NINH VY SHOP

NINH VY SHOP We are yours all.

03/06/2018

demo with google sound

Thi công - gắn bảng Menu - PJ's Coffee
20/01/2018

Thi công - gắn bảng Menu - PJ's Coffee

Màu LAB COLOR là gì?Ở chế độ LAB, mầu được biểu diễn bằng một tổ hợp 3 kênh:1. L (Lightness-Luminance): Kênh L là trục t...
14/04/2017

Màu LAB COLOR là gì?
Ở chế độ LAB, mầu được biểu diễn bằng một tổ hợp 3 kênh:
1. L (Lightness-Luminance): Kênh L là trục thẳng đứng, biểu diến độ sáng của màu, có giá trị từ 0 (Black) đến 100 (White). Kênh này hoàn toàn chỉ chứa thông tin về độ sáng, ko chứa giá trị màu thực sự
2. Kênh "a": Chứa giá trị màu từ Green (-) cho tới Red (+)
3. Kênh "b": Chứa giá trị màu từ Blue (-) tới Yellowta không làm ảnh hưởng đến mầu nguyên thủy của tấm ảnh
Do thông tin màu và thông tin về độ sáng của màu được lưu tách ra như vậy, chúng ta có thể làm được rất nhiều thao tác trên kênh L mà không làm ảnh hưởng đến giá trị màu thực sự. Nói chung, các thao tác căn bản như Sharpen, Levels.. và phần lớn các filter của PTS cho kết quả tốt hơn nhiều khi sử dụng trong hệ màu LAB, và đặc biệt là không làm hỏng màu của tấm ảnh...
Tại sao phải có hệ màu LAB? Đơn giản là vì khi người ta làm việc với màn hình, thì màn hình biểu diễn tấm ảnh của chúng ta bằng hệ màu RGB. Và như các bạn đã biết, mỗi một màn hình biểu diễn ảnh của chúng ta một kiểu. Đó chính là đặc tính phụ thuộc thiết bị của RGB. Vì thế, nên người ta mới sinh ra con sensor chỉnh màu (calibrate) để màu của màn hình được hiển thị cho chuẩn... Để cho mọi màn hình đều hiển thị chuẩn... giống nhau.
Nhưng tệ hơn, khi ta đem ảnh của ta đi in, nó lại được in theo hệ màu CMYK, làm cho ảnh của ta trông chả giống với những gì ta nhìn trên màn hình nữa. Thế là các bạn, muốn ảnh của mình in đẹp, thường chỉnh màu trên RGB trước. Sắp sửa đi in, thì chuyển màu sang hệ CMYK, rồi tinh chỉnh thêm tý nữa để in ra cho nó đúng. Phải tinh chỉnh vì khi chuyển từ RGB sang CMYK, thể nào cũng bị lệch màu. Mà ta cũng không thể chuyển CMYK ngay từ đầu, vì sẽ có rất nhiều bộ lọc (filter) của PS không làm việc với hệ màu CMYK! Tất nhiên, người ta chỉ chuyển thẳng từ RGB sang CMYK khi chưa biết về LAB Color Mode thôi...
Khi đã biết LAB, các bạn sẽ thấy trước khi chuyển CMYK, chúng ta có thể chuyển mầu sang chế độ LAB, căn chỉnh thoải mái, rồi mới đưa sang CMYK. Ở chế độ LAB, tất cả các filter vẫn làm việc bình thường, và đặc biệt, khi ta chỉnh Levels của ảnh, ta không làm ảnh hưởng đến mầu nguyên thủy của tấm ảnh, thế mới tài...
Sưu tầm internet

Các loại giấy thông dụngGiấy Ford : không “ăn mực”, thích hợp làm giấy tiêu đề, ruột sổ, note,…Fort là loại giấy trắng t...
13/04/2017

Các loại giấy thông dụng

Giấy Ford : không “ăn mực”, thích hợp làm giấy tiêu đề, ruột sổ, note,…
Fort là loại giấy trắng ta thường sử dụng để in tài liệu, scan tài liệu hàng ngày. Là loại giấy phổ biến và thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4 trong các tiệm Photo, định lượng thường là 70-80-90g/m2 … Giấy ford có bề mặt nhám, bám mực tốt (do đó mực in không đẹp lắm) cũng được dùng làm bao thư lớn, nhỏ, giấy Note, letter head, hóa đơn, tập học sinh …

Giấy Couche (Art paper): Có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng.
Thường dùng để in tờ rơi quảng cáo, in catalogue, tạp chí, in poster, in brochure …Định lượng vào khoảng 90-300g/m2. Ngoài ra còn có Couche matt bề mặt mờ, không bóng nhưng bề mặt nhẵn mịn thướng để in hình ảnh người, chân dung cho hiệu ứng cao.

Giấy Couche matt : giống như Couché nhưng nhìn có tính art/ mềm dịu hơn. Lưu ý: giấy Couché Matt có thể viết được.

Giấy Bristol: Giống như Couché Matte nhưng có độ cứng hơn (khi so sánh cùng định lượng).
Thích hợp làm bìa bên ngoài hoặc ấn phẩm cần độ cứng cáp như thiệp, folder… có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, vì thế in offset đẹp, thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, card, tờ rơi, poster , thiệp cưới, thiệp mời … định lượng thường thấy ở mức 230 – 350g/m2.

