Viet Guide Supply Company

Viet Guide Supply Company Công ty cổ phần cung ứng Hướng Dẫn Việt - viết tắt là Viet Guide, là đơn vị

Công ty cổ phần cung ứng Hướng Dẫn Việt - viết tắt là Viet Guide, là đơn vị tiên phong trong hoạt động đào tạo và cung ứng Hướng dẫn viên cho các đơn vị lữ hành. Ngoài ra, công ty còn có các hoạt động:
⁃ Đầu tư xuất bản sách chuyên ngành cho Hướng dẫn viên
⁃ Mở các khoá huấn luyện tuyến điểm cho sinh viên và hướng dẫn viên
⁃ Mở các buổi Talkshow, Workshop với những chuyên đề hấp dẫn, thiế

t thực với sự trình bày của các chuyên gia có uy tín
⁃ Mở các tour du khảo, khảo sát thực tế cho anh em ngành du lịch.
⁃ Giới thiệu chuyên gia cho các đề tài khoa học.
⁃ Nhận sinh viên thực tập từ các trường du lịch
Viet Guide hiện đang là một đối tác tin cậy cho các đơn vị lữ hành, các trường đại học, các Hướng dẫn viên và các em sinh viên trong các hoạt động liên quan, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ HDV.

Đường tour chưa đi, làm sao biết được ở đó có gì, nói gì để lấy được tràng pháo tay?Hồi mới bắt đầu khởi nghiệp có một đ...
12/08/2022

Đường tour chưa đi, làm sao biết được ở đó có gì, nói gì để lấy được tràng pháo tay?

Hồi mới bắt đầu khởi nghiệp có một điều làm anh luôn hồi hộp căng thẳng...

Khách khó chịu thì mình chịu khó, đồ ăn không ngon là do đầu bếp, khách sạn phòng cũ là dịch vụ kém… Nhưng những điều trên cũng không làm tim đập mạnh bằng việc nhận một tour mới keng xà beng mà mình chưa biết ất giáp gì, hoạch tẹt ra là cầm mic nhưng chẳng biết nói gì... tôi là ai và đây là đâu???

Lần đầu tiên anh dẫn khách đi "Con Đường Di Sản, đáp máy bay tới nơi là tim đập muốn sảng... đầm đìa trán ướt, tuyến điểm không rành thế là xào chuyên đề nhằm qua giờ đến điểm và tới Huế... đúng là một chiếc lá rơi cũng làm anh run sợ,... Đền, chùa, miếu, mạo, lăng tẩm... đến ly chè heo quay cũng là một cái để nói nhưng sao ta lặng im...

Nhớ lại lúc đó y như bị F0, đầu nóng mắt hoa khó thở tim đập mạnh, hai mang tai phừng phừng, bởi cái cây khách hỏi, mình chỉ biết trả lời là cây khiết bông, họ cũng biết rồi bắt đầu hỏi nhau, trưởng đoàn nhắn tin là nói gì đi em... kem chống nhục lúc đó không phát huy tác dụng... Bác tài biết nên nói lớn lên là mình tới điểm nào điểm nào...

Lúc đó cái thẻ đeo trên cổ nó nặng, bởi mình chưa xứng đáng đeo nó, đúng ra mình không nên liều nhận đại, gia đình khách cả năm mới đi chơi một lần vậy mà...

Tôi đau đớn tôi gục ngã nhưng điều quan trọng nhất tôi tìm thấy sức mạnh của nội tại và tôi tự hứa với lòng là phải đọc phải học nhiều hơn, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

Đường tour chưa đi, làm sao biết được ở đó có gì, nói gì để lấy được tràng pháo tay. Tối hôm qua cầm quyển Xuyên Việt Bút Ký 2 vừa tái bản sau thời gian chờ đợi anh nghĩ đây sẽ là giải pháp hay cho những điều trên. Cảm ơn thầy Thành và Thạc sĩ Bảo Châu đã lắng nghe và đồng ý tái bản quyển sách này và tặng các bạn 50k khi tìm đọc.

Đường là do người ta đi mãi mới thành, tất nhiên cầm bản đồ thì vững dạ làm người dẫn đường hơn. Xuyên Việt Bút Ký 02 là quyển sách dẫn đường cho Con Đường Di Sản.

Link đăng ký nhận sách ở Cmt các bạn nha.

💖 HAPPY LUNAR NEW YEAR 2022 🎉Cảm ơn tất cả các bạn đã đồng hành cùng VG Books và ủng hộ các sản phẩm sách trong suốt năm...
23/01/2022

💖 HAPPY LUNAR NEW YEAR 2022 🎉

Cảm ơn tất cả các bạn đã đồng hành cùng VG Books và ủng hộ các sản phẩm sách trong suốt năm qua, cùng hướng tới 1 năm mới "Bùng nổ như mãnh Hổ" nhé 🎊

Các sản phẩm áp dụng cho chương trình "TẾT 2022 - SALE LỚN CUỐI NĂM"

🎉 XUYÊN VIỆT BÚT KÝ 1

🎁 TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH ĐỐI CHIẾU

⚜️ HUẾ - TRIỀU NGUYỄN HỎI VÀ ĐÁP

💝 BẢN ĐỒ DU LỊCH VIỆT NAM

📌 FREESHIP TOÀN QUỐC

🎁 GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 50%

💝 MUA 2 GIẢM 5% - MUA 3 GIẢM 7% - MUA 5 GIẢM 10%

Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu...", chẳng hiểu vô tình hay hữu ý, bài hát "Xe đạp ơi" dường như có tính tiên tri. Bởi từ k...
16/12/2021

Xe đạp ơi, đã xa rồi còn đâu...", chẳng hiểu vô tình hay hữu ý, bài hát "Xe đạp ơi" dường như có tính tiên tri. Bởi từ khi có bài hát này, xe đạp dần trở thành phương tiện thứ yếu của người dân TP.HCM.

