SGT - Những Nẻo Đường VietNam

SGT - Những Nẻo Đường VietNam SGT - Saigon G.Tool'z Những nẻo đường Việt Nam
Yêu Du Lịch Việt Nam

07/08/2023

Địa danh PHAN THIẾT

Có 3 giải thích về nguồn gốc tên gọi Phan Thiết:
1) Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là "Hamu Lithít" - "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối "Lithit" lại được gắn liền với âm "Phan" tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết.

2) Người Việt đã phiên âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó: Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), Mang-thít (Phan Thiết). Ba địa danh này được gọi chung là "Tam Phan".

3) Po Thit (hoàng tử em của công chúa Po Sah Inư, con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh) đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ XIV được người Việt đọc trại ra mà thành Phan Thiết. Hiện nay, tại thành phố Phan Thiết có tháp Poshanư (ảnh trên) là di tích của người Chăm chủ yếu phục vụ du lịch.
Vùng đất này khi xưa thuộc vương quốc Chămpa, sau này sáp nhập vào Đại Việt. Hành chính được xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì. Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ, rồi lên thành dinh, thì Phan Thiết chính thức được công nhận là một đạo (cùng một lượt với các đạo Phan Rang, Phố Hài, Ma Ly vùng Tam Tân). Tuy nhiên, Phan Thiết là đơn vị hành chánh: đạo, huyện, thị xã, thành phố (1999), thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngọn đồi phía sau tháp Pôshanư, thới Pháp, có một lâu đài do 1 quý tộc người Pháp xây tặng người yêu là một cô gái Việt ở Phan Thiết mà người địa phương gọiu là Lầu Ông Hoàng. Nhà thơ Hàn Mạc Tử và người yêu là Mộng Cầm từng đến đây: “Lầu Ông Hoàng đó, thuở nao chân Hàn mạc Tử đã qua…”. Tuy nhiên, lầu ông hoàng cũng đã bị tiêu hủy trong chiến tranh. Ngày nay, trên ngọn đồi có dấu tích của một lô cốt của quân đội Mỹ

Hiện nay, thành phố Phan Thiết có 18 đơn vị hành chính gồm 14 phường và 4 xã, với cư dân chủ yếu là người Việt và người Hoa; còn người Chăm sống ở các huyện của tỉnh Bình Thuận.Người Phan Thiết rất tự hào, vì năm 1910, thầy giáo Nguyễn tất Thành từ Nghệ An đã vào Phan Thiết dạy học tại trường Dục Thanh. Ngày nay, trường là 1 điểm tham quan hấp dẫn của Phan Thiết. Người dân thành phố Phan Thiết ai cũng thừa nhận vùng biển giàu tiềm năng du lịch này được đánh thức ngày 25 tháng 10 năm 1995 - ngày nhật thực toàn phần đi qua Phan Thiết, một món quà bất ngờ và vô cùng quý giá thiên nhiên ban tặng.

07/08/2023

Tại sao nhiều địa danh có từ "Hàm" ở Bình Thuận ?

Ở tỉnh Bình Thuận có rất nhiều địa danh mở đầu là từ "Hàm", như: Hàm Tiến, Hàm Tân, Hàm Mỹ, Hàm Cần, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Hàm Kiệm...
Tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận vốn là vùng đất thuộc vương quốc Champa trước đây. Từ thế kỷ 17, vương quốc Champa suy yếu và vùng đất cuối cùng của vương uốc này đã sáp nhập vào đất Đại Việt, dưới vương triều các Chúa Nguyễn, mang tên là phủ Thuận Thành.
Địa danh Ninh Thuận, Bình Thuận... mang từ "Thuận" vốn xuất phát từ tên gọi của phủ "Thuận" Thành. Trong ngôn ngữ Champa, từ "Hamu" nghĩa là ruộng. Do đó, các vùng đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vốn là đất ruộng trước đây đã có tên gọi là "Hàm" kèm với một từ tiếng Việt, như: Hàm Tân, Hàm Tiến... để nói lên sự mới mẻ, tiến bộ...

ĐẶC SẢN DÊ NINH THUẬN Thịt dê Ninh Thuận mang phong vị quá đỗi đặc biệt bởi dê ở vùng này được chăn thả theo kiểu du mục...
06/08/2023

ĐẶC SẢN DÊ NINH THUẬN

Thịt dê Ninh Thuận mang phong vị quá đỗi đặc biệt bởi dê ở vùng này được chăn thả theo kiểu du mục. Khi ghé thăm Ninh Thuận, sẽ không quá ngạc nhiên khi bạn có thể nhìn thấy những đàn dê được chăn dắt trên con đường làng hoặc chúng tự tìm thức ăn như cây cỏ, trái dại ở cánh đồng, vách đá. Chính vì vậy, Thịt dê Ninh Thuận thấm đẫm phong vị nắng gió của đất trời và chất lượng thịt vô cùng thơm ngon, ít mỡ.
Tương truyền rằng, Thịt dê Ninh Thuận có nguồn gốc từ xa xưa khi được người Chăm du nhập từ Ấn Độ. Điểm đặc biệt nhất khiến thịt dê vùng này khác với các nơi khác là vị ngọt ngào trong từng thớ thịt. Thịt dê Ninh Thuận có màu đỏ tươi cùng lớp da dai giòn. Chỉ cần nếm miếng đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy thịt mềm tan hoà quyện với sự dai dai của lớp da béo ngậy sẽ khiến bạn xuýt xoa không ngớt.

Các đàn dê ở Ninh Thuận được chăn thả tự nhiên trên các cánh đồng hoặc vách núi. Do dê thường xuyên được vận động nên cho ra chất lượng thịt săn chắc, dai, không bở lại có mùi thơm tự nhiên. Thịt dê Ninh Thuận có lợi ích tốt đối với sức khoẻ. Do thịt ít mỡ nên sẽ không gây béo nhiều như một số thịt khác. Đồng thời, nó cung cấp chất đạm cùng một số vitamin, khoáng chất giúp bổ máu, tăng cường sức khoẻ và sinh lực.

