Du Lịch Di Sản Văn Hóa TP.HCM

Du Lịch Di Sản Văn Hóa TP.HCM CHI HỘI DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA TP.HCM, trực thuộc Hội Di Sản Văn Hóa TP.HCM

31/05/2023

Du Lịch Di Sản Văn Hoá TP.HCM xin chân thành cảm ơn toàn thể thành viên tham gia chuyến đi vừa qua và kính mong ngày càng nhận được sự quan tâm đồng hành của tất cả anh chị em yêu thích di sản và đam mê du lịch. 🥰🤗😍

Tin tức hoạt động Chi hội: Sáng ngày 26/06/2023, chương trình tour mẫu "Sài Gòn - Câu chuyện về những hầm ngầm" do Chi h...
27/05/2023

Tin tức hoạt động Chi hội:
Sáng ngày 26/06/2023, chương trình tour mẫu "Sài Gòn - Câu chuyện về những hầm ngầm" do Chi hội Du Lịch Di Sản TP.HCM (đơn vị trực thuộc Hội Di Sản TP.HCM) tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Đoàn tham quan tour mẫu đã đến tìm hiểu các hầm ngầm di tích được xây dựng từ quá khứ đến hiện tại, mở ra một câu chuyện phát triển đến tương lai, hòa vào dòng chảy chung của lịch sử thành phố thân yêu. Đoàn đã lần lượt tham quan các điểm hầm ngầm ngay trong lòng thành phố như: xưởng in bí mật, "Biệt Thự Vá", Hầm ngầm trong Bảo tàng Lịch Sử TP.HCM, Hầm Metro và Hầm Vũ khí (nơi cất giữ hơn 2 tấn vũ khí để chuẩn bị cho cuộc tấn công Mậu thân 1968).

Qua chuyến đi, các thành viên thành viên đã có những trải nghiệm thú vị cùng hoạt động giao lưu nhân chứng lịch sử, từ đó có dịp hiểu và quý trọng hơn về giá trị của hòa bình.

Ban tổ chức chuyến đi, Chi hội Du Lịch Di Sản TP. HCM chân thành cảm ơn các đơn vị tài trợ và đồng hành như:

Đơn vị đồng hành hỗ trợ: Hội Di Sản TP.HCM

Đơn vị tài trợ:
1/ Trường Cao Đẳng Du Lịch Sài Gòn.
2/ Ban quản lý hệ thống di tích Bảo tàng Biệt Động Sài Gòn - Gia Định.

Cùng cảm ơn các đơn vị đã tạo điều kiện để BTC thực hiện chương trình:
1/ Bảo tàng lịch sử TP.HCM
2/ Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM
3/ Trung tâm Văn hóa Hòa Bình - Quận 10.

Chân thành cảm ơn toàn thể thành viên tham gia chuyến đi và kính mong ngày càng nhận được sự quan tâm đồng hành của tất cả anh chị em yêu thích di sản và đam mê du lịch.

Kính chúc anh chị em nhiều sức khỏe và thành công.

MỘT TRẢI NGHIỆM DU LỊCH MỚI, MANG TÊN " SÀI GÒN - CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG HẦM NGẦM" SẼ ĐƯỢC RA MẮT VÀO KHI NÀO? 😲💢Sau khoảng...
25/05/2023

MỘT TRẢI NGHIỆM DU LỊCH MỚI, MANG TÊN " SÀI GÒN - CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG HẦM NGẦM" SẼ ĐƯỢC RA MẮT VÀO KHI NÀO? 😲💢
Sau khoảng thời gian tìm hiểu và góp ý tưởng phục dựng sản phẩm cho một số công trình di tích mới đang được phục dưng của chùm sản phẩm Biệt Động Sài Gòn, một số hầm giúp che giấu chiến sĩ, in ấn tài liệu tuyên truyền cách mạng, hầm chiến đấu, hầm giam giữ tù nhân cách mạng, hầm trú ẩn của gia đình tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ...Và vào ngày 26/05/2023 một trải nghiệm du lịch độc đáo sẽ chính thức ra mắt. Sự kiện này hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm và góc nhìn hoàn toàn mới về Sài Gòn và những câu chuyện kể về những hầm ngầm.🥰💢💢

𝐊𝐇𝐀̉𝐎 𝐒𝐀́𝐓 𝐗𝐀̂𝐘 𝐃𝐔̛̣𝐍𝐆 𝐒𝐀̉𝐍 𝐏𝐇𝐀̂̉𝐌 𝐃𝐔 𝐋𝐈̣𝐂𝐇 𝐌𝐎̛́𝐈Ngày 16/04/2023, Chi Hội Du Lịch Di Sản TP.HCM (trực thuộc Hội Di Sản V...
16/04/2023

𝐊𝐇𝐀̉𝐎 𝐒𝐀́𝐓 𝐗𝐀̂𝐘 𝐃𝐔̛̣𝐍𝐆 𝐒𝐀̉𝐍 𝐏𝐇𝐀̂̉𝐌 𝐃𝐔 𝐋𝐈̣𝐂𝐇 𝐌𝐎̛́𝐈

Ngày 16/04/2023, Chi Hội Du Lịch Di Sản TP.HCM (trực thuộc Hội Di Sản Văn Hóa TP.HCM" đã có chuyến du hành khảo sát một số tuyến điểm liên quan đến những hầm ngầm giữa lòng TP.HCM. Được biết chuyến khảo sát nhằm mục đích xây dựng sản phẩm du lịch mới, cũng qua đó giúp bảo tồn và phát huy di sản tại thành phố thân yêu.

Trong khuôn khổ chuyến khảo sát, Chi hội đã đến tìm hiểu và góp ý tưởng xây dựng sản phẩm cho một số công trình di tích mới đang được phục dưng của chùm sản phẩm Biệt Động Sài Gòn, một số hầm giúp che giấu chiến sĩ, in ấn tài liệu tuyên truyền cách mạng, hầm chiến đấu, hầm giam giữ tù nhân cách mạng, hầm trú ẩn của gia đình tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ...

