Sớm Thức Dậy Ở Một Nơi Xa

Sớm Thức Dậy Ở Một Nơi Xa Tuổi trẻ, hãy đi, đi theo cách mình muốn để lưu giữ kỷ niệm của thanh xuân. Chỉ thế thôi, là đủ!

Lịch trình, giá vé tàu đường sắt Nhổn-ga Hà Nội đoạn trên caoĐoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội chính t...
10/08/2024

Lịch trình, giá vé tàu đường sắt Nhổn-ga Hà Nội đoạn trên cao

Đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội chính thức vận chuyển hành khách từ 8 giờ, ngày 8/8/2024. Dưới đây là chi tiết lịch trình, giá vé của tuyến tàu từ Nhổn đến Cầu Giấy.

Nếu bạn không chịu được cái nắng nóng chiếu hướng Tây lúc buổi trưa thì sao bạn có cơ hội được ngắm hoàng hôn lúc buổi c...
20/06/2024

Nếu bạn không chịu được cái nắng nóng chiếu hướng Tây lúc buổi trưa thì sao bạn có cơ hội được ngắm hoàng hôn lúc buổi chiều tà.

Nếu ai đó làm tổn thương bạn thì có thể là do họ mới chỉ nhận thức được đến đó và họ cũng chỉ đang cố gắng để tồn tại và mưu sinh trong cuộc sống này.

Nói ít, nghe nhiều, không can thiệp, không giải thích. Cố gắng học hết bài học, nhẫn nại và mọi thứ rồi sẽ qua.

Điểm tin BAY sáng 1/3/2024:1. Bamboo Airways xin rút lui không làm nhà giàu nữa, từ 5 sao xuống mấy sao thì thời gian tớ...
01/03/2024

Điểm tin BAY sáng 1/3/2024:

1. Bamboo Airways xin rút lui không làm nhà giàu nữa, từ 5 sao xuống mấy sao thì thời gian tới sẽ rõ, hiện tại đã có lịch dừng bay 1 số chặng và cắt bỏ 1 số dịch vụ.
2. Vietjet tham gia bán bảo hiểm trễ chuyến nên không tung chuyến bay quá nhiều nữa.
3. Vietnamairlines trước chặng chính như Hà Nội cứ trung bình 30p có 1 chuyến ,giờ cắt giảm xuống còn 1 nửa.

Đó là lý do giá vé sẽ tăng thậm chí hết vé.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của k...
29/01/2024

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

Theo quy định tại Điều 49 Luật du lịch 2017 về điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, gồm 3 điều kiện:
1. Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
2. Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
3. Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Đối với mỗi loại hình lưu trú yêu cầu điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch được quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Nghị định 142/2018/ND-CP, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với khách sạn
1. Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
2. Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
3. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
4. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
5. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

Thứ hai, đối với biệt thự du lịch
1. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
2. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
3. Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

Thứ ba, đối với căn hộ du lịch
1. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
2. Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

Thứ tư, đối với tàu thủy lưu trú du lịch
1. Có khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống.
2. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

Thứ năm, đối với nhà nghỉ du lịch
1. Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh.”
2. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
3. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

Thứ sáu, đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
1. Có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.”
2. Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

Thứ bảy, đối với bãi cắm trại du lịch
1. Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, phòng tắm, vệ sinh chung.
2. Có tủ thuốc cấp cứu ban đầu
3. Có nhân viên bảo vệ trực khi có khách.

Tại Điều 29 Luật du lịch 2017, quy định về công tác kiểm tra, giám sát điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch:

1. Trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch về những nội dung sau:

a) Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch;

b) Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật;

c) Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại Điều 49 Luật Du lịch và Nghị định này.

2. Căn cứ kế hoạch công tác được phê duyệt hoặc trong trường hợp đột xuất theo quy định của pháp luật, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm tổ chức kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc công tác kiểm tra, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải gửi thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm tra đến cơ sở lưu trú du lịch.