HANG RÁI - NINH THUẬN Hang Rái nằm trên cung đường 702, cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng tầm 35 km, nằm ở phía ...
06/08/2023

HANG RÁI - NINH THUẬN

Hang Rái nằm trên cung đường 702, cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng tầm 35 km, nằm ở phía Nam vịnh Vĩnh Hy và thuộc thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Tên Hang Rái được đặt do đây là nơi có nhiều loài Rái cá sinh sống, nếu may mắn du khách có thể bắt gặp những chú Rái cá đi theo bầy tìm kiếm thức ăn hay trở về hang nghỉ ngơi. Lý giải thứ hai xuất phát từ việc có nhiều cây rái được trồng tại đây, một loại cây chiết lấy dầu để sơn lên tàu thuyền giúp chống thấm nước khi ra khơi.

Đến với Hang Rái, điều gây ấn tượng cho du khách chính là bãi đá với nhiều hình thù lạ mắt nổi lên giữa mặt biển. Được biết đây từng là một rạn san hô cổ đã vôi hóa và tạo thành bãi đá hai tầng. Tầng dưới nằm cách mặt nước biển khoảng vài centimet với mặt đá rộng, bằng phẳng; trong khi tầng trên cùng cao hơn 2m, có hàng trăm mũi đá cao 20 – 30cm chỉa lên nhọn hoắt, chỗ lại sụt xuống tạo thành các ô tròn.

Mỗi đợt thủy triều, sóng chồm lên bãi đá rồi rút xuống tựa như dòng thác nhỏ trên mặt biển. Chính bởi nét đẹp g*i góc lại có phần bí ẩn mà bãi đá tại Hang Rái luôn thu hút các nhiếp ảnh gia ghé thăm chỉ để ghi lại những khoảnh khắc sống động của thiên nhiên kỳ thú.

06/08/2023

TRÙNG SƠN CỔ TỰ - NINH THUẬN

Trùng Sơn Cổ Tự được xây dựng vào năm 1973 bởi Hòa thượng Thích Bửu Hiền. Một người xuất thân từ tổ đình Trùng Khánh, ngôi tổ đình cổ hơn 300 năm tuổi u theo hệ phái Bắc Tông của Đạt Ma sư tổ dòng lâm tê chánh tông ngự trị ngay dưới chân núi Đá Chồng, cách Trùng Sơn Cổ Tự tầm 200 mét đường núi và đường bộ.

Ban đầu, chùa chỉ là một ngôi nhà thờ Phật giản dị trên núi, là nơi hàng ngày nhà sư Bửu Hiền dùng làm nơi tu tập, đồng thời cũng là nơi để bà con, phật tự viếng thăm, khấn phật, cầu an. Dần về sau, ngôi am nhỏ được nhà sư mở rộng, xây thêm các hạng mục, tiểu cảnh nhằm mục đích làm nơi nghỉ ngơi, ngắm cảnh cho bà con, phật tử gần xa mỗi khi lên viếng phật.

Qua đời của Hòa thượng Thích Bửu Hiền, đến đời của Thượng tọa Thích Tâm Tường. Ngôi am được mở rộng xây dựng trên diện tích, quy mô hoành tráng gồm nhiều hạng mục như cổng tam quan, chánh điện, nhà thờ tổ, … Năm 2012, do hạn hẹp về kinh phí nên chùa chỉ hoàn thành trước hạng mục chính điện, nhà thờ tổ, sân hiện, bậc cấp tam quan lên xuống … riêng hạng mục tam quan, các tiểu cảnh, khu vực đặt thờ các tượng phật, bồ tát ngoài trời, … vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Do việc xây dựng theo địa hình đồi núi nên rất khó phân biệt đâu là tiền đường, bái đường, chính điện, cổng tam quan hay nhà thờ tổ. Chính vì thế mà tổng thể công trình chùa vừa tạo ra tính sinh động theo mô típ kiến trúc độc đáo, đồng thời cũng tạo ra tính phức tạp khi nhận diện.

Sau hơn 40 năm xây dựng và hoàn thiện. Cho đến ngày nay, chùa đã trải qua ba đời trụ trì. Trong đó gồm: Hòa thượng Thích Bửu Hiền (người sáng lập), Thượng tọa Thích Tâm Trường (người kế nhiệm thứ hai và cũng là đệ tử của Hòa Thượng Thích Minh Tâm, sư huynh Hòa Thượng Thích Bửu Hiền), Đại đức Thích Nguyên Minh (trụ trì hiện nay, đệ tử Thượng tọa Thích Tâm Trường). Nhìn chung, các đời trụ trì của chùa Trùng Sơn đều có mối gắn kết của “tông môn pháp phái”

KÊNH TÀU HỦ - CẦU CHÀ VÀKênh Tàu Hủ được đào vào năm 1819, là dòng kênh huyết mạch của Sài Gòn xưa, có vị trí quan trọng...
05/08/2023

KÊNH TÀU HỦ - CẦU CHÀ VÀ

Kênh Tàu Hủ được đào vào năm 1819, là dòng kênh huyết mạch của Sài Gòn xưa, có vị trí quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế, nối liền đường thủy từ đồng bằng sông Cửu Long đến phố thị Sài Gòn. Kênh Tàu Hủ trước kia được gọi là Cổ Hủ vì dòng kênh này có đoạn phình ra rồi thắt lại như cổ hủ heo, cổ hủ dừa.
Đồng thời, kênh Tàu Hủ còn được học giả Trương Vĩnh Ký và nhà ngôn ngữ học Huỳnh Tịnh Của cho rằng tên gọi Tàu Hủ là do người Triều Châu phát âm thành Tàu Khậu (chỉ những ngôi nhà gạch ven dòng kênh), sau đó trại âm thành Tàu Hủ.

