Tư Liệu Dành Cho HDV

Tư Liệu Dành Cho HDV Tài Liệu Dành Cho HDV
Tư Liệu Hồ Chí Minh . Tư Liệu về các điểm du lịch , di tích …

30/11/2024

Bài thuyết minh về Lăng Vua Tự Đức
Kính thưa quý vị Huế là vùng đất kinh đô nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng trong chế độ Phong
Kiến của Việt Nam. Nơi đây đã khắc họa 1 phần nào hình ảnh của tập đoàn Phong Kiến cuối cùng của
nước ta. Những hình ảnh đó được du khách trong và ngoài nước biết đến qua các công trình kiến trúc
mang đậm nét cổ kính như khu vực Đại Nội, trung tâm đầu não về chính trị, là bộ máy nhà nước của triều
Nguyễn, hay hệ thống lăng tẩm nơi an nghỉ của các vị vua nhà Nguyễn vẫn mãi trường tồn với thời gian.
Triều Nguyễn bắt đầu từ năm 1802 kéo dài 143 năm với 13 đời vua, bắt đầu là vua Gia Long kết thúc vào
đời vua Bảo Đại. Nhưng do những biến cố lịch sử thì hiện tại ở Huế chỉ có 7 ngôi lăng mộ của vua: Gia
Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức (do con là vua Thành Thái cho xây), Đồng Khánh, Khải
Định. Và qua các hệ thống lăng tẩm của từng vị vua sẽ giúp quý vị phần nào hiểu rõ hơn về sự nghiệp cai
trị, đức tính và con người của vị vua đó. Trong buổi chiều ngày hôm nay quý vị sẽ đi thăm viếng lăng Tự
Đức 1 trong 7 ngôi lăng mộ của các vị vua Triều Nguyễn.
Kính thưa quý vị vua Tự Đức là vị vua thứ 4 của nhà Nguyễn, tên thật là Nguyễn Phúc Hồng
Nhậm là con thứ 2 của vua Thiệu Trị và bà Từ Dụ. Ông sinh năm 1829 lên ngôi vua lúc 20 tuổi là vị vua
cai trị lâu đời nhất của nhà Nguyễn kéo dài 36 năm từ năm 1848 đến 1883. Nhưng trong những năm cai
trị của mình thì đất nước xảy ra nhiều biến cố như trong 36 năm cai trị thì hết 18 năm đê Văn Giang ở Hải
Ninh bị vỡ khiến cho đời sống người dân đầy cơ cực chúng ta vẫn hay nghe câu:
"Từ khi Tự Đức lên ngôi
Thiên hạ mất mùa, trẻ khóc như ri
Đến khi Tự Đức mất đi
Thiên hạ thái bình mới dễ làm ăn."
Ngoài ra trong những năm ông cai trị thì việc mất đất về tay của người Pháp đã diễn ra. Mười
năm sau khi ông lên ngôi vào năm 1858 người Pháp đã nổ tiếng súng tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) bắt
đầu cho công cuộc xâm lược của mình. Sau đó 4 năm vào năm 1862 người Pháp dùng áp lực buộc nhà
Nguyễn phải ký hiệp ước Hòa Bình và Hữu Nghị, phải dâng 3 vùng đất của Nam Kỳ cho người Pháp bảo
hộ: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường. Tiếp theo đó là hòa ước Quý Mùi (1883) nhà Nguyễn đã dâng 3
vùng đất còn lại của Nam Kỳ Lục Tỉnh cho Pháp. Và những việc này đều diễn ra trong những năm cai trị
của vua Tự Đức. Đó được xem như 1 nỗi buồn của ông.
Thêm phần vua Tự Đức có tới 103 người vợ nhưng không có con, do thuở nhỏ sức khỏe của ông
vốn yếu kém còn mắc thêm bệnh đậu mùa nên hậu quả dẫn đến là việc ông bị vô sinh, mặc dù có tới 103
người vợ nhưng không có 1 người con nào, thậm trí ông còn hạ mình lấy 1 người phụ nữ đã có 8 người
con, ý là người phụ nữ này dễ đẻ, mắng đẻ. Để hi vọng sẽ cho ông 1 người con nhưng đáng tiếc chính căn
bệnh đã hành hạ ông. Mà trong tư tưởng Phong Kiến có câu "bất hiếu hửu tam vô hậu vi đại" trong 3 tội
bất hiếu của người con trai không có con nối dòng là tội lớn nhất. Chính vì vậy ông nhìn cuộc đời bi quan
chán chường, ông cho rằng cuộc sống con người trên đời chỉ là "sinh khí tử qui" sống là tạm thời chết
mới là vĩnh cửu. Thêm phần vua Tự Đức là người đã hấp thụ khá đầy đủ nền văn hóa và triết học Đông
Phương cùng với 1 số mâu thuẫn giữa cái tích cực lúc trẻ và nội tại lúc già, giữa sự sống và cái chết. Thất
bại trước việc nước, việc nhà nên khi càng lớn tuổi, ông càng bi quan. Điều đó cũng thể hiện qua những
bài thơ của Vua:
Sự đời ngẫm nghĩ, nghĩa mà ghê!
Sống gửi, rồi ra lại thác về.
Khôn dại cùng chung ba thước đất,
Giàu sang chưa chín một nồi kê.
Tranh giành trước mắt mây tan tác,
Đày đoạ sau thân núi nặng nề.
Muốn đến hỏi tiên, tiên chẳng bảo,
Gượng làm chút nữa để mà nghe.
Do đó nhà vua đã nghĩ cái chết tất nhiên sẽ đến với đời mình, và để vơi bớt những dằn vặt khổ đau trong
quãng đời còn lại, cho nên nhà vua đã hạ lệnh cho xây dựng lăng tẩm như 1 hoàng cung thứ 2 để thỉnh
thoảng đến đây tiêu khiển nghỉ ngơi và cũng để làm "ngôi nhà lâu dài của Trẫm".
Lăng được bắt đầu xây dựng vào năm 1864 dự tính làm trong vòng 6 năm. Lúc đầu được đặt tên
là Vạn Niên Cơ có ý nghĩa là đất tốt vạn năm. Việc xây lăng được giao cho 2 vị quan là Nguyễn Văn Chất
và ông Lê Văn Xa. Nhưng do 2 vị quan này muốn lập công nên đã rút ngắn thời gian xây lăng xuống còn
1 nửa. Nếu xây lăng trong vòng 6 năm thì những người lính và thợ họ sẽ được thay phiên nhau về nghỉ 3
tháng 1 lần. Nhưng do rút ngắn xuống còn 3 năm nên hơn 4000 nhân công phải làm việc cực lực trong
điều kiện tối thiểu nên người chết vô số chính điều đó đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa chày vôi vào năm
1866. Do chính người xây lăng, họ sử dụng những công cụ các cối chày, cối vôi để dựng nên cuộc khởi
nghĩa này nhằm lật đổ Tự Đức và đưa Định Đạo lên ngôi (con của Hồng Bảo, gọi Vua Tự Đức bằng chú).
Nhưng may mắn cho vua Tự Đức là cuộc khởi nghĩa này đã nhanh chóng bị đập tắt. Sau đó nhận thấy
việc xây lăng chưa hợp lòng dân, chưa thuận ý trời do vào 5/1866 điện Hòa Khiêm bị sét đánh trúng nên
vua Tự Đức đã cho cải tên từ Vạn Niên Cơ thành Khiêm lăng. Nhưng vết nhơ trong việc xây lăng vẫn còn
mãi cho tới ngày nay, như chúng ta đã từng nghe:
"Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính hào đào máu dân"
Và Khiêm lăng được hoàn thành trong vòng 3 năm từ 1864 - 1867 với diện tích 12ha cùng với 50
công trình lớn nhỏ, chia thành 3 khu vực: Khu vui chơi, giải trí; khu ăn ở sinh hoạt; khu an táng. Nhìn vào
sơ đồ chúng ta có thể nhìn thấy được 3 khu vực trên (giải thích các khu vực, lịch trình đi tham quan). Và
cũng giải thích cho quý vị biết tại sao gọi là lăng, tại sao gọi là tẩm. Tẩm: nơi làm việc, ăn nghỉ của nhà
vua, sau khi mất đi trở thành nơi thờ cúng. Lăng: chính là nơi chôn cất thi hài của nhà vua.
Toàn bộ khu lăng cùng lấy núi Giáng Khiêm ở phía trước làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu
chẩm, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường. Toàn cảnh lăng Tự Đức như 1 công viên rộng lớn. Ở đó
quanh năm có suối chảy, thông reo, muôn chim ca hát. Yếu tố quan trong được đề cao trong lăng là sự hài
hòa của đường nét. Không có những con đường thẳng tắp, đầy góc cạnh như các kiến trúc lăng của các vị
vua nhà Nguyễn khác, mà thay vào đó là con đường lát gạch Bát Tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm (nơi
đoàn vừa qua cổng bước vào) đi qua trước Khiêm Cung Môn (nơi đoàn đang đứng) rồi uốn lượn quanh co
ở phía trước lăng mộ và đột ngột khuất vào những hàng cây sứ đại thụ ở gần lăng Lệ Thiên Anh Hoàng
Hậu. Sự sáng tạo của con người hài hòa với cảnh quan tự nhiên tạo nên 1 khung cảnh thơ mộng, diễm lệ.
Và toàn bộ khu vực lăng rộng 12 ha với 50 công trình đa phần đều có chữ Khiêm trong tên gọi
như: cửa vào: Vụ Khiêm, nơi làm việc: Hòa Khiêm Điện, nơi ăn nghỉ: Lương Khiêm Đường, nhà hát:
Minh Khiêm Đường.
Còn từ đây quý vị có thể nhìn thấy Đảo Tịnh Khiêm, Hồ Lưu Khiêm. Nguyên sơ của hồ Lưu
Khiêm là 1 dòng suối nhỏ nước chảy quanh năm. Sau nhà vua cho đào hành hồ để nuôi cá trồng sen. Phần
đất đào hồ thì cho đắp thành 1 hòn đảo nhỏ gọi là là Đảo Tịnh Khiêm để vua nuôi chim thú giải trí. Đối
diện với bên kia hồ là Xung Khiêm Tạ nơi để vua ngắm cảnh làm thơ. Dũ Khiêm Tạ đề làm nơi câu cá.
Và phía sau lưng quý vị là Khiêm Cung Môn, đây là cánh cổng đưa đoàn tới tham quan phần tẩm, là nơi
làm việc và ăn nghỉ của vua Tự Đức lúc còn sống khi mất đi trở thành nơi thờ cúng. Bây giờ xin phép mời
quý vị vào tham quan phần đầu tiên trong phần tẩm đó là Hòa Khiêm Điện.
Và trước mắt quý vị đây chính là phần bên ngoài của Hòa Khiêm Điện, xin mời đoàn vào bên
