Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám

Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông (Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb.
(109)

Khoa học xã hội, Hà Nội, tập 1, tr.234) chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học." [2]. Như vậy Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với N

guyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến năm 1072 lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử). (Việt sử thông giám cương mục. Văn sử địa. 1957) chép: "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4... lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó". Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử. Tượng vua Lý Nhân Tông
Năm Nguyên Phong thứ 3 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ "Quý Sửu năm thứ ba(1253)... Tháng 6 lập Quốc Học Viện tô tượng Khổng Tử, Chu công và Á Thánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ... Tháng 9 xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Quốc học viện giảng học tứ thư, lục kinh" (ĐVSKTT). Lấy Phạm Ứng Thần giữ chức Thượng thư kiêm chức Đề điệu Quốc Tử viện để trông nom công việc học tập tại Quốc Tử Giám.
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử. Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi. Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng, dựng lại lớn, như năm 1653 (Thịnh Đức năm thứ nhất, năm 1717 (Vĩnh Thịnh năm thứ 13). Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được đủ bia, nhà công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu. Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.
Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây dựng với diện tích 1530m² trên tổng diện tích 6150m² gồm các công trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám.

⭐️𝐕𝐨̀𝐧𝐠 𝐂𝐡𝐮𝐧𝐠 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐆𝐢𝐚̉𝐢 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐇𝐚̀𝐧𝐡 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐯𝐢̀ 𝐂𝐨̣̂𝐧𝐠 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 - 𝐇𝐮𝐦𝐚𝐧 𝐀𝐜𝐭 𝐏𝐫𝐢𝐳𝐞 𝟐𝟎𝟐𝟒⭐️Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học ...
22/11/2024

⭐️𝐕𝐨̀𝐧𝐠 𝐂𝐡𝐮𝐧𝐠 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐆𝐢𝐚̉𝐢 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐇𝐚̀𝐧𝐡 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐯𝐢̀ 𝐂𝐨̣̂𝐧𝐠 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 - 𝐇𝐮𝐦𝐚𝐧 𝐀𝐜𝐭 𝐏𝐫𝐢𝐳𝐞 𝟐𝟎𝟐𝟒

⭐️Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”. Đây là sự kiện ý nghĩa, tiếp nối thành công của mùa đầu tiên, nhằm tìm kiếm và tôn vinh những nỗ lực vì cộng đồng, đồng thời thúc đẩy sự lan tỏa của các sáng kiến tiêu biểu, kết nối những cá nhân và tổ chức cùng chung mục tiêu, góp phần xây dựng một xã hội nhân ái và một tương lai bền vững.

⭐️Các dự án tham gia đa dạng về lĩnh vực hoạt động, trải rộng từ giáo dục bình đẳng, sức khỏe và thịnh vượng cộng đồng, chấm dứt đói nghèo cho đến năng lượng sạch, kinh doanh bền vững và sản xuất tiêu dùng có trách nhiệm.

⭐️Sau thời gian làm việc khách quan và công tâm, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra 32 dự án xuất sắc nhất vào Vòng Chung kết, dựa trên các tiêu chí bao gồm: tính cam kết; tính bền vững; tính sáng tạo; tính tác động và khả năng lan tỏa, truyền cảm hứng.

⭐️Tại vòng chấm chung kết, đại diện các dự án đã có cơ hội trực tiếp thuyết trình, tương tác và trả lời câu hỏi từ Hội đồng Giám khảo. Trên cơ sở này, Ban Giám sẽkhảo tiếp tục chọn ra các dự án đoạt giải theo từng hạng mục; đồng thời quyết định dự án xuất sắc nhất để trao giải thưởng cao nhất của Human Act Prize 2024.

⭐️Ban tổ chức cũng đã lựa chọn ra 40 dự án để trưng bày tại triển lãm:

💡𝐓𝐫𝐮̛𝐧𝐠 𝐛𝐚̀𝐲 “𝐇𝐚̀𝐧𝐡 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐯𝐢̀ 𝐜𝐨̣̂𝐧𝐠 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 - 𝐇𝐮𝐦𝐚𝐧 𝐀𝐜𝐭 𝐏𝐫𝐢𝐳𝐞 𝟐𝟎𝟐𝟒”
⏰Thời gian: 22/11/2024 - 01/12/2024
📍Địa điểm: sân Bái Đường, di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, 58 phố Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội.