Trường hợp cơ sở lưu trú du lịch không đáp ứng điều kiện tối thiểu tương ứng với loại hình cơ sở lưu trú du lịch theo quy định tại Nghị định này, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu cơ sở lưu trú du lịch bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch phù hợp. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch.

3. Trong trường hợp cơ sở lưu trú nộp hồ sơ đề nghị xếp hạng cùng thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Du lịch kết hợp kiểm tra điều kiện tối thiểu và thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Như vậy, để kinh doanh dịch vụ lưu trú, cần đáp ứng 3 điều kiện: Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch như đã nêu trên.

Cơ sở lưu trú du lịch gồm những loại hình nào?"Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của...
27/01/2024

Cơ sở lưu trú du lịch gồm những loại hình nào?

"Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch"

Tại Điều 48, Luật du lịch 2017 quy định về các loại cơ sở lưu trú du lịch như sau:

1. Khách sạn.
2. Biệt thự du lịch.
3. Căn hộ du lịch.
4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
5. Nhà nghỉ du lịch.
6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
7. Bãi cắm trại du lịch.
8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ – CP quy định chi tiết các loại cơ sở lưu trú du lịch như sau:

1. Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.

a) Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;

b) Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;

c) Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;

d) Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.

2. Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

3. Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

4. Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

5. Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.

6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.

7. Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.

Đối với mỗi loại hình lưu trú có các yêu cầu điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ được quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 5 Nghị định 142/2018/ND-CP, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với khách sạn
1. Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.
2. Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.
3. Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.
4. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
5. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

Thứ hai, đối với biệt thự du lịch
1. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
2. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.
3. Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

Thứ ba, đối với căn hộ du lịch
1. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.
2. Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

Thứ tư, đối với tàu thủy lưu trú du lịch
1. Có khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống.
2. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

Thứ năm, đối với nhà nghỉ du lịch
1. Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh.”
2. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.3. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

Thứ sáu, đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
1. Có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.”
2. Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

Thứ bảy, đối với bãi cắm trại du lịch
1. Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, phòng tắm, vệ sinh chung.
2. Có tủ thuốc cấp cứu ban đầu
3. Có nhân viên bảo vệ trực khi có khách.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành hiện tại?Theo Điều 31 Luật du lịch năm 2017, quy định về điều kiện kinh doanh dịch ...
24/01/2024

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành hiện tại?

Theo Điều 31 Luật du lịch năm 2017, quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Cụ thể, thứ nhất, về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Theo hướng dẫn tại Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL và Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL thì Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Nếu người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch bao gồm:

1. Đối với nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm:

a) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;

b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;

c) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

2. Đối với nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm:

a) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp; giao lưu văn hóa quốc tế;

b) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;

c) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Thứ hai, về chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:

a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

b) Quản trị lữ hành;

c) Điều hành tour du lịch;

d) Marketing du lịch;

đ) Du lịch;

e) Du lịch lữ hành;

g) Quản lý và kinh doanh du lịch;

h) Quản trị du lịch MICE;

i) Đại lý lữ hành;

k) Hướng dẫn du lịch;

l) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;

m) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.’’

Trường hợp văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thứ ba, về việc ký quỹ.

Tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 94/2021/NĐ-CP, quy định về mức ký quỹ như sau:

1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.

2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

23/01/2024
Chùa Thầy, cách Vinhomes Smart City chỉ khoảng 10km.Đây là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, ...
22/01/2024

Chùa Thầy, cách Vinhomes Smart City chỉ khoảng 10km.
Đây là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.
Phần chính của chùa Thầy được xây dựng theo lối kiến trúc tiền Phật hậu Thánh , Thánh ở đây là Từ Đạo Hạnh một vị danh tăng nổi tiếng dưới thời Lý. Chùa gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất. Đặc biệt kiến trúc chùa chỉ có 36 lỗ đục các tấm gỗ được xếp chồng lên nhau cực kỳ vững chắc.
Hộ pháp tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn,Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý thần Tông còn có 1 đôi Phượng Hoàng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông.
Xung quanh chùa có hai dãy hành lang phía sau có lầu chuông, lầu trống. tương truyền do bà Chúa Chè Tuyên Phi Đặng Thị Huệ xin với chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm xây dựng khi về thăm chùa,
Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.
Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này.

