Đâu phải Diris?

Đâu phải Diris? Everything about Diris

GIẢI THÍCH ĐỊA DANH MỸ SƠN Nguồn: Từ điển địa danh - Sakaya Trương Văn Món       MỸ SƠN (Bhaharavarman), (thánh địa, Chă...
27/05/2021

GIẢI THÍCH ĐỊA DANH MỸ SƠN

Nguồn: Từ điển địa danh - Sakaya Trương Văn Món

MỸ SƠN (Bhaharavarman), (thánh địa, Chăm, Quảng Nam), (LTH 2015): Địa danh thuộc thung lũng núi của huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam có gốc Phạn ngữ (Chăm vay mượn) là Bhaharavarman, tên vị vua Champa có công xây dựng ngôi đền bằng gỗ đầu tiên tại thánh địa này. Thông thường các đi địa, người Chăm thường lấy tên vua, thân Chăm tôn thờ để đặt tên. Ví dụ tháp Po Kl. (Tháp Chàm - Ninh Thuận) thờ vua Po Kl nên gọi là tháp Po Klaong Garai; Tháp Po Romé (Hậu Sanh - Ninh Thuận) thờ vị vua Po Romé nên tháp Po Rome. Còn địa danh Mỹ Sơn do người Việt đặt để chỉ thánh địa Champa với ý nghĩa là “núi đẹp” không liên quan gì địa danh gốc Chăm.
Thánh địa Mỹ Sơn là nơi xây dựng đền tháp để cúng tế của các Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vị từ năm 381 đến 413) được xem là vị vua đầu tiên đã xây dựng một ngôi đền để thờ cúng Shiva. Tiếp sau đó, các vua Champa xây dựng các đền tháp thờ thần cho đến thế kỷ XIV thì chấm dứt khi thành Đồ Bàn của Champa bị sụp đổ trước khi tấn công của Đại Việt vào năm 1471. Sau đó Mỹ Sơn bị quên lãng gần 5 thế kỷ. Đến cuối thế kỷ XIX (1885), tình cờ người Pháp mới phát hiện thánh địa này và bắt tay vào công việc nghiên cứu.
Tác giả đi đầu và tiêu biểu trong việc nghiên cứu về Mỹ Sơn phải kể đến Henri Parmentier và Louis Finot. Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được hai tác giả công bố. Cụ thể thánh địa này có tất cả 68 công trình kiến trúc đền tháp bằng gạch đá của vua Champa xây dựng và hàng trăm tượng thời bia ký khác nhau.
Trong đó đáng chú ý nhất có ngôi tháp A1 xây bằng gạch cao đến 30m. Bên cạnh những vẻ đẹp của các tượng vua, thần Champa bằng đá như bộ Linga - Yoni, các vị thần Siva, Brahma, Vishnu, thánh địa này còn để lại những công trình kiến trúc đền tháp với kỹ thuật xây dựng bằng gạch cùng chất kết dính độc đáo đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà nhân loại chưa khám phá.
Tiếc rằng, những công trình vĩ đại này đã bị thời gian và con người tàn phá. Trong chiến tranh Việt Nam (1954 -1975), Mỹ đã ném bom sụp đổ 62 tháp trong thánh địa này, chỉ còn lại vài đền tháp không đáng kể như là một phế tích. Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999 như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay thánh địa đang thu hút du lịch, góp phần tạo nên tính độc đáo, hấp dẫn cho con đường di sản văn hóa ở miền Trung Việt Nam.

TIẾP BIẾN NGÔN NGỮ CHĂM - VIỆT TẠI QUẢNG NAM     Chắc hẳn có rất nhiều người tò mò và ấn tượng về giọng nói đặc trưng củ...
21/05/2021

TIẾP BIẾN NGÔN NGỮ CHĂM - VIỆT TẠI QUẢNG NAM

Chắc hẳn có rất nhiều người tò mò và ấn tượng về giọng nói đặc trưng của Quảng Nam, nơi mà ngôn ngữ của tiếng Việt trở nên lạ lẫm với những từ "mô, tê, răng, rứa, ni, nớ,... Sự tiếp xúc Chăm – Việt ở vùng Quảng Nam xảy ra trong hàng trăm năm và chắc chắn đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong ngôn ngữ của cư dân vùng Quảng Nam.