Ảnh: Dinh Hien Hoang

Thị Nghè (hay còn gọi là Bà Nghè) không chỉ là một tên gọi quen thuộc gắn liền một khu vực nối liền quận 1 và quận Bình ...
05/08/2023

Thị Nghè (hay còn gọi là Bà Nghè) không chỉ là một tên gọi quen thuộc gắn liền một khu vực nối liền quận 1 và quận Bình Thạnh mà nó còn là tên của dòng kênh, cây cầu, khu chợ trong khu vực ấy. Hầu như người dân ở trung tâm phố thị Sài thành ai ai cũng từng được nghe nhắc về khu Thị Nghè, nhưng không nhiều người biết rõ tên gọi này.

Theo Trịnh Hoài Đức (công thần của triều Nguyễn) viết trong quyển “Gia Định thành thông chí” - mục “Trấn Phiên An” vào năm 1820 thì Thị Nghè là tên gọi dân gian của bà Nguyễn Thị Khánh – người đã có công khai hoang đất và bắc cầu đi lại qua sông cho dân chúng. Bà Nghè là tên gọi thân mật, kính trọng mà người ta vẫn thường gọi mỗi khi nói về bà, bởi bà là vợ của một người thư ký lúc đương thời và là trưởng nữ của quan Khâm sai Chánh thống Vân Trường Hầu Nguyễn Cửu Vân.

Ảnh: Một góc Thị Nghè vào cuối năm 1968

TÊN GỌI HÀNG XANHNgã tư Hàng Xanh đã không còn xa lạ đối với người dân Sài Gòn, là nút giao thông lớn ở cửa ngõ phía Đôn...
05/08/2023

TÊN GỌI HÀNG XANH

Ngã tư Hàng Xanh đã không còn xa lạ đối với người dân Sài Gòn, là nút giao thông lớn ở cửa ngõ phía Đông của thành phố. Vùng Hàng Xanh bao gồm một phần địa bàn các phường 24, 25 (quận Bình Thạnh), còn có chợ Hàng Xanh, ngã tư Hàng Xanh.

Các tư liệu cổ ghi nhận địa danh này có tên ban đầu là Hàng Sanh. Đại Nam Quốc Tự vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: “Sanh: thứ cây lớn, nhánh có tua, thuộc loại cây da, lá nhỏ”. Vì dọc theo hai bên đường Bạch Đằng có hai hàng cây sanh, nên người dân gọi nơi này là Hàng Sanh.

Sau này, có lẽ do nghĩa của “sanh" dần ít được biết đến và do sự gần gũi giữa “s" và “x" mà Hàng Sanh dần biến thành Hàng Xanh.

BA CÁCH LÍ GIẢI VỀ TÊN GỌI SÀI GÒN 1. "Thị trấn trong rừng"Căn cứ vào từ “Sài” nghĩa “củi” và “Gòn” tức “cây bông gòn”, ...
05/08/2023

BA CÁCH LÍ GIẢI VỀ TÊN GỌI SÀI GÒN

1. "Thị trấn trong rừng"

Căn cứ vào từ “Sài” nghĩa “củi” và “Gòn” tức “cây bông gòn”, quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị của ông Huỳnh Tịnh Của cho nghĩa của Sài Gòn là “củi gòn”.

Dựa theo thông tin này, học giả Trương Vĩnh Ký nói rằng tên gọi Sài Gòn được phiên âm từ “Prei Nokor” của người Khmer. Giả thuyết này được ông Ký đưa ra trong giáo trình “Địa lý Nam Kỳ” của mình. Một loạt cách gọi tương tự về địa danh Việt - Miên ở Nam Kỳ phiên âm giống vậy như Cần Giờ là từ “Kanco”, Cần Giuộc là “Kantuộc”, Gò Vấp là “Kompăp”…

“Prei” theo tiếng Khmer nghĩa là “rừng”, còn “Nokor” là “thị trấn”. Như vậy “Prei Nokor” nghĩa là một “thị trấn ở trong rừng”. Nghĩa rộng hơn theo Phạn tự là "lâm quốc". Vùng này trước đây là đại bản doanh của một Phó vương nước Chân Lạp cũ.

Dần dần, người dân đọc trại từ “Prei” thành “Rai” rồi thành “Sài”. Từ “Nokor” đọc lướt thành “Kor” và từ “Kor” thành ra “Gòn”.

Sau Trương Vĩnh Ký, đốc phủ Lê Văn Phát đồng tình lý giải này. Ông cho rằng, không chỉ người Khmer mà người Lào cũng gọi vùng này là "rừng cây gòn" thông qua từ Cai Ngon. Vốn dĩ ngôn ngữ Lào giống tiếng Thái nên Cai Ngon có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn.

Tuy nhiên giả thuyết này bị cho là không có căn cứ, vì qua thời gian, không ai tìm ra được dấu tích của một “khu rừng có nhiều cây gòn” tại Prei Nokor cả, mà đó chỉ là suy đoán.

2. "Vùng đất ăn nên làm ra"

Theo Vương Hồng Sển, khi người Hoa rời Cù lao Phố (Biên Hòa) vào năm 1773, đã tụ về vùng đất mới Chợ Lớn ngày nay. Họ nhận ra đây là nơi “ăn nên làm ra” cần được củng cố cho thật bền vững. Người Hoa cho đắp thêm bờ kinh cao ráo và kiên cố hơn, và gọi vùng đất này là “Tai-Ngon” hay “Tin-Gan” mà theo Hán Việt là Đề Ngạn.

