Check in Bac Giang - Du lịch Khám phá Bắc Giang

Check in Bac Giang - Du lịch Khám phá Bắc Giang Chia sẻ hình ảnh, videos, thông tin và trải nghiệm du lịch Bắc Giang Các chủ trang trại đã kết hợp phát triển kinh tế vườn đồi với du lịch sinh thái.

Bắc Giang là tỉnh miền núi nhưng địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng núi cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng phì nhiêu. Rừng nguyên sinh còn khá nhiều, đặc biệt là trên 7.000 ha rừng tại Khe Rỗ (xã An Lạc, huyện Sơn Động), cách thị trấn An Châu hơn 10 km, với hơn 200 loài thực vật, 250 loài dược liệu, 40 loài thú, 70 loài chim, 20 loài bò sát và đặ

c biệt là 7 loài quý hiếm. Ngoài ra, Bắc Giang còn có rừng nguyên sinh Tây Yên Tử đang được bảo tồn với diện tích tự nhiên gần 15.000 ha gồm nhiều chủng loại cây hỗn giao phong phú, động vật rừng quý hiếm. Cùng với rừng núi, tỉnh còn có hệ thống sông, suối xen kẽ nổi tiếng trong vùng như: hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) rộng gần 3.000 ha, các hồ Khuôn Thần, làng Thum, Lòng Thuyền (Lục Ngạn), suối Nứa (Lục Nam), sông Sỏi (Yên Thế)…, mỗi hồ rộng hàng trăm ha với dáng vẻ đặc trưng riêng về sinh thái của mình. Có hồ chứa hoặc đang triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ nhưng vẫn thu hút hàng vạn du khách tới thăm. Suối Mỡ (Lục Nam) là một thắng cảnh có di tích văn hoá hấp dẫn, đang tiếp tục xây dựng thêm các cơ sở dịch vụ…

Ở Bắc Giang còn có vùng trồng vải thiều rộng lớn không chỉ có giá trị kinh tế cao, mà còn hấp dẫn nhiều du khách. Rất nhiều trang trại có chủng loại cây ăn quả phong phú cùng các loại đặc sản hấp dẫn. Tiếng hát quan họ có từ lâu đời ở nhiều huyện vẫn duy trì và phát huy ở Bắc Giang, đặc biệt tiếng hát Soong Hao nổi tiếng của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn giữ vai trò chính trong những ngày lễ hội. Hơn 100 di tích lịch sử văn hoá lớn đang được bảo tồn như chùa Vĩnh Nghiêm, đình cổ Lỗ Hạnh, đình Phù Lão và chùa Tiên Lục với cây dạ hương nghìn năm tuổi, thành cổ Xương Giang, thành đất nhà Mạc, đồn Phồn Xương của nghĩa quân Đề Thám, an toàn khu Hoàng Vân… Các lễ hội cổ truyền vẫn được gìn giữ và ngày càng phát huy, mở rộng thêm. BAC GIANG PROVINCE
Coordinates: 21°20'N 106°20'E

Region Northeast
Capital Bac Giang
Area 3,844.0 km2

Population (2011)
• Total 1,574,300
• Density 410/km2

Demographics
• Ethnicities Kinh, Nung, Tay
San Chay, San Diu

Calling code 0240
Website www.bacgiang.gov.vn

Topography
It comprises three land forms namely, the lowland or delta land, the midland and the mountainous region. While the midland areas are in the districts of Hiep Hoa and Viet Yen, and the city of Bac Giang, the mountainous districts are the Son D**g, Luc Ngan, Yen The, Tan Yen, Yen Dung and Lang Giang; the seven mountainous districts account for 72% of area of Bac Giang province. Bac Giang has a total of 347 km of rivers and springs, the three most prominent rivers are the Luc Nam, the Thuong and the Cau. Apart from waterways, Bac Giang has many lakes, including Cam Son Lake and Khuon Than Lake; the area covered by ponds, lakes and lagoons is 16,300 hectares (40,000 acres). Climate
The province has the dominant characteristics of the tropical, temperate climate zone of the Northern Plain. The temperature, humidity and rainfall vary over months and seasons. The climate in the province has been discerned in two distinct seasons - the hot, rainy season from May to September and the cold, dry season from November to March. The average temperature varies between 22–23°C (72–73°F); the maximum temperature recorded was 41°C (106°F) while the lowest temperature was 13°C (55°F). Tourism
Come to Bac Giang, you will come to Cam Son Lake and Khuon Than Lake with clear water stay between mountains; primeval forest and famous fruit gardens of Luc Ngan district. Moreover, you will come to famous streams such as Suoi Mo, Suoi Reu with beautiful waterfalls, etc. Suoi Mo place also associated with a legend about the Princess Que My Nuong-daughter of King Hung Dinh Vuong who broke this fresh ground, and vestiges of the war which against invasion of the Feudal Northern. Moreover, you can come to Ha Temple, Trung Temple, Thuong Temple, etc. to burn some incense for fortune, for financial; and to bathe stream, to go mountaineering, to go sightseeing with fresh air. Primeval forest Khe Ro-Western Yen Tu with rich flora and fauna and beautiful landscapes in line with discovery travel and tourism ventures. There are famous vestiges of historical and cultural in some places such as Xuong Giang, Can Tram with famous battles since 15 century against invasion, or bastion Phon Xuong where Hoang Hoa Tham was against French colonialism, or ATK Hoang Van was a revolutionary base and a place of many important events of the Vietnam Revolution before August, 1945. Duc La Pagoda (Vinh Nghiem Tu), an Bo Da pagoda are Buddhist centers of country since about 13th century, where preserved many Buddhist woodblock and ancient architectures since hundred years. In addition, festivals, landscapes and vestiges of historical and cultural in Bac Giang will attract attention of travelers. Transportation
Bac Giang is 51km from Hanoi. There are national highway No. 1A, 31, and 279. And visitors also can use railway from Bac Giang to reach Hanoi, Lang Son, Thai Nguyen, and mineral area in Quang Ninh by train.