1. Trong hành trình Nam tiến
Tên gọi “Quảng Nam” xuất hiện từ thế kỷ 15 (1471) sau khi đại quân của vua Lê Thánh Tông vượt qua cửa biển và đường núi Hải Vân chiếm lĩnh quyền cai quản vùng đất này. Việc thiết lập Quảng Nam thừa tuyên đạo của vua Lê Thánh Tông năm 1471 đã kết thúc một thời gian dài đầy bất ổn tại đây. Trước đó, năm 1306, vua Champa là Chế Mân đã giao phần đất “hai châu Ô, Lý” (từ khoảng sông Thạch Hãn, Quảng Trị, đến sông Thu Bồn, Quảng Nam) cho vua Trần Anh Tông của Đại Việt như món quà sính lễ để cưới công chúa Huyền Trân. Nhưng cả 100 năm tiếp theo vẫn là thời kỳ xảy ra nhiều tranh chấp, và cư dân là các nhóm tộc người đan xen.
Mãi cho đến năm 1403, sau khi Hồ Quý Ly đã lấy thêm được đất phía Nam sông Thu Bồn, đặt ra lộ Thăng Hoa (gồm các châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa) thì sử mới nói đến đợt di dân của một lớp người từ phía Bắc vào theo đường biển: “Hán Thương đem những người không có ruộng mà có của dời đến Thăng Hoa biên chế thành quân ngũ. Quan lại ở các lộ, phủ, châu, huyện xem đất cho họ ở... Đến năm sau đưa vợ con đi theo, giữa đường, bị bão chết đuối, dân phần nhiều ta oán”. Còn người Chiêm Thành cũng không phải bỏ đi hết: “Chiêm Thành thu lấy những dân phụ cận đưa về nước, người ở lại thì bổ làm quân”. Và đất châu Tư, Nghĩa mới chiếm được vẫn giao cho người Chiêm Thành trấn giữ, đó là Hiệu chính hầu Chế Ma Nô Đà Nan, con của Chế Bồng Nga.
Cũng cần phải nói thêm rằng chỉ mấy năm sau, khi quân Minh diệt nhà Hồ, đặt chính quyền xâm lược ở nước ta thì những lưu dân mới đến Thăng Hoa cũng bị cách ly hoàn toàn với quê hương phía Bắc của họ. Về tình hình Thăng Hoa thời kỳ này sử chép: “Phủ Thăng Hoa tuy (nhà Minh) có đặt quan, nhưng Chiêm Thành vẫn có trưởng lộ chiếm giữ cai trị, nên nhà Minh chỉ ghi tên không mà thôi”.
Từ những bối cảnh lịch sử đặc biệt đó, vùng đất Quảng Nam đã trải qua những thời kỳ tiếp xúc giữa các nền văn hóa khác nhau. Giữa thế kỷ 16, nhà nho Dương Văn An đã ghi nhận về phong tục vùng Thuận Hóa như sau: “Thói cũ lâu ngày, lối mới còn quá ít... Nói tiếng Chiêm thì có thổ dân làng La Giang, mặc áo Chiêm thì có con gái làng Thủy Bạn”. Riêng về vùng Điện Bàn thời ấy, Dương Văn An viết “Đàn bà mặc áo Chiêm, con trai cầm quạt Tàu”.