Có nhiều nguyên nhân khiến xe đạp ít hẳn, như sự phát triển của xe buýt, xe máy; hoặc quy mô thành phố mở rộng làm cho quãng đường di chuyển dài hơn hẳn, không phù hợp để đi xe đạp...

Tính ra mấy năm nay đã dần có sự trở lại của xe đạp điện, tuy gọi bằng "xe đạp", nhưng vẫn chạy bằng điện là chủ yếu, đạp chỉ cho vui thôi. Những người đi xe đạp thực tế như hiện nay tại thành phố, chủ yếu là xe đạp thể dục. Chứ tình hình sử dụng xe đạp để phục vụ cho sinh hoạt như đi học, đi làm, đi chơi... vẫn rất hắt hiu.

Nhưng, đừng lo. Sáng 16/12, tại đường Lê Lợi (quận 1) đã diễn ra lễ khai trương Dịch vụ xe đạp đô thị TNG. Đến tham dự có các đại biểu của các cơ quan sở ban ngành của TP.HCM. Được biết, hệ thống xe đạp đô thị này do Công ty Cổ phần Dịch vụ Vận tải số Trí Nam (gọi tắt Công ty Trí Nam) – trực thuộc Tập đoàn Trí Nam – vận hành.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Văn Toàn, Tổng giám đốc Công ty CP dịch vụ vận tải số Trí Nam thông tin thêm: "Chúng tôi đã triển khai hệ thống xe đạp đô thị tại trung tâm TP.HCM. Trong thời gian sắp tới sẽ triển khai tiếp tại các quận khác. Và trong tương lai cũng sẽ tiến hành tại Hà Nội, Vũng Tàu, Cần Thơ…".

Cũng theo ông Toàn, hiện tại, ở TP.HCM đã có hơn 500 chiếc xe đạp thông minh được nhập về từ nước ngoài. Mô hình này đã được nhiều nước ở Âu – Mỹ thực hiện. Ở Đông Nam Á, đã có Singapore, Thái Lan; nay đến lượt Việt Nam là nước thứ ba trong khu vực bắt đầu với mô hình xe đạp đô thị này.

Chiếc xe đạp đã được nghiên cứu cho phù hợp với vóc dáng, chiều cao, cân nặng... của người Việt Nam. Đặc biệt, phần yên xe được thiết kế linh động, có thể điều chỉnh cho phù hợp với chiều cao của từng người.

Còn thế nào là "xe đạp thông minh", chị Thùy Trâm (nhân viên của Công ty Trí Nam) giải thích thêm: Ngoài các chức năng cơ bản, xe đạp này được kích hoạt và sử dụng hoàn toàn bằng app điện thoại. Chỉ cần tải app về, mỗi khi có nhu cầu sử dụng xe thì ra trạm rồi quét bằng mã QR, xe sẽ được mở khóa.
Trong quá trình sử dụng, tiền thuê xe sẽ được trừ thẳng vào tài khoản trên app. Đang đi có thể tự khóa xe để đi mua sắm, cà phê, ăn uống... thoải mái. Đến lúc không dùng nữa, có thể trả xe tại trạm. Quãng đường, lộ trình, năng lượng tiêu thụ, lượng khí thải... trong suốt quá trình di chuyển đều được hiển thị trên app.
Quả thực, một trong những lý do khiến nhiều người ở TP.HCM vẫn còn e dè khi sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, là sau khi xuống trạm ở xe buýt, muốn di chuyển đến những nơi cần đến lại khá xa nếu đi bộ. Thành thử phương tiện cá nhân vẫn nhiều, và cứ như vậy thì kẹt xe chắc chắn vẫn đều đều.

Trao đổi về vấn đề này, ông Toàn cho rằng: Hệ thống xe đạp đô thị chính là một trong những giải pháp kết nối phụ trợ cho hệ thống giao thông công cộng tại thành phố như xe buýt, metro, buýt đường sông nhằm mang lại sự tiện lợi nhất cho người dân. Lấy xe từ một trạm xe buýt này, sau khi đi công việc, có thể trả xe tại một trạm xe buýt khác.

"Nay đã có 43 trạm xe đạp thí điểm cùng hơn 500 đầu xe, rất tiện lợi cho di chuyển trong cự ly ngắn từ 500 – 1.500 mét. Đối tượng khách hàng mà chúng tôi hướng đến đầu tiên chính là người dân thành phố, sau đấy sẽ là khách du lịch", ông Toàn nhấn mạnh

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM chia sẻ: "Tôi đã được ngắm thành phố từ nhiều phương tiện khác nhau như máy bay, ô tô, xe buýt... Lâu rồi, đến ngày hôm nay mới có dịp ngắm thành phố từ xe đạp. Và tôi thấy thành phố mình đẹp quá".

Còn về thời gian hoạt động thí điểm, ông Toàn cho biết thêm: Dự án này sẽ được thí điểm trong 12 tháng, hoạt động từ 5h-22h hàng ngày. Nếu mọi việc tiến triển tốt, sẽ triển khai thêm tại các quận khác tại thành phố, đồng thời cũng xem xét khả năng phục vụ 24/24.