trong. Đây là gian thờ cúng vua Tự Đức trước đây là nơi làm việc của vua. Tại đây sẽ giới thiệu đến quý
vị 1 số nét độc đáo trong khu vực này. Đầu tiên là những bức tranh gương được treo phía trên. Đây là
những bức tranh được vua Tự Đức đặt vẽ bên Trung Hoa, những hình ảnh trong tranh được họa theo
những vần thơ của vua cha Thiệu Trị sáng tác, nhưng nét độc đáo nhất của bức tranh chính là cách vẽ âm
bản hay còn gọi là vẽ ngược từ phía sau gương, nhờ đó mà những bức tranh này vẫn còn giữ nguyên được
màu sắc mặc dù đã trải qua cả trăm năm.
Ngoài ra trong khu vực án thờ chúng ta sẽ thấy được 2 bài vị, 1 cao 1 thấp, 1 bài vị của vua Tự
Đức bài vị còn lại của bà Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu. Bài vị thấp được đặt bên trái, bài vị cao đặt bên phải
theo hướng quay mặt ra cửa. Và theo quý vị mình thì bài vị nào là của vua Tự Đức bài vị cao hay thấp.
Theo như bình thường thì ai cũng nghĩ bài vị cao sẽ là của vua cài còn lại là của hoàng hậu. Nhưng chính
xác thì bài vị thấp mới là của vua Tự Đức. Vì theo quan niệm xưa thì phía bên trái luôn được coi trọng
hơn nên người quan trọng sẽ được đặt bên trái (nam tả nữ hữu). Nhưng tại sao bài vị của vua lại nhỏ hơn
của hoàng hậu là vì vua Tự Đức mất năm 1883 còn Lệ Thiên Anh Hoàng Hậu mất năm 1903 tức là mất
sau vua Tự Đức 20 năm nên do bối cảnh lịch sử, do người làm bài vị cho vua và hoàng hậu là 2 người
khác nhau nên mới có sự không cân xứng như vậy.
Và kính thưa quý vị mặc dù bà Vũ Thị Duyên được phong tới chức hoàng hậu nhưng theo 1 số tài
liệu cho rằng người phụ nữ mà được vua Tự Đức yêu mến nhất có tên là Nguyễn Thị Bằng. Một bài thơ
rất nổi tiếng của vua Tự Đức sáng tác có tựa đề là Khóc Bằng Phi để nói lên niềm tiếc thương vô hạn của
nhà vua đối với cái chết của bà mà còn được lưu truyền cho tới ngày nay.
" Ới Thị Bằng ơi đã mất rồi
Ới tình, ới nghĩa, ới duyên ôi
Mưa hè, nắng cháy, oanh ăn nói
Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng
Xếp tàn y lại, để dành hơi
Mối tình muốn dứt càng thêm bận
Mãi mãi theo hoài chứ chẳng chơi."
Một số giả thuyết cho rằng bài thơ này không phải vua Tự Đức sáng tác
Đây là một bài thơ Nôm có giá trị văn chương rất cao, kể cả về hình thức lẫn nội dung. Lãng mạn
nhất là ở 2 câu 5, 6 “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng, xếp tàn y lại, để dành hơi”: vì quá nhớ thương nên đập
vỡ tấm gương mà nàng đã từng soi để mong thấy lại được hình ảnh của nàng trong đó, và xếp chiếc áo cũ
mà nàng đã từng mặc, đem cất kỹ để giữ lại chút hơi âm của người mình yêu. Qua bài thơ ít nhiều cũng
cho chúng ta thấy được 1 tâm hồn thơ của vua Tự Đức, được biết ông là 1 người ham học hỏi, có tầm hiểu
biết rộng và cũng thích sáng tác. Vua Tự Đức cũng cho làm nhiều thơ chữ Hán: trong đó có bộ Việt sử
tổng vịnh, vịnh hàng trăm nhân vật trong lịch sử Việt Nam, cũng có một số bài xuất sắc. Ông còn làm cả
thơ Nôm, có những tập như Luận Ngữ diễn ca, Thập điều diễn ca v.v. Với sự chuyên tâm ham thích và
khối lượng sáng tác lớn (500 bài thơ chữ Hán, 400 bài thơ chữ Nôm), mà người ta thường cho ông là 1
nhà thơ, một ông vua "văn học". Cũng có nhiều giai thoại nói về tâm hồn yêu thơ ca của ông (kể giai
thoại làm thơ gởi nhà Thanh).
Kính thưa quý vị bây giờ đoàn rời khỏi Hòa Khiêm Điện để đến nơi tiếp theo trong khu vực tẩm,
đó là Lương Khiêm Điện. Nếu Hòa Khiêm Điện là nơi làm việc của vua Tự Đức sau này trở thành nơi thờ
cúng của vua thì Lương Khiêm Điện là nơi ăn nghỉ sau này trở thành nơi thờ cúng bà Từ Dụ là mẹ của
vua Tự Đức. Có thể nói bà là người phụ nữ quyền lực nhất trong triều nhà Nguyễn. Nếu triều Nguyễn có
13 đời vua thì bà đã sống và chứng kiến hết 9 đời vua nhà Nguyễn. Bà thọ 92 tuổi mất 1902 bà có cách
dạy con rất hay nên vua Tự Đức được xem là vị vua hiếu thảo nhất nhà Nguyễn.
kể 1 số câu chuyện hiếu thảo của vua Tự Đức: Chuyện ngày chẳn thiết triều, ngày lẻ vào chầu
Thái hậu và tham vấn mẹ việc triều đình. Vua thường ghi lại những lời khuyên của mẹ thành tập "Từ huấn
lục"; Chuyện đi săn trễ ngày giỗ kỵ vua cha; Chuyện nhờ Thiền sư Trần Hữu Đức chữa bệnh cho bà Từ
Dụ.
Qua những câu chuyện trên đã cho chúng ta thấy được 1 đức tính rất đáng khâm phục của Tự
Đức, một tấm lòng hiếu thảo sâu sắc đối với mẹ, mà hiếm có vị vua nào sánh được, đây là 1 điều rất đáng
trân trọng để người đời noi theo.
Rời khỏi Lương Khiêm Điện xin mời quý vị tiếp tục đến Minh Khiêm Đường đây được xem là
nhà hát tuồng cổ nhất Việt Nam còn là nơi giải trí xem hát tuồng cùa nhà vua. Ngoài việc sáng tác thơ vua
Tự Đức còn là 1 người rất yêu nghệ thuật, ông đã tập trung về kinh đô Huế nhiều nhà soạn kịch bản
tuồng, và cho soạn những vở tuồng lớn như Vạn bửu trình tường, Quần phương hiến thụy (diễn hơn hàng
trăm đêm mới xong).
Sau khi tham quan xong phần tẩm bây giờ xin mời quý vị tiếp tục duy chuyển qua tham quan
phần tiếp theo là phần lăng nơi an táng thi hài của vua Tự Đức. Và trước mặt quý vị là khu vực sân chầu 2
bên có 2 hàng voi ngựa, quan quân theo hầu. Quan văn bên trái quan võ bên phải vì theo quan niệm
Phong Kiến thì quan văn được xem trọng hơn nên được đặt bên trái như quý vị đã từng nghe câu:
"Trâu buột thì ghét trâu ăn
Quan võ thì ghét quan văn dài quần"
Kế đó chúng ta sẽ thấy 1 công trình được xem là kiên cố nhất trong 50 công trình của lăng vua Tự
Đức đó là bi đình nơi để che nắng mưa tấm bia đá lớn nhất Việt Nam với trọng lượng 20 tấn được gọi là
Bia Khiêm Cung Ký. Trên đó có khắc gần 5000 chữ Hán. Theo đúng qui định thì sau khi 1 vi vua băng hà
thì người con nối nghiệp có nhiệm vụ dựng tấm bia đá này với mục đích ca ngợi công lao của vua cha.
Nhưng do vua Tự Đức không có con nên nội dung trên Khiêm Cung Ký này là do đích thân ông sọan thảo
và được xem như 1 bản tự kiểm điểm bản thân. Về nội dung bài văn bia Khiêm Cung Ký gồm các nội
dung như sau:
Thứ 1: nói về cuộc đời lúc còn trẻ của vua Tự Đức, sức khỏe thì yếu đuối hay mắc bệnh, 3 tuổi đã
sớm xa bầu sữa mẹ.
Thứ 2: Nói về lý do tại sao lại xây lăng này và giải thích tại sao lại có tên Khiêm lăng, khiêm ở
đây có nghĩa là khiêm tốn, khiêm nhường xin trích 1 đoạn trong Khiêm Cung Ký như sau: "Khiêm là kính
là nhường, thân mang chịu ô nhục và tội lỗi uốn mình, lại năng công đức gì mà chẳng khiêm"
Thứ 3: Giải thích với người sau rằng ông không phải là người giết anh cướp ngôi: kể 1 số câu
chuyện về vua Tự Đức và người anh Hồng Bảo.
Thứ 4: Nội dung cuối cùng là ông để lại câu hỏi cho người sau tự phán xét, do xin ra trong 1 thể
trạng ốm yếu thường xuyên đau bệnh, lên ngôi trong cảnh nồi da nấu thịt anh em tương tàn, lại gặp cảnh
giặc ngoại ban xâm chiếm. Với vô vàng những khó khăn mà ông phải gánh chịu cùng với những việc làm
lúc ông tại vị thì theo quý vị mình ông là người có công hay có tội. Như vua Tự Đức đã viết "còn như
công việc của ta hay dở thế nào thì đã có ngọn bút của các nhà viết sử".
Và bây giờ xin mời quý vị đến viếng khu vực an táng thi hài của vua Tự Đức đó là Huyền Cung:
Đặt câu hỏi xem có hay không thi hài của vua Tự Đức, nên các nguyên nhân không có thi hài.
+ Lòng tham con người: người Pháp đã đào mộ vua Tự Đức 1912, lăng bà Từ Dụ cũng đã bị đào
lên phát hiện 12 lượng vàng.
+ Long mạch: vùng đất tốt nếu ai được chôn tại đó thì con cháu được hưởng phúc nhiều đời, sợ bị
phá long mạch.
+ Sợ bị trả thù: năm 1970 chuyện nhà Tây Sơn cho đào mộ Nguyễn Phúc Luân cha của Nguyễn
Ánh lên chặt đầu lấy đầu cho thả xuống sông Hương, sau này vua Gia Long cho đem chôn đầu sọ của cha
mình, ở Huế có Sọ Lăng. Vua Gia Long trả thù đào mộ vua Quang Trung lên. Nên các vị vua triều
Nguyễn được dặn dò không được cho biết thi hài mình ở đâu để tránh việc triều đại sau báo thù.
Và đây chính là khu vực cuối cùng trong chuyến viếng thăm lăng Tự Đức, cũng hi vọng rằng qua
chuyến viếng thăm này đã giúp quý vị mình ít nhiều hiểu hơn về cuộc đời sự nghiệp cai trị, cũng như con
người của vị vua này.