2. Đi tìm sự tiếp biến
Trên cơ sở khảo sát phương ngữ Quảng Nam, sau đó đối chiếu với tiếng Chăm được ghi chép trong sách Tự điển Việt – Chăm, Bùi Khánh Thế (chủ biên), Nxb KHXH 1996, chúng tôi đưa một vài ví dụ như sau: Phương ngữ Quảng Nam/tiếng Chăm/tiếng phổ thông: bách (sạch bách)/baik, bông baik/?, sạch sành sanh; bận (mấy bận)/băng (tôm băng)/lần (mấy lần); cà rà/rah pah/quanh quẩn; câu mâu/kău mău/gây sự; chái/chaik/hè, hiên; gạt/kat/lừa, dối; khít/khip/chặt; lụt/haluh/mòn, cùn; ro ro/ro ro/trơn tru; lú/luk (?)/ngốc; tóp/iop/teo; rích (cũ rích, xưa rích)/rik/xưa; trắp/klăp/hộp; trã/klah/nồi đất; ni/ni/đây, này; nớ, tê/deh, têh/kia, đó v.v.
Qua những ví dụ này, chúng ta thấy có 2 nhóm chính: một nhóm gồm các từ được phương ngữ Quảng Nam vay mượn ở tiếng Chăm như ni, tê, vằng, trã, trách...; một nhóm gồm các từ được ghép với một từ đồng nghĩa tiếng Việt, trong đó yếu tố ngữ nghĩa của từ gốc Chăm lu mờ dần, trở thành một yếu tố bổ sung một nét nghĩa cho từ chính tiếng Việt, thường mang ý nghĩa nhấn mạnh, tăng cường, ví dụ: sạch bách (sạch sành sanh), trắng b**g (rất trắng), cũ rích (rất cũ)...
Ngoài ra, các địa danh cũng thường phản ánh hoặc bảo lưu lâu dài những yếu tố ngôn ngữ của những cư dân cổ xưa từng cư trú tại một khu vực. Tại vùng Quảng Nam, bên cạnh các địa danh có thể giải thích ngữ nghĩa rõ ràng bằng tiếng Việt phổ thông còn có không ít các địa danh khó giải thích, trong đó có một số địa danh phát sinh sự tiếp biến Việt – Chăm trong những thế kỷ trước.
Có những địa danh bao gồm các yếu tố từ vựng dễ xác định nguồn gốc Chăm. Đó là địa danh “Bồng Miêu” (mỏ vàng Bồng Miêu); “bôn” trong tiếng Chăm có nghĩa là “đồi”, “mưh” có nghĩa là “vàng”. Như vậy, cư dân ở đây đã sử dụng tiếng Chăm để gọi vùng đất này là “Bồng Miêu” (đồi vàng, núi vàng). Trong tiếng Chăm, từ “Ian/Yan” có nghĩa là “thần linh”; hiện nay nhiều xứ đất ở các địa phương ở Quảng Nam được gọi là “Bà Dàng xứ”. Trong tiếng Chăm, “Pô” là từ tôn vinh, xưng gọi các vị thần; hiện nay ở Quảng Nam có các miếu thờ “Bô Bô phu nhân”, có núi “Bồ Bồ” và các địa danh khác chứa yếu tố “Bồ”, như “Bồ Mưng”, “Bồ Bảng”, “Thạch Bồ”...
Một trường hợp thu hút nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu là các địa danh có yếu tố “Đà/Trà” như Trà Kiệu, Trà Na, Trà Ngâm, Đà Nẵng, Đà Câu, Đà Ly... Đối với các địa danh này, sự phát sinh, tiếp biến, chuyển hóa đã qua nhiều tầng lớp, có thể xảy ra trước cả giai đoạn Champa, nằm trong sự tiếp xúc giữa các ngôn ngữ Môn Khmer và Malay Polynesien ở miền Trung Việt Nam. “Đà/Trà” có thể được chuyển hóa từ “Đạ/Dak” trong các ngôn ngữ Môn Khmer, có nghĩa gốc là “Nước”, nghĩa phái sinh là “sông”, “xứ sở”, “đất nước”; nhưng “Đà/Trà” cũng có khả năng được chuyển hóa từ “Ia/Ya” trong các ngôn ngữ Malay Polynesien, cũng có ý nghĩa là “Nước”, nghĩa phái sinh là “sông”, “xứ sở”, “đất nước”. Về sự chuyển hóa từ âm “d/y” thành “đ” trong tiếng Quảng Nam và tiếng Việt nói chung là điều có thể xảy ra và có nhiều ví dụ, như cây da/cây đa; cái đĩa/cái dĩa; con dao/con đao;... (xem Việt ngữ nghiên cứu của Phan Khôi, Nxb Đà Nẵng 1997).
Ngoài ra còn một số địa danh lạ ở vùng Quảng Nam, Đà Nẵng vẫn chưa có được sự giải thích từ nguyên thỏa đáng, như các địa danh “Câu Đê”, “La Bông”, “La Hường”, “Nô Cố” v.v. cần nghiên cứu thêm.
Đôi khi chính nét trặc trưng trong ngôn ngữ, lời nói của người dân Quảng Nam nói riêng và cụm Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi nói chung tạo nên một dấu dấn đặc biệt trong lòng mỗi người dân vùng này. "Giọng Quảng" vẫn cái nét đặc biệt không lẫn vào đâu được. Dù có đi xa, tha phương cầu thực, mỗi khi giọng Quảng cất lên thì ý như rằng không ai hiểu chỉ mỗi người Quảng hiểu nhau mà thôi. Đó là sự tiếp biến ngôn ngữ và văn hóa hàng trăm năm mà đến nay vẫn còn lưu giữ tại vùng đất dọc con sông Thu Bồn này.