VỀ TÂY YÊN TỬKhu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử thuộc thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, nằm ...
25/04/2024

VỀ TÂY YÊN TỬ

Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử thuộc thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, nằm ở sườn Tây của dãy núi Yên Tử, được xây dựng nhằm tái hiện con đường hoằng dương Phật pháp của các vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Đến với nơi đây, du khách sẽ được hòa mình vào cảnh sắc của núi rừng tự nhiên với hệ thống động thực vật phong phú đa dạng, để cảm nhận sự yên bình, tĩnh tâm trong một không gian linh thiêng của một thánh địa Phật giáo hoà cùng bản sắc văn hoá, lịch sử hào hùng của dân tộc.

Cáp treo Tây Yên Tử là đường cáp treo duy nhất tại Bắc Giang với hơn 50 cabin được thực hiện bởi các kỹ sư Thụy Sĩ, có tổng chiều dài 2.184m đưa du khách tiếp cận quần thể chùa Thượng, chùa Đồng, bảo tượng Phật hoàng, v.v. chỉ trong 6-10 phút.
Cáp treo

Hệ thống nhà hàng Tây Yên Tử bao gồm nhà hàng Ven suối và nhà hàng Bên hồ với tổng sức chứa 100 bàn, chuyên phục vụ các sự kiện, hội nghị, khách đoàn, khách lẻ.
Nhà hàng

Chùa Hạ Tây Yên Tử còn gọi là Phật Quang Thiền Tự, nằm ở độ cao 250m so với mực nước biển, gồm quần thể các hạng mục thờ tự như cổng Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà Tổ, Tháp chuông Hoa Nghiêm, ...
Chùa Hạ

Chùa Thượng Tây Yên Tử còn được gọi là Linh Thông Thiền Tự, tọa lạc ở độ cao 895m so với mực nước biển, là nơi có địa thế đặc biệt, tựa núi, hướng biển.
Chùa Thượng

10 bức tượng điêu khắc tái hiện 10 dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông, từ khi sinh ra, trưởng thành, trị vì đất nước đến khi tu tập và hóa Phật.
Đường đời Phật Hoàng

Vườn Tứ Đại Tây Yên Tử mô phỏng một quan niệm của Phật giáo về "Tứ đại" là 4 yếu tố cấu thành mọi vật chất trong vũ trụ gồm Thổ (Pathavi); Thủy (Apo); Hỏa (Tejo); Phong (Vayo).
Vườn Tứ Đại

Bắc qua Suối nước Trong, Cầu Vân Du nối tuyến đường lên chùa Hạ với Nhà ga cáp treo lên chùa Thượng, chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử, là địa điểm lý tưởng để ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm.

Quảng trường trung tâm của khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử là phiên bản mô phỏng của Hoàng thành Thăng Long, nơi khi xưa Phật hoàng Trần Nhân Tông từng ngự trị. Trường thành Tây Yên Tử vừa là nơi trưng bày đặc sản địa phương, vừa là trung tâm tổ chức các sự kiện lớn vào các mùa lễ hội hàng năm.
Quảng trường trung tâm

Cáp treo Tây Yên Tử là đường cáp treo duy nhất tại Bắc Giang với hơn 50 cabin được thực hiện bởi các kỹ sư Thụy Sĩ, có tổng chiều dài 2.184m đưa du khách tiếp cận quần thể chùa Thượng, chùa Đồng, bảo tượng Phật hoàng, v.v. chỉ trong 6-10 phút.
Cáp treo

Hệ thống nhà hàng Tây Yên Tử bao gồm nhà hàng Ven suối và nhà hàng Bên hồ với tổng sức chứa 100 bàn, chuyên phục vụ các sự kiện, hội nghị, khách đoàn, khách lẻ.
Nhà hàng

Chùa Hạ Tây Yên Tử còn gọi là Phật Quang Thiền Tự, nằm ở độ cao 250m so với mực nước biển, gồm quần thể các hạng mục thờ tự như cổng Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà Tổ, Tháp chuông Hoa Nghiêm, ...
Chùa Hạ

Chùa Thượng Tây Yên Tử còn được gọi là Linh Thông Thiền Tự, tọa lạc ở độ cao 895m so với mực nước biển, là nơi có địa thế đặc biệt, tựa núi, hướng biển.

Không chỉ là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa, Bắc Giang còn được biết đến với những danh lam, thắng cảnh đẹp. Có lẽ cũng vì lý do đó mà địa phương này được nhiều du khách lựa chọn khi muốn tận hưởng khung cảnh thiên nhiên trong lành và chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ kính.

Nông sản
Bắc Giang là một tỉnh miền núi nhưng có cả vùng trung du, đồng bằng xen kẽ, được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng khí hậu thổ nhưỡng phì nhiêu rất thuận lợi để phát triển nông, lâm nghiệp.

Sử sách ghi lại, vùng đất linh thiêng Tây Yên Tử gắn với nhiều di tích nổi bật là con đường hoằng dương Phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tỉnh Bắc Giang định hướng phát triển tuyến du lịch Tây Yên Tử với sự kết hợp của nhiều loại hình du lịch, trong đó điểm nhấn đầu tiên là Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử.

Bắc Giang: Tổ chức chương trình du lịch "Lục Ngạn mùa vải chín" năm 2023Nhằm tăng cường quảng bá tiềm năng, thế mạnh về ...
11/06/2023

Bắc Giang: Tổ chức chương trình du lịch "Lục Ngạn mùa vải chín" năm 2023

Nhằm tăng cường quảng bá tiềm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái, trải nghiệm vùng cây ăn quả với những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc địa phương đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước; đồng thời góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ vải thiều cũng như các sản phẩm đặc trưng của địa phương, tới đây huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) sẽ tổ chức Chương trình du lịch “Lục Ngạn mùa vải chín” năm 2023.