BTLS Quân Sự bắt đầu từ Hum nay không đón nhận học sinh , sinh viên , Các cty du lịch có chương trình đưa học sinh tới t...
26/11/2024

BTLS Quân Sự bắt đầu từ Hum nay không đón nhận học sinh , sinh viên , Các cty du lịch có chương trình đưa học sinh tới thăm quan nên các cty du lịch có chương trình này thì hãy lùi lại sang năm 2025 nhé
Các bạn chia sẽ thông tin để ace học sinh , sinh viên , người dân , cty du lịch lữ hành biết đến để điều chỉnh kịp thời .. chân trọng cảm ơn

18/11/2024

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 2):Dòng sông kí ức Thiên Phù cổ đến sông Nhuệ đào.

Nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến lược khảo về 2 con sông ở Hà Nội, trong đó sông Thiên Phù đã đi vào ký ức, còn sông Nhuệ cũng có một lịch sử khó tin.

Ký ức Thăng Long - Hà Nội (Kỳ 2): Vệ sinh môi trường - bài toán ngàn năm
Tốc độ chạy của Đới Tung trong Thủy Hử… có hơn Usain Bolt?
Giải mã kế hoạch quân sự đầu tiên của Mỹ ở Việt Nam
Ảnh "hiếm có khó tìm" về nhan sắc của Tống Mỹ Linh
1. Thiên Phù là dòng sông cổ ở phía Tây Bắc Kinh thành Thăng Long. Thiên Phù là chi lưu của sông Hồng vì bắt nguồn từ sông Hồng ở đoạn giữa hai làng Phú Xá (nay thuộc phường Phú Thượng) và làng Nhật Tân (nay thuộc phường Nhật Tân) chảy xuôi qua làng Xuân Đỉnh, Xuân La thì một nhánh chảy vào phía Tây qua Cổ Nhuế hòa dòng với sông Nhuệ, một nhánh chảy xuống phía nam, qua Bái Ân đến vùng Nghĩa Đô hợp lưu với Tô Lịch ở Yên Thái. Khu vực hai con sông gặp nhau nay chính là Chợ Bưởi.

Ở phía sau đình Quán La (nay thuộc phường Xuân La) có một cái động gọi là động Thông Thiền ăn ra sông Thiên Phù. Theo dân gian, vào mùa nước thả quả bưởi từ động Thông Thiền khi nước rút sẽ thấy quả bưởi trôi ra sông Thiên Phù.

Vào những năm lũ lớn, cùng với sông Hồng, sông Tô Lịch, nước sông Thiên Phù cũng gây ra lũ lụt trong kinh thành. Đại Việt sử ký chép: “Năm 1078 nước sông tràn vào cửa Đại Hưng, năm 1128 kinh thành bị lụt lớn, năm 1243 kinh thành nhiều chỗ bị ngập, năm 1265 nước ngập phường Cơ Xá (tương ứng với Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên hiện nay), năm 1270, nước to đi lại trong kinh thành phải dùng thuyền”. Đại Việt sử ký cũng chép: “Năm 1108 vua Lý Nhân Tông cho đắp lại đê Cơ Xá; năm 1248 vua Trần Thái Tông đắp đê Quai Vạc”.

ky uc thang long - ha noi (ky 3): tu song thien phu co den song nhue dao hinh anh 1
Sông Thiên Phù trên bản đồ Thăng Long thời Lê

Tuy nhiên, trong bản đồ vẽ thành Trung Đô thời Hồng Đức (nửa cuối thế kỷ 15) và một số bản đồ thời Lê Trung hưng vẫn còn thấy sông Thiên Phù. Trong bài minh khắc trên tấm bia đá Vĩnh Tộ ngũ niên (1623) tại làng Võng Thị cũng có câu: Tích hồ khâm giang (Mặt hồ là chiếu, dòng sông là dải áo) để nói lên hình thế hồ Tây và sông Thiên Phù ở vùng này.

