02/08/2018
DU LỊCH CAMPUCHIA
(Trần Minh, Hà Nội ngày 02/8/2018 ).
Liên hệ ĐT: 093.229.7857
Sau khi viết một số bài quảng cáo về các tour du lịch Campuchia, nhiều khách hàng gọi điện thoại hỏi và đề nghị tôi giải thích về các vấn đề ở Campuchia như: Du lịch ở Campuchia có những điểm nào hấp dẫn, tình hình anh ninh, chính trị, kinh tế xã hội, tình hình cuộc sống của bà con Việt Kiều tại Campuchia…vv. Hôm nay tôi viết bài xin được trả lời và trao đổi với các quý khách về các lĩnh vực này.
GIAO THÔNG
Từ Hà Nội đi Campuchia có 2 đường bay: Hà Nội - Siêm Riệp và Hà Nội Phnompenh.
Từ TP. Hồ chí Minh đi Campuchia có các tuyến đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Những năm gần đây, rất nhiều du khách từ Hà Nội đã đặt vé máy bay từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh sau đó đi đường bộ sang Campuchia, vì đi tuyến này sẽ có giá rẻ hơn và được thăm quan nhiều nơi hơn.
Ngày 04/7/2018, Campuchia đã khai trương tuyến đường sắt từ thủ đô Phnom Penh đến thành phố Poipet, giáp biên giới Thái Lan dài 386 km đi qua nhiều tỉnh phía Tây Campuchia như Pursat, Banteay Meanchey, Battambang.
Đây là là một phần nằm trong tuyến đường sắt xuyên Á từ Singapor đến Thái Lan, Campuchia, Việt Nam đến Côn Minh, Trung Quốc. Hiện Chính phủ Campuchia đang tích cực thương thảo với Chính phủ Thái Lan để kết nối đường sắt của hai nước ngay trong năm 2018 này, và khi đó đường sắt Campuchia sẽ kết nối với hệ thống đường sắt xuyên Á từ thủ đô Phnom Penh đến Singapore.
Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cũng đang nghiên cứu các đề xuất xây dựng đường cao tốc và đường sắt kết nối giữa Việt Nam với Campuchia.
DU LỊCH
Du lịch là một trong những điểm sáng nổi bật nhất trên bức tranh kinh tế của Campuchia. Với nhiều điểm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, thời gian qua, Campuchia là lựa chọn của không ít du khách quốc tế.
Năm 2017 Việt Nam đón 12,9 triệu lượt du khách quốc tế đến thăm quan.
Năm 2017 Campuchia đón 5,6 triệu lượt du khách quốc tế đến thăm quan.
Theo tỷ lệ dân số của Việt Nam gấp Capuchia khoảng 6 lần ( Việt Nam khoảng 90 triệu dân. Campuchia khoảng 15 triệu dân), nhưng tỷ lệ khách quốc tế đến Việt nam chỉ gấp hơn 2 lần Campuchia.
ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HẤP DẪN Ở CAMPUCHIA
SIEM RIEP:
Từ Hà Nội, du khách chỉ mất 2 giờ bay để đến Siem Riep. Đây là tỉnh nằm ở Tây Bắc Campuchia, cách thủ đô Phnom Penh 300km. Siem Riep có rất nhiều điểm du lịch, nhưng nổi tiếng nhất là quần thể đền Angkor Wat và Angkor Thom.
Angkor Wat (Đền Đế Thiên) là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới với diện tích khoảng 42km2. Đây là di tích lịch sử của cố triều đại Khmer từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15.
Đền chính Angkor Wat có chu vi rộng 5,6km, với 5 ngọn tháp cao. Tháp chính cao nhất là 65m và 4 tháp phụ cao 40m. Toàn bộ khu đền Angkor Wat đều được xây dựng bằng những tảng đá mài nhẵn ghép lại và được bao bọc bởi hào nước rộng 190m, tạo nên một hình vuông có cạnh dài 1,5km. Con đường dẫn tới chính môn Angkor Wat dài 230m, mặt rộng gần 10m, cao 5m so với mặt nước hồ ở hai bên và cũng được ghép bằng những tảng đá.
Khu đền chính được xây dựng theo 3 cấp độ cao. Tầng cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục. Tầng cao thứ hai tượng trưng cho đất liền. Tầng cao thứ 3 tượng trưng thiên đường. Điểm đặc thù của kiến trúc Angkor Wat là tất cả những phiến đá xanh xây dựng đền đều được chạm trổ hoa văn, phù điêu hoặc nữ thần Apsara.
