Thuyết minh du lịch

Thuyết minh du lịch Giới thiệu, thảo luận các vấn đề về thuyết minh du lịch. Mọi sự trích dẫn hay dùng lại, vui lòng ghi rõ nguồn. Vì một môi trường du lịch Việt Nam lành mạnh.
(4)

Thông tin chia sẻ được đông đảo người miền Tây, nhất là giới hướng dẫn viên ưa thích.Thế là lại thêm một truyền thuyết đ...
18/05/2024

Thông tin chia sẻ được đông đảo người miền Tây, nhất là giới hướng dẫn viên ưa thích.

Thế là lại thêm một truyền thuyết để rồi cái sai nói dai nói hoài thì sẽ thành đúng !

👉👉 Chả trách ông Phá giáo sư tiếng sĩ gì đó, bởi ổng là dân Khoa học xã hội nhân văn chứ không phải Khoa học tự nhiên cho nên không hiểu về động lực biển, sóng triều... Cứ ngồi phòng lạnh mà phang theo kiểu 1+1=2 !

Cái ngữ KHHNV mà làm công tác quản lý thì cho ra mấy thứ đê điều phủ lên khắp miền Tây Nam Bộ để biến đồng bằng sông Cửu Long thành bản sao của sông Hồng, hỏi sao không khát khô !

- - - - -

* FB Cá Vàng luận : NHƯ LỤC BÌNH TRÔI

Gần đây có một nhà báo tường thuật rằng, một vị Phó Giáo sư Tiến sĩ nọ đã phát biểu như thế này:

"Ngày xưa người dân Việt Nam ở các nơi đến Đồng bằng sông Cửu Long đi bằng ghe, xuồng. Họ đi theo con nước.

Một ngày thủy triều bốn lần thay đổi dòng chảy, mỗi lần được sáu giờ đồng hồ, trong đó sáu giờ nước lên và sáu giờ nước xuống.

Và vận tốc trung bình của dòng sông Mekong khoảng 10km/h, nhân với sáu giờ thì ra khoảng 60km.

Ghe, xuồng đi được 60km thì nước đổi dòng, người ta dừng lại thì ở đó hình thành những chợ nổi, họ đợi tới con nước thì đi tiếp.” (Hết trích)

Nhờ đọc đoạn trên mà chúng tôi được biết, hồi xưa các lưu dân đến đồng bằng sông Cửu Long làm biếng quá đỗi. Để di chuyển, họ cứ đợi lúc con nước bắt đầu lên (nước lớn) hoặc bắt đầu xuống (nước ròng) là bước xuống ghe, xuống xuồng, rồi sau đó cứ ung dung ngồi hút thuốc, ăn trầu, hoặc ngồi tán dóc với nhau, cứ để mặc cho dòng nước đưa đẩy, chẳng cần chèo chống, cũng chẳng cần giương buồm gì cả. Họ cứ để cho ghe, xuồng trôi xuôi theo dòng nước “như lục bình trôi”!

VÌ SAO CÁC ĐÔ THỊ Ở MIỀN TÂY THƯỜNG CÁCH NHAU 60KM?
-----------------
Châu Đốc cách Long Xuyên 60km, Long Xuyên cách Cần Thơ 60km, Cần Thơ cách Sóc Trăng 60km, Sóc Trăng cách Bạc Liêu gần 60km và Bạc Liêu lại cách Cà Mau cũng khoảng 60km. Các đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long đa phần có một điểm chung là thường cách nhau với khoảng cách địa lý 60km. Do đâu có sự trùng hợp kỳ lạ này?

"Ngày xưa người dân Việt Nam ở các nơi đến Đồng bằng sông Cửu Long đi bằng ghe, xuồng. Họ đi theo con nước. Một ngày thủy triều bốn lần thay đổi dòng chảy, mỗi lần được sáu giờ đồng hồ, trong đó sáu giờ nước lên và sáu giờ nước xuống. Và vận tốc trung bình của dòng sông Mekong khoảng 10km/h, nhân với sáu giờ thì ra khoảng 60km.

