Cà Mau Tourism - Du Lịch Cà Mau

Cà Mau Tourism - Du Lịch Cà Mau Thông tin & Hỗ trợ dịch vụ du lịch
Hợp đồng tham quan
Đặt vé xe các tuyến li?

22/09/2020
Về Cà Mau nhớ ghé phở bò kho Cữu Xĩa nhé Quý khách.Phở ngon, giá bình dân, nhân viên thân thiện.Số điện thoại: 0888 129 ...
05/05/2020

Về Cà Mau nhớ ghé phở bò kho Cữu Xĩa nhé Quý khách.
Phở ngon, giá bình dân, nhân viên thân thiện.
Số điện thoại: 0888 129 829.

Cập nhật 16h55p mùng 8 tại Bến xe Cà Mau.Năm nay tình hình trật tự an toàn được đảm bảo hơn mọi năm. Các nhà xe cũng cố ...
04/02/2017

Cập nhật 16h55p mùng 8 tại Bến xe Cà Mau.
Năm nay tình hình trật tự an toàn được đảm bảo hơn mọi năm. Các nhà xe cũng cố gắng tăng tài cộng với việc ít kẹt xe trên QL1A đoạn Tiền Giang nên ùn ứ khách không kéo dài...

📢 Cà Mau Tourism hỗ trợ thông tin: Nhằm đáp ứng nhu cầu của hành khách di chuyển bằng xe 4 và 7 chỗ tuyến Cà Mau - Sài G...
04/02/2017

📢 Cà Mau Tourism hỗ trợ thông tin:
Nhằm đáp ứng nhu cầu của hành khách di chuyển bằng xe 4 và 7 chỗ tuyến Cà Mau - Sài Gòn. Du lịch Trí Nghĩa cho vào hoạt động số ít xe để phục vụ trong 3 ngày ( từ mùng 8 đến mùng 10 Tết ) , giá tham khảo như sau:
➡ Xe 4 chỗ đời mới: 2.500.000đ
➡ Xe 7 chỗ đời mới: 3.600.000đ
☎ Quý hành khách liên hệ trực tiếp với Dịch vụ Trí Nghĩa qua Hotline 0907.401.902 để được tư vấn cụ thể nhé.

Cập nhật: 6h00 sáng 30 Tết tại Bến xe Cà MauNhững chuyến xe về quê ăn Tết cuối cùngNhững đứa con của quê hương Cà Mau cũ...
26/01/2017

Cập nhật: 6h00 sáng 30 Tết tại Bến xe Cà Mau
Những chuyến xe về quê ăn Tết cuối cùng
Những đứa con của quê hương Cà Mau cũng dần dần về đến mái ấm của mình
Bến xe đã hoàn thành xứ mệnh và đang tĩnh lặng... mĩm cười thầm chúc tất cả bình an, hạnh phúc bên gia đình, bên Tết sum vầy...

Tại Cà mau hiện cũng vậy, tuy lượng xe năm nay tăng rất nhiều nhưng giá cả lại vẫn cao, thậm chí cao hơn mọi năm...
25/01/2017

Tại Cà mau hiện cũng vậy, tuy lượng xe năm nay tăng rất nhiều nhưng giá cả lại vẫn cao, thậm chí cao hơn mọi năm...

Trong những ngày cận Tết Nguyên đán Đinh Dậu, nhiều khách hàng khó có thể thuê xe ô tô tự lái hay có lái để về quê ăn Tết dù chấp nhận trả giá cao gấp đôi, thậm chí gấp ba so với ngày thường.

Bến xe Cà mau 4g sáng 26 Tết.Bà con mần ăn xa bắt đầu về từ từ rồi.Thương quá...
22/01/2017

Bến xe Cà mau 4g sáng 26 Tết.
Bà con mần ăn xa bắt đầu về từ từ rồi.
Thương quá...

Chúng ta đang trong thời khắc giao mùa. Đến hoa cỏ dại ven đường cũng đẹp lạ thường.
01/01/2017

Chúng ta đang trong thời khắc giao mùa. Đến hoa cỏ dại ven đường cũng đẹp lạ thường.

📢📢📢 Bạn đã lên kế hoạch đi chơi Tết cho mình chưa? Đi đến những đâu? và đi bằng phương tiện gì? giá cả ra sao?  Bỏ ra và...
19/12/2016

📢📢📢 Bạn đã lên kế hoạch đi chơi Tết cho mình chưa? Đi đến những đâu? và đi bằng phương tiện gì? giá cả ra sao? Bỏ ra vài phút để nhận thông tin tốt từ Cà Mau Tourism nhé.

🌅🌅🌅 Tết Nguyên Đáng Đinh Dậu 2017 đã gần kề, hoạt động mua bán, giao thương mỗi ngày lại càng nhộn nhịp hơn bao giờ hết, tất cả mọi người dường như dành hết cho một cái Tết thật sung túc bên gia đình và người thân của mình.

🔔🔔🔔 Việc đi lại cũng là một nhu yếu trong những ngày cận, trong và sau Tết. Đặc biệt là thời điểm cận Tết , những đứa con của Cà Mau xa nhà cũng tranh thủ về đoàn tụ với gia đình sau một năm lao động đầy vất vả tại đất khách, việc đặt được một chiếc xe ô tô để về nhà trong dịp này là vô cùng khó khăn, giá cả thì đắt đỏ vì gần Tết, lượng xe bị hụt không đủ phục vụ.