Nằm cách Angkor Wat không xa là Angkor Thom (Đền Đế Thích). Angkor Thom được Vua Jayavarman VII xây dựng để làm kinh đô của Vương quốc Khmer vào cuối thế kỷ 12. Đây là kinh đô lớn với chu vi hơn 12km. Đền chính trong khu vực Angkor Thom là đền Bayon có 54 tượng thần 4 mặt cao 12m trở lên. Đặc biệt là tất cả các khuôn mặt thần Bayon đều có nét độc đáo, trong đó có khuôn mặt cười rất tươi. Đây cũng là nơi mà du khách đến tham quan rất thích thú.
Một trong những điểm du lịch mà du khách rất thích đó là Ta Prohm, còn được gọi là Lăng mộ Hoàng hậu. Đây là một trong những ngôi đền đầu tiên được vua Jayavarman VII xây dựng để tôn vinh hoàng tộc của mình. Sang đến đời vua Jayavarman VIII, ông đã hủy những hình ảnh liên quan đến Phật giáo để thờ linh vật của đạo Bà La Môn.
Ở Ta Prohm, có nhiều cây cổ thụ như cây Tung, cây Knia... mọc tràn lên đỉnh của ngôi đền và tường thành. Chúng như những con trăn khổng lồ quấn lấy những bức tường gần như đổ nát. Thế nhưng, điều đặc biệt là Ban quản lý tại khu di tích không can thiệp để chặt rễ cây. Trái lại, họ còn dùng các thanh kim loại lớn chống đỡ rễ. Đây cũng là một trong những biện pháp để bảo vệ những phần rễ cây mọc lên mặt đất và giữ sức sống cho quần thể đền Ta Prohm.
Đặc biệt, Ta Prohm cũng là phim trường của bộ phim nổi tiếng thế giới “Bí mật ngôi mộ cổ” do Angelina Jolie đóng. Vì thế, bất cứ du khách nào khi đến Xiêm Riệp cũng đều ghé phim trường để tham quan, chụp hình lưu niệm.
2. PHNOMPENH
Đài Độc lập
Đài Độc lập được khởi công xây dựng năm 1958. Tượng đài được thiết kế mô phỏng theo Angkor Wat và một số các di tích lịch sử khác của Campuchia, với hình dáng tựa như bông hoa sen đang vươn mình. Đây cũng là nơi tưởng niệm những người đã hi sinh trong cuộc chiến tranh Campuchia.
Vào những ngày lễ lớn, tượng đài Độc lập là nơi tiến hành các nghi lễ quan trọng của quốc gia. Vào những ngày thường, nơi đây thu hút đông du khách vì có không khí trong lành, thoáng đãng, là nơi diễn ra các buổi hòa nhạc, các lớp học võ thuật ngoài trời và các hoạt động giải trí đặc sắc khác.
Chùa Wat Phnom:
Đến Phnom Penh chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm ngôi chùa Wat Phnom – ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở Campuchia.
Được xây dựng từ năm 1373, ngôi chùa Wat Phnom nằm tại trung tâm thủ đô Phnom Penh, đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời tại Phnom Penh. Hằng năm ngôi chùa thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến viếng thăm.
Năm 1372, bà Daun Chi Penh vớt được một cây gỗ bên trong có 4 bức tượng Phật. Sau đó, bà đã cho người đắp một ngọn đồi nhân tạo và xây dựng một ngôi chùa nhỏ. Cũng từ đó cái tên chùa Wat Phnom được hình thành từ đây, theo tiếng Campuchia “Phnom” là đồi, còn “Wat” là chùa.
Ngôi chùa này đã trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng lần trùng tu lớn nhất vào năm 1926. Ngôi chùa còn là nơi chứa hài cốt và tro của vua Ponhea Yat, người đã quyết định rời thủ phủ của đế chế Khmer từ Angkor về Phnom Penh. Phần tháp màu trắng phía sau ngôi chùa chính là nơi chứa hài cốt của vua Ponhea Yat.
Đây là một trong những nơi rất linh thiêng đối với cả người dân địa phương và du khách nước ngoài, họ thường đến đền để cầu tài, cầu lộc, cầu cho chuyện làm ăn, kinh doanh may mắn, suôn sẻ,…
Cung điện Hoàng gia Campuchia
Là một trong những địa điểm tham quan mà du khách không thể bỏ qua khi đến Phnom Penh, cung điện được khởi xây sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Penh. Cung điện Hoàng gia Campuchia là tổ hợp các tòa nhà, nơi ở của của Quốc vương và hoàng tộc. Đây cũng là nơi thường diễn ra các nghi lễ thiết triều cũng như nghi thức ngoại giao. Giờ mở cửa tham quan là từ 8h - 11h và 14h - 17h.