22/11/2024


📚 Sử gia Phan Huy Chú đã viết về ông: “Ông là người cương quyết, nghiêm nghị, tự giữ cái phong thể của mình, việc giáp b...
22/11/2024

📚 Sử gia Phan Huy Chú đã viết về ông: “Ông là người cương quyết, nghiêm nghị, tự giữ cái phong thể của mình, việc giáp binh, việc tế lễ việc nào cũng làm được cả. Đến như ở chốn triều đình bàn việc chính trị thì ông rất khảng khái, công bằng, ngay thẳng, lẫm liệt, không ai dám phạm, có khuôn mẫu, khí độ bậc danh thần; bấy giờ ai cũng kính phục.”.
🔎 Hãy cùng tìm hiểu xem ông là ai nhé!

🧣Sản phẩm: Khăn lụa 💰Giá: 265.000 vnđ🛒Mua ngay tại Quầy lưu niệm khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám bạn nhé!!!
21/11/2024

🧣Sản phẩm: Khăn lụa
💰Giá: 265.000 vnđ
🛒Mua ngay tại Quầy lưu niệm khu Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám bạn nhé!!!

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20.11, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin gửi đến Thầy Cô lời ...
20/11/2024

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20.11, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin gửi đến Thầy Cô lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp giáo dục!💐📚🖌️

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI CỘNG HÒA ARMENIA THĂM DI TÍCH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam,...
19/11/2024

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI CỘNG HÒA ARMENIA THĂM DI TÍCH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, sáng ngày 19/ 11, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia cùng đoàn đại biểu đến tham quan di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trong chuyến tham quan, ngài Alen Aimonyan cùng với phái đoàn đã nghe thuyết minh giới thiệu về lịch sử di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám và lịch sử khoa cử Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia chia sẻ, đây là dịp để ông cũng như các đại biểu tìm hiểu về một di tích cổ kính, từng là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam thời quân chủ. Ông cũng bày tỏ sự trân trọng với truyền thống tôn sư trọng đạo của đất nước Việt Nam, truyền thống quý báu này cần được lan toả để các thế hệ trẻ luôn nhớ về nguồn cội và đề cao việc học.

Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, ngài Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới các thầy cô giáo và mong muốn di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là nơi lan tỏa những truyền thống tốt đẹp tới thế hệ mai sau.






✨✨  KHAI MẠC TRƯNG BÀY TRANH "Y - THỰC - HỘI" TẠI DI TÍCH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM [English caption below]⏰ Chiều ngày 15...
15/11/2024

✨✨ KHAI MẠC TRƯNG BÀY TRANH "Y - THỰC - HỘI" TẠI DI TÍCH VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
[English caption below]

⏰ Chiều ngày 15/11/2024, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp cùng doanh nghiệp sáng tạo TiredCity đã chính thức khai mạc Trưng bày tranh Tháng 11 về các dân tộc Việt với chủ đề “Y - Thực - Hội", mang đến góc nhìn phong phú về văn hóa của từng dân tộc Việt Nam.

👉 Với mong muốn là trở thành nguồn cảm hứng cho tất cả những ai yêu thích và muốn tìm hiểu về bản sắc truyền thống, Trưng bày giới thiệu 78 TÁC PHẨM TRANH MINH HỌA của 5 họa sĩ trẻ. Các tác phẩm thể hiện những nghiên cứu tỉ mỉ về văn hóa của 54 dân tộc, từ trang phục, ẩm thực đến lễ hội, kết hợp với nét vẽ hiện đại để tạo nên một hành trình khám phá đặc sắc khắp 63 tỉnh thành. Mỗi bức tranh sẽ mở ra một câu chuyện, kết nối giữa quá khứ và hiện tại, khắc họa nét đẹp văn hóa đa dạng và truyền thống lâu đời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

⭐️✨ Ngoài ra, tại trưng bày còn có hoạt động trải nghiệm thực tế để khách tham quan có thể check in về 54 dân tộc Việt Nam qua bộ tranh đồng bào Việt phục.

⏰ Thời gian diễn ra trưng bày: 16/11/2024 - 31/12/2024

🏡 Địa điểm: Khu Trải nghiệm, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Số 58 Phố Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Hà Nội.

✨✨ Mời các bạn đến tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám và chiêm ngưỡng bộ tranh về đồng bào dân tộc Việt nhé!

👉 Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ khai mạc

OPENING OF THE ART EXHIBITION "ATTIRE - CUISINE - FESTIVALS" AT VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM HERITAGE SITE

On the afternoon of November 15, 2024, the Center for Scientific and Cultural Activities Văn Miếu —Quốc Tử Giám, in collaboration with the creative enterprise TiredCity, officially opened the November Art Exhibition, "Attire—Cuisine—Festivals." This exhibition offers a rich perspective on the cultural diversity of Vietnam's ethnic groups.

