4U Travel DA NANG

4U Travel DA NANG 4U Travel Serve: City Tour Da Nang-Outbound-Inbound-Domestic Tour-Teambuilding&Gala Dinner-Travel Tr
(9)

25/07/2022
26/03/2022

🕵️‍♀️🕵️‍♀️🕵️‍♀️ĐẶT PHÒNG PEARL BEACH HOTEL CỰC ĐƠN GIẢN

Bạn đang lên kế hoạch đặt phòng khách sạn nghỉ dưỡng và check in Quy Nhơn? Nhưng ngại gọi điện để check giá?

Vậy thì click ngay 1 trong các đường LINK sau, việc ĐẶT PHÒNG chưa bao giờ nhanh đến vậy:

🧳Agoda: https://bitly.com.vn/xtnjwm
🧳Booking.com: https://bitly.com.vn/g3e65e
🧳Expedia: https://bitly.com.vn/kyvtvz
🧳Chudu24: https://bitly.com.vn/pbhj09
🧳Tìm đến khách sạn đã có Google maps: https://bitly.com.vn/puntzf

Pearl Beach Hotel luôn ở đây sẵn sàng tư vấn cho bạn để những chuyến đi và kỳ nghỉ của bạn tuyệt vời hơn.

☎HOTLINE: 0976.474.005
🌐Khu Biệt thự Đại Phú Gia – Quy Nhơn – Bình Định

26/03/2022
31/01/2022
Bạn đã có kế hoạch đi du lịch năm mới chưa nhỉ. Vui lòng liên hệ chúng mình nhé :)
18/01/2022

Bạn đã có kế hoạch đi du lịch năm mới chưa nhỉ. Vui lòng liên hệ chúng mình nhé :)

03/06/2021
12/04/2021
10/04/2021
03/04/2021
25/02/2021
04/08/2020

Đà Nẵng ơi !

26/02/2020
14/02/2020
18/01/2020

Du Thuyền Sông Hàn 4u

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á.

Tết Nguyên đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Quốc. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).

Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cùng tổ tiên... Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ.

Tết Nguyên đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoa Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, Tết Nguyên Đán cũng là một trong những nét văn hóa được du nhập trong thời điểm đó. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần.

Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết. Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày Tết khác nhau.

Đến thời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa có thêm giống gà, ngày thứ hai có thêm chó, ngày thứ ba có thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa, ngày thứ bảy sinh loài người và ngày thứ tám mới sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết thường được kể từ ngày Mồng một cho đến hết ngày mồng Bảy.

Tết Nguyên đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ. Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ Đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên.

Ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, Tết là do xuất xứ từ “tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.

Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên đán, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa.. Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng.

Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Không thế thì làm sao huỳnh Văn Nghệ có cảm hứng để lưu truyền cho hậu thế hai câu thơ bất hủ “Từ thuở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

DU THUYỀN SỒNG HÀN 4U ĐÀ NẴNG KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH NĂM MỚI AN KHANG - THỊNH VƯỢNG !

31/12/2019

Hello Đà Nẵng

Tại thành phố Đà Nẵng, có những toà nhà cổ được xây dựng với hình thức kiến trúc phương Tây, cũng có những công trình đậm nét mộc mạc mang âm hưởng của thời kỳ đổi mới. Đó là minh chứng rõ nhất của đô thị Đà Nẵng trong giai đoạn chuyển đổi từ thiết chế thuộc địa Pháp sang một quốc gia độc lập. Từ khi thành phố thực sự chuyển mình trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, khu dân cư và các công trình công thự mới đã được mọc lên, các ngôi biệt thự cổ dần biến mất, những công trình công cộng còn lại khiêm tốn nép mình bên cạnh các tòa nhà hiện đại, cao vút… Điều này khiến người ta hoài nghi về tương lai và lý do tồn tại của những công trình cổ còn sót lại này. Đối với người dân Đà Nẵng, một số xem chúng là những công trình lỗi thời, một số khác lại tìm thấy những nét đẹp duyên dáng trường tồn, đánh dấu các giai đoạn phát triển của thành phố.Tuy nhiên, người ta không hề nghi ngờ về giá trị lịch sử và giá trị di sản của chúng, đặc biệt khi các giá trị này phục vụ nhu cầu du lịch.
Thật may mắn, một số tòa nhà phục vụ mục đích công cộng vẫn được giữ gìn, sử dụng cẩn thận và hầu như chưa có sự thay đổi lớn nào. Điều này cho thấy sự quan tâm của chính quyền thành phố đến việc bảo tồn các di sản kiến trúc đặc trưng cho một thời kỳ đã qua. Thực tế đã có những công trình nghiên cứu của các cơ quan chức năng kiểm chứng cho thấy có một số các công trình có giá trị nổi trội, có khả năng trở thành những công trình nghệ thuật như: Bảo tàng điêu khắc Chăm hoặc Tòa nhà UBND thành phố.