🚗🚗🚗 Nhân dịp này Cà Mau Tourism cũng xin giới thiệu đến Bà con Cà Mau ta dịch vụ du lịch Trí Nghĩa, chuyên nhận thuê bao trong và ngoài tỉnh ô tô 4 - 7 - 16 chỗ đời mới, giá cả hợp lý, vừa túi tiền. Bà con có thể đặt xe trước qua Hotline của Cà Mau Tourism - Du Lịch Cà Mau hoặc gọi trực tiếp cho đơn vị kinh doanh này để đặt sẵn cho mình 1 chuyến xe Tết chất lượng.
☎☎☎ Hotline của Cà Mau Tourism 0913 331 445
☎☎☎ Hotline của Trí Nghĩa 0907 401 902

Click vào ô " Đăng ký " bên dưới để xem giá tham khảo.

Cách khác nữa là Bà con hãy vào phần bình luận để lại câu hỏi về lịch trình hoặc giá cả và để lại số điện thoại của mình, nhân viên của dịch vụ Trí Nghĩa sẽ gọi lại để tư vấn miễn phí trực tiếp cho Bà con một cách nhiệt tình nhất.

Cà Mau Tourism hy vọng thông tin này sẽ có ích cho Bà con Cà Mau ta, hãy lưu lại thông tin này hoặc chia sẻ cho người thân của mình để cho việc di chuyển ( chúc Tết, tặng quà, đi chơi...) trong dịp Tết được thuận lợi và dễ dàng, góp phần cho Tết thêm trọn vẹn.

Ngày nay, do hạ tầng giao thông phát triển cùng với đời sống kinh tế được cải thiện nên nhu cầu di chuyển đi lại bằng ô tô của người dân cả nước nói chung cũng gia tăng theo không

Mùa đông......
17/12/2016

Mùa đông......

Mùa đông ở Bắc bán cầu đến mang theo sự thay đổi rõ rệt: cây cối rụng lá, cỏ vùi mình dưới tuyết, bầy vịt trong ao “trượt băng” thay vì bơi… Từ New York, Na Uy đến

13/12/2016

Ký Sự Đất Biển Cà Mau do kênh đối ngoại VTV4 - Đài TH Việt Nam thực hiện: Tập 3: Chuyện Đất và Người Cà

11/12/2016

Ký Sự Đất Biển Cà Mau do kênh đối ngoại VTV4 - Đài TH Việt Nam thực hiện: Tập 2 : Mưu sinh nghề Đóng

10/12/2016

Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi là vùng đất lắm tôm nhiều cá, có rừng, có biển, hệ sinh thái ngập mặn, ngập úng cùng nhiều nét văn hoá đặc sắc, lịch sử vùng đất, nét sinh hoạt đậm chất miền Tây thân tình, gần gũi, con người phóng khoáng, hiền hoà, mến khách…

09/12/2016

Ad cũng vậy mừ... cũng không cầm được nước mắt... cố lên các anh em đội tuyển nhé... tương lai vẫn đợi các anh mà...

Mình người Cà Mau.. mình thích thì mình nghe thôi.
08/12/2016

Mình người Cà Mau.. mình thích thì mình nghe thôi.

Ai đã sinh ra và lớn lên tại vùng đất này, vào điểm danh đi ạh.
03/12/2016

Ai đã sinh ra và lớn lên tại vùng đất này, vào điểm danh đi ạh.

Video giới thiệu về quê hương Cà Mau do Đài PT-TH Cà Mau thực hiện.

01/12/2016
“Cần Thơ gạo trắng nước trong;Ai đi đến đó thì không muốn về"Câu ca dao lưu truyền từ bao đời đã làm lay động lòng người...
18/07/2016

“Cần Thơ gạo trắng nước trong;
Ai đi đến đó thì không muốn về"
Câu ca dao lưu truyền từ bao đời đã làm lay động lòng người mỗi khi có dịp dừng chân ghé thăm vùng đất Tây Đô ở cực nam tổ quốc .
Xuất xứ từ tên “cầm thi giang” (sông thơ, đàn), Cần Thơ là vùng mang đậm dấu ấn văn hoá sông nước. Con sông gắn liền với mọi hoạt động kinh tế, văn hoá của cư dân nơi đây. Nét độc đáo của nền văn hoá sông nước Cần thơ chính là chợ nổi và đờn ca tài tử . Có thể nói nếu như chợ nổi là nơi buôn bán, kiếm ra của cải nuôi dưỡng thể xác, thì đờn ca tài tử, vọng cổ nuôi dưỡng tâm hồn của con người vùng miệt vườn sông nước này.
Một thoáng miệt vườn sông nước Cần Thơ