The exhibition aims to inspire all those who love and want to explore traditional identities. It showcases 78 illustrated artworks by five young artists. The works feature meticulous studies of the culture of Vietnam's 54 ethnic groups, including their attire, cuisine, and festivals. Combined with modern artistic styles, the exhibition presents a unique cultural exploration across Vietnam's 63 provinces and cities. Each painting tells a story that connects the past with the present, highlighting the vibrant cultural diversity and enduring traditions of Vietnam's ethnic communities.

Additionally, visitors can participate in interactive experiences, including a unique opportunity to "check in" with illustrations of Vietnam's 54 ethnic groups through the Vietnamese Ethnic Attire collection.
• Exhibition Duration: November 16, 2024 – December 31, 2024
• Venue: Experiential Area, Văn Miếu - Quốc Tử Giám Special National Heritage Site,
• No. 58 Quốc Tử Giám Street, Đống Đa District, Hanoi

We invite everyone to visit Văn Miếu - Quốc Tử Giám to admire this collection of artwork celebrating the ethnic groups of Vietnam!

Below are some photos from the opening ceremony.






🔎Cùng chúng mình tìm hiểu về Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Huy Oánh (1713 – 1789), người con ưu tú của quê hương Trường Lộc...
15/11/2024

🔎Cùng chúng mình tìm hiểu về Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Huy Oánh (1713 – 1789), người con ưu tú của quê hương Trường Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh các bạn nhé!

Cúc vạn thọ khoe sắc rực rỡ ngày rằm tháng 11 tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám ✨✨✨
15/11/2024

Cúc vạn thọ khoe sắc rực rỡ ngày rằm tháng 11 tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám ✨✨✨


“TRIỂN LÃM VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VỚI TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG TỈNH BẮC NINH”(English caption below)        Chào mừng Ngà...
13/11/2024

“TRIỂN LÃM VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VỚI TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG TỈNH BẮC NINH”
(English caption below)

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích và Xúc tiến Du lịch Bắc Ninh tổ chức Triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh” trong không gian linh thiêng của Văn Miếu Bắc Ninh.

Chọn lọc từ hàng nghìn tư liệu khoa học và tranh ảnh cho trưng bày, nội dung triển lãm tập trung vào hai chủ đề chính:

Văn Miếu Quốc Tử Giám - Tinh hoa đạo học Việt Nam với các nội dung chính: Ngôi đền tri thức; Vun đắp hiền tài; Hành trình khoa cử; Sử đá lưu danh truyền tải thông điệp Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi hội tụ tinh hoa của đạo học Việt Nam, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các vị danh nhân văn hoá: Vua Lý Thánh Tông, vua Lý Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An.

Truyền thống khoa bảng tỉnh Bắc Ninh với các nội dung chính: Từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Đến Văn miếu, Văn Từ, Văn chỉ tại Bắc Ninh; Danh nhân khoa bảng; Dòng họ khoa bảng truyền tải thông điệp nơi đây là trung tâm của xứ Kinh Bắc với nền văn hóa lâu đời, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống hiếu học và khoa bảng.

Phát biểu tại lễ khai mạc, TS. Nguyễn Văn Tú - Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết: “Thông qua triển lãm, chúng tôi mong muốn giới thiệu tới nhân dân Bắc Ninh, đặc biệt là các bạn trẻ một cái nhìn toàn cảnh về một Di tích tiêu biểu Thủ đô Hà Nội, để từ đó nuôi dưỡng tình yêu với di sản văn hóa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc, tinh thần tự chủ, tự cường, sáng tạo và khát vọng vươn lên, góp phần dựng xây đất nước giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc”.

Đặc biệt, trong không gian khai mạc, triển lãm đem tới những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn cho công chúng tham quan khi kết hợp giữa hình thức trưng bày truyền thống đan xen hài hòa với các giải pháp công nghệ hiện đại như công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo AI.

Triển lãm ““Văn Miếu - Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh” diễn ra từ ngày 13/11 đến hết ngày 31/12/2024 tại Văn Miếu Bắc Ninh (địa chỉ khu 10, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh).

Một số hình ảnh tại sự kiện:

"VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM AND THE TRADITION OF CONFUCIAN EXAMINATION IN BẮC NINH PROVINCE" EXHIBITION

In celebration of Vietnam's Cultural Heritage Day on November 23, the Center for Scientific and Cultural Activities Văn Miếu - Quốc Tử Giám coordinated with the Center for Heritage Conservation and Tourism Promotion in Bắc Ninh province to organize "Văn Miếu - Quốc Tử Giám and the Tradition of the Confucian Examination in Bắc Ninh Province." exhibition. This event took place in the sacred space of Văn Miếu Bắc Ninh.