Ảnh: Đăng Chiến

- Người nghèo nói : Có tiền là hạnh phúc- Người tàn tật nói : Đi được là hạnh phúc- Người mù nói : Nhìn được là hạnh phú...
18/11/2023

- Người nghèo nói : Có tiền là hạnh phúc
- Người tàn tật nói : Đi được là hạnh phúc
- Người mù nói : Nhìn được là hạnh phúc
- Người điếc nói : Nghe được là hạnh phúc
- Người bệnh nói : Mạnh khỏe là hạnh phúc

- Người chưa chồng nói: Có chồng sẽ hạnh phúc
- Người chưa vợ nói: Có vợ sẽ hạnh phúc
- Người chưa có con nói : Có con sẽ hạnh phúc
- Người lo lắng sợ hãi nói: Bình an là hạnh phúc
- Người xấu nghĩ mình xinh sẽ hạnh phúc
- Người lùn nghĩ mình cao sẽ hạnh phúc
- Dân đen nói : Làm quan sẽ hạnh phúc

- Người đang rất đói nói: Được bữa cơm là hạnh phúc
- Người đang buồn ngủ nói: Nếu được ngủ một giấc sẽ hạnh phúc
- Người không có quần áo nói: Nếu có bộ quần áo đẹp sẽ hạnh phúc
- Người không có xe nói: Có xe để đi sẽ hạnh phúc
- Người không có điện thoại nói: Nếu có chiếc điện thoại sẽ hạnh phúc...

Thực ra con người họ thấy thiếu cái gì thì họ nghĩ rằng có nó sẽ hạnh phúc. Nhưng khi có rồi họ lại muốn cái khác và nhiều hơn nữa. Thành ra mãi mãi không bao giờ họ thấy hạnh phúc vì h.a.m muốn là vô cùng. Vậy thì bạn làm sao đủ sức để thỏa mãn h.a.m muốn đây!

“BIẾT ĐỦ” và hài lòng với những gì mình có chính là hạnh phúc.

Hay nói cách khác, hạnh phúc không phải là có tất cả những gì bạn muốn, mà là trân trọng những gì bạn đang có.

Sưu tầm.

Có lịch nghỉ Tết rồi, các bạn đã có dự định đi du lịch ở đâu chưa?Ngày 27 tháng 10 năm 2023, xét đề nghị của Bộ Lao động...
07/11/2023

Có lịch nghỉ Tết rồi, các bạn đã có dự định đi du lịch ở đâu chưa?

Ngày 27 tháng 10 năm 2023, xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đề xuất nghỉ Tết Âm lịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 08 tháng 02 năm 2024 đến hết ngày 14 tháng 02 năm 2024.
Như vậy, lịch nghỉ tết là 7 ngày từ ngày 08/2/2024 - 14/2/2024 (dương lịch). Xét theo lịch Âm lịch là từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 05 tháng Giêng năm Giáp Thìn.

Biển số xe Ô TÔ - MÔ TÔ trong nước(Ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BCA ngày 01/07/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an, c...
03/11/2023

Biển số xe Ô TÔ - MÔ TÔ trong nước
(Ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BCA ngày 01/07/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an, có hiệu lực từ 15 tháng 8 năm 2023)

Khu du lịch Làng Cù Lần bị tạm ngưng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau khi ôtô chở khách tham quan bị lũ cuốn khiến ...
25/10/2023

Khu du lịch Làng Cù Lần bị tạm ngưng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau khi ôtô chở khách tham quan bị lũ cuốn khiến 4 người Hàn Quốc tử vong.