Giấy Ivory: cũng tương tự như Bristol, nhưng mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm. Thích hợp làm bao bì hay túi giấy.

Giấy Duplex : có bề mặt trắng và lán gần gần với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước hơi lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2. (1 mặt hoặc 2 mặt: tráng 1 mặt hay 2 mặt): không “ăn mực” (màu sắc thể hiện không đẹp, rõ nét), cứng. Duplex thích hợp cho việc làm bao bì.

Giấy Crystal : có một mặt rất lán bóng gần như có phủ lớp keo bóng vậy, mặt kia nhám, thường xài trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm…

Giấy can : là giấy có khả năng thấu quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua. Giấy thu được sau một quá trình lọc đặc biệt kỹ càng bột giấy trong quá trình simili sunphua hóa. Bột giấy để sản xuất giấy can thường là bột ngâm bi-sun-phat; các sợi giấy được cán nát, thủy phân lâu trong nước. Quy trình sản xuất giấy này tương tự như giấy giả da gốc thực vật (giấy sunphua hóa, giấy giả da) là loại giấy được tạo ra bằng cách ngâm trong vài giây một tờ giấy chất lượng tốt, không hồ cũng không phủ, trong một bể axit sunphuaric để thủy phân xenlulo từng phần sang amyloit, gelatin và không thấm nước hoặc mỡ. Giấy can bao gồm cả giấy can trong tự nhiên và giấy can màu.

Decal : Dùng để in Decal trong đó một mặt để in, mặt kia phủ keo. Không “ăn mực”. Nên cán màng bóng để tăng tone màu và bảo vệ lớp mực.

Các loại sóng thùng cartonChất lượng và kết cấu của mỗi loại tấm carton được thiết kế đặc biệt tùy theo ứng dụng, lớp gi...
13/04/2017

Các loại sóng thùng carton
Chất lượng và kết cấu của mỗi loại tấm carton được thiết kế đặc biệt tùy theo ứng dụng, lớp giấy phủ mặt có thể là giấy trắng, nâu hoặc vàng.
Có 4 loại sóng chính tạo nên các rãnh, vòng uốn lượn của giấy tấm Carton, đây là tên của 4 loại sóng đó: sóng A, sóng B, sóng C và sóng E.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC LOẠI SÓNG GIẤY:
– Sóng A: Độ cao sóng giấy 4.7 mm, giấy tấm sử dụng sóng A chịu được lực phân tán tốt trên toàn bề mặt tấm giấy.
– Sóng B: Độ cao sóng giấy 2.5 mm, giấy tấm sử dụng sóng B chịu được lực xuyên thủng cao.
– Sóng C: Độ cao sóng giấy 3.6 mm, giấy tấm sử dụng sóng C kết hợp được cả 2 ưu điểm của cả sóng A & B.
– Sóng E: Độ cao sóng giấy 1.5 mm, thường được sử dụng cho thùng đựng các vật nhẹ.
– Sóng BC: là loại sóng đôi kết hợp 1 lớp sóng B & 1 lớp sóng C đáp ứng độ dày thùng và khả năng chịu lực cao.
– Sóng AC: là loại sóng đôi kết hợp 1 lớp sóng A & 1 lớp sóng C đáp ứng khả năng chịu lực tối ưu.
ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI SÓNG:
– Loại sóng phổ biến nhất hiện nay là sóng C, thay thế phần lớn sóng A nhờ rãnh ít hơn sóng A khoảng 15%.
– Sóng A chịu lực phân tán trên bề mặt tấm từ nắp tới đáy là tốt nhất trong các loại sóng (Sóng C ít hơn khoảng 15% và sóng B là khoảng 25%).
– Sóng B là loại sóng cho bề mặt phẳng tốt nhất (nhiều hơn khoảng 50% so với sóng A, và khoảng 25% so với sóng C), được dùng phổ biến cho các loại hộp bế.
– Sóng E là loại sóng rất mỏng, thường được dùng cho thùng đựng các vật nhẹ hoặc gói đồ, sóng E thường là giấy màu trắng với nhiều màu sắc in bên ngoài.
Sự kết hợp phổ biến nhất của lớp sóng cho Tấm bìa carton là dạng Tấm sóng đôi B + C. Một hộp được làm bằng Tấm sóng BC này có kết cấu sóng B ở phía bên ngoài của hộp và sóng C ở phía bên trong.

Address

52 Đường Số 28, Cư Xá Lữ Gia, P. 15, Q. 11
Ho Chi Minh City

Opening Hours

Monday 08:00 - 17:00
Tuesday 08:00 - 17:00
Wednesday 08:00 - 17:00
Thursday 08:00 - 17:00
Friday 08:00 - 17:00
Saturday 08:00 - 11:30

Telephone

+84 8 3863 8558

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when NINH VY SHOP posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to NINH VY SHOP:

Videos

Share

Category

Nearby travel agencies


Other Travel Agencies in Ho Chi Minh City

Show All