Selected from a vast collection of scientific materials, documents, and photographs, two major themes will be emphasized in the exhibition:
Văn Miếu - Quốc Tử Giám: The Quintessence of Vietnamese Education includes:
The Temple of Knowledge
Cultivating Talents
The Journey of Imperial Examination
The stone stelae recording the names of successful doctoral laureates

The exhibit aims to convey that Văn Miếu - Quốc Tử Giám is the place where the finest elements of Vietnamese Confucian education converge. It highlights the significant contributions of great men such as King Lý Thánh Tông, King Lý Nhân Tông, King Lê Thánh Tông, and Chu Văn An, the first headmaster of Quốc Tử Giám.
The Tradition of the Confucian Examination System in Bắc Ninh Province includes:
The connection between Văn Miếu - Quốc Tử Giám in Hanoi and the Temple of Literature in Bắc Ninh
The history and contributions of scholars in Bắc Ninh
The families with the tradition of examination

This section conveys a message that emphasizes Bắc Ninh as the cultural heart of the Kinh Bắc region, known for its rich educational tradition, reverence for learning, and the cultivation of exceptional scholars.

At the opening ceremony, Dr. Nguyễn Văn Tú, Deputy Director of the Văn Miếu - Quốc Tử Giám Cultural and Scientific Activity Center, shared: "Through this exhibition, we aim to offer the people of Bắc Ninh, especially the younger generation, a panoramic view of an iconic cultural heritage site of Hanoi, thereby nurturing a love for cultural heritage, the tradition of respect for learning, and the spirit of self-reliance, resilience, creativity, and the desire to contribute to building a prosperous, strong, and happy nation."

The exhibition also introduces an innovative experience by combining traditional displays with modern technological solutions, such as virtual reality (VR) and artificial intelligence (AI).

"Văn Miếu - Quốc Tử Giám and the Tradition of the Confucian Examination in Bắc Ninh Province" exhibition will open from November 13 to December 31, 2024, at Văn Miếu Bắc Ninh (address: Area 10, Đại Phúc Ward, Bắc Ninh City).






📸 KHÁM PHÁ NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP VỚI TRIỂN LÃM "HƯƠNG SẮC THĂNG LONG" TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM [English caption below]🏡...
13/11/2024

📸 KHÁM PHÁ NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP VỚI TRIỂN LÃM "HƯƠNG SẮC THĂNG LONG" TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
[English caption below]

🏡Trong không gian cổ kính của nhà Tiền Đường, di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, 36 tác phẩm nghệ thuật gồm 100 bức thư pháp được trưng bày đã trở thành nơi hội tụ, gặp gỡ, giao lưu của những người yêu mến nghệ thuật Thư pháp. Triển lãm tạo nên một không gian thưởng thức mới lạ thu hút rất đông các du khách đến tham quan và thưởng lãm.

✨💥 Đắm chìm trong không gian nghệ thuật độc đáo riêng có của vùng đất kinh kỳ nơi mình lớn lên, bạn Phạm Xuân Trường (Hà Nội) đã cảm nhận rõ nét sự trầm tư, thanh tao của Thư Pháp: “Triển lãm được sắp đặt, thiết kế rất độc đáo không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của đất và con người Thăng Long - Hà Nội mà còn tôn lên giá trị của các tác phẩm thư pháp. Là một người con của vùng đất nghìn năm văn hiến, tôi mong di sản của cha ông để lại luôn được phát triển, tiếp nối và được làm mới. Và chắc chắn công chúng sẽ dễ tiếp thu, cảm nhận các giá trị văn hóa truyền thống của ông cha ta hơn thông qua không gian triển lãm thư pháp này”.

🌿 “Qua nghệ thuật thư pháp, triển lãm đã mang đến cho khách tham quan một góc nhìn mới mẻ, thú vị và giúp các bạn trẻ hiểu hơn về những giá trị văn hóa của Thăng Long - Hà Nội” - bạn Đặng Thị Thu Thảo sinh năm 1997 (Đà Nẵng) chia sẻ.

✏️ Nghệ thuật Thư pháp được biết đến như một thú vui tao nhã, thư thái và chậm rãi cùng bút lông, mực tàu. Dưới sự hòa quyện của nghệ thuật sắp đặt cùng thư pháp, "Hương sắc Thăng Long” đã tôn vinh vẻ đẹp của đất và người Thăng Long - Hà Nội bằng những áng thơ văn bất hủ và tinh hoa đạo học cổ nhân của các tác giả nổi tiếng trong lịch sử.