Bảo tàng Chăm được xếp hạng Nhất Cấp quốc gia và cũng là bảo tàng Chăm Pa duy nhất trên thế giới (nguồn: tài liệu của Tác giả)
Bảo tàng Chăm được xếp hạng Nhất Cấp quốc gia và cũng là bảo tàng Chăm Pa duy nhất trên thế giới (nguồn: tài liệu của Tác giả)

Hà Nội hay TP HCM là các thành phố còn nhiều công trình kiến trúc thuộc địa có giá trị. Chúng ta có thể tìm thấy hồ sơ các bản vẽ của chúng tại Trung tâm lưu trữ quốc gia. Tuyệt nhiên tại Đà Nẵng, chúng tôi chưa thể tìm thấy bất cứ tài liệu nào về những công trình kiến trúc thuộc địa có liên quan. Do đó, nguồn tham khảo chính chủ yếu dựa trên các bản vẽ ghi từ các đề tài nghiên cứu đã thực hiện

Khoảng cuối thế kỷ 19 cho đến những năm đầu thế kỷ 20, Đà Nẵng ở giai đoạn thuộc Pháp với danh nghĩa “Khu nhượng địa” tên gọi là Tourane, việc thiết kế quy hoạch thành phố được tiến hành theo chức năng và mô hình phương Tây. Đường Bạch Đằng (Quai Courbet) được hình thành đầu tiên, những công trình công quyền bắt đầu được xây dựng trên tuyến đường này là: Tòa Đốc Lý, Ty kiểm toán thuế (1907), Tòa án, Nhà dây thép (1907-1908), Ty hành thu quan thuế (1907), Sở Quan thuế và công quản Trung Kỳ (1907), Phòng thương mại Đà Nẵng (1903)…. Cùng với việc phát triển mạng lưới đường phố, các công trình kiến trúc công cộng, dân dụng, tôn giáo cũng được xây dựng vào khoảng thời gian từ 1888 đến 1920 theo các khuôn mẫu kiến trúc cổ điển Pháp lúc bấy giờ. Hầu hết chúng tọa lạc tại các vị trí thuận lợi dọc theo đường Bạch Đằng, Trần Phú (Rue de Musée), Phan Châu Trinh, Lê Lợi (Marc Pourpe).

Tòa Thị Chính (1898-1900) là công trình có vai trò quan trọng bậc nhất về thể chế chính trị, sự hiện diện của nó được xem là dấu mốc xác định vị trí xuất phát điểm đầu tiên của thành phố. Công trình được thiết kế theo phong cách Tân Cổ điển với hình thức đối xứng đơn giản. Tọa lạc trên vị trí chiến lược của tuyến đường Bạch Đằng, mặt đứng tòa nhà hướng thẳng ra bờ sông Hàn với một không gian thoáng đãng phía trước. Đây là một công trình mang tính đại diện trong một giai đoạn phát triển của thành phố.

Nếu như Tòa Đốc lý được người Pháp quy hoạch để đánh dấu vị trí quan trọng đầu tiên của đô thị Đà Nẵng thì Bảo tàng Chăm (1915-1919) lại được ấn định vị trí quan trọng khi chiếm lĩnh ở điểm kết thúc của đường Trần Phú (Avenue du Musée). Hiện nay, đây là nơi giao nhau của bốn tuyến đường đẹp nhất thành phố. Được truyền cảm hứng từ KTS tài ba Henri Parmentier, công trình là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Cổ điển với những đường nét kiến trúc Chăm. Đây cũng là minh chứng rõ nét nhất cho thấy sự ảnh hưởng của kiến trúc bản địa đến các thiết kế ngoại lai.