Như vậy dầu thế kỷ 17 sông Thiên Phù vẫn tồn tại nhưng không rõ nó còn rộng như thời Lý không. Vào năm Cảnh Hưng (1747), Chúa Trịnh đã ra lệnh chỉ cho làng Bái Ân được canh tác trên các khoảng ao và ruộng trũng vốn là sông Thiên Phù lấy hoa lợi dùng vào việc thờ cúng thành hoàng. Điều đó có nghĩa dòng sông Thiên Phù bị lấp. Nguyên nhân do sông Hồng đổi dòng nên cát bồi lấp cửa sông khiến sông trở thành sông chết. Theo thời gian, dân lấp hồ lấp đất canh tác. Sau này một vài hồ còn sót lại ở Xuân La, Bái Ân chính là dấu tích của Thiên Phù xưa.

Thiên Phù là con sông quan trọng cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Hồi đầu Công Nguyên, các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cho luyện thủy binh ở cửa sông Thiên Phù. Và cũng tại cửa sông này đã diễn ra các trận chiến của Hai Bà Trưng với quân nhà Hán. Thiên Phù cũng là đường giao thông thủy thuận tiện cho chuyên chở hàng hóa. Cây dó để dân làng Yên Thái làm giấy là từ vùng trung du đưa về, nó được vận chuyển từ sông Hồng vào Thiên Phù sau đó tập kết ở bến của làng, rất thuận tiện cho các hộ làm giấy.

2. Khi Thiên Phù không còn, để có nước phục vụ nông nghiệp, năm 1935, chính phủ thuộc địa đã phải cho đào sông Nhuệ bắt đầu Liên Mạc nối với sông Nhuệ (thời kỳ này sông Nhuệ là sông chết vì không còn nguồn cung cấp nước) ở Cổ Nhuế. Đây là một chuyện ít biết trong lịch sử sông Nhuệ.

Chúng ta đều biết, sông Nhuệ ngày nay dài khoảng 76km bắt đầu từ cống Liên Mạc (thuộc phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và điểm cuối cùng là cống Phủ Lý (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) khi hợp lưu với sông Đáy. Rất nhiều đoạn trên địa phận Hà Nội được đào mới nên người ta gọi sông Nhuệ là sông đào.

ky uc thang long - ha noi (ky 3): tu song thien phu co den song nhue dao hinh anh 2
Sông Nhuệ trở lại vẻ trong xanh trong mùa mưa. Ảnh: Hanoimoi

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, sông Nhuệ là chi lưu của sông Đáy lấy nước từ đầm Bát Long ở làng Hạ Mỗ (xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng), chảy ngược lên phía Tây Bắc qua Tây Tựu, Phú Diễn… của huyện Từ Liêm đến Thôn Trù 2 lại quặt xuống hướng Đông Nam. Sông đã mang lại sự thịnh vượng cho những nơi nó chảy qua và làm giàu thêm văn hóa dân gian các địa phương này. Cũng từ bến sông làng, lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc) theo thuyền buôn tỏa đi khắp nơi để rồi thiên hạ biết đến một làng lụa ven sông thơ mộng.

Thế nhưng, khi cửa sông Đáy với sông Hồng là Hát Môn bị cát bồi lấp thì sông Đáy bị mất một nguồn cấp nước từ sông Hồng. Sông này chỉ còn nguồn nước từ các nhánh ở phía hữu ngạn từ Hòa Bình, vì thế sông Nhuệ cũng không còn nguồn cung nước đã trở thành “con sông chết” từ thế kỷ 19.

Vì sông Nhuệ là “sông chết” và sông Thiên Phù lấy nước sông Hồng ở cửa Nhật Tân chảy qua Xuân La, Xuân Đỉnh gặp sông Nhuệ ở Thôn Trù 2 (nay thuộc phường Cổ Nhuế 2) cũng không còn khiến cả vùng Tây Bắc Hà Nội không có nước để sản xuất nông nghiệp. Khi đê Liên Mạc vỡ, nước lũ không có đường tiêu thoát khiến cả vùng rộng lớn từ Chèm, Vẽ kéo xuống tới Phú Diễn bị úng nước gần một tháng.

Để có sông cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và tiêu úng, năm 1935, Chính phủ Bảo hộ đã cho đào sông bắt đầu từ Liên Mạc chạy thẳng xuống Thôn Trù 2 và gọi là sông Nhuệ mới.

Chiều rộng của sông Nhuệ mới rộng hơn 100m, hai bên bờ có đê bao. Tại Liên Mạc có hệ thống cống. Mùa khô người ta mở cửa cống cho nước sông Hồng chảy vào và đóng cống khi mùa mưa. Công trình hoàn thành sau 4 năm đào đắp chủ yếu bằng sức người. Cùng với đào mới, dự án cũng cho mở rộng hai bên sông Nhuệ cũ từ Thôn Trù 2 kéo dài xuống tận Phủ Lý đã làm hồi sinh “con sông chết” trong nhiều năm.

Ngày nay, sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng, cho nên hình ảnh con sông quê thơ mộng của Hà Nội chỉ thi thoảng mới gặp trong mùa mưa khi nước dâng lên “thau rửa” sạch sẽ lòng sông bẩn thỉu.

(Còn nữa)

Theo Nguyễn Ngọc Tiến (Thể Thao & Văn Hóa)

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh thành Việt Nam (P1) dành cho các bạn nhé
12/11/2024

Nguồn gốc tên gọi 63 tỉnh thành Việt Nam (P1) dành cho các bạn nhé

Hãy xem bài đăng của 2Fun Travel.

26/10/2024

Tư liệu Về Tuyến Điểm Đông Tây Bắc (P1)

Tư Liệu về Mộc Châu :

Trong thời kỳ bắt phá ác liệt của đế quốc Mỹ (1965-1968) vào miền Bắc nuớc ta, sau khi chúng đã bị thất bại nặng nề ở chiến trường miền Nam, hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam. Thời kỳ đó, Sơn La cũng là một trong những trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ, đặc biệt là huyện Mộc Châu. Bởi nơi đây là một địa bàn quan trọng về kinh tế và quốc phòng của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc là nơi tập trung đông dân cư của các dân tộc cùng sinh sống, các nông trường, lâm trường lớn các cơ sở sản xuất chế biến công nghiệp của Trung ương. Thấy rõ Mộc Châu có vị trí quan trọng như vậy nên ngay từ đầu đế quốc Mỹ đã cho máy bay đánh phá ác liệt hòng huỷ diệt sức sống và uy hiếp tinh thần đồng bào các dân tộc Mộc Châu, đồng thời nhằm cắt đứt mạch máu giao thông giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc và sang vùng thượng Lào. Trút hàng nghìn tấn bom đạn gây bao tội ác với đồng bào các dân tộc Mộc Châu. Chúng không chỉ điên cuồng đánh vào các trận địa quân sự, còn bắn phá cả các điểm đông dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá truờng học, bệnh viện, đường xá, cầu cống tại thị trấn Mộc Châu.
Đau xót trước những thiệt hại, mất mát về người và của trong những trận bom tàn phá của đế quốc Mỹ, để khắc cốt ghi tâm trong mỗi người dân Mộc Châu và khơi dậy lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí chiến đấu kiên cường của đồng bào các dân tộc Mộc Châu.
Năm 1969, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị trấn Thảo nguyên Mộc Châu đã dựng bia căm thù ở Km 70 thuộc trung tâm thị trấn thảo nguyên, từ đó bia được gọi tên là Bia căm thù km 70.
Di tích này đã trở thành một vật chứng lịch sử trong cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược của dân tộc ta.
1. Bia Căm Thù K70.