Vậy là sau loạt loại hình giao thông công cộng đặc thù như xe buýt, buýt đường thủy cùng hệ thống metro sắp đưa vào vận hành, TP.HCM đã có thêm hệ thống xe đạp đô thị, hứa hẹn sẽ là điểm nhấn cho giao thông của thành phố, thu hút người dân địa phương cùng du khách trong thời gian sắp tới.

Nếu chỉ ra điều gì đáng tiếc, thì đáng tiếc nhất, chính là những chiếc xe đạp này còn thiếu cái yên sau. Giá mà có yên sau, chàng chở nàng, cả hai cùng hát "xe đạp ơi, hết xa rồi từ đây" thì hay biết mấy, Sài Gòn đã đẹp lại càng lãng mạn hơn.

Nguồn: Hoàng Ba Đình - báo dân việt

💥💥💥XUYÊN VIỆT BÚT KÍ 2 💥💥💥Kính thưa quý anh chị,Cuối cùng sau gần 8 tháng phát hành, quyển sách XUYÊN VIỆT BÚT KÍ 2 của ...
09/12/2021

💥💥💥XUYÊN VIỆT BÚT KÍ 2 💥💥💥

Kính thưa quý anh chị,
Cuối cùng sau gần 8 tháng phát hành, quyển sách XUYÊN VIỆT BÚT KÍ 2 của tác giả Đỗ Minh Thành và TH.S Trần Thị Bảo Châu đã được bán hết. Đây có thể là tin vui với đội ngũ làm sách, nhưng có thể gây tiếc nuối cho những độc giả chưa kịp sở hữu.

Nhìn lại chặng đường gần 8 tháng qua, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, tất cả anh em HDV còn đang chới với trong những ngày công việc tạm dừng, thì dự án Viet Guide Books ra đời, như một làn gió mới, tạo ra một hoạt động vô cùng ý nghĩa cho anh em theo ngành du lịch.

Chúng tôi, những người trước giờ chỉ biết đọc sách, nay đóng vai trò mới trong lĩnh vực liên quan đến kiểm duyệt, biên tập, xuất bản và phát hành. Mọi thứ vô cùng mới mẻ, nhưng cũng đầy hấp dẫn. Và rồi, sau hơn 3 tháng nỗ lực, chúng tôi đã được cầm trên tay quyển sách tinh tươm, thơm mùi giấy mới, được tận tay trao cho quý độc giả thân thương.
Có lẽ khó có từ ngữ nào diễn tả được sự hân hoan và hạnh phúc của chúng tôi. Càng tuyệt vời hơn nữa, chỉ sau hơn một tháng, sách đã được mua gần hết, kèm theo đó là vô vàn lời khen của độc giả gửi về.

Từ tiền đề đó, Viet Guide Books đã cho ra đời những sản phẩm tiếp theo, ngày càng tiếp cận nhiều độc giả hơn, nhất là những bạn sinh viên cũng đã dần hình thành thói quen đọc sách.
Nhìn lại thành quả đạt được, chúng tôi chân thành cảm ơn tác giả Đỗ Minh Thành và Th.S Trần Thị Bảo Châu đã tận tâm giúp đỡ, để chúng tôi có được thành quả này.

Cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã đồng hành, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc chia sẻ thông tin, giới thiệu với bạn bè.
Cảm ơn quý độc giả đã luôn ủng hộ các sản phẩm của chúng tôi.
Hy vọng các dự án tiếp theo của Viet Guide Books sẽ được sự chào đón của quý độc giả.
Trân trọng!


---------TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH ---------Đây là tên thác, tên đèo, tên đảoLà tên bàu, đồi, tỉnh, đất, địa danhĐây là sách quý ...
02/12/2021

---------TỪ ĐIỂN ĐỊA DANH ---------
Đây là tên thác, tên đèo, tên đảo
Là tên bàu, đồi, tỉnh, đất, địa danh
Đây là sách quý để dành
Nỗi lo canh cánh của ngành tour guide.
Giờ đây hỏi đúng đáp sai
Tra ngay từ điển địa danh tỏ bày.
.

***     Xuyên Việt Bút Ký 2 – Không chỉ là một cuốn sách***     Với một cuốn sách 600 trang bao trọn tuyến điểm từ Đô th...
27/11/2021

*** Xuyên Việt Bút Ký 2 – Không chỉ là một cuốn sách***

Với một cuốn sách 600 trang bao trọn tuyến điểm từ Đô thị cổ Hội An – Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình – Hà Tĩnh - Nghệ An – Thanh Hóa, thực sự đây là quyển sách khá thiết thực với tất cả quý anh chị HDV cùng các bạn sinh viên du lịch.

Sách được viết theo văn phong của HDV, câu từ được trau chuốt theo văn nói rất dễ tiếp thu và ứng dụng. Bên cạnh đó nội dung còn kèm theo thơ ca và lồng thêm các câu chuyện bên lề để thuyết minh suốt tuyến từ tại điểm đến trên xe.

Cuốn sách mang lại không chỉ đơn thuần là kiến thức mà đó còn là tâm huyết, tình yêu nghề và kinh nghiệm đường tour 15 năm trời của tác giả.

***“Nếu có được đầu thai kiếp sau, Thành cũng sẽ chọn nghề hướng dẫn viên một lần nữa”*** – Tác giả - HDV Đỗ Minh Thành.

Xin cám ơn tác giả đã biên soạn nên cuốn sách quý giá này.