Theo đó, chương trình du lịch mùa vải năm nay sẽ được diễn ra từ tháng 5 - 7/2023, tại các điểm du lịch, thắng cảnh, các nhà vườn tiêu biểu được chọn đáp ứng tiêu chí phục vụ kinh doanh du lịch. Lễ khai mạc Chương trình du lịch “Lục Ngạn mùa vải chín” dự kiến tổ chức vào sáng 22/6/2023, tại điểm du lịch Bầu Tiên và khu vực sản xuất vải xuất Nhật Bản tại xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn gắn chủ đề “Vải thiều Lục Ngạn - Đặc sản Việt Nam đạt kỷ lục châu Á” với nhiều chương trình hoạt động sôi nổi, hấp dẫn.

Trong Chương trình du lịch mùa vải năm nay, để tạo điểm đến hấp dẫn kết nối các Tour trải nghiệm vải thiều, huyện Lục Ngạn sẽ lựa chọn các điểm du lịch, hợp tác xã, nhà vườn có cảnh đẹp, sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP có diện tích lớn, vườn quả sai, đi lại thuận tiện; chủ nhà thân thiện, nhiệt tình, có đủ điều kiện đón tiếp khách du lịch. Tập trung vào các địa điểm có các hợp tác xã hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, các xã có nhiều nhà vườn đẹp tiêu biểu: Thanh Hải, Quý Sơn, Tân Sơn, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Nam Dương, Trù Hựu, Phượng Sơn.

Bên cạnh đó, huyện sẽ tập chung tổ chức các Tour du lịch trải nghiệm vườn vải kết hợp tham quan hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, chùa Am Vãi, suối và núi rừng... Du khách đến với Lục Ngạn được tham quan, trải nghiệm, tự tay hái vải tại vườn; thi hái vải, thi ăn vải, tạo hình bằng trái vải; tham gia các chương trình “Team building” tại vườn vải với các hoạt động vui chơi, trải nghiệm nhà vườn; chế biến món ăn, nước uống từ vải; kết hợp trải nghiệm ngày làm mỳ…

Chương trình du lịch mùa vải 2023 với nhiều hoạt động sôi nổi hấp dẫn gắn với các Tour tham quan sinh thái miệt vườn ấn tượng, kết hợp hoạt động trải nghiệm thực tế lý thú hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách đến với Lục Ngạn trong mùa Hè này.

St.

Trước kia, chùa Vĩnh Nghiêm thuộc xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Lạng Giang, nay là thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũn...
13/03/2023

Trước kia, chùa Vĩnh Nghiêm thuộc xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Lạng Giang, nay là thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nên còn gọi là chùa Đức La và lễ hội ở đây được gọi là lễ hội La. Chùa Vĩnh Nghiêm tọa lạc nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương (gọi là ngã ba Phượng Nhãn). Chùa nhìn ra ngã ba sông, phía Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc, vùng Cẩm Lý cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Bao quanh chùa là núi non trong đó có núi Cô Tiên. Bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo, đền Kiếp Bạc.

Văn bia chùa thời Trần viết: "Đức Tổ Điều Ngự Pháp Loa khi mở tùng lâm này, còn mở chợ Đức La. Các vị vương thân quốc thích và thập phương đàn việt, phát tâm tậu ruộng đất ở tại bản xã và các hạt khác các nơi, để cúng hương dâng tam bảo muôn đời. Chùa này và chùa Sùng Nghiêm cả thảy 72 chốn tùng lâm, công đức sáng tạo, hợp khắc vào bia ở chùa Hoa Nghiêm núi Yên Tử". Một tấm bia chùa dựng khác viết: "Đức tổ Điều Ngự (tức Trần Nhân Tông) khi mở tùng lâm này (tức chùa Vĩnh Nghiêm), mở cả chợ chùa. Các vị vương thân quốc thích và khách thập phương đã phát tâm tậu nhiều ruộng cúng cho chùa, gồm cả ruộng trong xã và ruộng ở các hạt khác nữa".

Tương truyền chùa Vĩnh Nghiêm có từ đầu thời Lý Thái Tổ (1010-1028), tên chữ là Vĩnh Nghiêm tự (永嚴寺). Thời vua Trần Thánh Tông đều có các vị cao tăng tu hành nên được tu tạo nguy nga, tráng lệ. Khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngôi vua thành người tu hành đến chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Ngọa Vân (Yên Tử) thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, sáng lập lên phái Thiền tông của Phật giáo Việt Nam. Hương Vân cùng hai đệ tử Pháp Loa, Huyền Quang sáng lập, hoàn chỉnh phái Thiền tông Việt Nam gọi là Tam tổ.

Nguyên chùa Ngọa Vân do sư Hiện Quang trụ trì, khi Hiện Quang viên tịch thì không còn nữa. Do Yên Tử là quê hương nhà Trần và nơi vua Trần Thái Tông lập phái Trúc Lâm ở đây nên Hương Vân Trần Nhân Tông thụ giới cả chùa Vĩnh Nghiêm và ở đây. Pháp Loa được ngài Hương Vân truyền pháp đã đi khắp nơi thuyết pháp, giảng bộ sách "Thiền Uyển Truyền Đăng Lục". Khi Hương Vân viên tịch, Pháp Loa làm lễ hoả táng, xây tháp mộ ở núi Yên Tử, dâng tôn hiệu là "Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật" gọi là Trúc Lâm đệ nhất Tổ. Rồi Pháp Loa về chùa Vĩnh Nghiêm trụ trì, xây dựng nơi đây thành trung tâm Phật giáo, đào tạo Tăng đồ và xếp đặt Tăng chức, chỉ đạo các chùa trong cả nước. Pháp Loa cho đúc 1.300 pho tượng, được đặc trách định Tăng đồ, đã có hơn 15.000 tăng ni, đệ tử, trong đó có hơn 3.000 đắc pháp, mở 200 sở đường… Cho soạn lại các sách "Đoạn Sách Lục, Tham Thiền, Yếu Chỉ". Năm 1330, Pháp Loa giao lại cho Huyền Quang đã sang chùa Quỳnh Lâm trụ trì, vài tháng sau thì viên tịch, được phong là "Tĩnh Chi Tôn Giả", làm Trúc Lâm đệ nhị Tổ.