Bia Căm thù km 70 - thị trấn Thảo Nguyên Mộc Châu cạnh trục đuờng quốc lộ 6, cách thị trấn của bia quay ra đuờng quốc lộ 6. Du khách đến di tích bằng các phuơng tiện như ô tô xe máy, xe đạp hoặc đi bộ rất thuận tiện.
Lịch sử tên gọi:
Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta (1965 – 1968), sau khi bị thất bại nặng nề ở chiến trường miền Nam hòng ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc đối với Miền Nam. Thời kỳ đó, Sơn La cũng là một trong những trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là huyện Mộc Châu. Bởi đây là một địa bàn quan trọng về kinh tế, quốc phòng của tỉnh Sơn La và của vùng Tây Bắc. Là nơi tập trung đông dân cư của các dân tộc cùng sinh sống, các nông trường, lâm trường lớn, các cơ sở chế biến công nghiệp của TW.
Thấy rõ Mộc Châu có vị trí quan trọng như vậy, nên ngay từ đầu Đế quốc Mỹ đã cho máy bay đánh phá ác liệt, hòng huỷ diệt sức sống và uy hiếp tinh thần đồng bào các dân tộc Mộc Châu đồng thời nhằm cắt đứt mạch máu giao thông giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc và sang vùng thượng Lào. Trút hàng nghìn tấn bom đạn gây bao tội ác với đồng bào các dân tộc Mộc Châu. Chúng không chỉ điên cuồng đánh vào các trận địa quân sự, còn bắn phá cả các điểm đông dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá trường học, bệnh viện, đường xá, cầu cống tại thị trấn Mộc Châu.
Đau xót trước những thiệt hại, mất mát về người và của trong những trận bom tàn phá của đế quốc Mỹ, để khắc cốt, ghi tâm trong mỗi người dân Mộc Châu và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, căm thù giặc sâu sắc, ý chí chiến đấu kiên cường của đồng bào các dân tộc Mộc Châu.
Ngày 13/10/1969, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị trấn Mộc Châu đã dựng bia Căm thù ở km 64 thuộc huyện Mộc Châu trung tâm thị trấn Mộc Châu.
Di tích này đã trở thành một vật chứng lịch sử ghi lại tội ác của Đế quốc Mỹ trong cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược của dân tộc ta

Nội dung bia đã ghi”Đời đời khắc cốt ghi tâm mối thù không đội trời chung đối với giặc Mỹ xâm lược”.
Bia đã trở thành một di tích lịch sử trong hàng ngàn những vật chứng lịch sử ghi lại một thời kỳ kháng chiến chống Mỹ xâm lược của dân tộc ta.

2. Di tích lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến

Ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, toàn Đảngn toàn dân và toàn quân ta tập trung lực lượng vào nhiệm vụ củng cố chính quyền, xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dâ. Thời gian này Đảng ta coi trọng xây dựng lực lượng quân sự địa phương. Tháng 10 năm 1945 chính phủ quyết định tổ chức 12 chiến khu trong cả nước để tiện chỉ đạo và phát huy khả năng độc lập từng địa phương trong nhiệm vụ “ Kháng chiến kiến Quốc”.
Ngày 27/2/1947 Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia quyết định thành lập mặt trận Miền Tây (Tây Tiến) do Đ/c: Hoàng Sâm (Khu trưởng chiến khu II), đ/c Lê Hiến Mai (Tham mưu trưởng chiến khu II) trực tiếp chỉ huy mặt trận Tây Tiến.
Trong những năm tháng xây dựng lực lượng, tham gia cuộc kháng chiếng thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trung đoàn 52 Tây Tiến đã lập nên những kỳ tích góp phần vào thắng lợi chung của Cách mạng Việt Nam và làm tròn nhiệm vụ Quốc tế cao cả với cách mạng Lào và Căm Pu Chia. Với thành tích xuất sắc đó, Trung đoàn 52 Tây Tiến đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Để mãi mãi ghi lại hình ảnh và những đóng góp của Trung đoàn 52 Tây Tiến, thể theo nguyện vọng của các cựu chiến binh trung đoàn Tây Tiến và tình cảm uống nước nhớ nguồn của nhân dân các dân tộc Sơn La đối với các thế hệ cha anh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Được sự nhất trí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sơn La. Ban liên lạc các cựu chiến binh trung đoàn 52 Tây Tiến phối hợp với Đảng bộ, chính quyền huyện Mộc Châu xây dựng khu lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiến tại đồi Nà Bó thị trấn Mộc Châu. Di tích được mang tên: Di tích lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiến.

Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, mảnh đất vùng biên cương phía Tây Bắc tổ quốc luôn được coi là vị trí chiến lược hết sức quan trọng là mảnh đất “Phên dậu của Tổ quốc”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ngày 27-2-1947, Đảng ta đã quyết định thành lập mặt trận Tây Tiến.
Đây là chủ chương hết sức đúng đắn của Đảng và quân đội ta: Trung đoàn Tây tiến cùng các đơn vị vũ trang khác có nhiệm vụ đánh địch, phs tan âm mưu lập “Xứ Thái tự trị” của thực dân Pháp ở vùng Tây Bắc. Đồng thời trung đoàn Tây Tiến còn phải thực hiện một nhiệm vụ cao cả là giúp cách mạng Lào kháng chiến chống Pháp.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ chỉ huy chiến khu II, mặt trận Tây Bắc, các đội Vệ quốc đoàn Tây Tiến đã sát cánh cùng quân dân các dân tộc địa phương và nước bạn Lào vừa củng cố chính quyền cách mạng, vừa liên tục chặn đánh quân địch ở Điện Biên Phủ, Tuần Giáo, Quỳnh Nhai, Chiềng Pấc, Chiềng Khương, Mường Sại, Đường 41, Sông Mã. Nhưng do lực lượng ít, địa bàn rộng, trình độ tác chiến còn hạn chế nên bộ đội Tây Tiến và quân dân địa phương chỉ có thể đánh tiêu hao, chặn bước tiến của địch.
Ngày 1/2/1947, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư động viên bộ đội Tây Tiến:

Kính gửi: Các chiến sỹ bộ đội Tây Tiến
“Các đồng chí.
Hôm nay các đồng chí lên đường lãnh nhiệm vụ tiến về hướng tây, theo gót một số đã sớm tiến lên mạn Điện Biên Phủ, Sơn La, Mộc Châu, Sầm Nưa hay miền lân cận Xiêng Khoảng, Sê Pôn.
Tôi viết thư này cho tất cả các đồng chí, người hiện đã ở tiền tuyến Miền tây cũng như những người vừa nhận được lệnh lên đường, nay vạch rõ được nhiệm vụ nặng nề thiêng liêng mà nước nhà đã giao phó. Tôi lại muốn kêu gọi cac đồng chí chuẩn bị tinh thần cho đầy đủ để ứng phó với tất cả những khó khăn hiểm nghèo nay đợi chờ các đồng chí ở nơi chiến địa.
Miền Việt tây đối với nước ta có vị trí chiến lược quan trọng.
Hùng cứ được vùng đó,không những quân địch ở vào cái thế “cứ cao lâm hạ” có thể uy hiếp hậu phương của chúng ta, mà chúng lại mong thực hiện cái âm mưu ác độc “dĩ Việt chế Việt” chia rẽ các anh em thiểu số, lập người Việt thiểu số để tiến đánh chúng ta.
Cái âm mưu chính trị lẫn quân sự ấy chúng đã thực hiện ở Miền nam bằng cách chiếm cứ cao ở miền nam trung bộ và lợi dụng anh em dân tộc thiểu số ở đó. Ngày nay sở dĩ bộ đội ta ở miền nam trung bộ nhiều nơi phải chiến đấu trong những điều kiện khó khăn, sở dĩ trên các mặt trận, chúng ta thấy cái cảnh cốt nhục thương tàn, một số anh em Ra đê (Rhadé) làm tay sai cho Pháp là vì lúc mới khởi hấn, chúng ta khồn đủ lực lượng hành động, không kịp thời để ngăn ngừa quân Pháp tiến chiếm vùng cao nguyên.
Ở Miền Bắc Việt Nam thực dân Pháp cũng sẵn cái ý định khống chế các vùng dân tộc thiểu số từ Lai Châu đến Thanh Nghệ để tiến đánh Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An và mong
Do những nhận xét nói trên các đ/c thấy rõ nhiệm vụ bảo vệ biên cương phía Tây của chúng ta và quan trọng đến chừng nào. Mỗi tấc đất miền Tây là một tấc đất của tổ quốc Việt Nam, chúng ta không thể để cho địch dễ dàng giẫm lên được. Mỗi một đồng bào miền Tây là một người dân đất Việt, chúng ta không thể không bảo vệ quyền lợi của đồng bào, không thể để đồng bào ta bị quân địch dày xéo hay lung lạc. Hơn nữa, bảo vệ được lãnh thổ và nhân dân miền Tây tức là gián tiếp bảo vẹ được đại hậu phương chúng ta, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng.
Trên con đường tiến về miền Tây, các đ/c sẽ phải lặn lội nơi rừng xanh suối bạc, ở những địa phương hàng nửa ngày đường không thấy một bóng người, thủy thổ không quen thuộc, vật chất thiếu thốn, ngôn ngữ bất đồng, nước độc rừng thiêng. Chỉ có một việc cất chân lên đường tiến về miền Tây là đủ tỏ cái chí hy sinh, cái lòng kiên nghị của các đồng chí. Các đ/c biết rằng trên mặt trận này bộ đội ta sẽ phải đương đầu với nhiều hiểm nghèo, khổ sở. Những sự hiểm nghèo, khổ sở có bao giờ chinh phục được lòng anh dũng của những thanh niên hăng hái, có bao giờ chinh phcuj được chí hướng của một dân tộc.
Tôi có mấy lời căn dặn các đồng chí, các đ/c ghi nhớ.
Một là đối vơid đồng bào thiểu số, các đ/c cần phải ăn ở tốt, lấy nói năng cử chỉ giúp đỡ hằng ngày mà chứng minh rằng chúng ta là đồng bào một nước, bao giờ cũng yêu thương nhau như anh em ruột thịt, từ những điều họ nghe thấy hằng ngày mà đưa họ đến chỗ giác ngộ. Trước hết chúng ta phải đánh tan cái thành kiến cho rằng anh em thiểu số miền Tây chưa có tinh thần dân tộc, không thể giác ngộ, chỉ biết phục tùng sức mạnh. Không có một con người nào là không thể tiến bộ, không có một dân tộc nào là không biết yêu nhà cửa ruộng nương của mình, không biết yêu nước và ghét quân thù. Kinh nghiệm Việt Bắc đã chứng tỏ điều này. Những việc đã làm ở Việt Băc tong hoàn cảnh khó khăn hơn, không lẽ gì lại không thực hiện được ở miền Tây.
Hai là đối với sức khỏe của mình, cần phải ra sức giữ gìn, không bao giờ quên nhãng nguyên tắc vệ sinh thường, không ăn quả xanh, không uống nước lã, vừa hành quân về không nên tắm nước suối, nơi nào có thể chặt cây lá làm chỗ nằm thì không nên ngủ đất, lại phải vận động luôn,, phải luôn luôn vui vẻ. Làm được như thế thì bệnh hoàn có thể tránh được một phần.
Ba là phải có sáng kiến và kiên tâm trong việc vận động nhân dân cũng như trong việc tiến đánh địch. Nếu sáng kiến và kiên tâm thì những khó khăn của ta về lương thực, đường xá sẽ trở nên những khó khăn của địch, những dễ dàng của địch trong khi chúng tập kích ta sẽ trở nên dễ dàng cho ta để tiến đánh chúng.
Vạn nhất trong cuộc hành binh các đồng chí có dịp gặp anh em Lào hay Mèo thì phải đứng lên trên lập trường bình đẳng tương trợ giúp đỡ trong cuộc vận động giải phóng của họ, mà tiếp xúc và giải quyết mọi vấn đề..
Chúc các đồng chí hăng hái khỏe mạnh.
Công đức của các đồng chí, đồng bào và Tổ quốc sẽ ghi nhớ. Dưới sựi điều khiển của Bộ Chỉ huy Tây Tiến, các đồng chí mạnh tiến lên trên con đường vinh quang thắng lợi. Nếu trong cuộc kháng Nhật chúng ta thành công với khu giải phóng Việt Bắc thì trong cuộc kháng Pháp chúng ta phải thành công với công cuộc Tây Tiến.
Chào quyết thắng
Võ Nguyên Giáp
Tuy mới thành lập, những hầu hết cán bộ chiến sỹ trung đoàn Tây Tiến đều là chiến sỹ giải phóng quân, vệ quốc quân, tự vệ chiến đấu, xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị… Có lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, tình nguyện chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Trong 60 ngày đêm khói lửa mở đầu kháng chiến toàn quốc ở Thủ đô và đánh địch Ở Hải Phòng, Tây Bắc, mặc dù vũ khí trang bị của trung đoàn còn nghèo nàn, thiếu thốn, kiến thức quân sự, khả năng tác chiến còn hạn chế, giác ngộ cách mạng còn ở mức độ. Ý thức dân tộc cao của người dân một nước tự do độc lập, trí tuệ của người Việt Nam và sự gắn bó máu thịt với đảng bộ, chính quyền địa phương, cán bộ chiến sỹ đoàn Tây Tiến quyết giữ vững và phát huy truyền thống chiến đấu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tiến hành thắng lợi cuộc khánh chiến thần thánh của dân tộc trên mặt trận miền Tây bắc của Tổ quốc.
Về phía địch: Thời gian này quân Pháp ở Bắc bộ dần thoát khỏi thế bị bao vây giam chân tại các đô thị, tiến hành đánh tỏa rộng ra các vùng nông thôn, làm chiến tranh ngày một lan rộng trên miền Tây Bắc, quân Pháp ráo riết tập trung lực lượng để đánh chiếm Hòa Bình từ 2 phía: Từ Sơn La theo đường 41 (quốc lộ 6A) xuống từ Mai Châu lên, kết hợp với nhẩy dù và từ Lào tiến sang. Âm mưu chiếm Hòa Bình của địch là: chiếm giữ đường 6A, đường 15 chia cắt hành lang chiến lược giữa quân khu 4, khu 3 với miền Tây Bắc và Việt Bắc, cô lập và chuẩn bị bàn đạp đánh căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời phối hợp với đồng bọn ở Thượng Lào, đánh phá 2 nước Việt – Lào.
Đơn vị Tây Tiến đầu tiên là đại đội Vệ quốc đoàn do các đ/c Anh Đệ, Tuấn Sơn và Lam Ngọc chỉ huy đưa quân từ Hà Nội lên Mộc Châu. Đây là một điểm của bộ đội Tây Tiến tập kết từ xuôi lên rồi tỏa đi các mặt trận Tây Bắc biên giới Việt Lào.
Ngày 7-10-1945 đồng chí Lê Hiến Mai Phó tư lệnh, tham mưu trưởng chiến khu II, cùng đặc phái viên của Chính phủ và trợ lý Thanh Tùng, bộ phận điện đài lên Mộc Châu, Khi lên tới Mộc Châu, được tin A lếch xăng đri đã về chiếm đóng thị xã Sầm Nưa. Đồng chí nhận định đây là một mối đe dọa trực tiếp đối với Tây Nam Sơn La (nhất là Mộc Châu), vì nếu từ Sầm Nưa chúng đánh sang chiếm được Mộc Châu thì Sơn La sẽ bị cô lập, nên đ/c đã báo cáo về Hà Nội xin chỉ thị của Trung Ương Đảng.
Ngày 12-10-1945 sau khi nhận được chỉ thị của Trung ương Đảng với nội dung: “Cứ cho bộ đội sang ta”. Ngày 15-10-1945 đồng chí Lê Hiếu Mai nhận lệnh cho tiểu đoàn 52 (tức trung đoàn Tây Tiến) chuyển hướng sang Lào thực hiện nghĩa vụ Quốc tế.
Ngày 22-10-1945, tiểu đoàn 52 giải phóng Sầm Nưa và đánh đuổi địch chạy về Xiêng Khoảng, đại đội đồng chí Nguyên Duy Phiên đươck lệnh tiến lên thị xã Sơn La vào hạ tuần tháng 10-1945, đồng chí Trần Quang Thường được cử lên làm chính trị viên, đại đội Phú Thọ do đồng chí Nguyễn Duy Phiên làm đội trưởng.
Tháng 11-1945 nhân dân các dân tộc Mộc Châu, Sơn La tưng bừng tiếp đón chi đội 3 do đ/c Nam Hải và đ/c Lê Trọng Tấn chỉ huy, cùng lên có đại đội vệ quốc đoàn của Hà Nam do đ/c Thiều Văn Cố là đại đội trưởng, đ/c Đỗ Ngọc Du làm chính trị viên và đại đội vệ quốc đoàn của Nam Định do đ/c Hoàng Khải Tiến làm đội trưởng, đ/c Quỳnh là chính trị viên. Sau khi lên Mộc Châu các đ/c nhận lệnh chặn đánh một số đại đội khố đỏ do sĩ quan Pháp chỉ huy từ Sơn La tiến xuống.