Đề Ngạn phát âm theo giọng Quảng Đông nghe ra là “Thầy Ngồn” hay “Thì Ngòn”. Và đó chính là âm để gọi vùng đất Chợ Lớn thời ấy. Theo thuyết này của cụ Vương thì âm “Sài Gòn” là từ “Thầy Ngồn”, “Thì Ngòn” mà ra.

Tuy nhiên theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn viết năm 1776 có dữ kiện “năm 1674 Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ lũy Sài Gòn”… Đây cũng là lần đầu tiên hai từ “Sài Gòn” xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Điều này chứng tỏ từ "Sài Gòn" có trước thời điểm người Hoa đến Chợ Lớn nên cách lý giải của Vương Hồng Sến không thuyết phục.

3. "Cống phẩm của phía Tây"

Còn học giả người Pháp Louis Malleret cho rằng Sài Gòn có nguồn gốc từ tiếng "Tây ngòn" - nghĩa là cống phẩm của phía tây (Tây Cống). Tiếng "Tây ngòn" phát âm theo giọng người Hoa thành Sài Gòn.

Sở dĩ ông Malleret theo thuyết này vì dựa vào dữ kiện lịch sử do Trịnh Hoài Ðức chép lại. Khi Campuchia bị phân ra cho hai nhà nước thì cả hai vua đều nạp cống phẩm cho chúa Nguyễn ở Prei Nokor.

Về lý giải này của học giả người Pháp, ông Vương Hồng Sển lại cho rằng "Tây Cống" chỉ được người Hoa dùng sau này. Ngày trước vùng Chợ Lớn được gọi là Sài Gòn nhưng khi người Pháp chiếm các tỉnh Đông Nam bộ đã gọi vùng Bến Nghé là Sài Gòn vì tên Bến Nghé quá khó đọc với họ.

Ảnh: trung tâm của Sài Gòn xưa

04/08/2023

Đà Lạt

Thành phố mộng mơ đầy huyền ảo này được bắt nguồn từ một câu châm ngôn vô cùng nổi tiếng “DAT ALLIIS LAETITIUM ALLIIS TEMPERRIEM”. Ý nghĩa của câu châm ngôn này là “cho người này niềm vui cho người kia sự mát lành”. Nếu như đủ sự tinh ý, bạn chắc chắn sẽ nhận ra 5 chữ cái đầu tiên của mỗi câu nói này sẽ tạo ra được chữ “ DALAT” cái tên mà ta thường hay nhắc tới. Đây là một giả thuyết của những người Pháp khi mà họ khám phá ra được một vùng đất mới sẽ có câu châm ngôn có ý nghĩa đi theo.

Một cách giải thích tên gọi khác

Địa danh Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, đó là tên gọi của dòng suối Cam Ly. Dòng suối này có nguồn từ huyện Lạc Dương, chảy qua khu vực Đà Lạt theo hướng bắc – nam, trong đó có đoạn từ khoảng hồ Than Thở đến thác Cam Ly ngày nay gọi là Đạ Lạch. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước, tên gọi Đà Lạt có nghĩa là nước của người Lát, hay rãnh của người Lát.

Năm 1937, khi xây dựng chợ Đà Lạt mới thay cho chợ cũ bằng gỗ đốt, người ta đặt tên cho dòng chữ Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem trên tường hồi đầu của công trình, phía trên là huy hiệu thành phố hình tròn, đổ nát. hình một đôi thanh niên nam nữ dân tộc. Với khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và những di sản kiến ​​trúc Pháp phong phú, Đà Lạt còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như “Thành phố mờ sương”, “Thành phố thiên thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa anh đào” hay “Tiểu Paris”.

04/08/2023

Cao tốc DẦU GIÂY PHAN THIẾT

DINH ĐỘC LẬPĐúng 10:45p Ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843, của quân giải phóng thuộc đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữu đ...
06/07/2023

DINH ĐỘC LẬP

Đúng 10:45p Ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843, của quân giải phóng thuộc đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữu đoàn xe tăng 230, quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã hút nghiên cổng phụ dinh độc lập, tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390, đã hút tung cổng chính đã tiến thẳng vào dinh. 11:30p cùng ngày, trung quý Bùi Quan Thuận_đại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843, đã hạ lá cờ 3 sọc xuống và kéo lá cơ mặt trận giải phóng miền nam VietNam lên ! tổng thống cuối cùng của VietNam cộng hoà là Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện.

Đúng 10:45p Ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843, của quân giải phóng thuộc đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữu đoàn xe tăng 230, quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã ...

Cao tốc Vĩnh Hảo Phan Thiết Theo thiết kế, tuyến đường cao tốc này có chiều dài 100,8 km, điểm đầu tại xã Vĩnh Hảo, huyệ...
17/06/2023

Cao tốc Vĩnh Hảo Phan Thiết

Theo thiết kế, tuyến đường cao tốc này có chiều dài 100,8 km, điểm đầu tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, Bình Thuận nối tiếp với đường cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo và điểm cuối giao với đường đi Mỹ Thạnh thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, kết nối với đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Công trình có tổng mức đầu tư 10.853 tỷ đồng, được khởi công vào cuối tháng 9 năm 2020 và chính thức thông xe vào ngày 19 tháng 5 năm 2023

11/05/2023

UBND TPHCM, trước đây nơi này xây dựng dùng để phục vụ các quan tây nên được gọi với cái tên DINH XÃ TÂY. Được bộ văn hóa thể thao và du lịch công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp QUỐC GIA

ÁO DÀI VIETNAM || BẢO TÀNG ÁO DÀI VIETNAM.Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hoá đặc trưng của dâ...
09/05/2023

ÁO DÀI VIETNAM || BẢO TÀNG ÁO DÀI VIETNAM.

Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tôn được vẻ đẹp dịu dàng, truyền thống của người phụ nữ Việt.