Về Huyền Quang, vốn người làng Vạn Tải thuộc bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh), con của Lý Ôn Hòa (quan triều Lý Thần Tông), đỗ Trạng nguyên thời Trần. Khi còn đang làm quan, Huyền Quang hộ giá đến chùa Vĩnh Nghiêm gặp Pháp Loa giảng đạo, thế là tỉnh ngộ, về triều hai lần dâng biểu từ quan được Hương Vân giao trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm. Huyền Quang đã soạn các bộ sách lớn: Chư Phẩm Kinh, Công Văn Tập, cho in kinh Phật, phân phát cho người nghèo, viên tịch năm 1334, được ban hiệu là "Trúc Lâm Đệ Tam Đại Tự Pháp Huyền Quang Tôn Giả", làm Trúc Lâm đệ tam Tổ. Như vậy, trước khi Hương Vân đến Yên Tử, Pháp Loa đến chùa Quỳnh Lâm, thì đều đã trụ trì ở chùa Vĩnh Nghiêm. Cả ba vị Tam Tổ Trúc Lâm: Hương Vân (Đệ nhất Tổ), Pháp Loa (Đệ nhị Tổ) và Huyền Quang (Đệ tam Tổ) đều lấy chùa Vĩnh Nghiêm làm trung tâm giảng đạo. Hiện nay, trong nhà Tổ đệ nhất còn đủ ba tượng Trúc Lâm Tam tổ: trong khám là tượng Hương Vân Trần Nhân Tông, bên ngoài là tượng Pháp Loa và tượng Huyền Quang. Nơi đây đã là đất tổ của đạo Phật thời Trần, đào tạo rất nhiều Tăng đồ.

Sau này có một số vị sư từ Bắc vào Sài Gòn đã cho xây dựng một ngôi chùa Vĩnh nghiêm thứ hai tại số 339, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một ngôi chùa rất nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện, ngôi chùa này còn nổi tiếng hơn cả ngôi chùa gốc - chùa Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).

Anh có về thăm hoa gạo tháng baĐể nhớ về một thời hoa đỏCái thời em hay mơ màng nhìn qua khung cửa sổVà thả hồn mình vào...
13/03/2023

Anh có về thăm hoa gạo tháng ba
Để nhớ về một thời hoa đỏ
Cái thời em hay mơ màng nhìn qua khung cửa sổ
Và thả hồn mình vào những cánh buồm mây

Hoa gạo vương đầy trên lối cỏ chiều nay
Nghe rưng rức một triền đê ngập nắng
Hoa vẫn đỏ giữa khoảng trời trống vắng
Mỗi cánh hoa như tia lửa mặt trời

THÁNG BA VÀ HOA GẠO
Phan Thu Hà

Thành cổ Xương Giang là nhân chứng lịch sử cho một trong những chiến thắng quan trọng trong công cuộc giành độc lập của ...
17/02/2023

Thành cổ Xương Giang là nhân chứng lịch sử cho một trong những chiến thắng quan trọng trong công cuộc giành độc lập của dân tộc.
Nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Bắc Giang từng là nơi tọa lạc của thành cổ Xương Giang - nơi lưu trữ nhiều dấu tích lịch sử của dân tộc.

Thành cổ Xương Giang nằm cách sông Thương gần 3km, được xây dựng từ thế kỷ 15. Dựa trên những dấu tích còn sót lại, thành hình chữ nhật, chiều dài theo hướng Đông - Tây đo được 600m, chiều rộng theo hướng Bắc - Nam 450m, diện tích 27ha, tường đắp đất cao dày, bốn góc có pháo đài, hào rộng bao quanh, 4 cửa với phía Tây là cửa chính.

Theo sử sách, tòa thành từng là nhân chứng lịch sử cho chiến thắng Xương Giang của quân và dân Đại Việt do Lê Lợi lãnh đạo, đánh đuổi quân xâm lược và giành lại độc lập.

Thành cổ Xương Giang cũng là trung tâm chiến trận và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử khác của dân tộc, cũng vì vậy không thể trách khỏi việc hứng chịu sự tàn phá từ thời gian và thăng trầm của thời cuộc.

Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận hành chính của xã Tiên S...
15/02/2023

Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận hành chính của xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Hình ảnh chuyến xe từ Hà Nội về Bắc Giang nhưng năm đầu thế kỷ 20Ảnh st
13/06/2021

Hình ảnh chuyến xe từ Hà Nội về Bắc Giang nhưng năm đầu thế kỷ 20

Ảnh st

Tranh Đông Hồ cổ động cuộc chiến chống Covid195️⃣K
28/05/2021

Tranh Đông Hồ cổ động cuộc chiến chống Covid19
5️⃣K

20/05/2021

Đường đê Sông Cầu vào làng Thổ Hà, Vân Hà

Thiền viện Trúc Lâm Phượng HoàngNằm ở độ cao 150 m so với mực nước biển, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (xã Nham Sơn, ...
12/05/2021

Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Nằm ở độ cao 150 m so với mực nước biển, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng) có tổng diện tích gần 13 ha. Từ khu chính điện phóng tầm mắt xa xa phía trước là dòng sông Cầu thơ mộng, những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Phía sau có những ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp của dãy Nham Biền kỳ vĩ. Hai bên là thung lũng nhỏ, nơi cư dân sinh sống đông đúc. Công trình tạo điểm nhấn quan trọng trên dãy núi Nham Biền.