Đây là một trận đánh mà bộ đội ta phải đương đầu với một quân đội được trang bị vũ khí hiện đại, nhưng đơn vị chiến đấu rất kiên cường chặn đánh cuốc tiến quân xâm lược lãnh thổ của địch, khiến chúng phải hoảng loạn tháo chạy. Trong trận đánh này đ/c đại đội trưởng Lê Thám đã hy sinh anh dũng, sau đó đội vũ trang tuyên truyền của Cao Bằng do đ/c Hoàng Đông Tùng làm đội trưởng được bổ sung cho đơn vị. nhận được lệnh giải thể cung cấp cán bộ cho các Châu xây dựng củng cố chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở.
Đầu năm 1946, tư lệnh chiến khu II Hoàng Sâm sau khi giải phóng Sầm Nưa đã quay về Mường Hét dự cuộc họp với đại diện quân đội Quốc gia Lào để bàn về việc thành lập mối liên minh chiến đấu Việt – Lào. Sau đó đ/c Hoàng Sâm trở về Sơn La triệu tập các cán bộ chủ chốt của Trung đoàn , đại diện ban cán sự và UBHC tỉnh Sơn La công bố quyết định thành lập Ban chỉ huy trung đoàn Sơn La. Tháng 11 -1946, đ/c Lê Trọng Tấn được Trung ương cử lên Sơn La lần thứ 2 để thay cho đ/c Phùng Thế Tài, đ/c làm trung đoàn trưởng.
Ngày 6-3-1946 quân Pháp ở Thuận Châu, Chiềng Pấc, chúng ra sức cấu kết với bọn phản động địa phương cho xây dựng hệ thống đồn bốt, bắt thanh niên đi lính, tập hợp bọn tay sai cũ, lập chính quền tề ngụy và sử dụng bọn phản động dẫn đường chỉ điểm để đàn áp lực lượng tự vệ, bộ đội và gia đình cách mạng. Mặt khác chúng ra sức càn quét vơ vét của cải, bắt dân nộp lương thực, thực phẩm, bắt phụ nữ lên đồn. Những thủ đoạn đàn áp dã man và cướp bóc trắng trợn của quân Pháp khiến chi nhân dân càng thêm căm thù, sẵn sàng ủng hộ bộ đội, tham gia kháng chiến. Bọn phản động địa phương dẫn đường cho quân Pháp đánh chiếm Mường La và Mường Chanh (Mai Sơn), Mộc Châu. Chúng phối hợp với quân Pháp ở Lào đánh sang rồi đánh xuống Chiềng On, Tô Vang. Bộ Chỉ huy chiến khu II pháo điều 2 đại đội lên chi viện cho Mộc Châu.
Ngày 25-4-1947 quân Pháp nhảy dù chiếm đánh ở Mộc Châu; Do vậy toàn trung đoàn rút quân sang Tây nam Phú Thọ để bảo toàn và củng cố lực lượng. Đến tháng 10-1947, trung đoàn 148 còn được ban chỉ huy chiến khu chi viện cho tiểu đoàn 56. Trong khi Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố trong cả nước đang đẩy mạnh phong trào kháng chiến. Quân và dân Tây Bắc bắc bộ với lực lượng trang bị vũ khí có hạn nhưng vẫn cương quyết dũng cảm chặn từng bước tiến của quân thù. Thời gian này quân Pháp từ các vị trí đã chiếm đóng như: Thuận Châu, Mường Hung. Sốp Cộp, Chiềng Khương, Chiềng Cang. Hát Lót, Yên Châu, Mộc Châu. Chúng đã tổ chức thành nhiều đợt tấn công mở rộng vùng chiếm đóng, tuyển mộ ngụy binh Thái, lôi kéo Thổ Ty ở Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, hà Giang lập cơ sở phản động chống đối Cách mạng và đàn áp bóc lột nhân dân các dân tộc trong vùng.
Tháng 7-1947, có thêm chi viện quân Pháp từ Thuận Châu đánh chiếm Sơn La, Hát Lót, Mai Sơn, Tạ Khoa, Chiềng Ban, Yên Châu, Mộc Châu. Lực lượng địa phương cùng với trung đoàn 148 Sơn La làm nòng cốt liên tiếp chặn đánh địch ở Hát Lót. Nổi bật là trận tập kích ở Mộc Hạ, Mộc Châu, đã tiêu diệt được nhiều địch trong đó có tên quan 3 Pháp và thu được nhiều chiến lợi phẩn của chúng. Nhưng do lực lượng của ta có hạn, quân địch đã chiếm được một vùng rộng lớn từ Sầm Nưa (nước Lào) đến Sông Mã. Tại các vùng chiếm đóng địch đặt bộ máy cai trị, đóng quân ở nhiều vị trí, khủng bố bóc lột nhân dân, mua chuộc quan lại cũ, chia rẽ dân tộc, chia rẽ tình đoàn kết Việt – Lào, đồng thời chúng tổ chức các ổ phỉ quấy rối miền Tây và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình.
Cuối năm 1947, trung đoàn 52 và trung đoàn Thủ đô đứng chân trên đất Hòa Bình và chuyển dần phương thức hoạt động: Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung theo chủ trương của hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ IV họp từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 9 năm 1947; đồng thời thực hiện “huấn luyện về cuộc vận động, luyện quân đội, lập chiến công” và “huấn luyện về phát động du kích chiến tranh” của bộ tổng chỉ huy.
Tháng 10.11.12 năm 1947, thực dân Pháp huy động 12 nghìn quân với nhiều máy bay, xe tăng, pháo lớn… bắt đầu chúng tấn công Việt Bắc hòng tiêu diệt thủ đô kháng chiến của ta. Nhưng chúng đã thất bại thảm hại. Trung đoàn Tây Tiến phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương và các đơn vị bạn đẩy mạnh hoạt động chiến đáu giữ chân địch không cho chúng tập trung quân đánh lên Việt Bắc. Thời kỳ này trung đoàn gặp nhiều khó khăn, ngoài nhiệm vụ đánh địch còn phải đối phó với các loại bệnh tật nhất là sốt rét, hổ báo, rắn độc, ruồi vàng (hình ảnh của bộ đội Tây Tiến đã được nhà thơ Quang Dũng khắc họa “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùng…Rải rác biên cương mồ viễn xú…Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Trong hoàn cảnh gian khổ đó trung đoàn Tây Tiến đã biết dựa vào chính quyền và nhân dân địa phương, nêu các quyết tâm chiến đấu bảo vệ căn cứ, bám đất, bám làng, tuyên truyền vận động nhân dân các dân tộc tích cực tham gia kháng chiến. Tuy kết quả diệt dịch còn hạn chế, nhưng buộc địch phải co cụm lại những đòn bốt chính, vì vậy các phong trào cách mạng địa phương phát triển mạnh mẽ.
Tháng 6 năm 1949, Trung đoàn 52 Tây Tiến đổi tên thành trung đoàn 12 thuộc liên khu III. Từ cuối năm 1949 đến đầu năm 1950, các đ/c An Giang (trung đoàn trưởng), đ/c Lê Tư (chính ủy) và đ/c Trần Quang Thường (trung đoàn phó) được cấp trên lần lượt điều động đi nhận công tác mới. Đ/c Ngô Lân và Đ/c Lê Khanh được bổ nhiệm làm trung đoàn trưởng và chính ủy trung đoàn 12.
Từ ngày thành lập trung đoàn (27-2-1947) đến khi thành lập đoàn 52 mới thuộc đại đoàn đồng bằng sư đoàn 320 ngày nay. Trung đoàn đã trải qua những năm chiến đấu, công tác cực kỳ gian khổ và hào hùng trên địa bàn miền Tây Bắc bộ, những thắng lợi của quân và dân trên toàn miền Tây đã có ý nghĩa chiến lược lớn, không những đã bảo vệ được khu căn cứ địa Việt Bắc và miền xuôi mà còn tọa tiền đề để mở đường phối hợp chiến đấu với quân giải phóng Thượng Lào, mở đường tiến công về phía nam thực hiện Đông Dương là một chiến trường.
Sinh ra từ cuộc kháng chiến gian khổ kiên cường chống thực dân Pháp xâm lược, từ đó đến nay trung đoàn Tây Tiến đã trải qua một trặng đường chiến dấu và xây dựng hơn nửa thế kỷ, 5 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, 13 năm xây dựng và bảo vệ Miền Bắc và chi viện cho Miền Nam chống Mỹ, 8 năm trực tiếp tham gia chiến đấu giải phóng Miền nam và làm nhiện vụ ở tuyến lửa Quảng Bình, Vĩnh Linh, 20 năm xây dựng chiến đấu bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Đoàn quân Tây Tiến đã bước đi khắp mọi nẻo đường đất nước, có mặt trên khắp chiến trường như: Mặt trận Tây Tiến, Thượng Lào, đồng bằng Bắc Bộ, Trị Thiên, Tây Nguyên, khu 5, Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Việt Bắc và nước bạn Căm Pu Chia.
Năm mươi năm đã trôi qua những chiến công oanh liệt của đoàn quân Tây Tiến đã được ghi vào lịch sử, những chiến tích và kinh nghiệm phong phú của lớp lớp cha anh đã để lại mãi mãi đó là tài sản vô giá trong hành trang của cán bộ chiến sỹ trung đoàn 52 Tây Tiến hôm nay, nâng bước họ tiến nhanh trên con đường xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, theo bước “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Vững bước tiến vào thiên niên kỷ mới viết lên những trang sử rực rỡ hào hung của dân tộc xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng của Bác Hồ và nhân dân.
Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng sang tác năm 1948 như linh hồn của trung đoàn Tây Tiến gắn với chiến sỹ trên bước đường hành quân ra trận và bài thơ đã đi cùng năm tháng với dòng thơ ca cách mạng Việt Nam, cũng là một tác phẩm thơ ca trong giáo trình văn học của các thế hệ học sinh Việt Nam.