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, trung tâm lỵ sở hành chính Cần Thơ chuyển tới nhiều nơi, từ Sa Đéc (1868), Trà Ôn(1872), Cái Răng (1873), sau đó tỉnh Cần Thơ chính thức được thành lập ngày 23-2-1876 với tung tâm tỉnh lỵ (dinh tham biện) đặt tại làng Tân An – tổng Định Bảo với 5 huyện lỵ nối nhau bằng hệ thống sông nước chằng chịt. Từ một vùng nê trạch, nhiều đĩa, muỗi, thú dữ, đất Cần Thơ từng bước được hình thành bằng mồ hôi xương máu của nhiều lớp lưu dân qua nhiều thời kỳ và các thế hệ con cháu của họ đã đến đây, gắn bó nhau trên tinh thần cởi mở, hòa hợp dân tộc trên cơ sở một nền “văn minh sông nước” mang màu sắc hết sức đặc trưng.
Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch. Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô. Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa. Cần Thơ, ngoài những đặc sản nổi tiếng mang đậm hương vị quê nhà, ăn cơm sốt dẻo nấu bằng gạo Tài Nguyên thơm phức với mắm cá lóc, kèm bát canh cua đồng nấu với bông so đũa vàng ươm, còn có những nét đẹp văn hoá truyền thống ít nơi nào có được:
Đó là đi du thuyền nghe hát dân ca: Giữa không gian tĩnh mịch, sâu thẳm của miệt vườn sông nước bỗng một điệu hò man mác ngân lên ngay giữa khoang thuyền, kéo dài, quện lẫn âm thanh xao xuyến của cây đàn cò: "Hoa mua ai bán mà mua; mẹ không ngã giá cho vừa lòng con...". Những điệu dân ca ngọt ngào càng trở nên gần gũi, tha thiết bởi các nghệ sĩ biểu diễn là người dân lao động, khởi lên từ các phong trào văn nghệ quần chúng địa phương, lời ca mộc mạc, chân tình.
Đó là những tập quán cổ truyền như sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội: Quá trình sống chung của 3 dân tộc 3 dân tộc Việt Khơmer – Hoa đã tạo nên những phong tục tập quán cổ truyền vừa có những nét riêng vừa mang những nét đặc sắc chung. Song song với các sinh hoạt tôn giáo, hầu hết đồng bào có đạo cũng như không có đạo đều giữ tập quán thờ cúng tổ tiên, ông bà, một tín ngưỡng dân gian truyền thống; một bộ phận khá đông tham gia sinh hoạt lễ hội dân gian chứa đựng những yếu tố tín ngưỡng. Ngoài các lễ hội mang tính quốc gia như: Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, Thanh minh…ở Cần thơ còn có rất nhiều các lễ hội riêng mang màu sắc của từng dân tộc như Lễ Cholchnam Thmay: Lễ vào năm mới còn gọi “Lễ chịu tuổi” tức là Tết của người Khmer Đồng bằng sông Cửu Long ở Cần Thơ. Lễ Cholchnam Thmay tính theo Phật lịch được kéo dài 3 ngày, thường xê dịch trong khoảng tháng 4 dương lịch hàng năm. Lễ Đôn ta: Lễ cúng ông bà tổ tiên của người Khmer được tổ chức mỗi năm 8 ngày, từ 29 tháng 8 đến 1 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Đó là những ngôi đình làng: Người Việt ở Cần Thơ cũng như ở Nam Bộ rất coi trọng đình làng. Khi lưu dân đến khai phá đất đai, đã ổn định cuộc sống thì ngôi đình mọc lên để thờ các vị Tiền hiền, Hậu hiền là những ân nhân sinh tiền có công mở đất lập làng, ổn định cho cuộc sống dân cư ở địa phương. Đình là nơi thờ các vị thần linh phù hộ cho dân làng như thần “Thành Hoàng Bổn Cảnh”, các vị thần tín ngưỡng dân gian. Các ngôi đình ở Cần Thơ khác hơn các ngôi đình ở Nam bộ, còn thờ các vị có công với làng xã, đánh đuổi giặc ngoại xâm được thờ cùng với thần “Thành Hoàng Bổn Cảnh”, như đình Bình Thủy thờ các ông: Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa... Đình Thới Bình - Tân An thờ ông: Nguyễn Thành Trưng, đình Thường Thạnh thờ ông Nguyễn Trung Trực v.v... Ngoài ra, các ngôi đình ở Cần Thơ còn thờ các vị thần theo tín ngưỡng dân gian phổ biến là: thần Hổ, thần Nông, thần Bạch Mai, thần Thái Giám, thần Thổ Địa, Táo quân, thần Thanh Long, thần Bạch Hổ, thần Phong Thủy, thần Triệt lộ v.v... Riêng đình Thới Bình - Tân An còn thờ Ngũ Hành Nương Nương, Bà Chúa Xứ, Quan Công v.v... Hằng năm, các ngôi đình ở Cần Thơ thường có 2 kỳ lễ lớn: Thượng điền và Hạ điền và cứ 8 năm chọn ngày Thượng điền hoặc Hạ điền làm lễ Kỳ Yên. Lễ Kỳ Yên có các nghi lễ thỉnh sắc thần "Thành Hoàng Bổn Cảnh" về đình, lễ mở sắc thần, lễ Túc Yết, lễ Chánh Tế, lễ Tế Tiên Hiền, Hậu Hiền và các danh hữu công khác. Nếu lễ Kỳ Yên còn kiêm luôn lễ Thượng điền hoặc Hạ điền thì có nghi thức tế thần Nông và thần Hổ. Đình làng nói, chung và đình ở Cần Thơ nói riêng là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư làng xã, thể hiện sự phong phú trong đời sống tâm linh của người dân xứ này. Ngoài các lễ thức dân gian nói trên, người Việt ở Cần Thơ còn cúng đất nước ông bà (hay ông bà tổ tiên hoặc Tổ quốc), cúng làm nhà, cúng Tổ (mỗi ngành nghề có ngày cúng Tổ riêng), cúng cầu mưa, cúng tống ôn, cúng chiến sĩ trận vong (kèm với các đám cúng giỗ, Tết), thờ cúng ông Táo, Đất đai, Thổ địa, Thần Tài, Thần Hộ mạng v.v... Tùy theo nội dung sinh hoạt của mỗi chùa, thông thường trong năm có các ngày lễ, vía lớn như sau: Vía Quan Công (13 tháng giêng), vía Bà Thiên Hậu (23 tháng giêng âm lịch), vía ông Bổn (15 tháng 3 âm lịch), vía Ngọc Hoàng (9 tháng giêng âm lịch). Ngoài ra, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy, rằm tháng Chạp, các ngày sóc, ngày vọng cũng là ngày lễ của các chùa, miếu. Ngày Tết Nguyên đán là một dịp sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo quan trọng của người Hoa.
Cần Thơ – vùng đất của đờn ca tài tử
Một lần đến với Cần Thơ, hẳn bạn sẽ không thể quên các giai thoại về tài tử giai nhân trong những câu ca, làn điệu vọng cổ. Có lẽ vì vùng đất này là nơi dừng chân của loại hình đờn ca tài tử nổi tiếng của Nam bộ.