Người ta nói áo dài sinh ra không phải dành riêng cho Sài Gòn nhưng có lẽ Sài Gòn là nơi thích hợp nhất để nói về chiếc áo dài. Hôm nay SGT sẽ giới thiệu cho anh chị và các bạn về chiếc áo dài của Việt Nam và cùng tham quan Bảo Tàng Áo Dài nhé.

Xem Thêm Tại YouTube: https://www.youtube.com/watch?v=aDFPt9flm20&t=232s
———————————————————
👉Follow me SGT - Những Nẻo Đường VietNam

🎈Page: https://www.facebook.com/SGTSaigonGToolz

🎈YouTube: https://www.youtube.com/-nhungneoduongvietnam

SGT - Saigon G.Tool'z Những nẻo đường Việt NamXin chào các bạn!Kênh chúng mình bắt nguồn từ những đứa con của đất Việt đem lòng say mê văn hoá du lịch và muố...

ỦY BAN NHÂN DÂN TPHCMCông trình được xây dựng từ năm 1898 và hoàn thành năm 1908 theo họa đồ của kiến trúc sư Femand Gar...
08/05/2023

ỦY BAN NHÂN DÂN TPHCM

Công trình được xây dựng từ năm 1898 và hoàn thành năm 1908 theo họa đồ của kiến trúc sư Femand Gardès. Tòa nhà là một kiến trúc biểu tượng của thành phố với mặt tiền là trích dẫn các yếu tố tạo thành phong cách kiến trúc thời Đệ tam cộng hòa Pháp (1870-1940) như tháp chuông, cột Hy Lạp, tràng hoa, huy hiệu....

18/04/2023

VĨNH HY ❤️
Vĩnh Hy được biết đến là một trong 4 vịnh biển đẹp và hoang sơ nhất nước ta, với phong cảnh hữu tình là sự hòa quyện giữa biển đảo và núi rừng.
Vĩnh Hy là một vịnh nhỏ nằm ở phía Đông Bắc tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang chừng 40km. Nơi đây được biết đến với vẻ đẹp của biển cả, núi non và vịnh biển hoang sơ, mang thuần vẻ đẹp mộc mạc của thiên nhiên ban tặng.

Việt Nam mình đẹp quá

17/04/2023

Khu du lịch Bàu Trắng nằm tách biệt với trung tâm thành phố Phan Thiết, cách 65km về phía Đông Bắc. Nơi đây có khí hậu nhiệt đới, nắng và gió quanh năm. Bàu Trắng đã tồn tại từ cách đây rất lâu rồi tuy nhiên khi ấy nó chỉ là một hồ nước rộng lớn. Về sau, người dân mới cho đắp đập cát vắt ngang hồ để làm lối đi lại, chia cắt hồ nước thành hai phần được gọi là hồ Bàu Ông và Bàu Bà. Cả hai hồ nước này đều được mọi người gọi là Bàu Sen bởi vì mặt hồ được phủ kín bởi những bông hoa sen nở rực rỡ. Với vị trí độc đáo, khung cảnh thiên nhiên đẹp mê hồn, mỗi năm khu du lịch Bàu Trắng thu hút rất đông du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Chuẩn bị vào hè rồi... Đi ccùng SGT nhé


16/04/2023

Tháp bà Ponagar là ngôi đền Chăm Pa tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ tại cửa sông Cái, Nha Trang. Tháp Ponagar nằm cách trung tâm thành phố chỉ 2km về hướng Bắc. Nhiều người thường lầm tưởng tên gọi “Po Nagar” là để chỉ toàn bộ công trình kiến trúc tại đây nhưng thực chất đây là tên của ngọn tháp lớn nhất (cao khoảng 23m). Tháp Ponagar được xem là nét kiến trúc nổi bật trong thời kỳ rực rỡ của Hindu giáo.



15/04/2023

Chùa Linh Phước hay còn gọi là chua Ve Chai, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng. Và là những nơi tâm linh, giữ đến 11 kỷ lục được quốc gia ghi nhận.

Vì sao lại được gọi là chùa Ve Chai? Đây là một cách gọi gần gũi của người dân địa phương nơi đây. Và cũng chính nhờ cách thiết kế kiến trúc độc đáo từ những nghệ nhận làm ra chúng. Không như những ngôi chùa khác. Chùa Ve Chai được làm từ các mảnh sành từ chén, đĩa, ấm, tách đập nhỏ. Rồi tỉ mỉ ghép lại với nhau, đem lại một “màu áo” mới có 1 – 0 -2 chỉ có ở Việt Nam.

Có ai yêu trang phục truyền thống, trang phục Việt Nam giống SGT không ạ... Mê li
14/04/2023

Có ai yêu trang phục truyền thống, trang phục Việt Nam giống SGT không ạ... Mê li


13/04/2023

Chùa Từ Vân Nha Trang được xây dựng vào năm 1968 – đây là chốn tu của các nhà sư, đồng thời cũng là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của địa phương, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan hằng năm.

Ngay từ khi bước chân vào ngôi chùa này, chắc chắn du khách sẽ ngỡ ngàng bởi kiến trúc lạ mắt của từng chi tiết bên trong. Cụ thể, các tòa tháp, vườn hoa, bức tường,… đều được xây dựng từ vỏ sò, vỏ ốc, các rặng đá san hô.
Công trình này có chiều cao lên tới 39m và được mệnh danh là tháp Ốc dài nhất tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại. Các thuyết minh về chùa Từ Vân Cam Ranh cho biết công trình được đầu tư xây dựng hết sức kỳ công. Quan sát có thể thấy 49 tháp nhỏ hình chóp được đặt ở phía bên ngoài. Từng tiểu tháp này cũng được đặt những cái tên khác nhau.

🎥 : SGT team

12/04/2023

Áo dài vương nhớ tóc buông lơi, tim anh ấp úng chả nói nên lời.