💥💥💥Nhân dịp ngày hội Black Friday, Viet Guide giảm giá Xuyên Việt bút kí 1 và Freeship cho combo Huế - Triều Nguyễn hỏi ...
26/11/2021

💥💥💥Nhân dịp ngày hội Black Friday, Viet Guide giảm giá Xuyên Việt bút kí 1 và Freeship cho combo Huế - Triều Nguyễn hỏi và đáp.

Thời gian từ 24/11 - 24/12, nếu ai chưa sở hữu những cuốn sách này thì nhanh i.n.b.o.x cho Viet Guide nhé😜

 # # VỊ TRÍ VÀ KIẾN TRÚC CỦA NGÔI CHÙA KHMER NAM BỘ> Đối với đồng bào Khmer Nam bộ, ngôi chùa có một ý nghĩa hết sức qua...
24/11/2021

# # VỊ TRÍ VÀ KIẾN TRÚC CỦA NGÔI CHÙA KHMER NAM BỘ
> Đối với đồng bào Khmer Nam bộ, ngôi chùa có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống văn hoá. Chùa là trung tâm sinh hoạt của Phật giáo, mọi sinh hoạt văn hoá của người Khmer đều được thực hiện và tôn vinh ở ngôi chùa.

***Vị trí của các ngôi chùa Khmer: ***

Ngôi chùa gắn liền với cộng đồng của đồng bào người Khmer. Nếu như người Việt gọi là làng và người Việt có xu hướng sinh sống ở vùng đồng bằng trũng thấp để thuận tiện cho việc trồng lúa thì người Khmer gọi làng là “phum sóc” và theo cách cư trú truyền thống của người Khmer, họ cư trú trên đồi núi cao, chính vì thế mà ngôi chùa Khmer sẽ được xây dựng giữa giồng đất (giữa làng) và gần sông bởi vì theo xu hướng di chuyển bằng đường sông và ngôi chùa là nơi xuất phát của lễ hội đua ghe ngo. Do vậy, ngôi chùa vừa là trung tâm của ngôi làng nhưng vừa gần sông, thế nên các ngôi chùa Khmer thường có tên gọi bắt đầu là “Kampong” nghĩa là “bến thuyền”. Mặc khác, nếu vị trí của ngôi làng không có sông thì người ta có xu hướng đào một cái ao theo hình vuông với mục đích vừa có nước để sinh hoạt cho cả làng, vừa để thực hiện những lễ hội như lễ thả đèn nước,... hoặc lấy đất để đắp lên cao và xây dựng ngôi chùa bởi vì ngôi chùa là nơi linh thiêng nhất trong đời sống tinh thần của cộng đồng nên phải được xây dựng cao nhất trong làng.

***Kiến trúc của ngôi chùa Khmer: ***

Ngôi chùa được xây dựng với chiều dài gấp đôi chiều ngang và chiều cao bằng chiều dài. Chùa Khmer là 1 quần thể kiến trúc bao gồm nhiều công trình như cổng chùa, tường rào, ngôi chánh điện, tháp cốt (theo phong tục hỏa thiêu của người Khmer), nhà tăng xá, trai đường (Sa La), trường học tiếng Khmer, lò hỏa táng và Miếu Ông Tà.

Ngôi chùa được xây dựng dựa trên điều kiện kinh tế và đời sống của người dân. Người Khmer có quan niệm rằng “nếu chỉ một mình đóng góp thì không có phước báo lớn, nếu kêu gọi được nhiều người đóng góp để xây chùa gọi là dâng lễ thì sẽ được phước báo rất lớn”, chính vì thế mà người Khmer có hình thức “kêu gọi hùn phước” (tức đóng góp tập thể). Ngôi chùa được xây dựng theo từng giai đoạn, theo đặc điểm của ngôi chùa Nam Tông Khmer thì ngôi chánh điện được xây dựng cuối cùng nếu sử dụng hình thức quyên góp tài chính theo kiểu hùn phước bởi vì chánh điện là nơi thiêng liêng mà theo quan niệm của Phật Giáo Nam Tông Khmer không cho phép “cải gia vi tự” mà ngôi chánh điện phải có thời gian xây dựng đúng với nguyên tắc của xây dựng của ngôi chánh điện, trang trí đúng theo văn hóa của người Khmer.

--------------------

*Xin cảm ơn Quý Anh/chị và các bạn đã xem qua bài viết. Rất mong nhận được đóng góp và chia sẻ từ Quý anh chị để em có thể hoàn thành bài viết được tốt hơn. *

*Nguồn thông tin từ nhiều sách báo và tư liệu. Quý anh/chị và các bạn có thể tìm hiểu thêm tại Workshop “Ngôi chùa trong Văn hóa Khmer Nam Bộ” được chia sẻ bởi Thầy/ TS. Phan Anh Tú. Em xin cảm ơn Quý anh chị đã quan tâm và chia sẻ cùng nhau.*

* *

* *

🌲Noel đã đến chốn nàyNơi nơi rạng đẹp đón ngày giáng sinh 🎅💥💥💥Nhân dịp lễ giáng sinh và ngày hội Black Friday, Viet Guid...
23/11/2021

🌲Noel đã đến chốn này
Nơi nơi rạng đẹp đón ngày giáng sinh 🎅

💥💥💥Nhân dịp lễ giáng sinh và ngày hội Black Friday, Viet Guide giảm giá Xuyên Việt bút kí 1 và Freeship cho combo Huế - Triều Nguyễn hỏi và đáp.