Khu du lịch Làng Cù Lần bị tạm ngưng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau khi ôtô chở khách tham quan bị lũ cuốn khiến 4 người Hàn Quốc tử vong.

Cùng với việc tạm ngưng hoạt động từ ngày 24/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Công ty TNHH G B Q (chủ đầu tư) phối hợp cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại đây chỉ được tổ chức trở lại khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu đảm bảo an toàn cho du khách, phòng chống thiên tai, lũ lụt và các quy định khác.

Chiều qua, anh Võ Lê Thái, 29 tuổi, nhân viên khu du lịch Làng Cù Lần ở xã Lát, huyện Lạc Dương, cách trung tâm Đà Lạt hơn 20 km, lái xe UAZ (U Oát) chở 4 khách Hàn Quốc (hai nam, hai nữ, 68-79 tuổi), tham quan dọc suối cạn thì gặp lũ quét từ thượng nguồn đổ về, cuốn ôtô lật úp. Tài xế thoát được ra ngoài còn 4 du khách Hàn Quốc đều tử vong.

Con suối nơi xe gặp nạn nằm ở thung lũng, phía trên là đồi cây, nước sâu 30-40 cm. Sau khi mua vé 150.000 đồng, khách được ôtô chở quãng đường hơn 8 km băng qua nhiều địa hình kể cả dưới dòng suối. Các ôtô xuất phát nối tiếp nhau sau chừng vài phút, mỗi xe chở 4 khách.

Những ngày qua nhiều địa bàn ở Lâm Đồng xảy ra mưa rất lớn. Tuy nhiên, lãnh đạo xã Lát cho biết thời điểm xảy ra sự cố, khu vực Làng Cù Lần trời mưa không lớn. Nước đổ về suối có thể do mưa phía thượng nguồn, nhưng tạo ra lũ cuốn trôi ôtô là "khá bất thường".

Sau vụ tai nạn, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp Bộ Ngoại giao và đơn vị liên quan triển khai các công việc để khắc phục nhanh hậu quả sự cố; chỉ đạo điều tra, xác định nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm, xử nghiêm các sai phạm.

Bộ Ngoại giao phối hợp tỉnh Lâm Đồng, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam nhanh chóng xử lý các vấn đề liên quan, lo hậu sự cho các nạn nhân.

Lâm Đồng- Khu du lịch Làng Cù Lần bị tạm ngưng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ sau khi ôtô chở khách tham quan bị lũ cuốn khiến 4 người Hàn Quốc tử vong.

NHỮNG SỐ ĐIỆN THOẠI CẦN BIẾT DÀNH CHO CÁC BẠN VIỆT NAM SỐNG TẠI HÀN QUỐC1.Hỗ trợ khẩn cấp 24/24 cho phụ nữ di cư 1577-13...
17/09/2023

NHỮNG SỐ ĐIỆN THOẠI CẦN BIẾT DÀNH CHO CÁC BẠN VIỆT NAM SỐNG TẠI HÀN QUỐC

1.Hỗ trợ khẩn cấp 24/24 cho phụ nữ di cư 1577-1366
2. TT tư vấn tổng hợp cục xuất nhập cảnh 1345 nhấn phím 4

5. Tư vấn pháp luật 1644-7077
6. Y tế miễn phí 0269008000, 0312370691
7. Thông dịch 1588-5644, 1577-1366
8. TT tư vấn nhân lực nước ngoài 1577-0071 nhấn phím 3
9. TT hỗ trợ người nước ngoài tại Hàn Quốc 1644-0644 nhấn phím 3
10. Công ty bảo hiểm Sam Sung 0221192400 nhấn phím 3
11. TT hỗ trợ gia đình đa văn hóa 1577-5432
12.TT hỗ trợ người nước ngoài ở các Thành phố lớn
Uijeongbu (의정부) 070-8679-7208
Incheon (인천) 032-431-5757
Cheonan (천안) 041-411-7000
Daegu (대구) 053-654-9700
Kimhae (김해) 055-338-2727
Changwon (창원) 055-253-5270
Busan (부산) 1577-7716 nhấn phím 3