𝑸𝒖𝒂 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒏 𝒌𝒉𝒂̉𝒐 𝒔𝒂́𝒕, 𝑪𝒉𝒊 𝒉𝒐̣̂𝒊 𝒉𝒖̛́𝒂 𝒉𝒆̣𝒏 𝒔𝒆̃ 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒏𝒆̂𝒏 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒔𝒂̉𝒏 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒅𝒖 𝒍𝒊̣𝒄𝒉 đ𝒐̣̂𝒄 đ𝒂́𝒐, 𝒅𝒖̛̣ 𝒌𝒊𝒆̂́𝒏 𝒔𝒆̃ 𝒓𝒂 𝒎𝒂̆́𝒕 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 5 𝒏𝒂̆𝒎 𝒏𝒂𝒚.

𝐁𝐨́𝐭 𝐂𝐚𝐭𝐢𝐧𝐚𝐭 - Đ𝐚̂̃𝐦 𝐡𝐨̂̀𝐧 đ𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠Sài Gòn hơn 300 năm tuổi thì đường Đồng Khởi đã mang ngót nghét 2/3 lịch sử ấy. D...
06/04/2023

𝐁𝐨́𝐭 𝐂𝐚𝐭𝐢𝐧𝐚𝐭 - Đ𝐚̂̃𝐦 𝐡𝐨̂̀𝐧 đ𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠
Sài Gòn hơn 300 năm tuổi thì đường Đồng Khởi đã mang ngót nghét 2/3 lịch sử ấy. Do người Pháp xây vào thế kỷ 19, đường từng mang tên đường số 16, Catinat, Tự Do và giờ là Đồng Khởi. Trong phạm vi chỉ 630 thước, chạy thẳng từ sông Sài Gòn lên đến nhà thờ Đức Bà, thời Pháp thuộc gọi là “rue Catinat” in đầy dấu chân các tướng tá, chính trị gia, thương nhân, ngôi sao điện ảnh, văn sĩ, nhà báo.
Bót Catinat - tiền thân của 164 Đồng Khởi chiếm gần 10.000 m2 ngày nay vốn là 164 Catinat, là Sở Thu thuế, nằm ngay góc ngã tư với đường Taberd (Nguyễn Du). Khảo cứu niên giám của TS Nguyễn Đức Hiệp cho thấy địa chỉ này được ghi là “Recette locale” (thu thuế địa phương) trong các năm 1905-1906 và “Receveur spécial” (thu ngân đặc biệt) từ năm 1907-1911, từ năm 1912 trở đi là “Trésor public” (ngân khố, kho bạc). Đến năm 1917, khi kho bạc mới được xây ở đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ), chính quyền thực dân Pháp bố trí cho Sở Mật thám Nam Kỳ và Sở Cảnh sát Trung tâm sử dụng công trình này làm nơi bắt giữ, tra khảo những người yêu nước. Do nằm trên đường Catinat nên người dân thường gọi cơ quan này là “bót Catinat”.
Bót Catinat được xây dựng kiên cố vào năm 1881 và đã trải qua một lần được trùng tu vào năm 1933. Sau năm 1954, bót Catinat khét tiếng thời thực dân được chính quyền Sài Gòn sử dụng làm trụ sở Bộ Nội vụ. Sau năm 1975, bót Catinat, lúc này là tòa nhà 164 Đồng Khởi, được sử dụng làm trụ sở của Sở VH-TT&DL TP.HCM. Công trình này từ lâu cũng đã có mặt trong danh sách khu vực sẽ bị phá bỏ và tái phát triển.