📷 Hai ‘báu vật’ phủ Lạng ThươngĐình Viễn Sơn (xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) là một trong những đình cổ ...
05/05/2021

📷 Hai ‘báu vật’ phủ Lạng Thương

Đình Viễn Sơn (xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) là một trong những đình cổ quý giá, được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật

Đình Viễn Sơn thờ nhị vị thánh Cao Sơn - Quý Minh là hai vị tướng có công giúp Vua Hùng thứ 18 dẹp loạn cho đất nước được thái bình, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Đứng bên Đình Viễn Sơn cổ kính, cây dã hương có mặt trên mảnh đất phủ Lạng Thương xưa ngàn đời nay. Trên thế giới chỉ có hai cây dã hương như vậy, nhưng cây ở châu Phi hiện không còn tồn tại.

Người dân xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, đều gọi cây dạ hương cổ này là “cụ”. Các cụ bô lão trong thôn kể lại rằng, từ nhiều đời trước các cụ đã thấy cây to và đẹp lắm rồi.

Trước kia trong ngọc phả của thôn còn có ghi lại câu chuyện Vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) khi đi ngang qua thôn, thấy cây dã hương to, đẹp đã sắc phong cho cây là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại vương” (nghĩa là cây dã hương lớn nhất nước).

Cây được coi như một linh vật của người dân quanh vùng với nhiều giai thoại và cũng là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người dân nơi đây. Cây không chỉ là nét đẹp của cảnh quan môi trường, cảnh quan thiên nhiên mà còn là nét đẹp văn hóa, biểu tượng rất đỗi mộc mạc, thân thiết, linh thiêng trong không gian văn hóa Việt

Cho đến nay chưa có tài liệu nào xác định chính xác tuổi đời của cây dã hương này, nhưng theo người dân ở nơi đây thì vẫn gọi là cây dã ngàn năm tuổi.

Welcome to Bac Giang
01/05/2021

Welcome to Bac Giang

🇻🇳📷 Đền Xương Giang - Địa điểm chiến thắng Thành Xương GiangĐền Xương Giang ngày nay là vị trí trung tâm của Thành cổ Xư...
26/04/2021

🇻🇳📷 Đền Xương Giang - Địa điểm chiến thắng Thành Xương Giang

Đền Xương Giang ngày nay là vị trí trung tâm của Thành cổ Xương Giang, do nhà Minh xây dựng năm 1407. Sau khi xâm lược nước ta, nhà Minh đã cho xây dựng các sở vệ, đắp thành lũy ở những nơi xung yếu để phòng thủ.

Thành Xương Giang được xem là trung tâm của chiến trận và có ý nghĩa quyết định trong Chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang khi năm 1427, Lê Lợi chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn công thành, phá tan quân Minh do Liễu Thăng cầm đầu.

Đền Xương Giang, gồm có 3 tòa chính gồm: Tòa Tiền tế, Thiêu hương và Chính cung. Khu vực tòa Tiền Tế là nơi vào các dịp lễ, ngày tế, ngày hội, quan viên ban tế nhà đền là lễ tế các anh hùng nghĩa sĩ của Nghĩa quân Lam Sơn. Đây là công trình kiến trúc kết hợp giữa đá và gỗ hài hòa, ăn khớp với nhau. Nơi đây còn lưu giữ di vật vô cùng quý giá đó là 1 viên gạch từ thế kỷ XV hiện được đặt trong tòa đền chính được lấy về từ đền Lam Kinh - Kinh đô đầu tiên của nhà Lê sau khi thống nhất đất nước lập ra nhà nước Đại Việt. Tiếp đến là Tòa Thiêu Hương nơi đây có đặt 1 đỉnh đồng cỡ lớn mang ý nghĩa thần khí linh thông, tượng trưng cho sự uy nghiêm của nơi thờ tự. Mặt trước của Đỉnh Đồng có khắc 3 di sản văn hóa của miền đất Bắc Giang: Cây dã hương nghìn năm tuổi ở huyện Lạng Giang, Chùa Vĩnh Nghiêm cổ tự và Mộc bản Kinh phật – di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặt sau của Đỉnh Đồng khắc lên toàn cảnh Lễ hội Xương Giang; Tòa Chính Cung có 3 gian thờ chính. Ban thờ Hoàng đế Lê Lợi đặt ở giữa gian. Tiếp theo là hai gian ban thờ chia hai bên tả, hữu gian giữa. Ban thờ thờ 17 vị tướng lĩnh tham gia trực tiếp vào trận đánh Xương Giang năm 1427 và 17 vị tướng. Kế đó là ban thờ tiền quân và hậu quân Nghĩa quân Lam Sơn trong trận quyết chiến năm 1427.

Địa điểm chiến thắng Xương Giang được Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch công nhận di tích cấp Quốc gia đặc biệt năm 2020.


Đình Chợ Vân- An Toàn Khu IIDi tích An toàn khu II Hiệp Hoà (viết tắt là: ATK II Hiệp Hòa) thuộc địa bàn huyện Hiệp H...
25/04/2021

Đình Chợ Vân- An Toàn Khu II

Di tích An toàn khu II Hiệp Hoà (viết tắt là: ATK II Hiệp Hòa) thuộc địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Di tích gồm 8 địa điểm: Nhà ông Ngô Văn Thấu (cụ Đồ Ba), nhà ông Nguyễn Văn Chế, nhà ông Ngô Văn Đông (Lý Đông), Soi Đền, đình Vân Xuyên, đình Chợ Vân, đình Xuân Biều và chùa Y Sơn.