Cre: VÕ VĂN THẮNG
Sưu tầm và bổ sung

[𝘾𝙤̂́ 𝙣𝙝𝙖̣𝙘 𝙨𝙞̃ 𝙇𝙖𝙢 𝙋𝙝𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙏𝙞̀𝙣𝙝 𝙠𝙝𝙪́𝙘 𝙏𝙝𝙖̀𝙣𝙝 𝙥𝙝𝙤̂́ 𝙗𝙪𝙤̂̀𝙣 - 𝙙𝙖̂́𝙪 𝙨𝙤𝙣 𝙘𝙪̉𝙖 𝙣𝙚̂̀𝙣 𝙩𝙖̂𝙣 𝙣𝙝𝙖̣𝙘 𝙑𝙞𝙚̣̂𝙩 𝙉𝙖𝙢]     Bản t...
02/02/2021

[𝘾𝙤̂́ 𝙣𝙝𝙖̣𝙘 𝙨𝙞̃ 𝙇𝙖𝙢 𝙋𝙝𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜 𝙫𝙖̀ 𝙏𝙞̀𝙣𝙝 𝙠𝙝𝙪́𝙘 𝙏𝙝𝙖̀𝙣𝙝 𝙥𝙝𝙤̂́ 𝙗𝙪𝙤̂̀𝙣 - 𝙙𝙖̂́𝙪 𝙨𝙤𝙣 𝙘𝙪̉𝙖 𝙣𝙚̂̀𝙣 𝙩𝙖̂𝙣 𝙣𝙝𝙖̣𝙘 𝙑𝙞𝙚̣̂𝙩 𝙉𝙖𝙢]

Bản thân Thắng là một người không thực sự có nhiều đam mê với dòng nhạc trữ tình, lúc bé chỉ hay được ba mình mở cho nghe những bản nhạc của ca sĩ Quang Lê, Phi Nhung hay Chế Linh. Và cũng hay thắc mắc rằng sao ba mình lại đam mê dòng nhạc này như vậy. Mãi cho đến khi Thắng được nghe giai điệu của bài Thành phố buồn, bài nhạc đã làm thay đổi nhận thức của mình về dòng nhạc này, thì Thắng đã có câu trả lời cho điều đó. Một thứ nhạc sâu lắng, nhẹ nhàng vô cùng mà lại đi vào tâm hồn con người ta một cách kỳ lạ. Qua những lời kể của thầy Mai Hữu Khôi, về ca khúc Thành phố buồn cũng như về tác giả cố nhạc sĩ Lam Phương, mới thấy rằng đây là ca khúc đỉnh cao của dòng nhạc trữ tình.