Đà Nẵng còn có các công trình kiến trúc thuộc địa khác đã từng được chính quyền sử dụng cho mục đích công sở như: Cơ quan đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông (42 Trần Quốc Toản), Công ty cổ phần cung ứng tàu biển (34 Bạch Đằng), Sở Tư pháp thành phố (16 Bạch Đằng), Tòa án phúc thẩm (32 Bạch Đằng), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (70 Bạch Đằng), Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố (01 Pasteur), Hội Nông dân thành phố (16 Hoàng Hoa Thám)… Tuy nhiên, trong khoảng một vài năm gần đây, những công trình này đã dần biến mất, thay vào đó là những công trình mới, những dự án mới với lối kiến trúc hoành tráng, khá xa lạ so với phong cách đã từng có trước đó.

Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Đà Nẵng, một công trình phong cách Art-Déco đặc sắc (nguồn: tài liệu của Tác giả)
Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Đà Nẵng, một công trình phong cách Art-Déco đặc sắc (nguồn: tài liệu của Tác giả)

Những công trình kể trên chắc hẳn là đối tượng nghiên cứu của các KTS người Pháp khi soạn thảo sơ đồ quy hoạch Đà Nẵng nhằm đưa chúng vào một cấu trúc đô thị đồng nhất (vẫn chưa thực sự tồn tại). Như vậy, những công trình này không phải là kết quả của dự án quy hoạch tổng thể mà là những yếu tố bắt nguồn cho quá trình phát triển của thành phố. Bằng cách xem lại các sơ đồ quy hoạch của Đà Nẵng vào những năm 1900 – 1926, các nhà chuyên môn đã thông qua một số công trình tiêu biểu đó để ghép các phần khác nhau của thành phố lại với nhau. Kích thước, vị trí, phong cách của các công trình này nhằm mục đích tạo được cảm giác về một sự phát triển đô thị hùng mạnh theo kiểu Pháp. Nói cách khác, ý đồ này là khả năng “tạo ra hình ảnh mạnh của một vật”, có nghĩa là qua dáng vẻ bề ngoài của một vật và qua cách nhìn nhận xã hội đối với vật đó (1). Như vậy, chính cấu trúc của các công trình đã tạo nên bản sắc và ý nghĩa của chúng.

Hiện nay tại Đà Nẵng, các công trình mang phong cách kiến trúc thuộc địa còn lại đang tồn tại trong một không gian đô thị hoàn toàn khác bối cảnh ban đầu, chúng lọt thỏm trong mạng lưới đô thị và bị chế ngự bởi những tòa nhà tháp hiện đại. Nhưng hầu như chúng ta đã quên rằng vào thời điểm xây dựng, chúng đã uy nghi mọc lên trên một không gian thoáng đãng và rộng rãi, tuân thủ đúng các nguyên tắc xây dựng của Luật Cornudet. Chính vì vậy, nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh sự hội nhập của chúng vào hệ thống đô thị mới. Được xây dựng trong một cơ cấu đô thị hoàn toàn khác biệt, liệu các công trình này có tạo ra một dáng vẻ đặc sắc cho thành phố hay không? Các công trình này có phải là những điểm mốc chính trên một vùng lãnh thổ mới bởi chúng tạo lập bản sắc cho thành phố? Các công trình này có phải là các yếu tố chủ đạo trong sự phát triển của thành phố, hay ngược lại làm cản trở quá trình mở rộng đô thị? Như Aldo Rossi đã nói, trong trường hợp thứ nhất, các công trình có vai trò tiêu cực, cản trở việc mở rộng và hội nhập đô thị, còn trường hợp thứ hai, chúng có vai trò tích cực, chắt lọc và tham gia vào quá trình biến đổi của thành phố.