⏰ 🏠 Triển lãm kéo dài đến hết ngày 03/12/2024 tại Khu Thái học - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Số 58 phố Quốc Tử Giám - Đống Đa - Hà Nội.

📝 Đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng lãm không gian nghệ thuật đặc sắc này, các bạn nhé!

👉 Dưới đây là một số hình ảnh du khách tham quan Triển lãm

DISCOVERING THE ART OF CALLIGRAPHY WITH THE EXHIBITION "HUONG SAC THANG LONG" AT VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

Within the ancient and serene atmosphere of Thái Học house, part of the Văn Miếu-Quốc Tử Giám historical site, 36 art pieces comprising 100 calligraphy works are on display. This exhibition serves as a gathering place for calligraphy enthusiasts, creating a unique space that has attracted a large number of visitors to admire and enjoy its beauty.

Immersed in the distinctive artistic ambiance of the ancient capital where he grew up, Pham Xuan Truong (Hanoi) reflected on the contemplative and refined essence of calligraphy:"The exhibition is uniquely curated and designed, honoring the beauty of Thang Long - Hanoi's land and people and highlighting the value of the calligraphy works. As a child of this thousand-year-old cultural land, I hope the heritage left by our ancestors will continue to be preserved, developed, and refreshed. Undoubtedly, exhibitions like this make it easier for the public to connect with and appreciate the traditional cultural values of our forebears."

Đặng Thi Thu Thảo, born in 1997 in Đà Nẵng, shared her thoughts:"Through the art of calligraphy, the exhibition offers visitors a fresh, interesting perspective and helps young people better understand the cultural values of Thang Long - Hanoi."

Calligraphy is renowned as a graceful, serene, deliberate art form that employs brushes and ink. The exhibition, "Huong Sac Thang Long" (The Fragrance and Colors of Thăng Long), blends calligraphy with installation art to celebrate the timeless beauty of Thăng Long - Hanoi, showcasing immortal poetry, prose, and the scholarly essence of historical authors.

The exhibition runs until December 3, 2024, at the Thái Học area of the Văn Miếu – Quốc Tử Giám Special National Monument, 58 Quoc Tu Giam Street, Đống Đa District, Hanoi.

Don't miss the chance to immerse yourself in this extraordinary artistic space!

Below are some images of visitors at the exhibition.






🔔✨ TOUR ĐÊM VĂN MIẾU - SỰ KẾT HỢP GIỮA ÂM THANH, ÁNH SÁNG VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI[English Caption Below]📢 Đừng bỏ lỡ những...
11/11/2024

🔔✨ TOUR ĐÊM VĂN MIẾU - SỰ KẾT HỢP GIỮA ÂM THANH, ÁNH SÁNG VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
[English Caption Below]

📢 Đừng bỏ lỡ những trải nghiệm đặc sắc tại Tour đêm Văn Miếu:
✔ Hỏi đáp với “Cụ Rùa Al”
✔ Bia đá kể chuyện
✔ Trải nghiệm công nghệ kính thực tế ảo
✔ Tham gia Lớp học thầy đồ
✔ Show 3D Mapping “Tinh hoa đạo học”
🔥 Liên hệ ngay để đặt vé và cùng trải nghiệm một Văn Miếu vừa quen vừa lạ các bạn nhé!

🔔✨ NIGHT TOUR AT VAN MIEU – A COMBINATION OF SOUND, LIGHT, AND MODERN TECHNOLOGY

📢 Don’t miss out on the unique experiences at the Van Mieu Night Tour:
✔ Q&A session with “The Turtle AI”
✔ Stone stele storytelling
✔ Virtual reality glass technology experience
✔ Participate in a Confucian teacher’s class
✔ 3D Mapping show “The Quintessence of Education”

🔥 Contact us now to book your tickets and experience the Van Mieu that feels familiar and new!






HỘI THẢO “HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HÁN NÔM VÀ THƯ PHÁP NGOÀI CÔNG LẬP” TẠI VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM[English caption below]🎊Sáng ...
10/11/2024

HỘI THẢO “HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO HÁN NÔM VÀ THƯ PHÁP NGOÀI CÔNG LẬP” TẠI VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
[English caption below]

🎊Sáng 10/11/2024, tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Nhân Mỹ học đường phối hợp với Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), Bộ môn Hán Nôm (Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo “Hoạt động đào tạo Hán Nôm và Thư pháp ngoài công lập”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỉ niệm 20 năm thành lập Nhân Mỹ học đường (2005 - 2025).