Ghe, xuồng đi được 60km thì nước đổi dòng, người ta dừng lại thì ở đó hình thành những chợ nổi, họ đợi tới con nước thì đi tiếp. Dấu vết còn lại hiện nay là chợ nổi, đây là chỗ trao đổi hàng hóa, rồi sau đó họ lên định cư trên bờ, hình thành nên những đơn vị hành chính sau này.

Không có đồng bằng nào trên thế giới mà nó hình thành địa giới hành chính theo nhịp thủy triều như Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là đặc điểm rất đặc biệt", ông Tuấn lý giải.

Theo Tuổi Trẻ Online.

Dã tràng se cát Biển Đông. . .
08/05/2024

Dã tràng se cát Biển Đông. . .

Ma giữa ban ngày !Một câu chuyện thật, không vui nhộn và không oái ăm, thuộc dạng kỳ lạ, mà trong 22 năm Mỗ hành nghề, c...
08/04/2024

Ma giữa ban ngày !

Một câu chuyện thật, không vui nhộn và không oái ăm, thuộc dạng kỳ lạ, mà trong 22 năm Mỗ hành nghề, có lẽ là chỉ xảy ra một lần này mà không bao giờ có lần khác.

Hồi 2020, Mỗ cùng đưa một đoàn du khách đi tour trong nước. Trong đó có một HDV được nhiều người gọi là "thầy", tiếng Anh nhanh hơn gió, đi đến đâu - đến nhà hàng, điểm tham quan, khách sạn nào cũng tỏ ra quen thuộc, và quen biết những người có vai vế nơi ấy.

Chiều hôm đó ăn ở nhà hàng bên ngoài khách sạn. Các xe lần lượt đưa khách đến nhà hàng. Xe Mỗ đến trước tiên.

Sau khi kiểm tra bàn ăn của khách và các xe đã đến đủ, thì Mỗ đến khu vực phục vụ ăn cho nội bộ. Thấy rằng nhà hàng đã sắp sẵn và chuẩn bị đầy đủ thức ăn trên hai bàn. Mỗ chọn một bàn cho HDV, bàn kia cho nhà xe. Ngồi xuống bàn này (quay lưng lại với bàn kia), trong lúc nhâm nhi chờ HDV vào đủ bàn thì Mỗ gọi điện thoại nhắc các anh em nhà xe đến bàn ăn. Lúc đó thì "thầy HDV" tay bắt mặt mừng với đầu bếp, quản lý nhà hàng; rồi bảo rằng các HDV khác cứ ăn mà không cần có mặt người đó.

Các HDV còn lại bắt đầu ăn, một chút sau thì toàn bộ anh em nhà xe hùng dũng tiến vào nhà ăn. Mỗ bảo, các anh ngồi ăn bàn bên kia nhé. Thì lúc đó, Mỗ ngoái nhìn cái bàn ăn còn lại. Trời ! Trên bàn kia không còn chút thức ăn nào ?!?!

Mỗ hỏi ngay nhân viên nhà hàng : thức ăn đâu hết rồi ?

Những nhân viên nhà hàng đang ở đó đều tỏ vẻ chưng hửng, vô cùng ngạc nhiên cũng giống như Mỗ, và không ai trả lời được câu hỏi đó.

Hổng lẽ, thức ăn mà cũng bị ăn trộm ư ? 😳

Hay là, nhà hàng có …. MA ? 👻💀☠️👽

Thông báo về việcCập nhật cho sách Giáo trình Tuyến Điểm Thực Hành  HÀNH TRÌNH DU LỊCH ĐÔNG TP.HCM.* * *🇦 Sách cung cấp ...
13/01/2024

Thông báo về việc
Cập nhật cho sách Giáo trình Tuyến Điểm Thực Hành
HÀNH TRÌNH DU LỊCH ĐÔNG TP.HCM.

* * *

🇦 Sách cung cấp thông tin dẫn hướng thuyết minh du lịch, gợi ý các chủ đề - nội dung thuyết minh cho hướng dẫn viên tự nghiên cứu, và các bài tập để nâng cao nghiệp vụ và kiến thức cho sinh viên - hướng dẫn viên.