Nghĩ sâu về vấn đề này, chúng ta thấy có nhiều đề xuất như: Tu bổ các công trình này để đảm bảo yêu cầu sử dụng làm việc trong giai đoạn mới; tư nhân hóa nhưng vẫn đặt dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền; chuyển đổi chức năng sử dụng thành các bảo tàng, phòng tranh … Mỗi đề xuất gợi mở ra cho chúng ta những vấn đề mới. Tuy nhiên, liệu rằng chính quyền thời đó có nhìn thấy được dân số đô thị sẽ tăng mạnh và có kế hoạch chuẩn bị trước cho mọi việc hay không? Liệu rằng cơ cấu đô thị của người Pháp đã vạch ra có phải là một tiền đề vũng chắc cho Đà Nẵng có được sự phát triển như ngày hôm nay không? Điều này đòi hỏi các nhà chuyên môn cần khai thác các tư liệu lịch sử một cách thận trọng để chỉ ra nguồn gốc của một chính sách quy hoạch đô thị vào thời đó, từ đó mới thận trọng đưa ra những quyết định hợp thời.

Ngày nay, khi ngắm nhìn Đà Nẵng, chúng ta có thể thấy trên những con đường lớn có những tòa nhà công quyền mới toanh được thiết kế theo phong cách kiến trúc Cổ Điển (2) – Những công trình này được các KTS Việt Nam thiết kế cách tân hơn, hiện đại hơn, điều này cho thấy rằng vẫn còn những người yêu thích loại hình kiến trúc này.

Những công trình kiến trúc thuộc địa hiếm hoi còn sót lại đã được xây dựng vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, vị trí của chúng đã góp phần vào quá trình phát triển của thành phố, nhất là việc phát triển hệ thống giao thông, ghép các khu phố lại với nhau. Các công trình này cho đến nay vẫn là linh hồn của các khu phố đó, mỗi công trình có một bản sắc riêng, đóng góp cho diện mạo chung. Khi các tòa nhà cổ được chính quyền quan tâm, trùng tu, việc quy hoạch tổng thể không gian xung quanh chúng có thể có lợi cho sự vận động của đô thị và góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố.

1) Khái niệm này đã được Kevin Lynch sử dụng trong nghiên cứu của mình vào năm 1960 về dáng vẻ bề ngoài của một thành phố.
(2)Ví dụ công trình Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng trên đường Núi Thành là một minh chứng.

Tài Liệu tham Khảo
[1] Virginie Malherbe, Caroline Herbelin, “Rêves d’Occident en Extrême- Orient “, Somory Éditions d’Art, 2010.
[2] Ngô Văn Minh (chủ biên), “Lịch sử Đà Nẵng”, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2007.
[3] Christian Pédelahore de Loddis, “Inventaire Architecture du Patrimoine Colonial de Saigon, Ho Chi Minh-Ville”, Instutut des projets Urbains, 1993.
[4] Lê Minh Sơn, “Xây dựng tiêu chí đánh giá những công trình kiến trúc thuộc địa có giá trị tại thành phố Đà Nẵng”, Đề tài NCKH ĐHĐN, 2013.

TS. LÊ MINH SƠN

30/12/2019
4U Travel DA NANG

Kính gửi: Quý khách hàng, đối tác !

Nhân dịp năm Canh Tý 2020, Công ty Du Lịch 4U TRAVEL tại TP Đà Nẵng, xin trân trọng gửi đến toàn thể Quý khách hàng, các đối tác lời chúc mừng năm mới An Khang-Thịnh Vượng !

Kết thúc năm 2019, một năm kinh tế Việt Nam khởi sắc, tăng trưởng vượt bậc, thu nhập bình quân của người dân cũng không ngừng nâng cao..

Năm 2020, lại là một năm đầy triển vọng, mọi chỉ số kinh tế dự báo sẽ là một năm đột phá đưa nền kinh tế Việt Nam sáng ngang cùng các nền kinh tế khác trong khu vực.

Bạn đã có kế hoạch đi du lịch trong năm 2020 ? Hãy cùng 4U TRAVEL khám phá những miền đất lạ, những danh lam thắng cảnh, văn hóa và con người Việt Nam sau những ngày dài bôn ba, lo toan cho cuộc sống !