Với những con người sinh ra và lớn lên nơi đây, khi hứng thì đờn ca, vui là chính, không chuyên nghiệp nhưng người chơi cũng phải bỏ ra lắm công phu, phải luyện cho tinh thần nhiều cảm xúc, luyện cho giọng ca ai oán u buồn hoà quyện với cảnh miệt vườn sông nước. Mục đích của các bạn đờn ca tài tử là phục vụ cho các lễ hội, đám cưới, đám giỗ, buổi tiễn đưa tân binh, đơn vị bộ đội lên đường đánh giặc... không vụ lợi, không cần thù lao, chỉ là góp vui mang tính cộng đồng sâu sắc, bình đẳng giữa mọi người. Ai biết đờn thì đờn, biết ca thì ca, một bài cũng được, chẳng ai chê cười mà còn động viên cố gắng. Những người không biết đờn ca, đủ cả trẻ già trai gái, cả người đi đường thích thì tham gia. Ban tài tử nào, ở ấp, xã nào cũng có đông đảo khán, thính giả trung thành. Cuộc chơi không hạn định giờ giấc. Ðến khuya, khi mọi người cảm thấy thỏa mãn thì chia tay ra về, hẹn lại vào buổi tối hôm sau. Cứ như vậy thành lệ. Không ai bảo ai, hằng ngày làm lụng vất vả trên đồng ruộng, hoặc có chuyện đi xa, đến chiều phải tranh thủ về để kịp có mặt tham gia hoặc thưởng thức buổi đờn ca tài tử. Năm này tháng nọ cũng lặp lại những bài bản cũ (lâu lâu mới có lời ca mới) nhưng người đờn lẫn người nghe vẫn không ai thấy chán, mà trái lại họ như bị nghiện, không có không được.
Thú chơi đờn ca tài tử còn vì phong cảnh hữu tình, gợi cảm, gần với thiên nhiên. Phần nhiều các ban ca nhạc tài tử thích chơi giữa cảnh trời trăng mây nước. Có thể dưới bóng mát gốc me, gốc xoài,gió lộng, trên gò đất cao cạnh ao làng được bao bọc bốn bề là đồng lúa xanh tươi, vàng rực. Hay trên chiếc thuyền trôi xuôi êm ả theo dòng nước lồng lộng trăng rằm, nên thơ tĩnh mịch, tiếng lá dừa nước hai bên bờ rì rào dịu êm như nền nhạc đệm làm tăng vẻ hữu tình cho buổi đờn ca tài tử trên sông.
Đờn ca tài tử có ma lực, sức hấp dẫn làm say mê lòng người, ai biết qua rồi khó lòng bỏ được. Vì nó là bản sắc văn hóa Nam bộ, văn hoá của một vùng miệt vườn sông nước, là đời sống tinh thần của con người đất Cần thơ.
Lênh đênh Chợ nổi Cần thơ

Chợ nổi Cái Răng
Về văn hóa sông nước, đặc trưng nhất vẫn là các chợ nổi miền Tây. Ở đó sông ngòi chằng chịt, nơi có những đứa trẻ chưa biết chạy đã lặn ngụp trên sông và thuyền bè thay xe cộ làm phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân. Nơi mà chợ có khi không họp trên đất mà họp trên mặt nước, và người ta không bày hàng hóa trên sạp mà treo trên những cây sào dài vốn được người dân địa phương quen gọi là cây bẹo. Những cây bẹo vui mắt treo lủng lẳng đủ loại rau củ quả đầy mầu sắc đã làm tươi mới cả một vùng chợ nổi vốn đã rất tưng bừng và nhộn nhịp. Chợ họp trên sông nên buộc phải đi thuyền. Loại chợ này được gọi chung là chợ nổi. Nhiều chợ nổi lừng danh cả nước như Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng , Phong Điền (Cần Thơ)... nhưng sầm uất và nổi tiếng hơn cả phải kể đến chợ nổi Phụng Hiệp.
Chợ nổi Phụng Hiệp thuộc huyện Phụng Hiệp, nằm cạnh Quốc lộ 1A, cách thành phố Cần Thơ khoảng 30 km về phía Nam, còn gọi là chợ nổi Ngã Bảy bởi chợ họp ngay vùng hợp lưu của bảy con sông nhỏ là Xẻo Môn, Xẻo Đông, Bún Tàu, Lái Hiếu, Cái Còn, Mang Cá và kênh Xáng.