Sách phiên bản cũ (2022) có tên GIÁO TRÌNH TUYẾN ĐIỂM THỰC HÀNH - TẬP 2 - TP.HCM - PHAN THIẾT.

Phiên bản mới (2024) ngoài việc chỉnh sửa lỗi, cập nhật thông tin mới, còn có bổ sung rất nhiều nội dung khác (từ 408 trang lên thành 700 trang). Nội dung bổ sung gồm 4 nhóm việc (theo thứ tự ảnh minh họa) :

(1) Thay đổi tên sách.

(2) Nhiều nội dung cơ bản được bổ sung (mà không còn là các bài tập hay đề tài tự nghiên cứu).

(3) Định dạng các nội dung thành những nhóm chủ đề mà không còn nằm rời rạc theo lý trình thời gian thực.

*(4)* Bổ sung nội dung hoàn thiện cho Tuyến hành trình Biên Hòa - Vũng Tàu.

🇧 Sách phiên bản 2024 trước mắt chỉ cung cấp cho độc giả đã mua hoặc nhận biếu bản quyền sách Tuyến Điểm Thực Hành tập 2 (2022). Trước mắt chưa có kế hoạch cung cấp cho đối tượng khác (dự kiến cho đến thời điểm hết tháng III-2024). Hình thức cung cấp :

(1) Với nội dung sửa lỗi, hoặc bổ sung nhỏ : độc giả nhận thông tin qua e-mail và tự đính chính trên bản in giấy.

(2) Với những nội dung bổ sung quan trọng và nhiều :
Được soạn thành những chủ đề riêng rẽ, được in ra giấy và gởi đến từng độc giả qua bưu điện (Phí bản quyền đã bao gồm. Độc giả chịu phí in ấn và phí vận chuyển).

Trân trọng kính báo.

Tác giả : NQT.
Tp.HCM, tháng I-2024.

VỌNG PHU (sơn / thạch)Bài học chủ đề thuyết minh du lịch Xuyên Việt(1) Giới thiệu : Dọc theo chiều dài đất nước, có nhiề...
10/01/2024

VỌNG PHU (sơn / thạch)
Bài học chủ đề thuyết minh du lịch Xuyên Việt

(1) Giới thiệu : Dọc theo chiều dài đất nước, có nhiều ngọn núi, mỏm đá được mang tên Vọng Phu, cùng nhiều tích truyện khác nhau, nhưng có chung cái kết bi tình, là người vợ trông chồng mà hóa đá. Trong số đó, được nhắc đến nhiều là là Hòn Vọng Phu (núi Tô Thị) tại Lạng Sơn.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa.
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Riêng trên con đường Xuyên Việt theo tuyến đường quốc lộ 1A thì du khách có thể thấy rõ được 2 địa danh Vọng Phu. Một ở Phú Yên, một ở Khánh Hòa.

* Đá Vọng Phu ở Phú Yên, tuy được nhìn rõ nhưng do sự quá nổi tiếng của tích truyện về bia đá của Vua Lê Thánh Tông (sự kiện 1470) mà làm “lu mờ” cái tên Vọng Phu. Và giới hướng dẫn viên thì hầu hết chỉ biết về núi Đá Bia, hoặc cái tên “Ngón tay của Chúa", hay “núi Cùi Bắp” mà thôi.

* Núi Vọng Phu ở Khánh Hòa (chính xác hơn thì dãy núi này là trên ranh giới hành chính giữa tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đắc Lắc), được nhìn rõ từ quốc lộ 1A (từ Nha Trang ra Bắc) đoạn từ lúc đổ đèo - qua cầu "hang" Rọ Tượng, cho đến dốc Đá Trắng (đoạn này dài 20km, đều thuộc địa phận huyện Ninh Hòa). Tuy thế, do Chư Mư là dãy núi cao trung bình hơn 900 mét nên đỉnh Vọng Phu (1.051 mét) chỉ nhìn rõ vào những ngày trời trong xanh, quang mây.