Qúy khách có nhu cầu trải nghiệm những khoảnh khắc đáng nhớ, thu thập những album du lịch cho riêng mình, xin vui long liên hệ: 4U TRAVEL - Hotline: 0905.797.035, Email: [email protected], Website: 4utravel.vn - Hãy lữa chọn cho mình, bạn bè, người thân, gia đình và công ty những chương trình Du lịch bổ ích, hấp dẫn nhé !

Năm mới, kính chúc Quý khách một năm mới Sức khỏe dồi dào - Vạn sự như ý !

CÔNG TY TNHH DU LỊCH 4U TRAVEL
Hotline: 0905.797.035
Email: [email protected]
Website: http://www.4utravel.vn/
https://www.facebook.com/4utraveldanang/

4U Travel Serve: City Tour Da Nang-Outbound-Inbound-Domestic Tour-Teambuilding&Gala Dinner-Travel Transport-Yachts
Call me: 0935648007/0905797035
Emal: [email protected]

30/12/2019

4U Travel DA NANG's cover photo

30/12/2019

Du Thuyền Sông Hàn 4u

Kính gửi: Quý khách hàng, đối tác !

Nhân dịp năm Canh Tý 2020, Công ty Du Thuyền Sông Hàn 4U tại TP Đà Nẵng, xin trân trọng gửi đến toàn thể Quý khách hàng, các đối tác lời chúc mừng năm mới An Khang-Thịnh Vượng !

Cảm ơn sự đồng hành, hợp tác và ủng hộ của Quý khách đã dành cho chúng tôi trong những năm qua. Với sự nỗ lực làm việc không ngừng của toàn thể đội ngũ nhân viên, Du Thuyền Sông Hàn 4U đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao về dịch vụ từ Quý khách. Có được thành công đó, Chúng tôi hiểu rằng những đóng góp ý kiến chính là nền tảng cho sự phát triển vững chắc của Công ty trong thời gian tới.

Bằng tất cả tấm lòng chân thành, xin cảm ơn sự tin tưởng của Quý khách. Chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, gắn kết của Quý vị trong thời gian tới. Để xứng đáng giữ gìn được niềm tin yêu đó, Du Thuyền Sông Hàn 4U sẽ luôn nỗ lực không ngừng và cam kết mang đến chất lượng cao nhất, đem đến sự hài lòng cho Quý khách.

Trong dịp Xuân đến, Chúng tôi sẽ tiếp tục hạ thủy, đưa vào hoạt động 02 Du Thuyền 98 chỗ ngồi, với chất lượng được đóng mới theo tiêu chuẩn châu Âu tại nhà máy đóng tàu Sông Thu-Bộ Quốc Phòng sẽ là món quà đầu Xuân gửi đến Qúy khách và khẳng định vị thế của Chúng tôi trong lĩnh vực vận chuyển du lịch chất lượng tốt nhất tại Đà Nẵng.

Kính chúc Quý khách một năm mới Sức khỏe dồi dào – Vạn sự như ý !

CÔNG TY TNHH DU THUYỀN SÔNG HÀN 4U
Hotline: 0905.797.035
Email: [email protected]
Website: duthuyensonghan4u.vn

25/12/2019

Thông tin đầy đủ về Cầu Rồng – công trình đáng tự hào của thành phố Đà Nẵng.

Nhắc đến Đà Nẵng, ai cũng nghĩ ngay đến cây cầu quay Sông Hàn có thể quay được nhịp giữa với góc 90 độ. Thế nhưng hiện nay, du khách đến Đà Nẵng sẽ không thể bỏ qua một cây cầu khác, đó là cầu Rồng.

Đà Nẵng, thành phố đô thị loại 1 của miền Trung nổi tiếng với cây cầu quay Sông Hàn được khánh thành ngày 29 tháng 3 năm 2000. Đây là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam được thiết kế và thi công bởi kỹ sư, công nhân Việt Nam. Với sự hiện diện của cầu Sông Hàn, nó đã phá bỏ bến phà Sông Hàn (phà An Hải), hàng loạt tuyến phà chỉ còn trong kí ức của người dân Đà Nẵng. Đồng thời, đường nối từ cầu Sông Hàn sang trung tâm thành phố Đà Nẵng lại xóa sổ luôn chiếc cầu vượt đường tàu lửa có tên cầu Vồng, đây là chiếc cầu mà với người dân Đà Nẵng, nó đã từng là một phần không thể thiếu.