Từ sớm tinh mơ, hàng trăm chiếc thuyền của bà con nông dân (giống như sạp hàng của tiểu thương ở chợ trên bờ) khắp vùng đã rộn ràng như trẩy hội. Tiếng máy nổ, tiếng sóng vỗ, chày khua, tiếng í ới gọi nhau... tạo nên một vùng âm thanh thân quen và hối hả. Khác với chợ trên bờ là chợ tĩnh - chợ nổi là chợ động, bởi các "sạp" thuyền luôn di chuyển. Thay cho biển hiệu hay quảng cáo, trước mỗi thuyền ở chợ nổi có một cây sào cao, trên đó treo những hàng hóa cần bán, (dân địa phương gọi là bẹo). Chỉ cần nhìn dấu hiệu trên cây bẹo, những "bảng hiệu sống" là biết trên thuyền bán gì. Hàng hóa chợ nổi cũng cực kỳ phong phú, trên bờ có gì, dưới sông có nấy. Từ cây kim sợi chỉ đến thực phẩm, đồ gia dụng và các loại rau quả, cây trái - bán ký, bán mớ, bán chục (gọi là chục nhưng có loại tính tới 16, 18). Người đi chợ cũng dùng thuyền. Cảnh thuyền bè đông đúc cặp mạn mua bán nhộn nhịp vui mắt. Có thuyền bán sỉ, có thuyền bán lẻ. Cả màu sắc và âm thanh chợ nổi đều ăn đứt trên bờ. Thuyền bè trên chợ đi lại như mắc cửi nhưng không hề ùn tắc hay va quệt vào nhau. Lái thuyền đa phần là phụ nữ với trang phục bà ba, nón lá, nói năng chân chất, mộc mạc. Nhiều cô xinh xắn, da trắng ngọt như nước dừa, má hồng như mận chín, mắt tròn đen như nhãn đầu mùa cứ lúng liếng cười khi gặp những khách lạ lớ ngớ lần đầu đi chợ nổi. Mua bán ở đây không sợ nạn nói thách hay mua lầm như ở chợ phố. Hàng hóa chợ nổi cũng cực kỳ phong phú, trên bờ có gì, dưới sông có nấy. Từ cây kim sợi chỉ đến thực phẩm, đồ gia dụng và các loại rau quả, cây trái - bán ký, bán mớ, bán chục (gọi là chục nhưng có loại tính tới 16, 18). Người đi chợ cũng dùng thuyền. Cảnh thuyền bè đông đúc cặp mạn mua bán nhộn nhịp vui mắt. Có thuyền bán sỉ, có thuyền bán lẻ. Cả màu sắc và âm thanh chợ nổi đều ăn đứt trên bờ. Thuyền bè trên chợ đi lại như mắc cửi nhưng không hề ùn tắc hay va quệt vào nhau. Lái thuyền đa phần là phụ nữ với trang phục bà ba, nón lá, nói năng chân chất, mộc mạc. Nhiều cô xinh xắn, da trắng ngọt như nước dừa, má hồng như mận chín, mắt tròn đen như nhãn đầu mùa cứ lúng liếng cười khi gặp những khách lạ lớ ngớ lần đầu đi chợ nổi. Mua bán ở đây không sợ nạn nói thách hay mua lầm như ở chợ phố.
“Ai đến Cần Thơ mà chẳng thương/Ai xa Cần Thơ mà chẳng nhớ?”: Nhớ hạt gạo trắng trong, nhớ cái Ngã ba sông Cái Răng, nhớ cái chợ nổi là kia. Nỗi nhớ ấy tập trung thành sức mạnh vô biên, được truyền lại và tiếp tục nhân lên qua nhiều thế hệ kế tiếp nối nhau xây dựng nên một Cần thơ hôm nay và tương lai.

Giới thiệu về Miền Đất Mũi Cà Mau"Tổ quốc tôi như một con tàuMũi thuyền ta đó mũi Cà Mau"– Câu thơ rất hay của nhà thơ X...
21/05/2016

Giới thiệu về Miền Đất Mũi Cà Mau
"Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau"

– Câu thơ rất hay của nhà thơ Xuân Diệu mà nhiều người từng đọc đã gợi tả sinh động vùng đất cực Nam của Tổ quốc.

– Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái Mũi giáp biển Đông dài 104 km, bên phải giáp biển Tây, tức Vịnh Thái Lan dài 145 km.

–> Mũi Cà Mau cũng là nơi duy nhất trên đất liền Việt Nam có thể thấy mặt trời mọc ở biển Đông và lặn ở biển Tây.

– Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau“. Vì vậy, trong tâm thức người Việt, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi.

Đất Mũi Cà Mau – nơi cực nam của Tổ quốc Việt Nam là vùng đất được khai phá vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII gắn liền với cuộc sống quần tụ của ba dân tộc: Việt, Hoa, Khmer.

Tại sao lại có tên gọi là Cà Mau ? Tên gọi Cà Mau được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là “Tưk Kha-mau”, có nghĩa là Nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Từ đó tên Cà Mau được gắn liền với đặc trung của vùng đất này

– Cà Mau nằm cách TP Hồ Chí Minh 370 km, cách Cần Thơ 180 km về phía Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Kiên Giang, ba hướng còn lại đều tiếp giáp với biển. Diện tích tự nhiên là 5.329 km2. Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh.

– Cà Mau có điều kiện tự nhiên thuận lợi và có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế thủy sản, với chiều dài bờ biển trên 254km, diện tích ngư trường khoảng 70.000 km2.

Ngoài thế mạnh về thủy sản, Cà Mau còn có tiềm năng về tài nguyên rừng, khoáng sản, tiềm năng phát triển nông nghiệp.

– Rừng Cà Mau chủ yếu là rừng ngập nước, có hai loại là rừng đước Năm Căn và rừng tràm U Minh Hạ. Diện tích lâm phần hiện nay khoảng trên 100.000ha, hàng năm cho phép khai thác từ 120.0000 – 150.000 m3 gỗ làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ván ép,ván dăm, gỗ ghép…

– Về khoáng sản, vùng biển Cà Mau có tiềm năng lớn về khí đốt, trữ lượng khoảng 170 tỷ m3, là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng khí tự nhiên như điện, đạm, luyện kim và một số ngành sử dụng khí thấp áp khác.

– Về lĩnh vực nông nghiệp, ngoài cây lúa, còn có khả năng phát triển một số loài cây trồng khác phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tạo vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, lương thực, thực phẩm.

– Về du lịch: Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, mang đậm nét đặc thù của vùng đồng bằng Nam Bộ, Cà Mau có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái và du lịch ven biển, biển đảo với các điểm đến hấp dẫn như bãi Khai Long, đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc. Đặc biệt nhất là khu du lịch sinh thái rừng ngập bãi bồi Mũi Cà Mau và rừng Tràm U Minh Hạ đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá thế giới (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

– Con người Cà Mau chất phác, mến khách, trọng nghĩa tình; giàu tình yêu quê hương đất nước, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ trước những năm 30 ở Cà Mau đã có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân chống lại địa chủ, hương quản cướp bóc ruộng đất. Năm 1930 các chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập để lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống áp bức. Hưởng ứng cuộc khởi nghiã Nam Kỳ, năm 1940 Tỉnh ủy Cà Mau đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi, ghi vào trang vẻ vang của tỉnh. Từ đó ngày khởi nghĩa Hòn Khoai 13/12 trở thành ngày truyền thống của Đảng bộ, quân dân tỉnh Cà Mau.