Đầu năm 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã tiến hành xây dựng ATK II của Trung ương Đảng trên vùng đất Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang), giáp ranh với các huyện: Phú Bình, Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên), là khu đệm mang tính chiến lược nối liền khu giải phóng với vùng trung du và đồng bằng, cửa ngõ quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc với các cơ sở và phong trào cách mạng ở miền xuôi. Như vậy, ATK II không những là địa bàn chiến lược về vị trí địa lý mà nơi đây còn là một địa bàn chiến lược về quân sự với một thế trận lòng dân vô cùng vững chắc. Nơi đây đã diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử quan trọng gắn liền với tên tuổi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Trung ương, Xứ ủy Bắc Kỳ, gắn với mỗi gia đình, người dân và trong di tích ATK II Hiệp Hòa

Di tích ATK II Hiệp Hoà là nơi bảo vệ an toàn cho các cơ quan, cán bộ của Trung ương, Xứ uỷ Bắc Kỳ và Uỷ ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ; là nơi lưu niệm sự kiện lịch sử, cách mạng và kháng chiến gắn với các hoạt động của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ; đồng thời, lưu dấu ấn của các đồng chí lãnh đạo cách mạng như: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng...; là nơi tổ chức nhiều Hội nghị quan trọng của Trung ương và Xứ uỷ Bắc Kỳ.

Với những giá trị tiêu biểu trên, di tích lịch sử An toàn khu (ATK) II Hiệp Hòa đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 2280/QĐ-TTg ngày 31/12/2020)./.

🇻🇳Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên ThếDi tích lịch sử Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế nằm trên địa bàn 4 ...
22/04/2021

🇻🇳Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế

Di tích lịch sử Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế nằm trên địa bàn 4 huyện liền kề nhau: Yên Thế, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng của tỉnh Bắc Giang.

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Đề Nắm là một trong những tướng lĩnh đầu tiên lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa. Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) xuất hiện với vai trò là thủ lĩnh tiếp theo đã đưa cuộc khởi nghĩa lên tầm và quy mô lớn, người mà chính giới Pháp cũng phải thừa nhận, “Mỗi thế kỷ chỉ xuất hiện một lần mà thôi”.

Di tích liên quan đến cuộc Khởi nghĩa được phân bố trên một địa bàn rộng lớn, bao gồm những công trình kiến trúc cổ có liên quan đến hoạt động của nghĩa quân (đình, chùa, đền, miếu có niên đại khởi dựng vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) cùng các địa điểm, đồn lũy liên hoàn của nghĩa quân, tiêu biểu là: 08 ngôi đình, 07 chùa, 06 đền, 03 đồn, 01 điếm, 01 nghè, 01 động và 05 địa điểm. Trong đó, có 23 điểm di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia, phản ánh sinh động quá trình xây dựng lực lượng, tổ chức chiến đấu của nghĩa quân từ những ngày đầu tiên, tới những ngày cuối cùng.

1. Đình Dĩnh Thép: là nơi diễn ra Hội nghị ghi dấu thời điểm củng cố lại tổ chức của Nghĩa quân năm 1888, sau những thất bại ban đầu. Đây cũng là nơi Hoàng Hoa Thám qua lại những năm tháng cuối đời.

2. Chùa Lèo: là địa điểm liên lạc và làm nơi đón khách của nghĩa quân. Thời kỳ hoà hoãn lần thứ hai (1897 - 1909), chùa Lèo giữ vai trò là vị trí tiền tiêu, quan sát các bước xâm nhập của thực dân Pháp vào đồn Phồn Xương; được Đề Thám tu bổ và trở thành trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nghĩa quân cùng nhân dân địa phương.

3. Đền Thề: là nơi tổ chức hội thề của nghĩa quân. Lễ Cầu may rằm tháng Giêng chính là dịp Đề Thám thăm viếng các thân nhân, tử sĩ của nghĩa quân.

4. Đồn Hố Chuối: là căn cứ lớn, nơi phòng thủ kiên cố, tập trung nhiều nghĩa quân và có vai trò quan trọng nhất cuộc khởi nghĩa; là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa nghĩa quân và quân Pháp.

5. Chùa Thông: ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn với cuộc khởi nghĩa; là nơi ký Hiệp ước điều đình giữa nghĩa quân và thực dân Pháp. Lễ hội chùa được tổ chức hàng năm vào ngày 15-16/3 (Dương lịch).

6. Đồn Phồn Xương (đồi Gồ, đồi Cụ): xây dựng năm 1896. Phía sau Đồn là doanh trại, chiến lũy của nghĩa quân. Đề Thám đã cho xây dựng một bát quái trận với nhiều đồn lũy thông nhau; là nơi trấn giữ con đường độc đạo vào căn cứ; là đại bản doanh, nơi giao dịch của nghĩa quân với khách.

7. Đồn Hom: xây dựng năm 1891; có 4 đồn được xây dựng trên 4 ngọn núi hiểm trở trong dãy núi Cai Kinh bao bọc khu Đồng Khách. Đồn Hom là căn cứ an toàn của cuộc khởi nghĩa. Tại đây đã diễn ra hai trận chiến đấu nổi tiếng vào tháng 3/1892 và tháng 2/1909, đặc biệt là chiến thắng của nghĩa quân ngày 25/3/1892.

8. Động Thiên Thai: là một trong “Thất diệu đồn điền” do Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm (1875 - 1929) lập ra. Thất diệu đồn điền được bố trí tựa như 7 ngôi sao sáng của chòm sao Bắc Đẩu, gồm bảy khu (hay bảy trại): nhất, nhì, ba, tư, năm, sáu và khu Động Thiên Thai.

9. Đền Cầu Khoai (đền Cô): là căn cứ được xây dựng năm 1524; thờ 2 người con gái của Đàm Thuận Huy (vị quan thanh liêm, chính trực thời Lê Thánh Tông, người có nhiều công lao với nhân dân vùng đương thời) là: bà Đàm Thị Dung Hoa và bà Đàm Thị Quế Hoa. Lễ hội Đền được tổ chức vào ngày 23 tháng Giêng.

10. Đình Đông: là nơi Hoàng Hoa Thám đã cùng hơn 400 binh sỹ làm lễ tế cờ xuất trận; được xây dựng từ thời Hậu Lê; thờ Trương Hống, Trương Hát; còn giữ được nhiều tài liệu, hiện vật cổ, quý giá như: các bức hoành phi, đại tự, câu đối, hương án, bài vị, hòm đựng sắc và một số đồ thờ bằng gỗ khác.