Sau tiếp cầu Tuyên Sơn và cầu Thuận Phước, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý (được xây mới lại) là hai cây cầu xây gần đây nhất, khánh thành ngày 29 tháng 3 năm 2013. Riêng cầu Rồng, cây cầu thép mang hình dáng một con Rồng đã gây nhiều sự chú ý lớn cho cả người dân trong nước và quốc tế.
Cầu Rồng dài 666m và rộng 37.5m với 6 làn xe chạy với kinh phí xây cầu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng. Cầu do Ammann & Whitney Consulting Engineers và tập đoàn Louis Berger thiết kế và doTổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 thực hiện.

Cây cầu rực rỡ về đêm với 2.500 chiếc đèn LED được gắn trên mình và có thể thay đổi màu sắc linh hoạt. Hằng tuần, vào lúc 21:00 thứ Bảy và Chủ nhật, người dân thường tập trung bên hai sườn cầu, quanh khu plaza trước bờ sông và dọc đường Bạch Đằng để chứng kiến cảnh đầu rồng phun lửa, phụt nước ngoạn mục. Mỗi màn trình diễn thường kéo dài 5 phút, phun lửa 2 phút và 3 phút phun nước. Điều này khiến cho cây cầu trở thành một điểm nhấn ấn tượng, độc đáo và hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng.
Trong lần phun thử ngày 6/3/2013, cầu phun được 9 quả cầu lửa với đường kính của từng quả cầu lửa đạt từ 3 tới 4 mét và các quầng lửa đi xa từ 10 tới 15 mét. Qua đo đạc thử nghiệm, cây cầu trong một đêm diễn, tiêu thụ từ 54-81 lít dầu và khoảng 2kWh điện cho việc phun lửa. Tổng chi phí theo thời giá lúc đó từ 2-2,5 triệu đồng. Trong tương lai, hệ thống thiết bị phun lửa sẽ được cải tiến theo kiểu "Rồng ngậm ngọc", khi phun lửa, nửa phần phía trước của viên ngọc sẽ mở ra và khi phun xong, viên ngọc sẽ tự động đóng lại.

Còn chi phí cho việc phun nước, một đêm Rồng phun nước (3 phút) chỉ tốn khoảng 200-250 ngàn đồng theo thời giá lúc thử nghiệm. Một lần phun cần 20 mét khối nước, 40kWh điện chia làm 3 lần. Con Rồng không phun dòng nước đặc mà phun nước thành luồng hơi cực mạnh và đẹp, thể hiện khát vọng vươn xa của Đà Nẵng. Để làm điều này, cầu được thiết kế bồn chứa 20 mét khối nước và 325 mét khối khí nén, tao ra hàng vạn mét khối hơi lẫn nước phun với lưu tốc 1.944 l/s.

Ngoài ra, theo thiết kế, đây còn là một cây cầu độc đáo được thiết kế hiện đại theo công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế. Phần đầu rồng dài 18,24m, nặng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn; phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng nặng 118,9 tấn. Bán kính cong lên của cầu Rồng là 130m gồm 05 ống thép có đường kính 1.200mm, dày 20mm. Nhà thầu thi công là Tổng Công ty Công trình giao thông 1 (Cienco 1), để lắp dựng hoàn chỉnh vòm thép nhịp chính trụ P2- P3, họ đã phải huy động hệ thống vật tư, đà giáo với khối lượng trên 540 tấn. Đầu rồng mô phỏng theo hình rồng thời Lý với trọng lượng hơn 40 tấn gồm 4 mảnh rời, được lắp ráp trên độ cao khoảng 24m so với mặt sông Hàn.