Thời gian từ 24/11 - 24/12, nếu ai chưa sở hữu những cuốn sách này thì nhanh i.n.b.o.x cho tớ nhé😜

TRI ÂN NGƯỜI THẦY – MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11🌹🌹🌹 NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11  xin kính chúc đội ngũ Quý tá...
20/11/2021

TRI ÂN NGƯỜI THẦY – MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

🌹🌹🌹 NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
xin kính chúc đội ngũ Quý tác giả, Quý giảng viên của Viet Guide và toàn thể quý thầy cô giáo có một ngày kỉ niệm tràn ngập niềm vui.
🌹 Chúc quý thầy cô luôn luôn giữ được sự nhiệt huyết, tận tâm trên con đường giảng dạy của mình.
🌹 Cảm ơn Quý độc giả và các bạn học viên đã tin tưởng và đồng hành cùng Viet Guide trong suốt thời gian qua. Bởi chính sự ủng hộ của Quý độc giả, sự kiên trì, nỗ lực của Quý học viên là động lực viết sách là động lực giảng dạy, là động lực để các tác giả và giảng viên của Viet Guide nhiều năng lượng để tiếp tục ra mắt các đầu sách chất lượng cũng như luôn luôn làm mới bài giảng của mình và giúp tăng thêm niềm nhiệt huyết trong từng tiết giảng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên.
🌹 Viet Guide mong rằng, với sự tận tâm và nhiệt huyết của đội ngũ tác giả, giảng viên, Viet Guide sẽ trở thành một trong những điểm đến đáng tin cậy của những yêu sách, yêu văn hóa Việt, nơi các nhà Điều Hành tìm kiếm hướng dẫn viên đồng hành cho những chuyến hành trình trong tương lai.
Xin cảm ơn.

 # # HUYỀN THOẠI CHÚ HỎA – DOANH NHÂN NỔI TIẾNG SÀI GÒN XƯA> Người Sài Gòn xưa thường nói “Đi tàu Chú Hỷ, ở nhà Chú Hỏa”...
01/11/2021

# # HUYỀN THOẠI CHÚ HỎA – DOANH NHÂN NỔI TIẾNG SÀI GÒN XƯA
> Người Sài Gòn xưa thường nói “Đi tàu Chú Hỷ, ở nhà Chú Hỏa” để chỉ hai nhân vật nổi tiếng: Chú Hỷ - “vua tàu thuyền” - có tàu chạy Lục tỉnh và Chú Hỏa - “vua nhà đất” - với gần 30.000 căn nhà phố khắp Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn.

Sài Gòn xưa phải nói là thành phố tiềm năng kinh tế cho những ai dám nghĩ và dám làm giàu, nếu không phải thế thì làm sao mà trong thời kì Pháp thuộc trước những năm 1975 có nhiều người nhanh chóng trở nên giàu có, sở hữu hàng ngàn căn nhà phố và khi nhắc đến kinh doanh bất động sản thời bấy giờ thì không thể không nhắc đến một doanh nhân gốc Trung Hoa tên thật là Huỳnh Văn Hoa, ông sinh năm 1845 và mất năm 1901 tại Trung Quốc khi ông trở về thăm quê.

***Vô số giai thoại về cách làm giàu của Chú Hỏa ?***

Câu chuyện quen thuộc nhất về bước khởi nghiệp của Chú Hỏa khi mới từ Trung Quốc đến Sài Gòn lập nghiệp vào năm 1865 (lúc này ông 20 tuổi) với hai bàn tay trắng và một gánh ve chai trên vai, Chú Hỏa đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho ai ai cũng phải nể phục. Người đời đồn thổi về sự giàu có của ông với rất nhiều câu chuyện ly kỳ.

- Với nghề buôn bán ve chai, ông đã vô tình mua được tấm nệm cũ có chứa rất nhiều vàng.

- Người khác lại nói rằng Chú Hỏa đã mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng.

- Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, người ta còn truyền miệng cho nhau rằng cuộc đời Chú Hỏa thay đổi khi chính quyền Pháp mở cuộc đấu giá thanh lý 20.000 máy truyền tin cũ, không còn giá trị sử dụng. Chú Hỏa đã mua lại toàn bộ lô máy này và nhờ vào kinh nghiệm nhiều năm buôn phế liệu, ông đã phân loại thành công được vàng từ những máy truyền tin tưởng chừng vô giá trị.

Cuộc đời Chú Hỏa như bước sang một trang mới khi ông hùn vốn với một người Pháp thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ trong Nam kỳ và mua đất cất nhà bán hoặc cho thuê... Sau khi rã hùn, Chú Hỏa đã được chia một số tiền lớn, làm chủ các sản nghiệp đất cát khắp miền Lục tỉnh, nhiều nhất là ở Sài Gòn, Chợ Lớn...

***Con cháu Chú Hỏa kể chuyện làm giàu của cha ông?***

Nguyên lúc mới sang Việt Nam, Chú Hỏa đã làm việc với một chủ người Pháp. Tính siêng năng và tốt bụng của Chú Hỏa đã khiến cho ông chủ Pháp thương và giúp vốn để Chú Hỏa mở tiệm cầm đồ để khởi nghiệp kinh doanh.