Thông Tin Cần Biết Cho Người Việt Nam Tại Hàn Quốc

♫ 베트남대사관 (Đại Sứ Quán Việt Nam tại Hàn Quốc) – 주소 : 서울시 종로구 삼청동 28-58 (110-230) – 전화 : 02-738-2318 / 739-2069 – 팩스 : 02-739-2604 – Thời gian làm việc : Làm việc từ thứ 2 ~ thứ 6 , sáng từ 10->12h ch

♫ 베트남대사관 (Đại Sứ Quán Việt Nam tại Hàn Quốc)
– 주소 : 서울시 종로구 삼청동 28-58 (110-230)
– 전화 : 02-738-2318 / 739-2069
– 팩스 : 02-739-2604
– Thời gian làm việc : Làm việc từ thứ 2 ~ thứ 6 , sáng từ 10->12h chiều 2.30->5 h, nghỉ tất cả các ngày lễ của Hàn Quốc và Việt Nam
– Hướng dẫn đường đi: Đại sứ quán Việt Nam nằm ở ga 안국역 đường tàu số 3 hướng tàu 대화역 ra cửa số 2 đi Taxi nói là đi “감사원 베트남대사관” hoặc xuống ga 중로3가 ra cửa số 10 đi Taxi nói là đi “감사원 베트남대사관”.

♫ Đại Sứ Quán Hàn Quốc tại Việt Nam > Tel : 84-4-38315111-6 ; 84-4-3771-0404 (Phòng lãnh sự ) – Fax: 84-4-38315117
-Thời gian làm việc: 8:30 ~ 17:30 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6
♫ Trung tâm tư vấn nhân lực nước ngoài 외국인력상담센터 . Số điện thoại của trung tâm : 1577-0071 tiếng Việt Nam nhấn phím 3
-Thời gian làm việc từ 9h đến 18h tất cả các ngày trong năm

♫ Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài Hàn Quốc : 1644-0644 tiếng Việt Nam ấn phím 3
-Thời gian tư vấn : Thứ hai, thứ 3, thứ 5, thứ sáu 09:00 giờ ~18:00 giờ và Chủ nhật : 13:00 giờ ~19:00 giờ
-Ngày nghỉ : Thứ 4, thứ bảy và ngày lễ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00

♫ Trung tâm hỗ trợ toàn cầu thành phố 서울 : 02-120 ấn phím 9 sau đó ấn phím 4
-Thời gian làm việc từ 9h sáng tới 10h tối tất cả các ngày trong tuần

♫ Trung tâm hỗ trợ tổng hợp dành cho người nước ngoài TP 서울 : 02-2075-4132
-Thời gian tư vấn : 09:00 giờ ~18:00 giờ từ thứ 2~thứ 6

♫ Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài TP 의정부 : Tiếng Việt Nam 070-8679-7208
-Thời gian tư vấn : Thứ hai, thứ 3, thứ 5, thứ sáu và chủ nhật, thời gian tư vấn 09:00 giờ ~18:00 giờ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00 giờ.
-Ngày nghỉ : Thứ 4, thứ bảy và ngày lễ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00

♫ Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài TP 인천 : 032-431-5757
-Thời gian tư vấn : Thứ hai, thứ 3, thứ 5, thứ sáu và chủ nhật, thời gian tư vấn 09:00 giờ ~18:00 giờ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00 giờ.
-Ngày nghỉ : Thứ 4, thứ bảy và ngày lễ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00

♫ Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài chơn an 천안 : 041-411-7000
-Thời gian tư vấn : Thứ hai, thứ 3, thứ 5, thứ sáu và chủ nhật, thời gian tư vấn 09:00 giờ ~18:00 giờ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00 giờ.
-Ngày nghỉ : Thứ 4, thứ bảy và ngày lễ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00

