổ điển được mấy tuần nhưng tôi thấy cách dạy của anh rất dễ tiếp thu”. Tương tự Phụng một học viên khác của trung tâm âm nhạc Song Nguyễn nhận xét: “Nghe tiếng thầy Toni chơi guitar cổ điển hay đã lâu nên tôi tìm đến đây để học guitar tôi hy vọng sau này mình cũng có thể chơi được guitar hay như thầy”.

Ngoài mở lớp dạy guitar cổ điển, Toni còn ôm đàn guitar góp mặt trong rất nhiều sự kiện văn hóa văn nghệ ở địa phương. Do đó tiếng đàn guitar của anh cũng vì thế mà được dịp ngân vang khắp những con phố nhỏ trên cao nguyên Di Linh. Những ngón đàn thuần thục, lã lướt đến độ phóng túng cao, Toni làm chủ cây đàn khiến người nghe không thể không chú ý bởi sự biểu cảm tinh tế đến mức mê hoặc. Nhạc sĩ Phạm Ngọc Lai, hội viên chuyên ngành âm nhạc Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng cho rằng, nếu nghe Toni chơi đàn người đối diện chắc chắn phải thay đổi cách nhìn, cách nghĩ về anh. Bên trong một con người hơi khép mình, là một sự tinh tế sang trọng mang hơi hướng cổ điển. Mà tiếng guitar ngọt ngào, quyến rũ, xuyên thấm tim người nghe của anh đã nói lên tất cả.
(Theo báo Lâm Đồng)

12/02/2018

KHÁM PHÁ CAO NGUYÊN DI LINH xin chúc mọi người một năm mới Mậu Tuất 2018:
AN KHANG - THỊNH VƯỢNG - BÌNH AN
Và hãy đến với khám phá cao nguyên Di Linh để biết nhiều hơn về mảnh đất yêu thương này.

03/01/2018
Tony2

Clip 2 đêm nhạc

03/01/2018

Khám phá cao nguyên Di Linh

Chào 2018!
Vào một ngày cuối năm 2017, trên cao nguyên Di Linh se lạnh tại một không gian nhỏ nhắn và tĩnh lặng vang lên tiếng đàn guitar êm dịu. Những người bạn ngồi lại đây cùng thưởng thức những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng và cùng đón chào một năm mới lại đến. Khám phá cao nguyên Di Linh xin gừi đến mọi người đêm nhạc guitar classic “Guitarist Tony và những người bạn”.
Nhân dịp năm mới 2018 khám phá cao nguyên Di Linh gửi đến mọi người lời chúc sức khỏe, thành công và bình an trong cuộc sống.

Address

222 Hoàng Diệu/Di Linh/Lâm Đồng
Đà Lạt

Telephone

+84946059426

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Khám phá cao nguyên Di Linh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category

Nearby travel agencies


Other Travel Companies in Đà Lạt

Show All