(2) Có nhiều sự tích, khảo dị về câu chuyện Vọng Phu. Trong đó tích truyện về mối luyến ái giữa anh trai em gái được nhiều soạn giả dựng thành kịch, cải lương. Riêng nhạc sĩ Lê Thương thì ông chọn tích người chồng theo lệnh vua tòng quân, để rồi “người đi ngoài vạn lý quan san, người đứng chờ trong bóng cô đơn” mà viết thành trường ca Vọng Phu 1, 2, 3 (1943 – 1947).

Riêng tại Khánh Hòa thì có một tích truyện “đặc sản” của riêng địa phương, gắn liền với xứ Trầm Hương cùng nghề “Đi Điệu”.

(3) Khai phóng :

(3.1) Vọng Phu sơn / thạch không phải là “đặc sản” của riêng Việt Nam, mà còn có nhiều nơi khác tại Đông Á, nhất là Trung Quốc, với vài sự tích gần gũi nhau về nội dung. Có lẽ đây là những giá trị chung của nền văn minh “Cổ Đông Á” chăng ?

• Trên đảo Jeju (Hàn Quốc) không chỉ có đá Vọng Phu – Oedolgae, mà còn có sự tích về cầu Ô Thước tại thác Thiên Địa Liên Cheonjiyeon. Đảo Jeju còn có nhiều đều thú vị khác về văn hóa, mà cụ thể là ẩm thực; Ngoại trừ món mắm ba khía là khác khẩu vị, thì món mắm cá cơm và mắm ruốc có hương vị là gần như không khác Việt Nam.

(3.2) Câu chuyện Vọng Phu và nghề Đi Điệu cùng sản vật xứ Trầm Hương.

Khánh Hòa là xứ Trầm Hương
Non cao biển rộng, người thương đi về.

(4) Bài tập : Học viên / sinh viên hãy xây dựng đề tài thuyết minh du lịch về Vọng Phu (sơn / thạch).

* Ghi chú :
- Ảnh 1 : Oedolgae, Jeju, Hàn Quốc.
- Ảnh 2 : Núi Vọng Phu nhìn từ Ninh Hòa.
- Ảnh 3, 4 : Sự tích Vọng Phu.











Từ vựng xưng hô trong Phật giáo* Trích từ Chuyên đề (Dẫn hướng thuyết minh về) Phật giáo
10/01/2024

Từ vựng xưng hô trong Phật giáo

* Trích từ Chuyên đề (Dẫn hướng thuyết minh về) Phật giáo







Phật giáo Nam tông là một đề tài thuyết minh thú vị và phải có, khi HDV đưa khách tới Nam Bộ, sang Campuchia, Lào, Thái ...
09/01/2024

Phật giáo Nam tông là một đề tài thuyết minh thú vị và phải có, khi HDV đưa khách tới Nam Bộ, sang Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka, Ấn Độ.

Trong ảnh là 14 nội dung đề xuất thuyết minh khi dẫn tour du lịch trong nước.

Cái chữ "thăm quan" là từ dân Bắc, do có người nói ngọng, nói sai, mà "phát minh" ra chữ này. Rồi giờ lan truyền khắp nơ...
14/12/2023

Cái chữ "thăm quan" là từ dân Bắc, do có người nói ngọng, nói sai, mà "phát minh" ra chữ này. Rồi giờ lan truyền khắp nơi. Đi cả vào văn bản Nhà Nước !

Giới HDV tự hào về kiến thức, trình độ... thế mà không ít người - cái chữ sai này lại không biết. "Hài vui lắm" !

[3] Một số chuyện nhỏ liên quan đến hoàng hậu Nam Phương (tiếp theo)(4) Sai lầm về thân phụ của Nam Phương Hoàng Hậu(Nhâ...
05/12/2023

[3] Một số chuyện nhỏ liên quan đến hoàng hậu Nam Phương (tiếp theo)

(4) Sai lầm về thân phụ của Nam Phương Hoàng Hậu

(Nhân việc bổ sung, sửa chữa tài liệu Tuyến Điểm Thực Hành 2 phiên bản 2023 )

Ông Nguyễn Hữu Hào không phải xuất thân từ nhà điền chủ giàu có đến mức được gia đình cho du học ở Pháp, như hầu hết các tài liệu hiện nay đề cập.