♫ Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài 대구 : 053-654-9700
-Thời gian tư vấn : Thứ hai, thứ 3, thứ 5, thứ sáu và chủ nhật, thời gian tư vấn 09:00 giờ ~18:00 giờ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00 giờ.
-Ngày nghỉ : Thứ 4, thứ bảy và ngày lễ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00

♫ Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài TP 김해 : 055-338-2727
-Thời gian tư vấn : Thứ hai, thứ 3, thứ 5, thứ sáu và chủ nhật, thời gian tư vấn 09:00 giờ ~18:00 giờ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00 giờ.
-Ngày nghỉ : Thứ 4, thứ bảy và ngày lễ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00

♫Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài TP 창원 : 055-253-5270
-Thời gian tư vấn : Thứ hai, thứ 3, thứ 5, thứ sáu và chủ nhật, thời gian tư vấn 09:00 giờ ~18:00 giờ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00 giờ.
-Ngày nghỉ : Thứ 4, thứ bảy và ngày lễ . Thời gian nghỉ trưa : 12:00 giờ ~13:00

♫ Tổng đài 경기도 120 . Cung cấp dịch vụ thông dịch miễn phí qua điện thoại như : Bệnh viện, ngân hàng, bưu diện, luật lao động, phụ nữ di trú, khi đi xe bus, taxi, hướng dẫn về lễ hội, văn hóa và các danh lam thắng cảnh … Bất cứ địa điểm nào cần thông dịch bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi Tổng đài 120.
-Thời gian làm việc của tư vấn viên Tiếng Việt: Thứ 2~ Thư 6: 9h~ 18h
Hotline: 031-120 (Nếu bạn đang sống tại Tỉnh 경기도 chỉ cần bấm 120 )

♫ Trung tâm tư vấn tổng hợp thành phố TP 인천 : 032-451-1800~5
-Thời gian tư vấn : Từ thứ 2 đến thứ 7 từ 9h sáng tới 6h chiều , chủ nhật từ 1h chiều đến 6h chiều , ngày lễ trung tâm nghỉ làm việc

♫ Văn phòng tư vấn tổng hợp người lao động nước ngoài TP 인천 : 032-773-0909 Thông –phiên dịch tiếng việt miễn phí từ 1~5 giờ chiều

♫ Trung tâm hỗ trợ lao động và phụ nữ kết hôn 아시아의 창 : 031-443-2876
-Thời gian tư vấn : AM 10~PM 7 ( Thứ 3-thứ 6) . Chủ nhật: 11A.M ~ 6P.M . Thứ 2 và thứ 7, ngẫy lễ trung tâm chúng tôi k làm việc

♫ Văn phòng hỗ trợ người lao động nước ngoài TP 인천 032-874-3612

♫ Trung tâm phúc lợi dành cho người lao động nước ngoài TP 수원 : 031-223-0075
-Thời gian tư vấn : Chủ nhật , thứ 3 , thứ 6 thời gian tư vấn 9h~17h

♫ Văn phòng tư vấn tại Bomun Seoul 02-924-2706~07
-Tên văn phòng: 노동사목회관 / Địa chỉ văn phòng: 서울시 성북구 보문동 5가 14, 15-2 (우 136-085) Ga 보문역 đường tàu số 6 . Số điện thoại của văn phòng: 02-924-2706~07 / Fax: 02-924-6252

♫ Văn phòng tư vấn tại Nokyang-Dong Uijeongbu 의정부 031-878-6926
-Tên văn phòng: 녹양동 성당 / Địa chỉ văn phòng: 경기도 의정부시 녹양동 83-6 ( 녹양동 성당내 ) Ga 녹양역 đường tàu số 1 . Số điện thoại của văn phòng: 031-878-6926 / Fax: 031-878-6927
-Thời gian tư vấn : Từ thứ 2 ~ 5 , chủ nhật :Từ 10h~6h . Thứ 6 , 7 và ngày lễ trung tâm nghỉ làm việc .