Hứa sẽ lên clip áo dài Việt Nam


Đi... SGT đưa bạn đi khắp nơi nè... Không những thế mà bạn còn nngắm nghía được trang phục truyền thống của Việt Nam nữa...
11/04/2023

Đi... SGT đưa bạn đi khắp nơi nè...
Không những thế mà bạn còn nngắm nghía được trang phục truyền thống của Việt Nam nữa nha

https://youtube.com/-nhungneoduongvietnam

Chúng ta xứng đáng  một cuộc sống tốt hơnHãy là một người trong đầu có kiến thức và trong người có dáng vẻ tri thức ❤️  ...
10/04/2023

Chúng ta xứng đáng một cuộc sống tốt hơn
Hãy là một người trong đầu có kiến thức và trong người có dáng vẻ tri thức ❤️



Video đầu tiên cán mốc 10N view của SGTCảm ơn quý anh chị và các bạn đã đồng hànhhttps://youtu.be/mJIGoanETDs
09/04/2023

Video đầu tiên cán mốc 10N view của SGT
Cảm ơn quý anh chị và các bạn đã đồng hành

https://youtu.be/mJIGoanETDs

Ở đâu đây taaaaaa
09/04/2023

Ở đâu đây taaaaaa


Chỉ mới 5 cờ líp và một trăm sáu phô lô nhưng nhìn thấy sự đón nhận qua luợt view thì ấm lòng quá chừng
07/04/2023

Chỉ mới 5 cờ líp và một trăm sáu phô lô nhưng nhìn thấy sự đón nhận qua luợt view thì ấm lòng quá chừng

Miếu Bà Thiên Hậu được xây dựng vào khoảng năm 1760 (thế kỷ XVIII) do nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành góp tiền bạc và công ...
03/04/2023

Miếu Bà Thiên Hậu được xây dựng vào khoảng năm 1760 (thế kỷ XVIII) do nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành góp tiền bạc và công sức. Sau hơn 260 năm tồn tại, trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi miếu vẫn giữ được những đường nét độc đáo. Vào ngày 7/1/1993, địa danh này được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.

Mời quý ACE cùng theo dõi chuyên đề TUỆ THÀNH HỘI QUÁN nhé


Miếu Thiên Hậu Tuệ Thành Hội Quán còn gọi là chùa Bà và Miếu Má Tổ nằm ngay trung tâm Chợ Lớn - khu vực người Hoa của thành phố Hồ Chí Minh, là ngôi miếu khá...

24/03/2023

Bình minh ơi dậy chưa
Bình minh nói TAO ĐÃ NGỦ ĐÂU....

Dậy đi ăn bánh mì uống cà phê ssáng nè

Cây Điều hay còn gọi là Đào Lộn Hột, trồng nhiều ở khu vực Bình Phước. Được người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đưa vào Việt...
22/03/2023

Cây Điều hay còn gọi là Đào Lộn Hột, trồng nhiều ở khu vực Bình Phước. Được người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đưa vào Việt Nam vào Thế Kỉ 17... Sau đó bác sĩ Yersin đã trồng cây điều trong trang trại của mình....

Mời quý anh chị và các bạn theo dõi chuyên đề cây điều

Cây điều còn có tên gọi khác là đào lộn hột, trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, được người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đưa vào Việt Nam vào thế kỉ thứ 17Việt Nam ...

Giờ này còn làm việc xứng đáng là thiên thần
17/03/2023

Giờ này còn làm việc xứng đáng là thiên thần


Giấc mơ của những người làm clip là luôn mong video của mình được đón nhậnCon số hơn 1N tuy chưa lớn nhưng là động lực đ...
15/03/2023

Giấc mơ của những người làm clip là luôn mong video của mình được đón nhận
Con số hơn 1N tuy chưa lớn nhưng là động lực để làm tiếp những video chất lượng hơn

Xin cảm ơn quý anh chị và các bạn ủng hộ SGT

Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đã đặt viên đá đầu tiên xây dựng nhà thờ, cũng chính là ngày Đức Mẹ Mân Côi và vào ngày lễ Phục Sinh 11 ...

Lời khuyên rất hữu ích mong các bạn đừng khuyên nữa =))
15/03/2023

Lời khuyên rất hữu ích mong các bạn đừng khuyên nữa =))

Vẫn cảm thấy thổn thức trước vẻ đẹp của Sài Gòn... Và mong rằng 63 tỉnh thành đều sẽ có dấu chân của SGT....
14/03/2023

Vẫn cảm thấy thổn thức trước vẻ đẹp của Sài Gòn... Và mong rằng 63 tỉnh thành đều sẽ có dấu chân của SGT....

14/03/2023

Bình thường hay đi làm muộn, nhưng có hôm dậy sớm mà vẫn đi làm muộn vì nằm ườn cho trễ thì thôi

Chúng ta quay lại với triều đại nhà Nguyễn, người mở đầu triều đại nhà Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh, Ông lên ng*i vàng năm ...
13/03/2023

Chúng ta quay lại với triều đại nhà Nguyễn, người mở đầu triều đại nhà Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh, Ông lên ng*i vàng năm 1802. Trong lịch sử Việt Nam, không có một vị vua nào cao số như vị vua này và cũng chẳng có vị vua nào dành ra một phần tư của thế kỉ cho việc chạy lọan bôn ba khắp nơi và một trong những nơi ông chạy lọan khá nhiều là các tỉnh ở miền Nam, khi nói về vua Gia Long, người ta có 4 từ nói về ông, rất chính xác với cuộc đời của ông đó là “ơn đền tội phạt”. Những người nào ông thọ ơn, ông sẽ đền đáp đúng nghĩa ông thọ ơn, còn đối với những người đắc tội với ông là ông sẽ phạt, không những phạt người đó mà còn phạt những người liên lụy tới người đó.