🧑‍🎓Đến tham dự Hội thảo có: TS. Lê Trung Kiên – Đốc giáo Nhân Mỹ học đường, TS. Phạm Văn Ánh – Phó Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Nhân Mỹ học đường, TS. Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, PGS. TS Nguyễn Tuấn Cường – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, TS. Đinh Thanh Hiếu – Chủ nhiệm Bộ môn Hán Nôm, Trường Đại học KHXH & NV, Thư pháp gia Xuân Như Vũ Thanh Tùng – Chủ tịch Hội đồng điều hành Nhân Mỹ học đường cùng các nhà nghiên cứu, sinh viên, hội viên các CLB thư pháp và đông đảo người quan tâm đến Hán nôm và nghệ thuật thư pháp.

🌟Hội thảo đã nhận được 30 tham luận của các tác giả tập trung vào ba nhóm nội dung:
🔹Đào tạo Hán Nôm: chương trình, tài liệu đào tạo, việc áp dụng thành tựu nghiên cứu mới; Vai trò của mộc bản, di văn tại di tích trong đào tạo Hán Nôm; Nghi lễ nho giáo; Vai trò của Hán Nôm trong nghiên cứu chuyên ngành như công trình xây dựng, y học cổ truyền, giáo dục, an ninh…
🔹Đào tạo Thư pháp: chương trình, tài liệu đào tạo; các vấn đề nghiên cứu thư luận, bi học, thiếp học; lịch sử thư pháp; hiện trạng đào tạo và hoạt động thư pháp tại Việt Nam hiện nay; Thư pháp và hoạt động tổ chức Hội chữ xuân; Ứng dụng thư pháp trong đời sống xã hội.
🔹Công tác quản lý, đào tạo: mô hình, quy mô tổ chức hoạt động đào tạo Hán Nôm, Thư pháp; Công tác nhân sự; Đào tạo Hán Nôm và Thư pháp từ góc nhìn của học viên, nhà sử dụng; Vai trò, thành tựu, hạn chế và kiến nghị đối với việc duy trì hoạt động của mô hình đào tạo ngoài công lập hiện nay.

🌻Hội thảo mong muốn sẽ nâng cao chất lượng nghiên cứu, ứng dụng tri thức Hán Nôm và Thư pháp vào công tác đào tạo trong hệ thống giáo dục ngoài công lập, hướng tới đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao trong bối cảnh hiện nay.

Một số hình ảnh:

WORKSHOP ON "NON-PUBLIC HAN-NOM AND CALLIGRAPHY TRAINING ACTIVITIES" AT VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

On the morning of November 10, 2024, at the Văn Miếu – Quốc Tử Giám historical site, Nhân Mỹ School, in collaboration with the Center for Scientific and Cultural Activities Văn Miếu – Quốc Tử Giám, the Institute of Han-Nom Studies (Vietnam Academy of Social Sciences), and the Department of Han-Nom Studies (University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi), organized the workshop titled "Non-Public Han-Nom and Calligraphy Training Activities." This event is part of the activities commemorating the 20th anniversary of Nhân Mỹ School's establishment (2005–2025).

They were also attended by researchers, students, members of calligraphy clubs, and many others interested in Han-Nom studies and calligraphy.

The workshop received 30 contributions focusing on three main topics:
1. Han-Nom Training:
• Curriculum and training materials
• Application of recent research achievements
• The role of woodblocks and literary relics in Han-Nom training
• Confucian rituals
• The significance of Han-Nom in specialized fields such as architecture, traditional medicine, education, and security
2. Calligraphy Training:
• Curriculum and training materials
• Research issues related to calligraphy theory, epigraphy, and historical scripts
• The history of calligraphy
• Current status of calligraphy training and activities in Vietnam
• Calligraphy and the organization of spring letter festivals
• Application of calligraphy in daily life
3. Management and Training Operations:
• Models and scales of Han-Nom and calligraphy training organizations
• Human resource management
• Perspectives on training from learners and stakeholders
• Roles, achievements, challenges, and recommendations for sustaining non-public training models

The workshop aimed to enhance the quality of research and the application of Han-Nom and calligraphy knowledge in training within non-public education systems, meeting the increasing societal demands in today's context.

Some images from the event:



GALA DINNER LIÊN HOAN PHIM QUỐC TẾ HÀ NỘI LẦN THỨ VII NĂM 2024 TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM (English caption below)Nằm tr...
10/11/2024

GALA DINNER LIÊN HOAN PHIM QUỐC TẾ HÀ NỘI LẦN THỨ VII NĂM 2024 TẠI VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
(English caption below)

Nằm trong chuỗi các sự kiện của Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội, tối ngày 9/11, Gala dinner được UBND thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức tại không gian di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám với mong muốn giới thiệu tới các nghệ sĩ, người làm điện ảnh quốc tế những di sản văn hoá Việt Nam.