– Địa bàn Cà Mau từng là nơi hoạt động của nhiều đồng chí cách mạng tiền bối như Lê Duẩn, Tạ Uyên, Phạm Hồng Thám, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt v.v.. là nơi đóng quân của nhiều cơ quan, đơn vị vùng Tây Nam bộ. Mảnh đất này đã sản sinh ra những tấm gương anh hùng tiêu biểu như: Trần Văn Thời, Phan Ngọc Hiển, Lâm Thành Mậu, Nguyễn Việt Khái, Hồ Thị Kỷ, Lý Văn Lâm v.v… Mũi Cà Mau còn là bến tiếp nhận vũ khí, đạn dược của đường Hồ Chí Minh trên biển, đến nay còn để lại sự huyền bí về ý chí oai hùng và sứ mệnh lịch của những “con tàu không số” mà người anh hùng Bông Văn Dĩa của Cà Mau trở thành tiêu biểu. Trong thời kỳ bảo vệ Tổ quốc Cà Mau lập nên chiến công CM 12 vào năm 1984, phá tan kế hoạch xâm nhập của tổ chức phản động ở nước ngoài do bọn Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh cầm đầu. Những chiến công và tấm gương đó đi vào lịch sử là niềm tự hào mãi mãi của quê hương Cà Mau.

– Do đặc điểm sống ở vùng sông nước, rừng biển sâu xa nên loại hình đàn ca cải lương trở thành nếp sinh hoạt văn nghệ phổ biến trong nhân dân; miền đất này còn xuất hiện truyện cười dân gian của Bác Ba Phi đầy huyền thoại; hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội Nghinh Ông ở cửa biển Sông Đốc và một số lễ hội dân gian khác.

– Những địa danh lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh có sức thu hút du khách như Mũi Cà Mau, đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, rừng đước Năm Căn, rừng tràm U Minh hạ, bãi Khai Long, Giá Lồng đèn, các sân chim, công viên Văn hóa, đầm Thị Tường v.v.. Tên tuổi của những danh nhân văn hóa như nhà giáo Phan Ngọc Hiển, nhà báo Nguyễn Mai, bác Ba Phi, v.v..đã để lại trong lòng người sự mến yêu, ngưỡng mộ về cảnh vật hữu tình, con người dũng khí của đất Cà Mau.



Đất Mũi Cà Mau

Sáng tác: Hoàng Hiệp

Anh đến quê em đất biển Cà Mau
Có thấy xanh tươi đước rừng bát ngát
Dòng sông Tam Giang nắng chải đưa người
Về thăm quê hương đất mũi xa xôi
Trời xanh năm căn gió lộng bốn bề
Biển bao la sóng tung cánh chim hải âu
Anh đến quê em đất biển Cà Mau
Anh thấy bao la cánh đồng muối trắng
Miền quê hương em cá bạc tôm vàng
Miền quê hương em đất cũng sinh sôi
Ở xa anh mong tới được quê mình
Gần thêm yêu dấu quê chúng ta Cà Mau
Ơi đất mũi Cà Mau
Nên thơ và đẹp giàu
Hôm nay đầy tự hào đi lên lòng dạt dào
Dựng xây cuộc sống mới
Ơi đất mũi Cà Mau
Trăm thương ngàn mến
Một hạt phù sa lấn biển thêm rừng
Đều giục người đi nhanh nhanh đôi bàn chân
Nhanh nhanh những nghĩ suy và ước vọng
Về đất biển Cà Mau
Thấy đất trời thêm rộng lớn ./.

Miếu Bà Chúa Xứ, di tích nổi tiếng ở Núi Sam, Châu Đốc, An GiangBà Chúa Xứ là nhân vật truyền thuyết được thờ tự ở núi S...
11/05/2016