Phsar Thmei (chợ mới)
Chợ có lối kiến trúc độc đáo với phần mái cao hình vòm được xây dựng từ năm 1937 do kiến trúc sư người Pháp Louis Chauchon thiết kế. Tại đây, du khách có thể tìm thấy đầy đủ mọi thứ hàng hóa như: đồ trang sức, quần áo, vải vóc, giày dép, đồ lưu niệm,… Chợ mở cửa từ 7:00 AM - 05:00 PM.
Casino Nagaworld
Nagaworld là một khách sạn năm sao sang trọng và lớn nhất tại Campuchia với chuỗi sòng bạc casino tráng lệ, xa hoa. Casino Nagaworld nằm ngay khu vực ngã ba sông ngay trung tâm thành phố Phnom Penh, có vị trí thuận lợi cho du khách ghé thăm. Có thể nói đây là điểm đến của những đại gia sống xa hoa, chủ yếu là các du khách nước ngoài, trong số đó người Việt cũng chiếm đa số. Casino Nagaworld có trần nhà được lợp bằng giấy bạc phản chiếu ánh sáng khiến bạn sẽ không phân biệt được là ngày hay đêm, sàn được trải thảm đỏ sang trọng. Bàn ghế dành cho người chơi ngồi cũng được thiết kế cầu kì, đẹp mắt.
Tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia là công trình tượng đài bằng bê tông, được xây dựng cuối những năm 1979 tại thủ đôPhnôm Pênh, gần Cung điện Hoàng gia Campuchia để kỷ niệm liên minh Việt Nam-Campuchia, sau khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Tượng đài này cũng nằm gần tư dinh của Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Cung điện Hoàng gia Campuchia. Tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia là biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Campuchia, là sự tri ân các chiến sĩ Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế cao cả, giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra tại Campuchia.
3. TỈNH SIHANUCKVILLE
Sihanoukville, phiên âm tiếng Việt là Xi-ha-núc-vin, là một thành phố cảng ở phía nam Campuchia và là thủ phủ của tỉnh Sihanoukville. Thành phố này có cảng nước sâu duy nhất ở Campuchia, có các bãi biển thu hút khách du lịch.
Thành phố được đặt tên theo cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, có dân số khoảng 89.800 người và khoảng 66.700 người ở trung tâm đô thị năm 2008. Nhiều bãi biển của Sihanoukville và các hòn đảo gần đó đã trở thành khu nghỉ mát ven biển hàng đầu của Campuchia với số lượng khách du lịch quốc tế tăng dần kể từ cuối thế kỷ 20.
4. TỈNH KRATIE
Điểm tham quan cá heo trên đoạn sông ở huyện Sambo, tỉnh Kratie, cách thủ đô Phnom Penh 300km theo hướng Đông Bắc. Ước tính có từ 155 đến 175 con cá heo nước ngọt đang sinh sống trên dòng sông Mekong và tập trung chủ yếu ở đoạn sông thuộc địa phận huyện Sambo, tỉnh Kratie, Campuchia. Chính phủ Campuchia đã quyết định thành lập khu vực bảo tồn cá heo trên sông Mekong trải dài từ tỉnh Kratie tới biên giới Lào với chiều dài 180km
Theo đánh giá của các tổ chức môi trường, trên dòng sông Mekong hiện có khoảng 155 con cá heo nước ngọt, hầu hết sinh sống trên đoạn sông chảy qua đất nước Campuchia. Ngoài ra, cá heo cũng có ở một số hồ nước sâu trên sông khu vực gần biên giới với Lào. Mỗi năm, tỉnh Kratie, Campuchia, thu hút khoảng 200.000 khách quốc tế đến tham quan xem cá heo và con số này tăng liên tục theo từng năm. Trong năm 2016 vừa qua, tỉnh Kratie đã thu hút được gần 1 triệu du khách trong và ngoài nước đến xem cá heo.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA LÝ, DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ:
- Tên nước : Vương quốc Campuchia
- Diện tích : 181.035 km2.
- Thủ đô : Nông-phênh (Phnom Penh).
- Vị trí địa lý: Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), Đông giáp Việt Nam (1.137km), Đông Bắc giáp Lào (492km), Nam giáp biển (400 km).
- Tôn giáo : Đạo Phật (khoảng 90%) được coi là Quốc đạo.
- Dân số: 13.091.000 người (tính đến giữa năm 2004).
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:
Lịch sử hình thành:
Vương quốc Khơme ra đời vào cuối thế kỷ thứ 9 trên lãnh thổ của Phù-nam và Chân-lạp trước đây. Kinh đô lúc đó là Angkor. Từ cuối thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13, Vương quốc Khơme phát triển cực thịnh. Từ thế kỷ 13 đến nửa đầu thế kỷ 19, các cuộc nội chiến và chinh phục của ngoại bang đã làm cho Vương quốc Khơ-me suy yếu.