Đến dự sự kiện, có ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch; Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; Đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; Lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch; Đại biểu đại diện văn phòng UBND Thành phố Hà Nội, các Sở, ban, ngành đoàn thể thành phố Hà Nội: Đại biểu đại diện Hội Điện ảnh Việt Nam; Đại diện nhà tài trợ; Đạo diễn, nghệ sĩ, diễn viên; Đại diện lãnh đạo một số nhà sản xuất phim trong nước và quốc tế tham dự Liên hoan phim Quốc tế cùng với các đại biểu và thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, tiểu Ban phục vụ, Ban Giám khảo, Ban Cố vấn, Ban Tuyển chọn phim Liên hoan phim Quốc tế lần thứ VII năm 2024.

Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hướng đến tạo nên một sự kiện điện ảnh tầm cỡ, mang bản sắc Việt, nơi mà nghệ thuật và văn hóa được tôn vinh, phát triển.

Tại sự kiện, ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội chia sẻ: “Sự kiện này mong muốn tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa của các quốc gia và dân tộc trên thé giới. Chúng tôi bày tỏ sự trân trọng những tình cảm sự nhiệt tình chân thành của các đối tác, bạn bè quốc tế đã dành cho nhân dân Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng - Thủ đô văn hiến, thành phố vì hòa bình thân thiện và mến khách..”

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF VII) là dịp để vinh danh những tài năng mới của điện ảnh, giới thiệu những tác phẩm đặc sắc của các nền điện ảnh trên thế giới; đồng thời kết nối, giao lưu hợp tác để cùng phát triển, tạo cơ hội mở rộng thị trường điện ảnh Việt Nam, hội nhập thị trường điện ảnh quốc tế.

GALA DINNER OF THE 7TH HANOI INTERNATIONAL FILM FESTIVAL 2024 (HANIFF) AT VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM

As part of the events for the 7th Hanoi International Film Festival, the Gala Dinner was held on the evening of November 9, 2024, at Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hosted by the Hanoi People's Committee. The event aimed to introduce international filmmakers and artists to Vietnam's rich cultural heritage.

The event was attended by Mr. Tạ Quang Đông, Deputy Minister of Culture, Sports, and Tourism; Mr. Nguyễn Mạnh Quyền, Vice Chairman of the Hanoi People's Committee; representatives from the Central Propaganda Department; leaders of various departments, agencies, and institutes under the Ministry of Culture, Sports, and Tourism; representatives from the Hanoi People's Committee office, various Hanoi departments, organizations, and unions; representatives from the Vietnam Cinema Association; sponsors; directors, artists, and actors; as well as leaders from both domestic and international film production companies participating in the festival. Also present were members of the Steering Committee, Organizing Committee, Service Sub-committee, Jury, Advisory Committee, and the Film Selection Committee of the 7th Hanoi International Film Festival 2024.

With the theme "Cinema: Creativity – Taking Flight," the Hanoi International Film Festival 2024 seeks to establish a world-class event that reflects Vietnamese identity, where art and culture are celebrated and developed.

At the event, Mr. Nguyễn Mạnh Quyền, Vice Chairman of the Hanoi People's Committee, shared: "This event aims to enhance further the solidarity, friendship, and mutual understanding between the cultures of different countries and peoples around the world. We want to express our deep appreciation for the sincere enthusiasm and support from our international partners and friends for the people of Vietnam in general and for Hanoi, our cultural capital and city of peace, friendliness, and hospitality."

The 7th Hanoi International Film Festival (HANIFF VII) honors emerging cinema talents, showcases outstanding works from global film industries, and fosters connections and collaborations to promote development. It also aims to expand the Vietnamese film market and integrate it into the international film industry.






📜 TRẠNG NGUYÊN TRỊNH TUỆ - TẤM GƯƠNG  VƯỢT KHÓ HỌC GIỎI📜[English caption below]👉 Trịnh Tuệ (1706 - ?), danh sĩ vùng Than...
09/11/2024

📜 TRẠNG NGUYÊN TRỊNH TUỆ - TẤM GƯƠNG VƯỢT KHÓ HỌC GIỎI📜
[English caption below]

👉 Trịnh Tuệ (1706 - ?), danh sĩ vùng Thanh Hóa, là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Sinh ra trong gia đình dòng dõi nhà chúa nhưng gặp cảnh nghèo khó, ông không dựa dẫm mà vươn lên nhờ trí tuệ sắc bén và ý chí bền bỉ. Được truyền tụng là người tài trí phi thường, chỉ cần đọc qua là nhớ, ông còn nổi tiếng với câu chuyện học thâu đêm suốt sáng, quên ăn vì đam mê tri thức.