Một vị vua, sau khi lên ng*i vàng được hai tháng, ông đã làm lễ hiến phù, lễ hiến phù do vua Gia Long chủ trì, đó cũng là một lễ mà trong tất cả các triều đại phong kiến Việt Nam chưa hề có và ông đã tắm máu nhà Tây Sơn. Vì ông và Quang Trung Nguyễn Huệ là hai kẻ thù không đội trời chung. Quang Trung diệt cỏ phải diệt tận gốc cho nên phải diệt hết đi tất cả người của triều đại Chúa Nguyễn, trong đó có Gia Long. Còn vua Gia Long muốn phải làm sao lấy lại sự công bằng cho chúa Nguyễn và dựng nên cơ đồ của nhà Nguyễn tiếp theo, cho nên hai bên đều là lịch sử của nước nhà, nhưng mà thề không đội trời chung, chỉ có một tồn tại và một phải mất đi.

Chúng ta biết được trong lịch sử là những tội ác đối với nhà Tây Sơn sau khi vua Gia Long lên ngôi, nhưng không có lửa thì làm sao có khói, tại sao ông ta tàn nhẫn như vậy, tại sao ông ta giết dã man nhà Tây Sơn như thế ? … là bởi vì nhà Tây Sơn đã phạm tội trước với ông. Và có bao giờ bạn tự hỏi nhà Tây Sơn đã làm những gì không ? câu trả lời là có đấy, các chúa Nguyễn trước đây đã yên vị trong lăng tẩm rồi và các chúa Nguyễn không gây hiềm khích gì đối với nhà Tây Sơn cả thì nhà Tây Sơn lại đào bới mộ của các chúa Nguyễn lên. Chuyện đào mồ cuốc mã là chuyện trời không dung đất không tha và sẽ bị quả báo, mà đúng là nhà Tây Sơn đã bị quả báo thật, vào những ngày cuối đời, vua Quang Trung có linh tính rằng Gia Long sẽ lên ngôi và ông nghĩ rằng nếu Gia Long lên ngôi thì những người còn liên lụy nhà Tây Sơn sẽ như thế nào, trong đó có Cảnh Thịnh là con trai của ông. Và một trong những chuyện mà Gia Long hận nhất đối với nhà Tây Sơn, đó là nhà Tây Sơn đã tiếp tục xâm chiếm và làm ra một chuyện mà có lẽ là trời tiếp tục không dung đất tiếp tục không tha đối với cha ruột của Gia Long. Ngày nay nếu bạn đến Huế, theo dọc sông Hương đến hữu ngạn, đi tầm khoảng 8km, bạn sẽ thấy 1 cái lăng cực kì đẹp, đó là lăng Sọ hay còn được gọi là lăng Cơ Thánh. Cơ là nền tảng, Thánh là đạo đức thánh hiền, và đạt tên là Cơ thành có ý nghĩa là duy trì đạo đức thánh hiền của nhà Nguyễn. Lăng này nằm bên trong đó là cha ruột của vua Gia Long, ông được người đời tặng cho 4 chữ đó là “Con Chúa Cha Vua”. Nguyễn Phúc Luân là con của chúa Nguyễn Phúc Khoát và là thân phụ cha đẻ của vua Gia Long cho nên bốn chữ này được người đời gọi. Và tại sao người ta gọi là lăng Sọ, vì trong cái lăng này chỉ còn cái sọ của ông mà thôi, toàn bộ hài cốt đã bị nhà Tây Sơn đào mồ, bới mã, vứt trên song Hương hết rồi. Một ngày nọ, một tên tướng của Tây Sơn thừa lệnh của chủ đã đến lăng mộ này đào mộ bới mã Nguyễn Phúc Luân và sau đó đã quăng toàn bộ di cốt trên sông Hương. May mắn sao tối hôm đó, có một người ngư dân tên Huyên, ông ta ở gần đó, bắt đầu đi câu vào ban đêm xem có gì vào vó mình không, thì ông ta cảm thấy cái vó câu của mình sao nó nặng nặng thì kéo lên, hoảng hồn đó là cái sọ người và ông liền ném xuống sông, lần thứ 2, vó của ông tiếp tục nặng, lại tiếp tục là cái sọ người đó bám vào cái vó của ông,lại sợ một lần nữa, ông ta tiếp tục quăng đi và xin ông trời đừng là cái sọ đó vào trong cái cần của ông nữa thì chuyện đó lặp lại lần thứ 3. Ông có một niềm linh tính, nơi đây đối mặt với lăng của cha Gia Long, tại sao lại có sọ rơi rã như thế này, ông đã giữ lại cái sọ đó, sau này, trên bước đường về lại Phú Xuân thì vua Gia Long đã nghe tới chuyện cha của mình bị đào mồ bới mã và cái sọ không biết nơi nao còn toàn bộ thân xác trôi hết trên sông Hương. May thay người câu ác kia đã dâng cái sọ đó lên, Gia Long có vẻ dè chừng, đâu biết đó có phải là máu mủ của mình hay không và ông đã thử một cách, giơ cánh tay lên rạch một đường, máu nhỏ xuống chiếc sọ đó, nếu nhưng không phải máu mủ thì máu nhỏ xuống sọ, máu vẫn là máu, nếu là máu mủ của mình thì sọ đó sẽ hút toàn bộ máu của ông vào, đó là cách nhận máu mủ của thời xưa. Thế là ông rạch những giọt máu rớt xuống cái sọ đó thì từng giọt từng giọt đã bị hút khô vào trong cái sọ, và ông ôm cái sọ vào long, ngẩn mặt lên trời và kêu hai chữ Cha Ơi. Sau đó ông đã gầy dựng lạu cái lăng tuyệt vời đẹp hơn ngày xưa và nay được gọi là lăng Sọ và mối thù này ông quyết phải trả, đó chính là nỗi thù lớn nhất của ông với nhà Tây Sơn có tội phải đền, nợ máu phải trả bằng máu.