Tuy nhiên, so với bản vẽ, đầu rồng không ngẩng được cao như dự tính ban đầu vì kỹ thuật không cho phép. Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng cho hay "Mong muốn đầu rồng được nâng cao hơn vị trí hiện tại để tỏ rõ sự oai phong chỉ là mang tính cảm quan, chứ kỹ thuật hoàn toàn không cho phép, đặc biệt là khả năng chịu tải của vòm thép. Rồng dài hơn 600 m thì không thể có cái đầu nào phù hợp được hết, nó chỉ là biểu tượng thôi".

Cây cầu tạo đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế đến các con đường chính trong thành phố, tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Non Nước ở rìa phía Đông Đà Nẵng. Với những nét độc đáo kể trên, ngay sau khi được khánh thành, cầu Rồng đã được công nhận với nhiều kỉ lục “Guinness”. Có thể kể đến là nhịp vòm thép khẩu độ lớn đến 200m, lớn nhất tại Việt Nam tính cho đến nay. Bên cạnh đó, cầu Rồng có mặt cắt ngang đơn lớn nhất Việt Nam, lên đến 37,5m. Không dừng lại ở đó, cây cầu này còn có thiết kế phức hợp dầm, vòm, có dây treo dầm bê tông dự ứng lực cộng với dầm thép liên hợp có thanh căng dự ứng lực, hố móng sâu và rộng nhất Việt Nam. Kết cấu vòm được tổ hợp từ 5 ống đơn tạo hình thân rồng đặc biệt nhất thế giới. Một kỷ lục nữa không thể không nhắc tới của cây cầu này là việc liên kết các mối nối dầm phải sử dụng tới 3.762 con bu lông cường độ cao. Khi thi công cầu, để đổ một hố móng, thường phải làm theo đợt, khoảng 3 - 4 lượt và mỗi lượt cách nhau tới một tuần. Tuy nhiên, cầu Rồng lần đầu tiên được áp dụng công nghệ đổ bê tông bịt đáy một lần liên tục, với 6.300 khối bê tông và được đổ trong vòng 36 tiếng. Nhờ áp dụng công nghệ này nên tiến độ công trình đã được đẩy lên nhanh chóng. Một điểm khác biệt nữa của cầu Rồng so với những cây cầu có vòm khác là các vòm thép của cây cầu này không nhồi bê tông, khiến cho kết cầu toàn bộ cầu được giảm đi rõ rệt.
Và gần đây nhất, Tại lễ trao giải thưởng FX Design 2013 ở London, ban giám khảo nhận xét "thiết kế chiếu sáng cầu Rồng có một giải pháp đầy tính cảm hứng cho một công trình độc đáo". Cùng vào chung kết hạng mục "Lighting Design" với Cầu Rồng của giải thưởng này còn có 6 công trình quốc tế khác như Trung tâm hội nghị quốc tế Edinburgh, Đại học Mỹ thuật London... Ngày 22/1, công ty ASA Lighting Design Studios cho biết, thiết kế chiếu sáng của Cầu Rồng cùng 8 công trình khác trên thế giới cũng lọt vào chung kết Giải thưởng Lighting Design 2014 trong hạng mục "Công trình quốc tế có thiết kế chiếu sáng cảnh quan xuất sắc". Lễ công bố và trao giải diễn ra tại Anh vào tháng 3/2014.

Ý nghĩa của cây cầu Rồng

Trong đời sống tinh thần của hầu hết các dân tộc ở châu Á, Rồng là loài sinh vật đặc biệt, mang nhiều giá trị cao quý, rất thiêng liêng, là đại diện cho những gì thanh cao nhất. Rồng có tên Hán-Việt trong các từ ghép là long, một loài sinh vật huyền thoại, là sản phẩm của trí tưởng tượng con người. Rồng có mặt trong lịch sử, liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, địa lý, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian…Rồng ảnh hưởng, kéo dài suốt mấy ngàn năm trong quá trình dựng và giữ nước Việt Nam. Thành phố Đà Nẵng được thiên nhiên ban tặng nằm trên một mảnh đất địa linh; có núi, sông, đồng, biển và nhiều danh lam thắng cảnh. Theo truyền thuyết, vùng đất này gắn liền với một quả trứng rồng, vỏ quả trứng tách ra thành năm ngọn núi gọi là Ngũ Hành Sơn, sừng sững mà linh thiêng. Con rồng nở ra, trưởng thành đã tìm đường ra biển lớn, tạo nên dòng sông Hàn.