Ông Hào chưa hề được du học ở Pháp vì cha mẹ ông không hề giàu. Đấy là một gia đình Công giáo nghèo tại họ đạo Gò Công ở tỉnh Gia Định. Cha của ông là anh em bạn dì với Thánh tử đạo Mát-thêu Lê Văn Gẫm.

Ông Hào học ở Tiểu Chủng Viện Sài Gòn. Giỏi giang nên được Đức Ông Mossard – Tổng Giám Mục Sài Gòn khi ấy – giới thiệu về làm việc cho ông Huyện Sỹ, một trong 4 người giàu nhứt Nam Kỳ khi đó. Làm việc cho ông chủ giỏi, ông học hỏi được nhiều và rồi tạo lập nên điền sản của mình.

Ông Huyện Sỹ vốn cũng xuất thân từ gia đình theo Công giáo từ lâu đời, và cũng nghèo. Rồi trở nên giàu có vì tài năng và thời cuộc. Thấy chàng thanh niên Nguyễn Hữu Hào có xuất thân giống mình, có nhiều đức tính tốt và giỏi giang, nên ông đã gả con gái cho.

Ông Hào có hai người con gái. Tên khai sinh của con gái lớn là Agnes Nguyễn Hữu Hào, con gái nhỏ là Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Hào (ông đã nhập tịch Pháp, cho nên tên khai sinh đặt theo như vậy; Còn ngoài đời thì thì còn có thêm tên bằng tiếng Việt; Như là cô Jeanne Mariette có tên Nguyễn Thị Lan).

Đến thập niên 1920, ông Hào tạo lập được nhiều điền sản ở khắp nơi. Trong đó, riêng tại quê hương Gò Công, ông đã tậu được mảnh đất rộng đến hơn 148 héc-ta, để trồng cao su. Đất này thuộc địa phận thôn LONG Hòa và thôn MỸ Thành – tổng Long Vĩnh Hạ, tỉnh Gia Định; vì thế mà khi được Vua Bảo Đại ban cho tước Công, ông mang hiệu là “LONG MỸ Quận Công”.

Để trong coi đồn điền Long Mỹ, ông xây cho vợ chồng cô con gái lớn tòa biệt thự và đặt tên “Villa Agnes”. Ngày nay là (vị trí) một ngôi trường học ở phường Long Thạnh Mỹ, Thủ Đức, tp.HCM.

Dòng dõi của bà Agnes – tức dòng cháu của Nam Phương Hoàng Hậu, hiện vẫn còn sinh sống bên Pháp. Chứ không phải “mất tích” hay “tuyệt tích” – như lời của những người thuyết minh tại Đà Lạt !

Mỗ NQT.

Kể lại từ sách Tuyến Điểm Thực Hành tập 2, phiên bản 2023.



[2] Một số chuyện nhỏ liên quan đến hoàng hậu Nam Phương (tiếp theo)(3) Quê quán của Nam Phương Hoàng HậuKhông phải ở Ti...
04/12/2023

[2] Một số chuyện nhỏ liên quan đến hoàng hậu Nam Phương (tiếp theo)

(3) Quê quán của Nam Phương Hoàng Hậu

Không phải ở Tiền Giang, và cũng không phải ở Biên Hòa – Đồng Nai.

(Nhân việc bổ sung, sửa chữa tài liệu Tuyến Điểm Thực Hành 2 phiên bản 2023 )

Khi đọc được chữ Gò Công thì người ta nghĩ ngay đến vùng Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay, vốn trước 1975 là tỉnh Gò Công. Hiện vùng này có 4 đơn vị hành chánh là thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông, và huyện (cù lao) Tân Phú Đông.

Gò Công là quê của bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, nhưng không phải là quê của bà Hoàng hậu Nam Phương.