“𝐊𝐞̂́ 𝐛𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đ𝐚̀𝐧𝐠 𝐜𝐨́ đ𝐢̣𝐚 𝐧𝐠𝐮̣𝐜”
Bót Catinat có căn hầm sâu dưới mặt đất, các xà lim lớn, nhỏ nơi mật thám Pháp giam giữ nhiều tù nhân chính trị. Nơi đây khét tiếng ác ôn, người bị tình nghi, khi bị bắt đều bị đưa vào đó để tra tấn, khai thác làm biên bản rồi giải qua Khám Lớn. Do nằm kế bên nhà thờ Ðức Bà nên người dân Sài Gòn gọi châm biếm: “Kế bên thiên đàng có địa ngục”.
Nhà văn quá cố, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng viết trong hồi ký: “Ông trời ở Catinat vuông vức, vì tù nhân ngó lên trên chỉ thấy một khoảng mây xanh vuông. Trời càng trưa, trong khám càng nóng dữ dội. Hơi nóng từ sân xi măng bốc lên hừng hực, 400 con người nép sát vào tường, tìm một miếng bóng mát mỏng manh, ba culoa đen nghẹt. Từ trong hai phòng công cộng 7 và 12, hơi người nồng gắt dội ra. Người ta nằm sấp như cá mòi trong đó, mồ hôi tuôn ra như tắm.
Trời nắng cũng khổ mà trời mưa càng khổ hơn nữa. Sân khám không có nóc, mỗi lần mưa là tù nhân ướt như chuột. Nhất là ban đêm, khi mưa xuống ai cũng ngồi chụm đầu vào nhau mà chịu trận.
Những người khỏe mạnh thì gắng chịu đựng. Nhiều anh chị em còn đang thời kỳ lấy khẩu cung, mình mẩy thương tích lở lói, phải sống vất vả như vậy nên không hôm nào là không có người chết. Thực dân Pháp đã biến bót Catinat thành một lò sát sanh, nơi mà mạng sống con người bị coi như cỏ rác.
(...) Tiếng chuông nhà thờ Đức Bà khoan thai báo 10 giờ đêm. Không biết anh bạn tù nào cất giọng ngâm bài thơ của Hồ Hải, tôi còn nhớ, lẩm bẩm: “Catinat, Catinat/ Dã man, bỉ ổi, xót xa não nùng/ Hỡi ai dạ sắt lòng trung/ Đứng lên! Uất hận thấm dòng máu tươi/ Ngoài kia dưới ánh mặt trời/ Ngoài kia thành phố của người văn minh/ Cách nhau một bức tường thành/ Mà đây vẽ lấy vạn hình đau thương/ Catinat, một khám đường/ Mà sừng sững trước giáo đường Giêsu!””.
Hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình thì tả: “Bót nằm ngay ở đầu đường Catinat, con đường sang trọng nhất Sài Gòn, có nhiều cửa hàng cao cấp, những khách sạn lớn nhất. Ngay trước mặt là nhà thờ Đức Bà, lớn và đẹp nhất của thành phố. Không hiểu thực dân Pháp, chính xác hơn là mật thám Pháp nghĩ gì khi đặt bót Catinat ở đây? Trong đêm khuya, từ những phòng biệt giam, phòng tra tấn, sau những trận đòn dã man khủng khiếp của kẻ thù, lại nghe văng vẳng bên tai tiếng chuông nhà thờ Đức Bà, như muốn làm dịu bớt nỗi đau của chúng tôi! Thật mỉa mai thay!”.
Còn bà Thu Trang - Hoa hậu Việt Nam 1955, người từng tham gia hoạt động nội thành từ rất sớm, từng bị bắt, bị tra tấn dã man và giam giữ ở bót Catinat thì rùng mình nhớ lại: “Ngục trần gian Catinat. Câu ấy vang lên trong đầu càng làm tôi lạnh xương sống. (…) Và tôi bị lôi đi sang phòng kế bên. Chúng ra lệnh cho tôi cởi hết quần áo, rồi trói tôi trên một tấm ván dài, buộc một miếng giẻ trên miệng và lấy nước đổ từ từ vào hai lỗ mũi. Tên cò đứng cạnh đó. Hắn nhấn mạnh: “Nói thiệt đi, nếu không thì còn được đi máy bay nữa”. Tôi cảm thấy từng giọt nước chảy xuống mũi, xuống cổ ngột ngạt kinh khủng, cảm giác hết sức là tê dại, nghẹt thở. Tôi vẫy vùng và ú ớ vì miệng bị bịt.
Một lúc sau bụng tôi phùng lên, óc ách đầy nước, chúng nhìn tôi ra dấu gì tôi không rõ, mắt tôi mờ đi và thình lình tôi cảm thấy nước trào lên đau đớn cùng cực vì những cú đấm trên bụng. Tôi ngất đi và không rõ bao lâu tôi tỉnh lại, thấy mình nằm trên sàn gạch trần truồng và run lên vì lạnh, vì đau ê ẩm khắp người. Tôi khóc thành tiếng nức nở”.

𝐓𝐨̂̉ 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐤𝐡𝐚́𝐜𝐡 𝐬𝐚̣𝐧 𝐡𝐨̛𝐧 𝟕.𝟎𝟎𝟎 𝐭𝐢̉ đ𝐨̂̀𝐧𝐠
Năm 2013, UBND TP.HCM đã duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án tại “khu đất vàng” 164 Đồng Khởi, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 7.000 tỉ đồng, chiếm một nửa mức đầu tư này là chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời. Theo tính toán, việc đấu thầu chọn nhà đầu tư khu đất này (sau khi trừ chi phí bồi thường thu hồi đất) sẽ giúp ngân sách TP thu về 1.600 tỉ đồng. Khi hoàn thành, công trình sẽ có chức năng là tòa nhà thương mại, dịch vụ, văn hóa, văn phòng, khách sạn cao cấp, tài chính, khu trưng bày triển lãm.
Trước dư luận luyến tiếc di sản bót Catinat, UBND TP đã điều chỉnh quy hoạch khu đất này. Theo điều chỉnh này, các chỉ tiêu bảo tồn di tích lịch sử bót Catinat, mảng xanh… được nới rộng hơn giúp nhà đầu tư dễ dàng triển khai dự án hơn. Ở khu đất này, thành phố chỉ yêu cầu bảo tồn di tích bót Catinat theo hướng không phục dựng di tích mà chỉ lưu giữ hiện vật nếu có, xây dựng sa bàn, mô hình về Catinat, làm bia gắn bảng sự kiện di tích tại khu đất trên… Tuy nhiên, nhiều người vẫn mong số phận của bót Catinat chí ít cũng được như nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội, một phần của nó được giữ lại như một di tích lịch sử, như ký ức của một thành phố trẻ. Theo KTS Nguyễn Trường Lưu: “Về kiến trúc có còn cái gì của bót Catinat ngày trước không? Nếu còn thì cái gì là đặc thù, nên giữ. Còn nếu không còn gì, mình muốn giữ cái gì đó để hoài niệm thì giữ như thế nào? Theo tôi, TP nên giao “đề bài” này cho nhà đầu tư ngay từ đầu và có thể xem đây như một điều kiện quan trọng của nhiệm vụ thiết kế”.
Cũng có ý kiến cho rằng với cảnh quan đầy những tòa nhà mới xây xung quanh, khi bảo tồn phải hài hòa với phát triển thì việc giữ lại cảnh quan xưa như thế nào sẽ là bài toán xử lý không gian rất khó cho kiến trúc sư.