Nói sơ về cố nhạc sĩ Lam Phương, nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, ông sinh năm 1937, là một người gốc Hoa ở vùng đất Rạch Giá, Kiên Giang. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo với 6 người anh em. Hiểu được khó khăn của gia đình, năm 10 tuổi ông lên Sài Gòn mưu sinh, sống với người bác ruột của mình. Cũng chính tại đây, ông đã được tiếp xúc với dòng nhạc mà đã làm thay đổi cuộc đời của mình, đó chính là dòng nhạc trữ tình. May mắn thay cậu bé Lâm Đình Phùng ngày ấy đã được nhạc sĩ Hoàng Lang diều dắt và tiếp lửa cho niềm đam mê sáng tác của mình. Sản phẩm đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy với nghệ danh ông đặt là Lam Phương, Lam Phương thực ra là nghệ danh ông ghép từ họ Lâm và tên Phùng mà thành, để dễ đọc và mang âm hưởng nghệ sĩ nên đặt là Lam Phương.

Bài Chiều thu ấy được đưa ra trình làng, tuy nhiên chưa gây được tiếng vang, và người đời cũng không biết cậu nhạc sĩ trẻ tuổi ấy là ai cả. Cho đến khi Lam Phương viết ca khúc Trăng thanh bình, cái tên Lam Phương bắt đầu để lại dấu ấn trong lòng những con người đam mê âm nhạc. Đến 1954, hiệp định Gionevo được kí kết, tên tuổi của ông một lần nữa được người đời nhắc đến bởi những sáng tác như Chuyến đò vĩ tuyến, Khúc ca ngày mùa kể về sự chia ly và nhớ nhung của những con người xa cách vì hoàn cảnh lịch sử. Tiếp đó là những sáng tác da diết của Lam Phương về những tình yêu thoáng qua của cuộc đời mình như Tình bơ vơ, Thu Sầu. Và đỉnh cao trong sự nghiệp của Lam Phương phải kể đến ca khúc Thành phố buồn được sáng tác năm 1970. Sau 30/04/1975, với những chuyển biến lịch sử, ông cùng gia đình qua Mỹ định cư và sinh sống. Cho đến ngày 22/12/2020, trái tim của người con quê Rạch Gia, Kiên Giang đã ngừng đập, để lại biết bao tiếc thường cho người đời.

Về ca khúc Thành phố buồn, ca khúc được nhạc sĩ sáng tác trong một dịp đến với thành phố Đà Lạt khi ông cùng Ban văn nghệ Hoa Tình Thương của quân đội đến đây biểu diễn. Và một buổi chiều, trước quang cảnh núi đồi sương khói che phủ, là rừng thông bạt ngàn, khung cảnh hiện lên trước mắt ông với biết bao nhiêu nỗi nhớ thương với người tình thoáng qua của mình – ca sĩ Hạnh Dung. Dù đã kết hôn với ca sĩ Túy Hồng năm 1959, những với tâm hồn mơ mộng nghệ sĩ, Lam Phương vẫn có vài mối tình ngắn ngủi như với ca sĩ Bạch Yến hay ca sĩ Hạnh Dung. Điều đó chính là cảm hứng để Lam Phương sáng tác những tình khúc vượt thời gian. Trước khung cảnh quá đỗi cô đơn ấy, cùng với sự nhớ nhung cuộc tình xa cách với ca sĩ Hạnh Dung, tuyệt phẩm Thành phố buồn được ra đời từ đó. Ca khúc không có câu từ nào nhắc đến Đà Lạt nhưng qua khung cảnh được vẽ lên trong lời viết, ta có thể cảm nhậ được một thành phố Đà Lạt mang mác buồn với làn sương mờ ảo, những hàng thông nghi ngút cùng những con đường dài lạnh lẽo.

𝑇ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑜̂́ 𝑛𝑎̀𝑜, 𝑛ℎ𝑜̛́ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑒𝑚?
𝑁𝑜̛𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑡𝑖̀𝑚 𝑝ℎ𝑢́𝑡 𝑒̂𝑚 đ𝑒̂̀𝑚
𝑇ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑜̂́ 𝑛𝑎̀𝑜 𝑣𝑢̛̀𝑎 đ𝑖 đ𝑎̃ 𝑚𝑜̉𝑖
Đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛ℎ 𝑐𝑜 𝑞𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑔𝑜̂́𝑐 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎̀.