11. Chùa Kem (Sùng Nham tự): là nơi Đề Thám cùng nghĩa quân đã về đóng quân và đắp luỹ, làm tường thành, làm nhà, luyện tập quân sự. Dấu tích còn lưu lại là: tường luỹ, nền nhà quan, giếng quan, trạm gác, cột cờ. Chùa còn là nơi để chiêu binh đánh Tây, cất dấu lương thực, vũ khí và hội họp.

12. Khu lưu niệm danh nhân Hoàng Hoa Thám (gồm có đình, đền, chùa, điếm, cố trạch và phần mộ người thân của Hoàng Hoa Thám) gồm: Đình làng Trũng thờ Thánh Cao Sơn và Quý Minh Đại vương. Sau khi Đề Thám mất, nhân dân địa phương đã thờ Ông ở trong đình cùng với Thành Hoàng làng. Đình nay chỉ còn lại nền móng. Chùa làng Trũng xưa được xây dựng ở phía sau đình. Sau khi Hoàng Hoa Thám mất, đình Trũng bị hư hỏng, nhân dân địa phương đã đưa Ông vào phối thờ trong chùa. Đền thờ Hoàng Hoa Thám: là nơi thờ phụng, tưởng niệm Đề Thám. Điếm làng Trũng: Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại, Đại Trận và Đề Thám mất, nhân dân làng Trũng đã thờ hai ông ở đây. Nhân dân địa phương đã đúc tượng chân dung hai vị để thờ. Nơi ở của danh nhân Hoàng Hoa Thám thời niên thiếu: là nơi Đề Thám sống thuở nhỏ và lui về trong giai đoạn khởi nghĩa; có tấm bia lưu danh. Khu phần mộ thân tộc của Hoàng Hoa Thám được xây dựng phía trước chùa, cạnh đền.

13. Cụm di tích Cầu Vồng (đình, chùa, đền, nghè Vồng): được xây dựng từ thời Hậu Lê, tu sửa nhiều lần vào thời Nguyễn và sau này. Nghĩa quân tế cờ tại đây trong mỗi lần xuất quân.

14. Đình, chùa Hả: được xây dựng từ thời Hậu Lê. Đình Hả (đình Phúc Thọ) thờ Thành hoàng làng Cao Sơn - Quý Minh và Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm). Ngày 16/3/1884, Đề Nắm đã làm lễ tế cờ, chính thức phát động cuộc khởi nghĩa; lễ hội tưởng nhớ Ông được tổ chức vào ngày 15, 16 tháng Giêng.

15. Đình Dương Lâm: là một ngôi đình cổ, được xây dựng từ thời Hậu Lê; thờ Thánh Cao và ba vị Quận công: Dương Đình Bột, Dương Đình Tuấn, Dương Đình Cúc; là nơi tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của nghĩa quân.

16. Đình Cao Thượng: thế kỷ XVII; thờ Cao Sơn - Quý Minh. Đề Thám đã cho lập căn cứ ở trên núi Yên Ngựa (khu vực đình Cao Thượng) và thường tổ chức hội họp, lui tới đình. Hội được mở từ 12 - 14 tháng Giêng.

17. Đình Nội (Tiên đình): thờ Cao Sơn - Quý Minh, là ngôi đình to đẹp nổi tiếng, được xây dựng vào đời vua Lê Hiển Tông. Đề Thám xoay đình về hướng Đông Nam, xây thêm 2 tả vu, hữu vu và nghi môn.

18. Đình làng Chuông: được dựng thời Hậu Lê; còn lưu giữ được nhiều sắc phong và đồ thờ quý như: Kiệu bát cống, chấp kích, bát bửu, tàn lọng,...Tại đây, Hoàng Hoa Thám đã tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng, tổ chức những trận đánh lớn.

19. Chùa Phố (Nam Thiên tự): thực dân Pháp sử dụng khu đất này làm chợ, khu nhà kho của Sécnay (chủ bút báo Tương lai xứ Bắc Kỳ), khu nhà của đốc tờ Zina và làm bãi tập. Chùa Phố là cơ sở cách mạng của Đảng ta trong thời kỳ 1943 -1945.

20. Đền Gốc Khế: là nơi thờ Mẫu và Đại vương Trần Quốc Tuấn; nơi hoạt động của nhiều tướng lĩnh của nghĩa quân như: Đề Công (Tạ Văn Công), Đề Nguyên (Tạ Văn Nguyên), Đề Cần (Tạ Văn Cần), Thống Ngò (Tạ Văn Khấu), Quản Khối (Giáp Văn Khối),...

21. Đền thờ Cả Trọng (đền Gốc Dẻ): là ngôi đền đầu tiên thờ Cả Trọng - con trai cả của Đề Thám và cũng là một vị chỉ huy tài giỏi của nghĩa quân.

22. Ao Chấn Ký: là nơi thực dân Pháp thả tro cốt đầu Hoàng Hoa Thám và hai thủ hạ thân tín của ông.

23. Nghĩa địa Pháp, đồi Phủ: nơi chôn cất những lính Pháp, Việt (theo Pháp) chết trận khi giao chiến với nghĩa quân Yên Thế. Đồi Phủ là địa điểm tập kết của quân Pháp cho các cuộc hành binh; là nơi hai lần chứng kiến nhiều sự kiện liên quan đến hai cuộc hoà hoãn giữa thực dân Pháp và Đề Thám.

Tại những khu di tích này, ngoài những hiện vật liên quan tới sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng vốn có của di tích, còn có nhiều hiện vật liên quan tới cuộc khởi nghĩa (405 hiện vật liên quan trực tiếp tới cuộc khởi nghĩa và hàng trăm hiện vật khác tại các di tích). Nhiều hiện vật trong số này hiện được bảo quản, trưng bày tại nhà truyền thống về cuộc khởi nghĩa tại Khu Phồn Xương, để góp phần vào công tác giáo dục truyền thống.