𝐍𝐡𝐚̀ đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐮̛ 𝐪𝐮𝐚𝐲 𝐥𝐮̛𝐧𝐠
Đầu tháng 3 năm nay, nhà đầu tư Hongkong Land và Sumitomo & Development đã xin trả lại dự án tại khu đất vàng 164 Đồng Khởi. Thông tin được xem là lạ và bất ngờ bởi trước đó khu đất vàng này đã thu hút gần 70 nhà đầu tư xếp hàng xin được tham gia, trong đó có không ít doanh nghiệp tiềm lực rất mạnh.
TP đồng ý với đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc nhà đầu tư xin rút khỏi dự án, đồng thời giao sở này tham mưu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ thu hồi chủ trương chỉ định hai đơn vị thực hiện dự án tại khu đất này.
Theo giới đầu tư, yếu tố thị trường bất động sản đóng băng, đặc biệt là phân khúc cho thuê văn phòng nên dự án này không còn đủ sức hấp dẫn, quyến rũ để nhà đầu tư tiếp tục rót tiền vào. Ngoài ra, mặc dù với vị trí vô cùng đắc địa, bên phải là nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP và quảng trường..., dự án này lại gặp bất lợi về chiều cao và không có chức năng căn hộ kinh doanh. Tất cả yếu tố trên dẫn đến tỉ suất sinh lợi rất thấp, khả năng thu hồi vốn chậm nên nhà đầu tư cân nhắc trước khi xuống tay đổ núi tiền vào.

Cùng chờ đón các chuyên đề hấp dẫn cùng DU LỊCH SẢN VĂN HÓA vào tháng 3 này nhé 🥰
14/03/2023

Cùng chờ đón các chuyên đề hấp dẫn cùng DU LỊCH SẢN VĂN HÓA vào tháng 3 này nhé 🥰

TIN ĐƯỢC HONG ? CHUYÊN ĐỀ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA ĐẦY MÀU SẮC SẮP XUẤT HIỆN TẠI DU LỊCH SÀI GÒN 😍

Du lịch di sản văn hóa đang trở thành xu hướng được được các bạn trẻ quan tâm hiện nay. Những địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đang được rất nhiều du khách tìm hiểu và khám phá.

Du lịch di sản văn hóa không chỉ giúp tăng cường kiến thức về lịch sử và văn hóa của đất nước mà còn mang lại những trải nghiệm độc đáo và tuyệt vời cho du khách.

Cùng chờ đón các chuyên đề hấp dẫn DU LỊCH SẢN VĂN HÓA vào tháng 3 này nhé.
--------
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH SÀI GÒN
347A Nguyễn Thượng Hiền, P11, Q.10, TP HCM
Giờ làm việc: Sáng: 7g30 - 11g30, Chiều: 13g - 20g
Hotline Tuyển sinh: 0906783686 - 0906776471 – 0988575086
- Xét tuyển Online ngay tại: www.dulichsaigon.edu.vn

KHÁM PHÁ 3 HỘI QUÁN LÂU ĐỜI Ở SÀI GÒN.Khu vực quận 1 hay Chợ Lớn ở quận 5 TP.HCM là nơi tập trung nhiều người Hoa sinh s...
03/03/2023

KHÁM PHÁ 3 HỘI QUÁN LÂU ĐỜI Ở SÀI GÒN.
Khu vực quận 1 hay Chợ Lớn ở quận 5 TP.HCM là nơi tập trung nhiều người Hoa sinh sống. Họ xây dựng nhiều hội quán để làm nơi thờ phụng, khu sinh hoạt chung của cộng đồng.

Minh Hương Gia Thạnh
Vào thế kỷ thứ 17, khi nhà Thanh lên nắm quyền, rất nhiều con cháu cựu thần nhà Minh phải tháo chạy sang đất Đề Ngạn (nay là Chợ Lớn). Họ lập làng Minh Hương, chữ "Minh" tượng trưng cho triều Minh, còn "Hương" nghĩa là làng. Minh Hương là "làng của người Minh", như một cách bày tỏ nỗi lòng của những người xa xứ một lòng kiên trung, hiện có địa chỉ tại số 380 đường Trần Hưng Đạo, phường 11, quận 5, TP.HCM.

Năm 1808, vua Gia Long ban cho tên "Gia Thạnh đường", vì vậy nơi này có tên là Minh Hương Gia Thạnh như hiện tại. Đình Minh Hương được xây dựng từ năm 1789 và đây là là ngôi đình đầu tiên của người Hoa ở đất Chợ Lớn.

Đình Minh Hương được xây dựng theo phong cách kiến trúc Quảng Đông với tường gạch, ngói ống… Trên mái trang trí phù điêu hình tượng lưỡng long tranh châu và các tượng gốm do lò gốm Đồng Hòa - Cây Mai một thời nổi tiếng ở Nam Bộ thực hiện vào năm 1901. Mỗi tượng thể hiện một nhân vật, câu chuyện, như cá chép hóa rồng, ông Nhật bà Nguyệt, Kim Đồng - Ngọc Nữ, các tuồng tích của Trung Quốc...

Khác với các kiến trúc của hội quán ở Chợ Lớn thường gồm tiền điện, trung điện và hậu điện, Minh Hương Gia Thạnh lại phân thành Võ ca - nơi trang trí hoành phi, sắc phong…, Chính điện - nơi thờ tự chính và Tri từ - nơi tiếp khách, thờ tự.
Điều đặc biệt ở đình Minh Hương là hoành phi rất giá trị Thiện Tục Khả Phong (Phong tục tốt lành đáng được khen ngợi) do vua Tự Đức ban tặng vào năm 1863. Ngoài ra, đình lưu giữ 25 bức hoành phi, 29 câu đối, tập trung nhiều nhất ở gian võ ca.

Minh Hương Gia Thạnh được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1993.

Hội quán Nghĩa An
Hội quán Nghĩa An được xây dựng bởi cộng đồng người Triều Châu từ thế kỷ 19. Người Hoa gốc Triều Châu trước đây sinh sống tại Nghĩa An - Quảng Đông, Trung Quốc.

Cái tên Nghĩa An cũng bắt nguồn từ đó để tưởng nhớ về nguồn cội xưa kia. Như phần lớn các công trình thờ tự của người Hoa, hội quán Nghĩa An có kiến trúc tổng thể hình chữ nhật với các dãy nhà khép kín vuông góc. Hội quán nay có địa chỉ 678 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, TP.HCM.