Tiệm cầm đồ đầu tiên của Chú Hỏa là căn nhà nằm ở góc đường Phó Đức Chính và Nguyễn Thái Bình ngày nay, còn văn phòng làm việc cho ông chủ người Pháp của ông ở trước cửa tiệm bên kia đường, trên một khu đất vẫn còn trống. Chính khu đất trống này Chú Hỏa đã mua và xây ba căn sát nhau trên đường Phó Đức Chính, mỗi căn dành cho một người con trai. Căn giữa đặt bàn thờ tổ tiên, Chú Hỏa giao cho người con trai lớn, còn hai căn nhà hai bên giao cho hai đứa con trai còn lại.

Ba căn nhà này về sau đã được các người con của Chú Hỏa xây dựng lại trở thành ba tòa nhà nguy nga, được dân gian xưa nay vẫn gọi là nhà Chú Hỏa, nay cả ba tòa nhà này đều được sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật (97 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM).

Mở tiệm cầm đồ một thời gian, tích lũy được một số tiền, Chú Hỏa đổ vào ngành bất động sản bằng cách mua trước những khu đất sắp quy hoạch, chẳng hạn như ông đã mua toàn bộ vùng đất gần tiệm cầm đồ của mình vốn là vũng lầy bao quanh địa điểm mà người Pháp dự định xây chợ Bến Thành mới (tức chợ Bến Thành ngày nay).

Năm 1887, ông nhập quốc tịch Pháp và theo đạo Thiên Chúa. Từ đó, nhiều người biết đến ông với tên gọi là Jean Baptiste Hui Bon. Ông đã rất thuân lợi trong việc kinh doanh, dần trở nên phát đạt, giàu có.

Thành lập Công ty bất động sản Hui Bon Hoa sở hữu gần 30.000 căn nhà ở Sài Gòn (có tư liệu cho là 22.000 căn nhà). Các công trình nhà ở này đóng góp một vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ mặt thành phố Sài Gòn những năm cuối thế kỷ 19.

*Các công trình tiêu biểu gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Hui Bon Hoa*

*- Bảo tàng Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh*

*- Khách sạn Majestic trên đường Đồng Khởi (1925)*

*- Khách sạn Palace Long Hải (Bà Rịa Vũng Tàu)*

*- Trường Tiểu Học Minh Đức (Q1, TPHCM)*

*- Bệnh viện Nguyễn Trãi (1909)*

*- Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn (1937)*

*- Bệnh viện phụ sản Từ Dũ (1937)*

*- Chùa Phụng Sơn ( 1949)*

*- ……*

Với Công ty Hui Bon Hoa, Chú Hỏa nổi tiếng về sự giàu có ở Đông Dương khiến nhà cầm quyền Pháp phải vô cùng kính nể.
> "Tuy làm giàu cho họ đã đành nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam và bộ mặt Sài Gòn" - Học giả Vương Hồng Sển đã đúc kết như vậy trong cuốn "Sài Gòn năm xưa (NXB Khai Trí, Sài Gòn - 1969).

Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu : báo người lao động,…

Nguồn tham khảo chính : tuoitreonline.vn – Tiến sĩ Hồ Tường.

QUY TẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI "Nhớ đường Hà Nội là nhớ được Sử, nhớ Sử là nhớ được đường Hà Nội..." Nghe cũ...
31/10/2021

QUY TẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI

"Nhớ đường Hà Nội là nhớ được Sử, nhớ Sử là nhớ được đường Hà Nội..."

Nghe cũng đau đầu đấy nhưng các bác có giống em không, càng đọc càng cuốn. Về từng tên con đường, từng tên con Phố, đều là cả một quá trình lịch sử mà chúng ta đều nên biết chút ít, đi qua đường nào còn biết chút để nổ với đứa bạn thân chứ nhỉ ?

📖 Bối cảnh:

Thời thuộc Pháp, các phố của Hà Nội được đặt tên bằng tên Pháp - tên của những nhân vật của chính quyền bảo hộ, như Paul Bert, hay Gambetta. Ngay cả hai tên tướng Pháp bỏ m.ạng trong trận Cầu Giấy là Francois Garnier và Henri Rivière cũng được dùng để đặt tên phố.

Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 20/7, bác sĩ Trần Văn Lai nhậm chức Đốc lý Hà Nội. Tới ngày 19/8 thì Cách mạng tháng Tám thành công, vì vậy nhiệm kỳ của cụ Lai kéo dài chưa được 1 tháng. Tuy nhiên trong quãng thời gian ngắn ngủi này, cụ đã kịp đổi tên cho các con phố ở Hà Nội.

Điều tuyệt diệu ở chỗ, cụ Trần Văn Lai không hề đặt tên một cách ngẫu hứng mà sắp xếp tên các tuyến phố theo cụm cực kì hợp lý (chi tiết sẽ nói ở dưới).

Đến khi Hà Nội được giải phóng, các phố của Hà Nội vẫn được giữ lại những cái tên cụ Lai đã đặt. Sau này, với các đường phố mới, các Lãnh đạo mới cũng noi theo cách đặt của cụ Lai.

❌ Kết quả:

(Mình sẽ nêu tất cả các tuyến phố theo cụm, gồm các phố do cụ Lai đặt và cả các phố sau này nữa). Tất nhiên là trong các cụm phố không tính các địa danh tiếng Việt có sẵn từ thời xa xưa (như các phố Hàng, Tràng Thi, Lò Sũ, … không phải tên được đặt sau này).

🔥 Cụm “Truyền thuyết, cổ đại”:

- Bao quanh Hồ Tây: Lạc Long Quân, Âu Cơ, An Dương Vương, Hùng Vương.