St.

📷Tháng ba, hoa gạo khoe sắc thắm bên bờ sông ThươngChẳng ai biết cây gạo có từ bao giờ nhưng cũng có người dân sống nơi ...
17/04/2021

📷Tháng ba, hoa gạo khoe sắc thắm bên bờ sông Thương

Chẳng ai biết cây gạo có từ bao giờ nhưng cũng có người dân sống nơi đây nói rằng đây là cây gạo đã được hơn trăm tuổi. Cây gạo sừng sững giữa đất trời đã chứng kiến bao sự đổi thay của con người và mảnh đất .

Điều khiến cây gạo ở trở nên đặc biệt hơn khi nép mình bên cạnh ngôi miếu Bà Cô cổ kính.

Người dân thôn Tân Mỹ kể rằng, Bà Cô là một vị tướng lĩnh của Đề Thám, người đã đưa quân bảo vệ phủ Lạng Thương. Trong trận đánh oai hùng đó, Bà Cô bị giặc bao vây truy đuổi nên chạy đến cầu Bắc Giang. Quyết không để địch bắt sống, bà đã trẫm mình xuống dòng sông Thương. Sau đó xác của bà trôi dạt vào khu vực đặt miếu bấy giờ, được người dân chôn cất và dựng lên ngôi miếu cổ Bà Cô

Cây gạo luôn gắn liền với đời sống người nông dân, với làng quê Việt Nam nên rất đỗi đời thường, mộc mạc nhưng cũng rất uy nghi, sừng sững

Những năm trở lại đây, cứ mỗi độ tháng 3, cây gạo Lãng Sơn lại khoe sắc thắm, thu hút đông đảo mọi người tới tham quan và chụp ảnh.

Khung cảnh nơi cây gạo Lãng Sơn cũng trở nên lãng mạn khi đứng bên dòng thơ mộng, soi bóng xuống mặt nước

Cùng với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình gợi nhớ một nỗi nhớ quê khắc khoải, cây gạo khoe sắc thắm cũng đẩy đưa người ta hoài niệm về một miền ký ức xa xưa với những trò chơi ú tìm, bịt mắt bắt dê, dọa ma…xung quanh gốc gạo.

Trên hành trình bươn chải của mỗi con người, bỗng một ngày bạn nhìn thấy cây gạo ở đâu đó thì nỗi nhớ về ngày xưa, về ngày còn chân đất lấm lem, về thuở chăn trâu cùng lũ bạn…sẽ hiện về vừa sâu lắng, vừa da diết khôn nguôi./.



St.

Đình Lỗ Hạnh- Đệ nhất Kinh BắcĐình Đông Lỗ còn có tên gọi là đình Lỗ Hạnh, thuộc làng Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hò...
16/04/2021

Đình Lỗ Hạnh- Đệ nhất Kinh Bắc

Đình Đông Lỗ còn có tên gọi là đình Lỗ Hạnh, thuộc làng Lỗ Hạnh, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa. Đây là ngôi đình cổ có niên hiệu sớm nhất vùng Kinh Bắc xưa- Bắc Giang ngày nay. Đình được khởi dựng thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVI (1576) đã được các triều đại phong kiến ban nhiều sắc phong và lưu truyền với danh xưng là "Đệ nhất Kinh Bắc"

Hiện đình còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: Hai bức tranh sơn mài “Bát tiên” ở gian giữa trước cửa hậu cung; đôi nghè gỗ sơn son thếp vàng từ thế kỷ 17; tượng Phương Dung Tiên Chúa cùng bài vị Cao Sơn Đại Vương.... Đáng chú ý là bức chạm tiên gảy đàn đáy đã minh chứng cho sự ra đời và phát triển sớm của ca trù ở vùng đất này.

16/04/2021

Dòng sông Quan họ: Đường đê Sông Cầu vào làng Thổ Hà, Việt Yên, Bắc Giang

Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh dòng sông quan họ), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam

Phần sông Cầu đoạn chảy qua ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh tập trung hầu hết các làng quan họ của vùng văn hóa Kinh Bắc. Do đó mà sông Cầu được gọi là dòng sông quan họ trong thơ ca và trong bài hát nổi tiếng của Phan Lạc Hoa mang tên "Tình yêu trên dòng sông quan họ":

"Tình yêu có từ nơi đâu?
Êm êm một khúc sông Cầu..
Con sông của người quan họ
Suốt đời nước chảy lơ thơ..."

Các làng quan họ Bắc Giang
Việt Yên là huyện có nhiều làng quan họ nhất ở vùng văn hóa Kinh Bắc. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có 23 làng quan họ, thì Việt Yên có tới 19 làng quan họ cổ (Toàn vùng Kinh Bắc hiện có 68 làng, trong đó: Yên Phong có 16 làng, Từ Sơn có 3 làng, Tiên Du có 11 làng, thành phố Bắc Ninh có 14 làng, Yên Dũng có 2 làng, Hiệp Hòa có 2 làng).

19 làng quan họ Bắc Giang ở Việt Yên gồm: Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ, Mật Ninh, Quang Biểu, Núi Hiểu, Tam Tầng, Thổ Hà, Tiên Lát Thượng, Tiên Lát Hạ, Thần Chúc, Yên Ninh, Trung Đồng, Vân Cốc, Đình Cả, Đông Long, Khả Lý Thượng. Điều đặc biệt là phần lớn các làng quan họ thờ thánh Tam Giang, vị thánh gắn với dòng sông Cầu. Khi hát quan họ thường hát trong các lễ hội, các cửa đình, cửa chùa. Đó là nơi sinh hoạt văn hóa, các di tích quen thuộc với dân làng cho nên các làng quan họ cũng thường có các di tích đi kèm

Address

Bac Giang
230000

Telephone

+84343641618

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Check in Bac Giang - Du lịch Khám phá Bắc Giang posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share


Other Tourist Information Centers in Bac Giang

Show All