Hội quán được trùng tu nhiều lần và lần gần đây nhất là vào năm 2010. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, nét kiến trúc và hiện vật như liễn, câu đối, tranh vẽ, các tác phẩm điêu khắc trong hội quán vẫn được bảo tồn tốt.

Kiến trúc và trang trí ở hội quán thể hiện rõ nét phong cách Triều Châu. Mái được chia làm 3 phần, phần giữa cao hơn 2 bên, sống mái uốn cong nhẹ hơn, đầu hồi tam giác có đắp gờ. Trên đỉnh là tượng sành "lưỡng long tranh châu".
Phần còn lại gồm tiền điện, sân thiên tỉnh, nhà hương, chính điện và văn phòng hội quán dọc hai bên các điện thờ.

Phía trên, trước biển chữ "Nghĩa An hội quán" treo bức nghi môn làm năm 1903 chạm nổi cảnh "Lục Quốc phong tướng". Bên trong hội quá là cột gỗ, khám thờ, bao lam chạm trổ các điển tích, cuộc sống, sinh hoạt đời thường như đốn củi, gánh nước…

Hội quán Nghĩa An thờ Quan Công, nên còn có tên khác là Miếu Quan Đế. Chính điện thờ Quan Thánh Đế Quân (Quan Công) trang trí bao lam lưỡng long tranh châu. Tượng Quan Đế ngồi trên ngai, đặt trong khám thờ chạm viền nhiều lớp tùng - hạc, mai - điểu, mẫu đơn - trĩ, bát tiên giao chiến thủy quái...Ngoài ra hội quán còn thờ bà Thiên Hậu, Văn Xương Đế Quân…

Năm 1993, Hội quán Nghĩa An được Bộ Văn hóa công nhận miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Hội quán Quảng Triệu
Hội quán Quảng Triệu (122 Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM) còn được gọi là miếu Thiên Hậu, chùa Bà bến Chương Dương (do vị trí hiện nay cùa hội quán ở đường Võ Văn Kiệt trước kia là bến Chương Dương).

Hội quán từng là nơi hội họp, gặp gỡ, quản lý di dân của cộng đồng người Hoa gốc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đồng thời cũng là nơi thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Thiên Hậu Thánh Mẫu xưa nay được xem như một vị thần biển có công giúp đỡ ngư dân, thương gia… Trên đường vượt biển "lành ít dữ nhiều", người ta gặp không ít thiên tai sóng gió, nhưng lạ thay mỗi khi gặp phải tai ương trên biển họ thường được một vị nữ thần cứu vớt, đó là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Vì vậy, trên chuyến vượt biển đến Việt Nam, gần như người Hoa nào cũng mang theo bài vị của bà để cầu xin phù hộ.

Hội quán Quảng Triệu mang phong cách Quảng Đông với các đặc điểm nóc mái thẳng tắp liền nhau, đầu hồi tam giác có đắp chỉ to uốn lượn hình sóng nước, trên đỉnh là hình tượng lưỡng long. Phía dưới có gắn các tiểu tượng, hoa văn được sản xuất từ lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa mô tả lại các điển tích của Trung Quốc.
Bức phù điêu bên sân hội quán dùng kỹ thuật chạm gạch. Đây là một loại điêu khắc nổi tiếng của Trung Quốc dùng đục và búa gỗ chạm khắc các hình tượng người và cảnh vật trên gạch để trang trí nội ngoại thất lăng miếu.

Lối vào hội quán có treo một phù điêu làm bằng gỗ chạm khắc tinh xảo, biểu tượng cho những chiếc thuyền đã được Thiên Hậu Thánh Mẫu cứu vớt. Chính điện là bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu nằm ở vị trí trung tâm, hai bên là bàn thờ Kim Hoa Nương Nương và Long Mẫu Nương Nương, Ngoài ra còn các bàn thờ khác như Thiên Phủ Địa Mẫu, Văn Vương Bắc Đế...

Trong hội quán có rất nhiều nhang vòng treo cao. Ai cũng có thể mua nhang vòng, ghi tâm nguyện của mình lên giấy, đính vào nhang và nhang sẽ được treo lên cao như gửi lời cầu nguyện tới Thiên Hậu.

Hội quán Quảng Triệu đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

😲DI SẢN TRONG LÒNG CỘNG ĐỒNG🥰🥰————"Đất Thừa Thiên trai hiền gái lịchNon xanh nước biếc điện ngọc đền rồng"Bài: Ts. Phan ...
02/03/2023

😲DI SẢN TRONG LÒNG CỘNG ĐỒNG🥰🥰
————
"Đất Thừa Thiên trai hiền gái lịch
Non xanh nước biếc điện ngọc đền rồng"
Bài: Ts. Phan Thanh Hải
Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Ấn phẩm tháng 3.2023 trên Tạp chí Heritage số 248 của Vietnam Airlines

🤔😲LỄ HỘI KỲ YÊN LÀ GÌ? NGUỒN GỐC LỄ HỘI KỲ YÊN🥰Việt Nam là quốc gia có nhiều lễ hội độc đáo, mỗi lễ hội lại mang một nét...
19/02/2023

🤔😲LỄ HỘI KỲ YÊN LÀ GÌ? NGUỒN GỐC LỄ HỘI KỲ YÊN🥰
Việt Nam là quốc gia có nhiều lễ hội độc đáo, mỗi lễ hội lại mang một nét đặc sắc riêng.

Lễ hội Kỳ Yên thường diễn ra vào giữa tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây không chỉ là lễ hội mang ý nghĩa tâm linh, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, dân giàu nước mạnh, mà còn là một ngày hội tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Nam Bộ từ bao đời nay.
1. Lễ hội Kỳ Yên là gì?
Lễ Kỳ yên có nghĩa là lễ cầu an, là lễ tế thần Thành hoàng lớn nhất trong năm của một ngôi đình thần ở Nam Bộ, Việt Nam. Đình làng ở Nam bộ mỗi năm có 2 lệ cúng: Thượng Điền (khi thu hoạch xong) và Hạ Điền (khi bắt đầu xuống ruộng), Kỳ Yên có thể gộp chung với Thượng Điền hoặc Hạ Điền, cũng có thể một lễ riêng biệt tùy theo từng địa phương.