Cây cầu mang dáng Rồng nối đôi bờ sông Hàn làm cho dòng sông càng thêm lung linh hơn, huyền thoại hơn… Cầu Rồng thể hiện tầm vóc mới của thành phố Đà Nẵng, hiện đại, năng động, đang vươn mình ra biển Đông, một biểu tượng sinh động về sự phát triển mạnh mẽ, vững vàng, sẵn sàng hội nhập với thế giới

Đến với Đà Nẵng, xem cầu Rồng phun Lửa-Nước, thưởng ngoạn Đà Nẵng với các CITY TOUR đặc sắc - Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi - 4U TRAVEL & Du Thuyền Sông Hàn 4U - 0905.797.035 - Bạn sẽ được đón tiếp và phục vụ chu đáo, tận tình !

24/12/2019

Du Thuyền Sông Hàn 4u

Lễ Giáng Sinh (còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Nô-en, Christmas, Xmas) là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu được sinh ra. Theo niềm tin của phần lớn các tín hữu Kitô giáo, Chúa Giêsu được sinh ra tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa), thuộc Đế quốc La Mã (ngày nay là 1 thành phố của Palestine) vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.
Ngày lễ giáng sinh được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ chiều tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregorius.
Theo lịch phụng vụ Công giáo, trước lễ Giáng Sinh là 4 tuần Mùa Vọng và sau lễ Giáng Sinh là Mùa Giáng sinh ("12 ngày mùa Giáng Sinh").
❤️Vòng lá mùa Vọng
Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí - dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Lutheran ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi ngày gần Giáng sinh được đốt thêm một cây nến.
Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách sự sống vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). Hoặc 4 cây nến đỏ, cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến.
Ngoài ra, tại phương Tây, thường có một lịch mùa Vọng là một lịch đặc biệt được sử dụng để đếm hoặc kỷ niệm những ngày chờ đợi đến lễ Giáng sinh.
❤️Hang đá & Máng Cỏ
Vào mùa Giáng sinh, một máng cỏ được đặt trong hang đá (có thể làm bằng gỗ, giấy), được dựng lên trong nhà hay ngoài trời, với các hình tượng Chúa Giê-su, Mẹ Maria, Thánh Giu-se, xung quanh là các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc như bò, lừa để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ. Bên trên thường có gắn một ngôi sao, biểu trưng cho ngôi sao đã dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến diện kiến Chúa Giáng sinh.
❤️Cây Giáng sinh
Cây Giáng Sinh là cây xanh thường là cây thông được trang hoàng để trình bày trong dịp lễ Giáng Sinh theo phong tục của người Kitô giáo.
❤️Thiệp Giáng sinh
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole (1808 - 1882), một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ John Callcott Horsley (1817 - 1903), một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
❤️Quà Giáng sinh
Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.
Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba nhà thông thái (hay nhà chiêm tinh, theo truyền thống cũng là ba vị vua) từ phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược. Vàng có ý nói Chúa Giêsu là vua, nhũ hương để tuyên xưng Giêsu là Thiên Chúa và mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.
Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giêsu hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.
Theo truyền thuyết xưa, Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông Giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc bít tất (vớ).
Ngoài ra, ngày nay ở Việt Nam thì Giáng sinh cũng là dịp để các bạn trẻ có cơ hội gửi cho nhau những món quà, những bó hoa tươi và lời chúc tốt đẹp đến người thân và bạn bè.
❤️Chợ Giáng sinh
Chợ Giáng sinh là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ XIV), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Nguồn Wikipedia.

Address

20 Lê Duẫn, Quận Hải Châu
Da Nang
550000

Opening Hours

Monday 09:00 - 17:00
Tuesday 08:00 - 17:00
Wednesday 08:00 - 17:00
Thursday 08:00 - 17:00
Friday 08:00 - 17:00
Saturday 08:00 - 11:30

Telephone

+84935648007

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when 4U Travel DA NANG posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to 4U Travel DA NANG:

Share

Category