4 cái tên này là những nhân vật trong truyền thuyết/lịch sử cổ đại của Việt Nam

- Cụm “Chống Bắc thuộc”:

- Phía dưới Hồ Gươm: Hai Bà Trưng, Bà Triệu

- Song song với đoạn phía nam Bà Triệu: Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương

- Song song với đoạn phía bắc Bà Triệu: Triệu Quốc Đạt, Phùng Hưng, Lý Nam Đế

- Song song nhưng xa hơn tẹo: Khúc Hạo (do cách một đoạn thành Hà Nội, ưu tiên đặt tên danh nhân khác, sẽ nói ở phần dưới)

=> Các danh nhân trong thời kì chống Bắc thuộc
Hơi tiếc vì Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ sau này mới được đặt tên, và ở tít bên Cầu Giấy - quận mới sau này.

🔥 Cụm “Thời đầu tự chủ, độc lập”:

- Đông Hồ Gươm: Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Ngô Quyền

=> 3 vị vua có công lớn trong thời kì đầu của độc lập tự chủ

- Cắt Bà Triệu ở phía dưới: Lê Đại Hành và phố này giao với Hoa Lư và Đại Cồ Việt ở hai đầu

=> Lê Đại Hành là vua thời Tiền Lê và Hoa Lư là kinh đô của Đại Cồ Việt dưới thời Đinh-Tiền Lê.

- Giao với Lý Thái Tổ và gần với ngã 6 Tràng Tiền: Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành, Tông Đản, Lý Thường Kiệt.

=> Các danh thần thời Lý

Lý Quốc Sư cũng là một danh nhân thời Lý, phố Lý Quốc Sư tuy cũng ở gần Hồ nhưng ở phía bên kia do ở đó có Đền Lý Quốc Sư (chùa Lý Triều Quốc Sư).

🔥 Cụm “Nhà Trần”:

Lấy đường to Trần Hưng Đạo làm mốc.

- Xung quanh và giao cắt Trần Hưng Đạo: Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng, giao với Yết Kiêu là Đỗ Hành.

- Cuối Trần Hưng Đạo gần bờ đê: Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái, Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan, Tây Kết, Vạn Kiếp, Vân Đồn, Bạch Đằng.

-> Đây là những danh nhân trong hai cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2 và 3 của nhà Trần (Trần Hưng Đạo, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Nguyễn Khoái, Đỗ Hành), và các địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến (Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan, Tây Kết, Vạn Kiếp, Vân Đồn, Bạch Đằng).

Cụm này cách đặt tên đường phố cũng dụng ý nhất:

- Trần Hưng Đạo cuối đời về Vạn Kiếp, mà con đường nối với cuối đường Trần Hưng Đạo là Vạn Kiếp.

- Các tướng gắn với chiến công nào thì tên cũng gần với đường phố có tên địa danh đấy: Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái với Tây Kết-Hàm Tử, Trần Khánh Dư với Vân Đồn, Trần Quang Khải với Chương Dương Độ

- 2 đường nối nhau rồi giao cắt với Trần Hưng Đạo: Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên.

=> Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên là những danh sĩ đời nhà Trần.

- Giao với đoạn phía nam Nguyễn Khoái: Trần Khát Chân

=> danh tướng chống Chiêm Thành cuối đời Trần.

*Riêng tên của Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ mãi sau này mới dùng để đặt nên hai phố này không nằm ở cụm này.

🔥 Cụm “Khởi nghĩa chống giặc Minh”:

- Gần hồ Trúc Bạch: Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, Đặng Dung, Nguyễn Biểu

=> Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân cùng nhau khởi nghĩa, tôn Trần Ngỗi lên làm minh chủ chống giặc Minh. Khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân c.hết, Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị tôn Trần Quý Khoáng lên tiếp tục khởi nghĩa.

Nguyễn Biểu từng làm quan nhà Trần, sau theo phò Trần Quý Khoáng chống Minh.

(hơi tiếc là mãi sau này mới có phố Nguyễn Cảnh Dị, nên ở hơi xa)

🔥 Cụm “nhà Lê”:

- Chạy kề phía Tây Hồ Gươm: Lê Thái Tổ

- Xung quanh hồ, hướng về Hồ Gươm là các con phố: Lê Lai, Lê Thạch, Đinh Liệt, Đinh Lễ, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Xí.

=> Lê Thái Tổ gắn với sự tích trả gươm, còn những danh nhân kia là các tướng nổi tiếng trong khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh của Lê Thái Tổ.

- Gần Lê Thái Tổ: Lê Thánh Tông.

=> Lê Thánh Tông là vị vua trị nước giỏi nhất của nhà Lê nói riêng và trong lịch sử phong kiến VN nói chung.

🔥 Cụm “Tây Sơn”:

- Cụm này được hình thành sau nên hơi xen kẽ một chút với cụm “độc lập tự chủ”.

Các phố song song với nhau: Quang Trung, Lê Ngọc Hân, Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Bùi Thị Xuân, Phan Huy Chú.

=> Những nhân vật nổi tiếng và có đóng góp lớn cho khởi nghĩa và triều đại Tây Sơn.

- Cụm này còn có một nhóm nhỏ phố khác ở xung quanh Tượng đài Quang Trung và Gò Đống Đa: Tây Sơn, Trần Quang Diệu, Đặng Tiến Đông (phường Quang Trung - quận Đống Đa)

🔥 Cụm “Chống Pháp thời Nguyễn” - “Cần Vương”:

- Quanh di tích thành Hà Nội: Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương

=> 2 vị quan nhà Nguyễn thủ thành Hà Nội trong hai lần Pháp đưa quân đánh ra Bắc.