Lễ Kỳ Yên là nghi lễ cầu cho “mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an”. Tùy theo phong tục mỗi nơi mà lễ này sẽ được ấn định về thời gian, thứ tự và chi tiết. Tuy nhiên, thường thì các Lễ Kỳ Yên phải được tiến hành trang trọng tại một ngôi đình, đền, miếu… thời gian tổ chức trong 3 ngày, gồm 2 phần: Lễ và hội.

2. Nguồn gốc lễ Kỳ Yên
Lễ hội Kỳ Yên đã có từ rất lâu trong việc thờ lễ thần của người Việt. “Kỳ Yên” ở đây có nghĩa là cầu an, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi sinh sôi nảy nở.

Xưa kia ở khu vực phía Bắc tại các đình miếu trong làng người ta thường tiến hành làm lễ cầu an hay còn gọi là lễ Tống ôn, lễ Cầu mát. Lễ này là lễ mà dân làng sẽ bày cúng cháo lá đa, rải gạo muối thí thực để tống tiễn điềm xấu, cầu mong những điều tốt đẹp.

Về sau người Việt di dân vào phương Nam khẩn hoang lập ấp phải đương đầu với thiên nhiên khó khăn cùng những hiểm họa khôn lường. Lúc bấy giờ, để cầu mong được cuộc sống bình yên ấm no những người dân ở đây thường làm lễ cúng cầu an tại các ngôi đình đặt niềm tin của mình vào những vị thánh thần.

Dần dần về sau ở vùng Nam Bộ hình thành nên lễ hội Kỳ Yên. Lễ hội Kỳ Yên ở các ngôi đình là một trong những lễ hội lâu đời thể hiện đậm đà màu sắc văn hóa đình làng của Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.

3. Ý nghĩa của lễ hội Kỳ Yên
Lễ Kỳ Yên mang ý nghĩa là ngày giỗ hội của làng. Mục đích của lễ kỳ yên là tế thần thành hoàng để cầu quốc thái dân an, xóm làng thịnh vượng, no ấm.

Lễ Kỳ Yên là dịp để dân làng họp mặt, bàn chuyện gia đình yên ấm, vui chơi
Lễ Kỳ Yên còn là dịp để các nghệ nhân giới thiệu sự khéo léo của mình như chưng hoa kết quả hoặc giới thiệu cái đỉnh đồng, cái lọ cắm hoa. Kỳ yên còn là dịp cho người làm vườn giới thiệu các loại cây trái mới, người làm ruộng giới thiệu các giống nếp ngon qua tài thổi xôi, làm bánh của các chị em phụ nữ.

4. Các hoạt động trong lễ hội Kỳ Yên
Lễ hội Kỳ Yên thường có các chương trình múa lân, múa rồng, các trò chơi dân gian… Người dân đến với Lễ Kỳ Yên ngoài mục đích cầu phước, cầu tài, cầu lộc, cầu thọ, còn là dịp ôn lại truyền thống lịch sử của ông cha đã khai hoang lập ấp. Đồng thời, được thỏa sức thưởng thức các chương trình nghệ thuật như hát bội, cải lương… Tuy nhiên, trong ngày Lễ Kỳ Yên, hát xướng văn nghệ không chỉ để giải trí bình thường mà cũng mang nội dung nghi lễ riêng biệt. Chương trình văn nghệ phải có nội dung đạo lý, kết thúc có hậu.

Chẳng hạn hát bội, hay hát tuồng trong ngày Lễ Kỳ Yên hầu hết đều gồm 3 tiết mục: Khai chầu đại bội, hát tuồng và tôn vương. Hồi chầu Tiết mục đầu tiên mang tính nghi lễ như tẩy uế, thử trống và đánh ba hồi trống khai tràng. Tiết mục cuối cùng mang tính chúc tụng.

Hát tuồng cũng thường có ba màn hát: Hai màn đầu có thể là cảnh loạn lạc, người trung thành bị gian thần hãm hại, vua bị tiếm quyền. Nhưng màn cuối cùng thì chính nghĩa phải thắng gian tà. Trong các màn diễn hát thường có một vị chức sắc của đình, hoặc Người có uy tín trong cộng đồng cầm chầu là người thay mặt thần, thay mặt khán giả khen, chê bằng tiếng trống.

Ở một góc đình, những vở tuồng điển tích cổ, như: Thần nữ dâng ngũ linh kỳ, tiết giao đoạn ngọc, Lưu Kim Đính, San hậu… luôn thu hút người xem, say mê thưởng thức. Nhiều đình còn tổ chức các trò chơi dân gian kéo dài suốt 3 ngày diễn ra Lễ Kỳ yên, như: Đẩy cây, nhảy bao bố, bịt mắt đập nồi, bắt vịt trên sông, múa lân, đua xuồng, ra câu hò, câu đối…
Ngoài ra ở một số nơi, Lễ Kỳ Yên cũng là dịp để mọi người thi thố tài nghệ, sự khéo léo thông qua các vật phẩm cúng tế, trưng bày được kết bằng hoa quả, cây lá, sản vật địa phương… Tại một số nơi, Lễ Kỳ Yên còn là dịp để giới thiệu các loại trái cây đầu mùa. Hay có nơi còn tổ chức đua ghe, đua xuồng, triển lãm gia súc, gia cầm… Đặc biệt, các bữa tiệc trong ngày Lễ Kỳ Yên ở Nam Bộ chỉ mang tính liên hoan, chiêu đãi, hoàn toàn không có chuyện ăn nhậu say sưa, gây mất an ninh trật tự.