🌼 Năm 1736, Trịnh Tuệ đỗ Trạng nguyên, nhưng ông cũng phải vượt qua nhiều lời đàm tiếu, thậm chí phải chứng minh tài năng trước quan lại triều đình. Cuối đời, Trịnh Tuệ trở về quê hương, mở lớp dạy học, truyền cảm hứng và tri thức cho các thế hệ trẻ. Đền thờ Trạng nguyên ở chân núi Voi ngày nay vẫn ghi dấu và tôn vinh ông – vị Trạng nguyên cuối cùng của chế độ khoa cử Việt Nam.

👉 Trịnh Tuệ không chỉ là một danh sĩ mà còn là tấm gương về ý chí và kiên trì, minh chứng rằng tài năng, đức độ sẽ mãi được tôn vinh!

📍Mời các bạn tìm hiểu về Trịnh Tuệ theo link sau: http://vanmieu.gov.vn/vi/di-tich/danh-nhan-va-dong-ho/

PHD TRỊNH TUỆ - A MODEL OF OVERCOMING HARDSHIP TO EXCEL IN LEARNING

Trịnh Tuệ was a distinguished figure from Thanh Hóa, leaving a notable mark in the history of Vietnam's civil service examinations and academia. Born in 1706 during the reign of King Lê Dụ Tông, Trịnh Tuệ came from a noble lineage of the Trịnh lords, yet his family lived in poverty. Despite his noble ancestry, he relied on his intelligence and determination to succeed.

Initially, Trịnh Tuệ lived in Sóc Sơn village, Biện Thượng commune, Vĩnh Phúc district (now Vĩnh Hùng commune, Vĩnh Lộc district, Thanh Hóa). Later, his family moved to Bất Quần, Quảng Xương (Thanh Hóa), where he grew up and pursued knowledge. The Voi Mountain in Quảng Xương, where he once built a private school, became the literary center of the district, serving as a historical marker of his life and career.

It is said that Trịnh Tuệ possessed extraordinary intellect, able to remember books with a single read-through. His intelligence was complemented by unwavering willpower. People in his village often recalled a saying about him: "Trịnh Tuệ wakes early, sleeps late, and forgets to eat because he never parts from his books." His dedication to learning became an inspiring story for the young people of Bất Quần.

In 1723, when he was only a junior laureate, the court highly regarded his talent, and he was appointed Vice Director of the Judicial Department. In 1736, Trịnh Tuệ reached a new milestone by passing the national exams as the Trạng Nguyên, the highest rank in Vietnam's educational system at the time.

However, his success stirred controversy, with claims that he was favored due to his noble lineage and close ties with court official Hoàng Công Phụ. This incident is recorded in Vietnamese Laureates 1075-1919, noting that the scholar community of the time believed that Trịnh Giang organized the palace examination at the Trịnh lord's residence rather than at the royal palace as per tradition, with Hoàng Công Phụ's influence securing Trịnh Tuệ's title of Trạng Nguyên. Such rumors troubled Trịnh Tuệ, and to prove himself, he invited fellow officials to question him on various topics, from history and mathematics to medicine. He responded to each question with fluency and precision, earning their respect. Later, he was promoted to The principal of Quốc Tử Giám (the first national school).

In his later years, Trịnh Tuệ returned to his homeland, the Voi Mountain, where he had once built his private school. He opened a school to teach local children, passing on his knowledge and experience to future generations. Many of his students went on to hold high ranks in government. When he passed away, the people of his homeland built a temple at the foot of Voi Mountain to honor their esteemed teacher. In the 18th century, Lê Quý Đôn, a famous scholar, visited the temple while serving as Inspector of Thanh Hóa, donating funds for its restoration and inscribing the words Temple of the Trạng Nguyên in tribute to this great scholar.

Trịnh Tuệ was also the last Trạng Nguyên of Vietnam's examination system, as subsequent national exams under the Nguyễn dynasty (from the examination in 1822 under Emperor Minh Mạng to the last one in 1919 under Emperor Khải Định) did not confer this title. Trịnh Tuệ remains a renowned scholar and a symbol of resilience and determination, a testament that true talent and virtue are recognized over time.


Address

Số 58, Phố Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Thành Phố Hanoi
Hanoi
10000

Opening Hours

Monday 08:00 - 17:00
Tuesday 08:00 - 17:00
Wednesday 08:00 - 17:00
Thursday 08:00 - 17:00
Friday 08:00 - 17:00
Saturday 08:00 - 17:00
Sunday 08:00 - 17:00

Telephone

+84923898995

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám:

Share