Quê của bà Nam Phương là một xóm công giáo nghèo ở khu vực Gò Công thuộc tổng Long Vĩnh Hạ của tỉnh Biên Hòa. Nhưng từ năm 1876 thì tổng này thuộc về Hạt tham biện Sài Gòn, rồi đổi là tỉnh Gia Định.

Mà quê quán thì người ta biên ở cấp tỉnh, chứ không lấy đến xã huyện, hay xóm làng; Và theo định nghĩa của chính quyền hiện nay, quê quán lấy theo nơi sinh trưởng của cha (?!). Ông Nguyễn Hữu Hào sinh năm 1870 tại xóm Gò Công. Như vậy, quê của bà Nam Phương phải là Sài Gòn hoặc Gia Định.

Địa bàn lúc đó của Hạt tham biện Sài Gòn (hay tỉnh Gia Định tiếp nối) thì tương ứng như địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Như thế, theo cách xử lý của Bộ Công An hiện nay (?!) thì quê của bà Nam Phương phải là thành phố Hồ Chí Minh; Nếu chi li hơn thì là phường Long Thạnh Mỹ, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, vẫn còn nhiều thông tin nhai đi nhai lại, kể rằng bà Nam Phương quê ở Tiền Giang, hoặc Biên Hòa – Đồng Nai.

Mời các bạn tham gia chém gió !

Mỗ NQT.

(còn tiếp)



Một số chuyện nhỏ liên quan đến hoàng hậu Nam Phương(Nhân việc bổ sung, sửa chữa tài liệu Tuyến Điểm Thực Hành 2 phiên b...
03/12/2023

Một số chuyện nhỏ liên quan đến hoàng hậu Nam Phương

(Nhân việc bổ sung, sửa chữa tài liệu Tuyến Điểm Thực Hành 2 phiên bản 2023 )

(1) Của hồi môn tiền mặt do cậu ruột Lê Phát An cho, trị giá bao nhiêu so với ngày nay ?

- Có tài liệu ghi đó là 1 triệu đồng Đông Dương. Có người tính ra là 20.000 lượng vàng. Theo thời giá vàng 24K thì trị giá tương đương ngày nay là 1200 tỉ đồng ~ 50 triệu đô la Mỹ.

- Nếu không tính theo giá vàng, mà quy đổi từ 1 triệu đồng Đông Dương ra đồng Phờ-răng Pháp theo tỷ giá năm 1934, thì trị giá tương đương 14,5 triệu đô la Mỹ, tương đương 350 tỉ đồng.

Dù 1200 tỉ hay 350 tỉ, thì quà cưới với con số tiền mặt này quả là khủng khiếp !

Đại gia ngày nay quay video quăng lên mạng để khoe đủ thứ, như là cho vàng đeo gãy cổ cô dâu (ai biết mạ hay thật), cho sổ đất cả ký lô (photocopy mấy hồi nè)....

(2) Nam Phương Hoàng Hậu có tên Việt là Nguyễn Thị Lan. Mỗ chưa tìm được từ đâu mà có tên Nguyễn Hữu Thị Lan.

- Bà sinh năm 1913, cùng năm và sau Vua Bảo Đại chỉ có 1 tháng. Không phải là năm 1914.

- Khi còn tại ngôi Hoàng, hàng năm triều đình đều tổ chức lễ sinh nhật cho bà, gọi là lễ Trường Hy, vào ngày 17 tháng Mười âm lịch (còn lễ sinh nhật của Vua Bảo Đại thì gọi là lễ Vạn Thọ, vào ngày 23 tháng Chín âm lịch).

[Các THÔNG TIN trên là góp nhặt và ăn cóp từ người khác, không phải là KIẾN THỨC của Mỗ]

Mời các bạn tham gia chém gió !

Mỗ NQT.



NGỌ MÔNCâu chuyện 10 năm trước[ A ] Tút cũ này có hàng trăm bình luận, thật vui nhộn làm sao. Các bình luận có thể phân ...
22/11/2023

NGỌ MÔN
Câu chuyện 10 năm trước

[ A ] Tút cũ này có hàng trăm bình luận, thật vui nhộn làm sao. Các bình luận có thể phân thành các thể loại :

(1) Thảo luận bằng việc nêu ý kiến cá nhân mà không ngại sai - đúng. Những người này chấp nhận phản biện và sẵn lòng tiếp thu cái khác.