5. Thời gian tổ chức lễ hội Kỳ Yên
Tùy theo từng địa phương mà lễ hội Kỳ Yên được chọn tổ chức vào những ngày khác nhau. Tuy nhiên lễ hội này chỉ diễn ra vào mùa xuân.

Thông thường, Lễ Kỳ yên được diễn ra vào tháng Giêng đến tháng 4 (âm lịch). Cũng có đình diễn ra Lễ Kỳ yên vào những tháng cuối năm âm lịch, tùy vào phong tục của mỗi địa phương.

Nhiều địa phương thường tổ chức lễ hội Kỳ Yên vào ngày rằm tháng 2 hoặc rằm tháng 3

6. Truyền thuyết về lễ hội Kỳ Yên đình Thần Thoại Ngọc Hầu
Lễ Kỳ Yên tưởng nhớ Tôn thần Thoại Ngọc Hầu (1761 - 1829) của người dân Thoại Sơn nói riêng và vùng Tây Nam Bộ nói chung, cầu mong thần phù hộ quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt,… Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại là một vị tướng đã cống hiến suốt đời mình trong công cuộc khai hoang, lập ấp, đắp đê, làm đường, mở mang vùng Hậu Giang xưa, giữ yên bờ cõi phía Tây Nam, người có công truyền bá nghệ thuật dân tộc đặc sắc (hát tuồng) đến mọi vùng miền của Tổ quốc.

Tưởng nhớ đến công lao to lớn của Ông Thoại, nhân dân Thoại Sơn lập đình thờ Ông là thần Thành hoàng bổn cảnh, tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Không như các đình khác ở Nam Bộ, theo lệ ba năm tổ chức đại lễ Kỳ Yên, ở đình thần Thoại Ngọc Hầu thì việc tế lễ và mời gánh hát bội về Xây chầu cúng Thần hàng năm. Lễ hội Kỳ yên gồm các nghi lễ: Nghinh thần, Túc yết, Xây chầu, Đại bội và Lễ Chánh tế.

7. Lễ hội Kỳ Yên đình Vĩnh Bình
Hàng năm, lễ hội diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng Chạp (âm lịch), dân làng rất hân hoan với lễ hội Kỳ yên (tức lễ hội Cầu an).

Từ trưa ngày 14 tháng Chạp, đội lân, rồng của đình cung thỉnh linh từ "Bàn các ấp" của thị trấn về đình, để cung thỉnh những vị đang được thờ tại các miễu và thỉnh vong linh các bậc tiền bối có công với địa phương, đến 17 giờ chiều đoàn rước linh đi một vòng chợ Vĩnh Bình rồi đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế rất long trọng, sau đó mới đưa linh vị thần trở về đình Vĩnh Bình an vị.

Dân làng dâng lễ vật: xôi, thịt, trà, rượu, bánh trái, thậm chí cả heo quay đến cúng đình. Các trò chơi dân gian được tổ chức kéo dài suốt 3 ngày như: đẩy cây, nhảy bao bố, bịt mắt đập nồi, bắt vịt trên sông, ngâm thơ, múa lân, ra câu hò, câu đối,…

Tại đình, đội múa lân, múa rồng liên tục trổ tài rất vui nhộn, các đêm có diễn tuồng hát bội; suốt mấy ngày đêm dân làng lũ lượt ra đình làng cúng bái, chiêm ngưỡng, vui chơi.

Màn đêm dần buông, ánh trăng mười sáu dần ló dạng là lúc đội rồng đi quanh chợ, chúc sự phát đạt, an khang thịnh vượng cho mọi người, mọi nhà. Nửa đêm, lễ tống gió được tiến hành.

Những con tàu bằng giấy kiếng được trang trí cầu kỳ, thắp những cây đèn cầy thả trôi sông cùng các nghi lễ tống gió độc, những điều xui xẻo ra biển, kết thúc 3 ngày đêm sống trong những cảm xúc, tâm linh của nhiều nghi lễ, náo nhiệt của những ngày lễ hội.

8. Lễ hội Kỳ Yên ở đình Gia Lộc
Lễ hội được tổ chức tại đền Ông cả Đặng Văn Trước và đình Gia Lộc.

Vào 6 giờ sáng ngày 14 tháng 3, dân làng tiến hành làm lễ thỉnh sắc thần từ đền Ông cả về đình Gia Lộc. Sau khi Trưởng ban nghi lễ niệm hương xin thỉnh hàm ấn, Chánh lễ lấy sắc thần được bọc bằng vải hay lụa đỏ đựng trong một chiếc ống thiếc có nắp đậy, trải sắc ra, bọc cuốn lại bằng khăn điều mới, rồi đặt lên kiệu. Kiệu trang hoàng lộng lẫy, sơn son thếp vàng, do 4 lính thú khiêng. Đi theo kiệu có 2 Đào thài, 2 Trò lễ, dàn nhạc, quân hầu cầm 16 binh khí, tàn, lọng. Việc thỉnh sắc thần thể hiện lòng tôn kính, niềm tự hào của dân làng đối với Thành hoàng làng. Đoàn người tham gia lễ thỉnh sắc thần kéo dài hàng cây số. Dẫn đầu là lân, rồng, kế đến là ngựa có đai, yên phủ vải đỏ, có lính thú dẫn đường.

Sắc thần được rước vào đình, tiến hành cúng an vị, cúng tiền vãng (cúng những vị có công xây dựng đình).