Những thành tích của Trung đoàn 52 Tây Tiến
*Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Đã loại khỏi vòng chiến đấu 11.439 tên địch trong đó có 3.049 lính Âu Phi: Thu và phá hủy 6.158 súng các loại, 76 xe cơ giới, 8 ca nô tàu chiến, 3 máy bay và hang tram tấn đạn dược, quân dụng.
Trung đoàn đã vinh dự được tặng cờ “Quyết chiến, chiến thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và được mang tên truyền thống đoàn Đông Biểu; trung đoàn được 8 huân chương quân công và 218 huân chương các hạng.
Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1955 – 1975)
Loại khỏi vòng chiến đấu 13.000 tên địch, diệt gọn 4 tiểu đoàn, 13 đại đội và 1 chi khu, đánh triệt hại 8 tiểu đoàn và hang chục đại đội khác, bắn rơi 54 máy bay, thu được 200 xe quân sự và trên 2.000 súng các loại.
Trung đoàn (Lữ đoàn) được tặng 3 huân chương quân công giải phóng (1 hạng nhất, 2 hạng nhì) 1 huân chương chiến công giải phóng hạng nhất, 32 tập thể được tặng huân chương chiến công, 500 lượt cán bộ chiến sỹ được tặng huân chương, hàng ngàn lượt cá nhân được tặng bằng khen, giấy khen, danh hiệu dung sỹ và chiến sỹ thi đua. Trung đoàn được nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quí đơn vị anh hung lược lượng vũ trang nhân dân (ngày 3 – 6 – 1976)
Thời kỳ truy quét PULRO, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ Quốc tế:
Truy quét PULRO: diệt 100 tên địch, có 1 tên thiếu tướng tỉnh trưởng, 1 tên trung tá trung đoàn trưởng, 1 tên quận trưởng, bắt sống 73 tên và thu được nhiều loại vũ khí.
Chiến đấu ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế:
Loại khỏi vòng chiến đấu 4.408 tên địch và nhiều loại vũ khí, đạn dược.
Trong quá trình thành lập, chiến đấu và bảo vệ tổ quốc; ngoài những thành tích của tập thể trung đoàn mà đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, trong đó có 2 cá nhân được phong và truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đó là: Anh hùng liệt sỹ Trương Công Man, anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Ngữ.
Để lưu danh các chiến sỹ trung đoàn 52 Tây Tiến tại tỉnh Hỏa Bình đã có một đài tưởng niệm liệt sỹ Tây Tiến đặt tại Châu Trang, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình ngày 20 thangs12 năm 1990 do chính quyền địa phương xây dựng với hình tượng lưỡi mác vút cao, chiếc cồng và cờ đỏ sao vàng. Nơi đây chỉ trong một thời gian ngắn gần 200 thương bệnh binh Tây Tiến đã vĩnh viễn nằm trong sự tiếc thương của đồng đội và đồng bào các dân tộc. Đã có một bia “Chiến tích của bộ đội Tây Tiến và quân dân Mai Châu tong kháng chiến chống thực dân Pháp” được chính quyền địa phương xây dựng tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Mai Châu ngày 22 – 12 – 1993.
Mộc Châu là nơi tập kết của bộ đội Tây Tiến từ miền xuôi lên rồi tỏa đi các mặt trận Tây Bắc, biến giới Việt Lào. Để ghi nhớ công ơn của các chiến sỹ Trung đoàn 52 Tây Tiến và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Sơn La đồng thuận xây dựng di tích lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiền. Công trình được khởi công tháng 3 năm 2006, khánh thành ngày 17 – 9 – 2006.
Dưới đây là danh sách các đại đội trung đoàn Tây Tiến:
1. Đại đội Nam Định
2. Đại đội vũ trang Thanh Tùng
3. Đại đội Bế Văn Sắt
4. Đại đội Sơn Tây
5. Đại đội Hà Nam
6. Đại đội Ninh Bình
7. Đại đội Anh Đệ
8. Đại đội Bắc Sơn
9. Đại đội Phú Thọ
10. Đại đội Bắc Giang
11. Đại đội Kim Anh
12. Chi đội 3 có 3D,71, 90, 86 và D Kim Thành
13. Trung đoàn 52 có 4D
Bản danh sách các đ/c là trung đoàn trưởng (Lữ đoàn trưởng), chính ủy (Phó trung đoàn trưởng chính trị), phó trung đoàn trưởng quân sự (Phó trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng) qua các thời kỳ 1945 – 2002
A. Trung đoàn trưởng (Lữ đoàn trưởng)
1. Đ/c Chu Đốc
2. Đ/c An Giao
3. Đ/c Ngô Lân
4. Đ/c Phùng Thế Tài
5. Đ/c Bùi Sinh
6. Đ/c Hoàng Văn Kháng
7. Đ/c Nguyễn Văn Ích
8. Đ/c Quế
9. Đ/c Đặng Văn Đồng
10. Đ/c Hoàng Sỹ Lê
11. Đ/c Cao Biển 12. Đ/c Bùi Đình Hòe
13. Đ/c Trần Bích
14. Đ/c Hồ Hải Nam
15. Đ/c Nguyễn Trí Thuận
16. Đ/c Nguyễn Quý
17. Đ/c Dương Văn Niên
18. Đ/c Trần Văn Kế
19. Đ/c Nguyễn Minh Tác
20. Đ/c Trần Phú Quốc
21. Đ/c Trần Đình Quyền
22. Đ/c Nguyễn Phú Vị
B. Chính ủy (Phó trung đoàn trưởng chính trị)
1. Đ/c Hùng Thanh
2. Đ/c Lê Lư
3. Đ/c Lê Khanh
4. Đ/c Văn Doãn
5. Đ/c Nguyễn Văn Hải
6. Đ/c Trần Phong
7. Đ/c Phạm Tiến Khu
8. Đ/c Vũ Trường Long
9. Đ/c Lệnh
10. Đ/c Đặng Ngọc Truy
11. Đ/c Thưởng
12. Đ/c Nguyễn Ngọc Trản 13. Đ/c Nguyễn Thanh Thuần
14. Đ/c Lê Nông
15. Đ/c Chu Văn Chư
16. Đ/c Nguyễn Xuân Hải
17. Đ/c Đỗ Đình Lưu
18. Đ/c Nguyễn Văn Tích
19. Đ/c Trần Đình Hang
20. Đ/c Giang Lê Kiều
21. Đ/c Trần Thanh
22. Đ/c Nguyễn Mạc Lực
23. Đ/c Nguyễn Thọ
24. Đ/c Nguyễn Văn Hồng
C. Trung (Lữ) đoàn phó trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng
1. Đ/c Quốc Linh
2. Đ/c Trần Quang Thường
3. Đ/c Bùi Sinh
4. Đ/c Bình Chuẩn
5. Đ/c hà Tiềm
6. Đ/c Bùi Đình Hòe
7. Đ/c Trần Bích
8. Đ/c Đoàn Văn Nghệ
9. Đ/c Cẩn
10. Đ/c Phùng Căng 11. Đ/c Cao Niên
12. Đ/c Trử
13. Đ/c Trần Văn Kế
14. Đ/c Phạm Xuân Bưởng
15. Đ/c Hoàng Văn Hoặc
16. Đ/c Đặng Xuân Chiến
17. Đ/c Nguyễn Minh Tắc
18. Đ/c Đỗ Ngọc Viễn
19. Đ/c Nguyễn Ngọc Phương
20. Đ/c Vũ Duy Nhiệm

Thành tích chiến đấu vẻ vang và những phần thưởng cao quí của Trung đoàn Tây Tiến.

Address

Yên Bệ , Kim Chung
Hoài Đức
10000

Telephone

+84977710894

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tư Liệu Dành Cho HDV posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tư Liệu Dành Cho HDV:

Share