Ca khúc sau khi được trình làng đã tạo nên một kỉ lục vô tiền khoáng hậu, là một kỉ lục về số lượng bản thu âm được mua. Tổng số tiền mà Lam Phương nhận thông qua ca khúc này là khoảng 12 triệu đồng thời đó, tương đương 432.000 USD, nôm na đổi ra bây giờ khoảng 10 tỷ đồng. Thành phố buồn đã mang đến cho ông một cuộc sống mơ ước cùng sự nổi tiếng mà hiếm có ai thời đó sánh bằng. Thời đó mỗi tối thứ năm, Đài Truyền hình Sài Gòn có tiết mục thoại kịch và những vở của Ban Kịch Sống Túy Hồng bao giờ cũng thu hút người xem. Người ta kéo nhau tới những nhà có tivi, đứng kín trong nhà, cửa ra vào và cả cửa sổ để xem kịch. Ngay sau đêm vở Phi vụ cuối cùng phát sóng với ca khúc Thành phồ buồn vang lên xuyên suốt, người dân lùng sục tờ in bài hát. Chia sẻ của ca sĩ Quang Thành: “Ca khúc đi vào lòng mọi tầng lớp, từ người thành thị đến nông thôn, bình dân đến trí thức, qua nhiều bản phối khác nhau nhưng phổ biến nhất là điệu slow rock của chú Chế Linh. Những người thích lối hát sang trọng có thể tìm nghe bản thể hiện của chú Tuấn Ngọc.” Và cho đến tận ngày hôm nay, Thành phố buồn vẫn làm say đắm biết bao nhiêu thế hệ người Việt Nam chúng ta. Ngày những người ở lứa tuổi 20 như Thắng cũng không giấu được cảm xúc khi lắng nghe tuyệt phẩm này.
𝑅𝑜̂̀𝑖 𝑡𝑢̛̀ đ𝑜́ 𝑣𝑖̀ 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑥𝑎 𝑑𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑛ℎ𝑎̣𝑡 𝑛ℎ𝑜̀𝑎
𝑅𝑜̂̀𝑖 𝑡𝑢̛̀ đ𝑜́ 𝑡𝑟𝑜̂́𝑛 𝑝ℎ𝑜𝑛𝑔 𝑏𝑎 𝑒𝑚 𝑙𝑎̀𝑚 𝑑𝑎̂𝑢 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖
𝐴̂𝑚 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑚 𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑖𝑒̂́𝑐 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 đ𝑜̛̀𝑖
Đ𝑎𝑢 𝑏𝑢𝑜̂̀𝑛 𝑒𝑚 𝑘ℎ𝑜́𝑐 𝑐ℎ𝑖𝑎 𝑝ℎ𝑜̂𝑖
𝐴𝑛ℎ 𝑣𝑒̂̀ 𝑔𝑜𝑚 𝑔𝑜́𝑝 𝑘𝑦̉ 𝑛𝑖𝑒̣̂𝑚 𝑡𝑖̀𝑚 𝑣𝑢𝑖.

Với hơn 200 tác phẩm để lại cho người yêu âm nhạc Việt Nam, Lam Phương xứng đáng là một tượng đài của dòng nhạc trữ tình, những giai điệu của ông sẽ là tài sản vô giá cho nên âm nhạc nước nhà, chắc chắn rằng người đời sau sluôn nhớ về Lam Phương, về ca khúc Thành phố buồn như một huyền thoại cùng dòng nhạc trữ tình Việt Nam.





Xin chào những bạn đang ghé qua page của mình, page này lập ra để chứa đựng tất cả những cảm xúc và suy nghĩ của mình tr...
21/10/2020

Xin chào những bạn đang ghé qua page của mình, page này lập ra để chứa đựng tất cả những cảm xúc và suy nghĩ của mình trong cuộc sống. Đây như là cuốn nhật ký online của mình vậy, với một con người nhiều những tâm sự để chia sẽ và thổ lộ thì đây có lẽ sẽ là nơi giúp mình giải tỏa hết tất cả những điều đó. :)

Address

Duy Xuyen
Duy Xuyên

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đâu phải Diris? posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Đâu phải Diris?:

Share


Other Duy Xuyên travel agencies

Show All