Sau cúng tiền vãng là lễ túc yết (lễ xin ra mắt, yết kiến, một trong những nghi lễ không thể thiếu trong lễ kỳ yên). Phẩm vật chính bao gồm : 2 con heo quay, 1 con heo sống để tưởng nhớ thời ông cha ăn lông, ở lỗ, xôi, bánh trà, hoa, rượu… Sau khi trống đổ ‘tiếp giá nghinh thiêng’, trên nền nhạc Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung, có Đào thài, 14 học trò lễ lần lượt dâng cúng 3 tuần rượu, 1 tuần hương, 4 tuần trà. Học trò lễ cung kính dâng lên các vị thần lễ vật bày tỏ lòng tri ân của nhân dân đối với Thành hoàng, Tiền hiền, Hậu hiền, những người có công mở mang bờ cõi, có công xây dựng đình như hôm nay. Trong lễ túc yết, lễ thức quan trọng là phần khấn nguyện, ngưỡng vọng linh thần, Thành hoàng bản cảnh xã Gia Lộc - Ông cả Đặng Văn Trước. Tiếp đến là nghi lễ ẩm phước, phân phát lộc của các vị thần đến các ông Chánh tế, Bồi tề, Đông hiến, Tây hiến.
Trong lễ kỳ yên, lễ xây chầu - đại bội (chầu hát cầu mùa màng bội thu) là lễ thức quan trọng. Xây chầu không thể thiếu trống chầu. Người xây chầu là người cao tuổi, thể hiện sự trường thọ, người có đạo đức và nắm rõ nghi thức hành lễ.

Con thỏ Trung Quốc thành con mèo Việt ra sao?😲Tại sao vị trí thứ tư trong 12 địa chi (tức chi Mão) theo truyền thống nôn...
24/01/2023

Con thỏ Trung Quốc thành con mèo Việt ra sao?😲
Tại sao vị trí thứ tư trong 12 địa chi (tức chi Mão) theo truyền thống nông lịch Trung Quốc là cầm tinh con thỏ, nhưng trong quan niệm của người Việt thì vị trí này thuộc về mèo?
Thật ra, chữ "mão" không gắn với mèo
Vị trí con giáp Mão trong 12 địa chi theo Trung Quốc từ trước đến nay được hiểu thuộc về con thỏ. Đến nỗi người Trung Quốc gần đây đặt hẳn vấn đề: "Tại sao trong 12 con giáp có chuột mà không có mèo?".

Về mặt từ ngữ, chữ mão cổ được ghi nhận trong Thuyết văn giải tự là chữ tượng hình, tự dạng giống hai cánh cửa (ảnh), và trong các nghĩa của từ mão, không có nghĩa nào là mèo hoặc thỏ (mèo chữ Hán là miêu, thỏ chữ Hán là thố).

Về sự ra đời của các con giáp được gán cho các chi, học giới Trung Quốc ghi nhận sự xuất hiện 12 loài động vật tượng trưng cho 12 địa chi là từ sách Luận hoành của Vương Sung - một nhà tư tưởng theo chủ nghĩa duy vật thời Đông Hán. Việc này có xét đến thói quen hoạt động theo giờ của mỗi loài.

Chẳng hạn ban đêm chuột hoạt động mạnh nhất, nên giờ tý gọi là "tý thử", giờ mão là lúc trăng chưa lặn, thỏ ra khỏi hang ổ ăn cỏ còn ướt sương đêm cho nên gọi là "mão thố"... Những cụm từ "tý thử", "mão thố" được dùng quen thuộc trong cách gọi ngày giờ năm tháng âm lịch.
Trong vòng ảnh hưởng văn hóa từ Trung Hoa, vị trí mão trong 12 con giáp ở Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn mang biểu tượng con thỏ. Chỉ Việt Nam mới xem mão là mèo.

Công trình khảo cứu Việt Nam cũng có 12 con giáp, tại sao có năm mèo mà không có năm thỏ, so sánh với các nước có 12 con giáp có cách lý giải đáng chú ý: "Vì mão trong cụm "mão thố" có âm Hán ngữ tương tự với chữ mèo, nên kết quả là mão bị đọc nhầm thành mèo".

Công trình này cũng ghi nhận thêm một cách lý giải nữa là thời xưa, thỏ chưa phải là động vật phổ biến, do vậy Việt Nam dùng mèo thay thế cho vị trí thứ tư trong 12 địa chi như đã thấy.

Cách lý giải về âm đọc mão/mèo xem ra dễ hình dung hơn; còn việc loài thỏ xuất hiện tại Việt Nam từ lúc nào, trước hay sau khi Việt Nam có nông lịch, lại là công việc cần sự phối hợp liên ngành giữa lịch sử ngữ âm, lịch học và động vật học chẳng hạn.

Dù vậy, theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm đầu tiên được ghi nhận trong bộ sử này là năm Nhâm Tuất (2879 trước Công nguyên). Bản sử này ra đời năm 1697, như vậy muộn nhất là đến thế kỷ 17 Việt Nam đã dùng lịch can chi, và chép chuyện từ 2879 TCN cũng dùng hệ can chi như Trung Quốc.

Tuy nhiên, thiên can - địa chi là dùng trong lịch pháp, cùng các tính toán phong thủy và dự đoán học.

Một số nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng bất luận Mão được xem là mèo hay thỏ thì tính chất của chi này cũng không bị ảnh hưởng: Mão vẫn thuộc âm trong 12 địa chi và thuộc mộc theo thứ tự ngũ hành.
Nguồn: https://tuoitre.vn/con-tho-trung-quoc-thanh-con-meo-viet-ra-sao-20230119093021867.htm?gidzl=UY6s0JT66nXtERK7DLmV6taqkGOYKHvEDJZbL71TGammFRjLTLySIpCwiLiZN1T3OZI_MMLrKPyfFaaV60

Address

20/11C Kỳ Đồng
Ho Chi Minh City

Opening Hours

Monday 07:30 - 16:30
Tuesday 07:30 - 16:30
Wednesday 07:30 - 16:30
Thursday 07:30 - 16:30
Friday 07:30 - 16:30
Saturday 07:30 - 16:30

Telephone

+84981335534

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Du Lịch Di Sản Văn Hóa TP.HCM posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Du Lịch Di Sản Văn Hóa TP.HCM:

Videos

Share

Nearby travel agencies


Other Tourist Information Centers in Ho Chi Minh City

Show All