Tóm tắt một số giai đoạn lịch sử quan trọng qua các thời đại:
- Những năm 60 của thế kỷ 19 thực dân Pháp vào Đông Dương. Năm 1863, Pháp buộc Vua Norodom phải ký Hiệp ước đặt Campuchia dưới sự bảo hộ của Pháp và đến 1884 Campuchia hoàn toàn trở thành thuộc địa của Pháp.
- Năm 1941, Norodom Sihanouk sau khi lên ngôi lần thứ nhất đã vận động cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập cho Campuchia.
Ngày 09/11/1953, Pháp tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia. Tháng 4/1955, Sihanouk thoái vị nhường ngôi Vua cho cha là Norodom Suramarith để thành lập Cộng đồng xã hội bình dân.
Trong cuộc tuyển cử 9/1955, Cộng đồng xã hội bình dân đã giành được thắng lợi lớn, Sihanouk trở thành Thủ tướng, tập trung mọi quyền lực vào tay mình. Năm 1960, Quốc vương Norodom Suramarith qua đời, Sihanouk được Quốc hội bầu làm Quốc trưởng Campuchia.
- Ngày 18/3/1970, Lon Nol-Siric Matak, được sự hậu thuẫn của Mỹ đảo chính Sihanouk, thành lập "Cộng hoà Khơ-me" (10/1970). Sihanouk và Hoàng tộc sang cư trú tại Trung Quốc và sau đó thành lập Mặt trận Đoàn kết dân tộc Campuchia (FUNK) và Chính phủ Đoàn kết dân tộc Vương quốc Campuchia (GRUNK) đặt trụ sở tại Bắc Kinh.
- Ngày 17/4/1975, Pol Pot lật đổ chế độ Cộng hoà của Lon Nol, thành lập nước "Campuchia dân chủ", thực hiện chế độ diệt chủng tàn khốc nhất trong lịch sử của Campuchia.
- Ngày 2/12/1978, Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia ra đời do ông Heng Samrin làm Chủ tịch.
Ngày 07/1/1979, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia đã đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot-Iêng Xary, thành lập nước "Cộng hoà Nhân dân Campuchia", năm 1989 đổi thành "Nhà nước Campuchia"
- Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình Campuchia được ký kết giữa 19 nước và 4 phái Campuchia tại thủ đô Paris (Pháp).
Ngày 23-25/5/1993, Tổng tuyển cử lần thứ nhất ở Campuchia do Cơ quan quyền lực lâm thời của Liên hợp quốc (UNTAC) tổ chức.
Ngày 24/9/1993, Quốc hội mới và Chính phủ Liên hiệp CPP-FUNCINPEC (FUN) nhiệm kỳ I được thành lập, tên nước đổi thành Vương quốc Campuchia theo chế độ Quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ đa đảng và nền kinh tế thị trường. N. Sihanouk lên ngôi Vua lần thứ hai.
- Ngày 06/10/2004, Quốc vương Norodom Sihanouk tuyên bố thoái vị.
Ngày 29/10/2004 Quốc vương N. Sihamoni chính thức đăng quang.
Ngày 29/7/2018, Campuchia tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội Khóa VI, bầu ra 125 nghị sĩ Quốc hội, qua đó bầu ra Chính phủ mới lãnh đạo đất nước giai đoạn từ nay đến năm 2023. Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền của Thủ tướng Hunsen đã giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội này.
THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ :
1- Thể chế nhà nước: Theo Hiến pháp năm 1993 qui định Campuchia là quốc gia Quân chủ lập hiến. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp.
2- Hành pháp: Đứng đầu nhà nước: Quốc vương Norodom Sihamoni, lên ngôi ngày 29/10/2004. Đứng đầu Chính phủ hiện nay gồm 01 Thủ tướng và 06 Phó Thủ tướng. Nội các: Hội đồng Bộ trưởng do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm.
- Các đảng chính trị: Hiện nay, ở Campuchia có 3 Đảng lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất (FUNCINPEC) là hai đảng chính đang cầm quyền. Đảng Sam Rainsy (SRP) là đảng đối lập chính và khoảng 58 đảng phái khác.
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI :
1- Theo quy định của Hiến pháp, Campuchia thực hiện chính sách trung lập, không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM :
- Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967.
- Từ 1979-1989, Việt Nam lần thứ ba đưa quân vào Campuchia giúp lực lượng cách mạng Campuchia lật đổ và ngăn chặn chế độ diệt chủng Pol Pot, giúp Campuchia hồi sinh. Tháng 10/1991, Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết. Campuchia tiến hành Tổng tuyển cử tháng 5/1993 do LHQ bảo trợ và Chính phủ Hoàng gia Campuchia được thành lập.
- Từ 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt.
-----------------------------------------------