♫ Văn phòng tư vấn tại Emmau-Suwon 수원 031-257-8501, 031-257-8504
-Tên văn phòng: 수원 엠마우스 ( 상담소 ) / Địa chỉ văn phòng: 경기도 수원시 팔달구 화서동 100 Ga 수원역 đường tàu số 1 . Số điện thoại của văn phòng: 031-257-8501, 031-257-8504 / Fax: 031-257-8535

♫ Văn phòng tư vấn tại Paju Si 파주031-948-8105~06
-Tên văn phòng: 이주노동자상담소 . Địa chỉ văn phòng: 경기도 파주시 조리읍 봉일천3리 224-6 . Số điện thoại của văn phòng: 031-948-8105~06 / Fax: 031-948-8107

♫ Văn phòng tư vấn tại Chang Won 창원055-283-3929
-Tên văn phòng: 창원이주민센터 / Địa chỉ văn phòng: 경상남도 창원시 신원동 13-67 . Số điện thoại của văn phòng: 055-283-3929 / Fax: 055-261-7846

♫ Văn phòng tư vấn giúp đỡ tại KwuangJu 광주 062-959-9335
-Tên văn phòng: 광주이주민노동자센터 / Địa chỉ văn phòng: 광주광역시 광산구 송정동 802-4 ( 이주민회관내 ). Số điện thoại của văn phòng: 062-959-9335

♫ Văn phòng tư vấn giúp đỡ tại Pusan 부산 051-441-6403
-Tên văn phòng: 가톨릭센터 / Địa chỉ văn phòng: 부산광역시 중구 대청동 4가 81-1
Số điện thoại của văn phòng: 051-441-6403 / Fax: 051-441-6403

♫ Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài TP 부산 : 1577-7716 tiếng Việt Nam nhấn phím 3, các lĩnh vực tư vấn: Bảo hiểm tai nạn, tiền lương, luật lao động, bạo lực gia đình, ly hôn, thuế thu nhập, thuế thanh toán cuối năm, mua bán nhà đất, thuê nhà, du lịch, thăm quan….
-Thời gian làm việc: Từ thứ 2 ~ thứ 7 Sáng 9 giờ 30 phút ~ 6 giờ 30 phút

♫ Trung tâm Hỗ trợ Gia đình đa văn hóa : ( 1577-5432)
-Thời gian tư vấn giờ hành chính các ngày trong tuần

♫ Trung tâm hỗ trợ phụ nữ di trú khẩn cấp : 1577-1366
-Tất cả các ngày 24/24h , bất cứ ở đâu giờ nào các chị em có thể điện thoại tới trung tâm để được tư vấn , giúp đỡ

♫ Công ty bảo hiểm sam sung ( 퇴직금 ) sdt : 02-2119-2400 tiếng Việt Nam nhấn phím 3
-Thời gian tư vấn giờ hành chính các ngày trong tuần

♫ Trung tâm tư vấn tổng hợp cục xuất nhập cảnh sdt : 1345 tiếng Việt Nam nhấn phím 4
-Thời gian tư vấn giờ hành chính các ngày trong tuần

♫ Trung tâm tư vấn tổng hợp bộ lao động 1350 ( Chưa có tiếng Việt Nam )
-Thời gian tư vấn giờ hành chính các ngày trong tuần

♫ Bộ lao động 인천 : 032-460-4904 / Bộ lao động 수원 : 031-231-7834
-Thời gian tư vấn, thắc mắc giờ hành chính các ngày trong tuần

Cổng thông tin Việt Hàn

Address

Hanoi
100000

Telephone

+84989895491

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Sớm Thức Dậy Ở Một Nơi Xa posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Sớm Thức Dậy Ở Một Nơi Xa:

Videos

Share

Nearby travel agencies