Miếu Bà Chúa Xứ, di tích nổi tiếng ở Núi Sam, Châu Đốc, An Giang
Bà Chúa Xứ là nhân vật truyền thuyết được thờ tự ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang). Miếu Bà Chúa Xứ là một di tích nổi tiếng ở Núi Sam, Châu Đốc. Hàng năm thu hút gần hai triệu lượt người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch không những đến từ các tỉnh lân cận mà còn từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung... tạo nên mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng.
Với người dân miền Tây Nam bộ, Bà Chúa Xứ núi Sam có công đức giúp bà con sống an bình. Vì thế hàng trăm năm nay người An Giang đã lập miếu Bà Chúa Xứ, thờ tự Bà như thần. Mỗi năm vào ngày vía bà (từ tháng 4 âm lịch kéo dài cho đến đầu tháng 6), rất đông khách hành hương từ các nơi về cúng bái, cầu may, xin phúc, vay tiền làm ăn.
Theo truyền tụng trong dân gian thì tượng “Bà” đã có lâu đời.
Miếu Bà có từ bao giờ? Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại một cách chính xác. Trong dân gian tương truyền rằng: Cách đây gần 200 năm, núi Sam còn hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ, dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu.
Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam phát hiện được pho tượng cổ bằng đá rất đẹp. Động lòng tham, chúng xeo nại, tìm cách khiêng đi nhưng không thể nào xê dịch được. Sau hàng giờ vất vả với pho tượng, chúng tức giận, đập phá làm gãy cánh tay trái pho tượng.
Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu, nói với các bô lão: "Tượng Bà đang ngự trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đưa Bà xuống". Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật tượng Bà đang ngự gần trên đỉnh. Họ xúm nhau khiêng tượng xuống làng với mục đích gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền được huy động, các lão làng tính kế để đưa tượng đi nhưng không làm sao nhấc lên được dù pho tượng không phải là quá lớn, quá nặng.
Các cụ bàn nhau chắc là chưa trúng ý Bà nên cử người cầu khấn. Quả nhiên bé gái hôm nọ lại được Bà đạp đồng mách bảo: "Hãy chọn chín cô gái đồng trinh để đem Bà xuống núi".
Dân làng mừng rỡ tuyển chín cô gái dẫn lên núi, xin phép Bà được đưa cốt tượng xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng tượng Bà đi một cách nhẹ nhàng.
Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt xuống đất và không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi này nên tổ chức xin keo, được Bà chấp thuận và lập miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà.
Lúc đầu, miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm trên vùng đất trũng, lưng quay về vách núi, chánh điện nhìn ra cánh đồng bát ngát. Sau nhiều lần trùng tu, miếu Bà khang trang hơn.
Năm 1870, ông Giáo Gia đề xướng xây cất lại thành ngôi miếu ngói và sau đó còn trùng tu nhiều lần, miếu được xây lại bằng đá miểng và lợp ngói, thu hút khách thập phương đến chiêm bái, tín ngưỡng.. Kiến trúc miếu có dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban Quý tế…
Đến năm 1972, miếu được xây dựng mới, đồ sộ và lộng lẫy theo lối kiến trúc cổ khính phương Đông. và hoàn thành vào năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng.Mái cong nhiều tầng lợp ngói xanh, tường ốp gạch men bóng láng nhập từ nước ngoài, các khung cửa bằng gỗ quí được chạm trổ hoa văn công phu, mỹ thuật. Chánh điện cao rộng, thoáng khí, vừa uy nghi vừa ấm cúng. Công trình là một quần thể hoành tráng trên mặt bằng rộng với dãy đông lang, tây lang, nhà khách... Bao bọc xung quanh cũng với kiến trúc mái cong, theo đồ án của kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng, nhưng xây dựng dở dang. Mãi đến năm 1995. Ban Quản trị lăng miếu núi Sam mới tiếp tục xây dựng phần còn lại. Trường học được cải tạo thàng nhà trưng bày đồ sộ, hài hòa với miếu.
Tượng Bà đặt giữa chánh điện, đội mão sặc sỡ, mặc áo bào thêu rồng phụng, kim tuyến lấp lánh. Khánh hành hương đã dâng cúng cho Bà hàng ngàn áo mão không sử dụng hết, có cái được đặt may từ nước ngoài trị giá vài cây vàng.
Tượng Bà là một tác phẩm nghệ thuật tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ 6. Dáng người ngồi nghĩ ngợi, khoan thai, thuộc loại tượng thần Vít-nu có nhiều ở Ấn Độ, Lào, Campuchia. Trước kia có nhiều hình thức cúng bái mê tín như xin xăm, xin bùa, uống nước tắm Bà để trị bệnh... Ngày nay, những hủ tục đó không còn nữa. Đa số khách đến viếng thăm để dâng hương cầu tài, cầu lộc, thể hiện lòng tạ ơn Bà bằng nhiều hình thức: Cúng heo quay, cúng tiền, lễ vật lưu niệm hoặc các tiện nghi phục vụ cho miếu. Các vật lưu niệm ngày nay quá nhiều. Ban Quản trị đưa vào khu nhà lưu niệm để trưng bày. Tiền hỷ cúng hằng năm lên tới vài tỉ đồng (trong đó có vàng, đô-la). Nguồn tài chánh này ngoài việc trùng tu, xây dựng lăng, miếu còn góp phần vào nhiều công trình phúc lợi xã hội địa phương như: Làm đường, xây trường học, bệnh xá, đóng góp quỹ từ thiện, khuyến học...
Các lễ cúng ở miếu Bà vẫn được duy trì theo nghi thức cổ truyền. Vào lúc nửa đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch, lễ tắm Bà được tiến hành khoảng hơn 1 giờ đồng hồ nhằm lau sạch bụi bặm sau một năm dài. Lễ được chuẩn bị từ lúc 23 giờ 30 và bắt đầu lúc 0 giờ. Các vị bô lão trong lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượu, dâng trà... Xong phần nghi thức, khoảng 4 đến 5 phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm Bà. Sau khi cởi áo mão, các vị dùng nước sạch có ngâm hoa lài tỏa mùi thơm ngào ngạt để lau cốt tượng. Xong, xịt nước hoa rồi mặc áo mão mới cho Bà. Mặc dù công việc này được thực hiện sau bức màn che nhưng có hàng ngàn người chen chúc nhau đến chứng kiến ngoài vòng rào chánh điện.
Lễ túc yết và lễ xây chầu được tiến hành trong đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch, đây là cuộc lễ chính trong lễ hội vía Bà. Từ đầu hôm, hàng chục ngàn người đã tụ về miếu Bà để được tham dự cuộc hành lễ này. Trước đó, hồi 15 giờ cuộc lễ thỉnh sắc thần được tiến hành trọng thể trong tiếng trống lân rộn rã. Các bô lão và thanh niên trong lễ phục, xếp hai hàng dưới bóng cờ, lộng sặc sỡ, hộ tống long đình rước bài vị của Ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân từ lăng về miếu.
Đúng 0 giờ, cuộc lễ túc yết bắt đầu với sự điều khiển của chánh bái và bốn đào thày. Lễ vật dâng cúng là một con heo trắng đã cạo mổ xong và một dĩa mao huyết tượng trưng cho con heo sống cùng với các mâm xôi, ngũ quả... Trong tiếng nhạc lễ và chiêng trống trỗi lên từng hồi, ông chánh bái và các đào thày dâng hương, dâng rượu, đọc văn tế, dâng trà. Lễ xây chầu được nối tiếp khi ông chánh bái cầm nhành dương vãi nước và đọc: "Nhất xái thiên thanh, nhị xái địa ninh, tam xái nhơn trường, tứ xái quỹ diệt hình: (có nghĩa là thứ nhất vãi lên trời xanh mong điều cao đẹp, thứ hai vãi xuống đất cho được màu mỡ, trúng mùa, thứ ba vãi loài người được trường thọ, thứ tư vãi diệt loài quỷ dữ). Xong, chánh bái ca công nổi trống ba hồi, đoàn hát bộ trên sân khấu trong võ ca trước chánh điện đã chuẩn bị sẵn, nổi trống theo và kéo màn trình diễn.
Đến 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4 âm lịch, lễ chánh tế được tiến hành như lễ túc yết nhưng đơn giản hơn và 15 giờ cùng ngày đoàn thỉnh sắc làm lễ hồi sắc, đưa bài vị ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân trở về lăng, kết thúc một mùa vía.
Có ý kiến khác cho rằng Thoại Ngọc Hầu hoặc vợ là bà Châu Thị Tế xây dựng miếu. Tuy khó xác minh, nhưng biết chắc là miếu ra đời sau khi Thoại Ngọc Hầu về đây trấn nhậm và kênh Vĩnh Tế đã hoàn tất (1824) mang lại lợi ích rõ rệt cho lưu dân và dân bản địa.
Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Các nhà chuyên môn cho biết tượng Bà Chúa được tạo vào khoảng cuối thế kỷ 6 đầu thế kỷ thứ 7, bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao. Khi xưa, tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Chứng minh cho điều này là bệ đá Bà ngồi vẫn còn tồn tại. Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.
Tượng thờ này thuộc nền văn hóa Óc Eo, mang mô típ mỹ thuật Bà-la-môn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, tương tự tượng Phật Bốn Tay ở chùa Linh Sơn ( thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang). Và thực ra đây không phải là tượng người phụ nữ mà là tượng nam thần đang ngồi trầm tư, nghĩ ngợi, thường gặp trong các tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo.
Nhà văn Sơn Nam cũng đã ghi: Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khơme, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó “Bà Chúa Xứ” là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy…[3]
Và ngoài các bàn thờ Hội Đồng, Tiền hiền, Hậu hiền; cạnh tượng Bà Chúa Xứ, phía bên phải có thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ, gọi là Bàn thờ Cô; phía bên trái có một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, gọi là Bàn thờ Cậu.