Nhà Tây Sơn trải qua 3 đời vua, thứ nhất là vua Thái Đức, thứ hai vua Quang Trung, thứ ba vua Cảnh Thịnh, Gia Long đã bắt sống được Cảnh Thịnh tức là Quang Toản, cùng với những người em của Quang Toản đem bắt về, chưa vội cho chết, chờ đợi Gia Long ra lệnh, ra lệnh gì ? đó là đào mồ bới mã vua Thái Đức lên, đào mồ bới mã vua Quang Trung và hoàng hậu tức cha mẹ của vua Cảnh Thịnh lên. Nhưng đã chết trên 10 năm rồi, chỉ còn lại di cốt. Những di cốt đó sau khi đào xong, ông bắt thuộc hạ xếp lại cho ra giống hình người, như một con người nằm trên đất sau đó lấy kiếm chém đầu, tất cả những hành động đó đều làm trước mặt vua Cảnh Thịnh cho Cảnh Thịnh phải đau lòng, chém xong, bó tất cả các xương cốt đó vào trong một cái thúng, kêu tất cả quâ lính tới tiểu tiện vào đó và sau đó thả trôi tất cả chừa lấy cái sọ của vua Thái Đức và cái sọ của vua Quang Trung, đến sau này cái sọ của Cảnh Thịnh đem vào trấn cuối cùng trong kinh thành của mình và người ta gọi đó là muôn đời nhà Tây Sơn phải chết và không sinh ra một phúc phần nào. Sau khi đem thả trôi sông như thế thì bắt đầu hành hình Quang Toản và các an hem của ông bằng cách lăng trì, riêng Quang Toản cho 5 con voi kéo 5 phần, 2 con kéo 2 chân, hai con kéo 2 tay, một con kéo cái đầu (ngũ tượng phanh thây). Một con kéo trước, kéo chân lìa bắp đùi nhưng còn dính thịt lại, Gia Long lệnh cho đao phủ tới chặt nát phần đó và 5 phần kéo ra đem bêu rếu ở 5 cửa chợ trong kinh thành. Nợ máu trả bằng máu.

Sau đó xử 2 người, đây là 2 người cực kì nổi tiến trong lịch sử Việt Nam, chúng ta phải công bằng, mặc dù họ là tướng nhà Tây Sơn nhưng họ là những người phải gọi là được lịch sử Việt Nam nghiêng mình trước những tài ba của họ. Một người là thái phó, một người là đô đốc, 2 người này là vợ chồng, là tướng giỏi cua nhà Tây Sơn, giỏi đến nỗi tướng của Gia Long phải sợ. Nhưng phải giết vì đó là tướng của nhà Tây Sơn. Gia Long ra lệnh giết hết không chừa một ai của nhà Tây Sơn trên cuộc đời này. 2 người đó là đô đốc Bùi Thị Xuân và thái phó Trần Quang Diệu. Gia Long xử Trần Quang Diệu trước, trước ngày xử Trần Quang Diệu, ông ta đã dâng lên cho vua Gia Long một cái sớ, trong sớ ông đã ghi: Chỉ xin Gia Long một thỉnh cầu, tha cho mẹ ruột của ông đã 80t, vua Gia Long đã chuẩn tấu, biết Trần Quang Diệu là một người có công với đất nước, là một người con có hiếu nên thoát tội lăng trì, chỉ chặt đầu, lột da mà thôi. Sau khi xử Trần Quang Diệu xong đến lượt hai mẹ con Bùi Thị Xuân, đứa con gái 15t, nhan sắc mặn mà phải chứng kiến cảnh cha nó bị chặt đầu rồi lột da, không còn gì để nhìn hết thì bây giờ cũng đã đến lượt cô con gái 15t này. Đứa con gái 15t đó cứ bám vào tay của mẹ, Bùi Thị Xuân nói: “Nhìn thẳng, bước về phía trước” và cô gái này thẳng thóm bước về phía trước, cô ta bị gì…? …Voi dày. Một con voi xuất hiện trước mặt và nó lấy cái vòi thật nhanh cuốn cô con gái của đôi vợ chồng này quăng lên trên không và sau đó từ trên không rơi xuống đất 2 lần và con voi đoán đúng chỗ lấy ngà đâm thủng toàn bộ tim gan, người con gái ruột đã chết trước mặt người mẹ, bà không rơi một giọt nước mắt. Và rồi đến lượt bà, hiên ngang bước về phía trước và bà cũng sẽ bị voi dày. Người ta kêu bà quỳ xuống để con voi nó quật cho dễ, không quỳ, không là không, đứng thẳng, nhìn thẳng về con voi bởi vì bà có một biệt tài là thuần voi. Con voi nhìn bà có vẻ khiếp sợ nhân vật này, lúc này ai cũng chăm chăm nhìn bà, Gia Long đã ra lệnh thọc tiết con voi để nó điên lên dày cho thật đau, thế là lính Gia Long thọc đúng huyệt con voi, nó hóa điên dày nát tấm thân bà. Khi nó dày nát tấm thân bà, người ta mới thấy một điều, trước ngày bị hành hình, bà đã lén lúc mang vào trong ngục giam của mình nhiều tấm vải lụa, quấn tất cả các tấm vải lục đó vào thân thể của mình trước để phòng trừ khi bị voi dẫm đạp kên cũng không bị lõa lồ khi chết đi, nên khi nói về Bùi Thị Xuân có 6 chữ nói về bà: “Sống anh hung chết oanh liệt”. Đó là đô đốc Bùi Thị Xuân.

Address

Ho Chi Minh City

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when SGT - Những Nẻo Đường VietNam posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to SGT - Những Nẻo Đường VietNam:

Share

Category