- Cụm “Cần Vương”:

Khu vực Ba Đình-gần phố cổ: Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Đảm, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Tống Duy Tân, Tạ Hiện, Nguyễn Quang Bích, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Thiện Thuật, Đốc Ngữ, Lê Trực.

=> Tất cả ở trên đều là những nhân vật nổi dậy khởi nghĩa, hưởng ứng phong trào “Cần Vương” giúp vua Hàm Nghi chống Pháp.

Bản thân tên quận - Ba Đình cũng là tên khởi nghĩa của thời kì này.

Tuy nhiên 2 người khởi xướng “Cần Vương” là Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết mãi sau này mới được đặt tên đường nên ở phía khác.

🔥 Cụm “Bạo động chống Pháp”:

Gần cụm Cần Vương trên: Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Đội Cấn, Đội Nhân

-> Tên những người lãnh đạo các cuộc bạo động chống Pháp sau giai đoạn Cần Vương

Ngoài ra còn có ngõ Yên Thế là tên khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám.

🔥 Cụm “Trí thức Ái quốc”:

- Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Đặng Thái Thân, Ấu Triệu, Lương Văn Can, Lương Ngọc Quyến

=> Các trí thức muốn cải tổ, nâng cao tri thức cho người Việt thời Pháp thuộc.

Lương Văn Can là một trong những người khởi xướng Đông Kinh Nghĩa Thục nên ở đoạn phố đó có Quảng trường cùng tên.

🔥 Cụm “Văn học Giáo dục”:

Gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngoài hai phố Văn Miếu, Quốc Tử Giám là các phố mang tên của:

- Các nhà giáo dục, sử học: Chu Văn An, Nguyễn Như Đổ, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên

- Các nhà thơ văn trung đại: Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Phan Văn Trị...
________________________

Sau này, những người có đóng góp to lớn với cách mạng, với chính phủ VNDCCH, cũng như kháng chiến chống Pháp-Mỹ sau này cũng được lấy tên đặt cho đường phố.

Những người đặt tên sau đó cũng noi theo quy tắc trên để đặt cho một số cụm như:

🔥 Tiền cách mạng tháng 8:

Gần quảng trường Ba Đình là các đường Bắc Sơn (khởi nghĩa), Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ.

Đây là những người có đóng góp to lớn cho thành công của cách mạng tháng 8 sau này.

🔥 Cụm “Xây dựng VNDCCH”:

Các phố mang tên các danh nhân y khoa như Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu Tước, Phạm Ngọc Thạch, Hoàng Tích Trí quanh quanh khu vực ĐH Y - Bạch Mai. Tên các nhà khoa học tự nhiên, xã hội cũng như kỹ sư như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Đào Duy Anh, Lương Định Của,...ở quanh khu vực ĐH Bách Khoa.

=> Đây là những người góp phần xây dựng khoa học kĩ thuật giáo dục của nước nhà cho nước VN non trẻ.

🔥 Cụm “Nhà văn Cách Mạng":

Quận Đống Đa - Thanh Xuân, khu vực Láng là các đường phố mang tên nhà văn như:

Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, ...

🔥 Cụm "Tướng quân đội":

Ở Trường Chinh có doanh trại quân đội, xung quanh là các phố mang tên các tướng nổi tiếng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp-Mỹ: Vương Thừa Vũ, Nguyễn Ngọc Nại, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái…

Và còn rất nhiều người có công với Cách Mạng, Đảng/nhà nước được đặt tên cho đường phố gần nhau nữa như Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Thanh Nghị, …

Riêng cụm này thì nhiều quá kể không xuể.

Nguồn: Giang Truong

📖100 BỘ SÁCH HUẾ-TRIỀU NGUYỄN📖🌿Kính thưa quý anh chị,Sau gần nửa năm phát hành thì bộ sách Huế-Triều Nguyễn: Hỏi và Đáp ...
30/10/2021

📖100 BỘ SÁCH HUẾ-TRIỀU NGUYỄN📖
🌿Kính thưa quý anh chị,
Sau gần nửa năm phát hành thì bộ sách Huế-Triều Nguyễn: Hỏi và Đáp của nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân hiện chỉ còn lại 100 bộ.
Đây là niềm vui lớn cho tác giả, cho đội ngũ biên tập, tái bản và phát hành sách. Tuy nhiên, giờ còn lại số sách ít ỏi này chúng tôi lại băn khoăn, vì còn rất nhiều anh chị em ở phương xa, hoặc các bạn trẻ chưa có dịp tiếp cận nguồn tư liệu giá trị này.
Do đó, chúng tôi sẽ cố gắng mang sách đến được nhiều độc giả nhất có thể, nhất là độc giả ở xa bằng chính sách sau:
🌿Tất cả đơn đặt sách ở Việt Nam đều được chúng tôi miễn phí giao hàng.
🌿Hy vọng quý anh chị em nhân cơ hội này tranh thủ sở hữu sách. Vì việc tái bản lần nữa sẽ vô cùng khó khăn.
🌿Một lần nữa đội ngũ vận hành dự án trân trọng cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ của quý độc giả trong suốt thời gian qua.
Trân trọng!

Address

203 Phan Văn Hân Phường 17 Quận Bình Thạnh
Ho Chi Minh City

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Viet Guide Supply Company posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Viet Guide Supply Company:

Videos

Share

Nearby travel agencies


Other Ho Chi Minh City travel agencies

Show All