Truyền Thuyết Miếu Bà Chúa Xứ.

1. Có truyền thuyết kể rằng, một hôm dân địa phương vào núi đốn củi, tình cờ họ phát hiện tượng bà nằm ở giữa rừng, bèn về báo cho dân làng, sau đó dân làng đã cùng nhau đưa tượng về, lập miếu thờ.
2. Một truyền thuyết khác kể rằng có một vị thần linh tự xưng là Bà Chúa Xứ Châu Đốc đã báo mộng cho dân làng; Hãy chọn 9 cô gái đồng trinh lên đỉnh núi Sam, đưa tượng ta về lập miếu thờ, ta sẽ phù hộ cho dân sống an lành và làm ăn phát đạt. Sau đó, 9 cô gái được chọn cử lên đỉnh núi tìm tượng đá và quả nhiên, họ đã gặp một tượng đá trong tư thế ngồi, mắt nhìn thẳng về phía trước, bèn khiêng về, kỳ rửa sạch sẽ, và lập miếu thờ. Từ đó, hằng năm dân làng lấy ngày tượng bà được "an vị" tại miếu làm ngày lễ Vía Bà.
3. Một truyền thuyết khác nữa gắn với chiến công của Thoại Ngọc hầu và việc trùng tu ngôi miếu làm ngày lễ Vía Bà. Dưới triều Minh Mạng, khi Thoại Ngọc hầu giữ trọng trách trấn giữ biên giới tây nam, giặc ngoại xâm thường sang quấy nhiễu. Mỗi lần ông xuất quân, bà vợ thường đến khấn vái, mong Bà phù hộ Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ cuộc sống yên lành cho dân. Về sau, để tạ ơn những điều ứng nghiệm, vợ Thoại Ngọc Hầu đã cho xây cất lại ngôi miếu to và khang trang hơn. Lễ khánh thành được tổ chức trong 3 ngày 24, 25, 26 tháng 4 âm lịch. Từ đó về sau thành lệ, dân chúng lấy những ngày trên làm lễ Vía bà. Nếu chi tiết này có thật, thì đây cũng là một thông tin cho biết thêm rằng miếu Bà Chúa Xứ được xây dựng từ thời Minh Mạng.
4. Lại có truyền thuyết gắn với lễ Vía bà với tập quán sản xuất nông nghiệp ở địa phương, cho rằng tháng tư là thời vụ bà con xuống giống làm mùa. Họ làm lễ cầu Bà, hy vọng mùa sẽ được bội thu. Nhân dịp này, dân chúng tổ chức những cuộc vui chơi, rồi lâu dần thành lệ. Từ một hội làng Vĩnh Tế mang đặc điểm lễ cầu mùa trong nông nghiệp đã dần biến thành lễ Vía bà, thu hút đông đảo khách thập phương từ các nơi ngày càng đông.

Address

Thành Phố Cà Mau
Cà Mau
970000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cà Mau Tourism - Du Lịch Cà Mau posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share


Other Tourist Information Centers in Cà Mau

Show All