(2) Thảo luận bằng việc nêu ý kiến cá nhân và khăng khăng bảo vệ cho cái của mình "được biết" (hay BỊ BIẾT ??? 😁😁 ). Những người này không chấp nhận những gì ngược lại / khác với cái của họ; Thể loại cố chấp, có phần tự cao khi xem thường tha nhân.

(3) Chỉ xin được "hóng hớt". Những người này chưa chắc là không biết gì, đôi khi có người là "cao nhơn" đang "tọa sơn quan hổ đấu" để học thêm; Nhưng nhìn chung họ là những người khiêm tốn.

(4) Phán câu xanh rờn nào đó; Đại để cho người khác biết rằng cái sự này mỗ rành tám câu, chả thèm bàn gì thêm, tha nhân rảnh http://xn--h-ufa.ng/ mới đi bàn luận 😄😄. Những người này đôi khi chả biết con me. gì; Do đang ở thế cao đại - không thể để học trò biết mình không biết, lại thêm tâm tính tự cao tự đại cho nên tỏ vẻ chả cần, nhưng thực ra họ đọc không sót ý nào, để rồi sau đó đem về làm của riêng mà khoe kiến thức với học trò, đàn em.

- - -

Bạn thuộc số mấy ?

[ B ] Chuyện xưa vẫn không hề cũ. Bạn thuyết minh những gì về công trình cửa chính phía nam đi vào Nội, và hiểu gì về cái tên "Ngọ Môn" ?

Xin mời tham gia thảo luận.

Mỗ NQT XI-2023.

VÌ SAO NHIỀU THUYẾT ÂM MƯU CHO RẰNG KIM TỰ THÁP AI CẬP DO... NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH XÂY DỰNG?Việc nghiên cứu về kim tự th...
28/10/2023

VÌ SAO NHIỀU THUYẾT ÂM MƯU CHO RẰNG KIM TỰ THÁP AI CẬP DO... NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH XÂY DỰNG?

Việc nghiên cứu về kim tự tháp được tiến hành từ xưa đến nay và người ta thấy rằng có rất nhiều điều bí ẩn. Thậm chí có người còn cho rằng kim tự tháp không phải là tác phẩm của người Ai Cập thời cổ đại.

『 SỐ NGƯỜI THAM GIA không thể ước đoán 』

Lấy kim tự tháp Khufu – kim tự tháp lớn nhất làm ví dụ. Chiều cao hiện tại của tháp này là 136,5m và tương đương với tòa nhà chọc trời hơn 40 tầng, mỗi cạnh đáy dài chứng 230m, chiếm diện tích đất khoảng 52.900m2.

Tháp được xây nên bởi 2,3 triệu khối đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau. Khối đá nhẹ nhất nặng 1,5 tấn, bình quân mỗi khối đá nặng hơn 2 tán, tổng trọng lượng là khoảng 6 triệu tấn đá. Rất nhiều trong số những khối đá còn được vận chuyển từ nơi cách xa hàng trăm cây số.

Có học giả tính toán rằng, việc xây dựng kim tự tháp không chỉ cần đến số lượng lớn nhân công, người vận chuyển, mà còn cần đến rất nhiều công trình sư và người quản lí, đồng thời còn cần quân đội để duy trì trật tư, thậm chí trấn áp nhân công nổi loạn.

Theo thống kê, để huy động nhân lực cho công trình kiến trúc này thì quốc gia cần có dân số 50 triệu người. Tuy nhiên theo tính toán của các chuyên gia, khoảng năm 3000 TCN, dân số trên toàn thế giới không vượt quá 20 triệu người. Vậy thì người Ai Cập cổ đại làm thể nào mà làm được nhỉ?

『 VẬN CHUYỂN: Có đủ nhân lực? 』

Làm thế nào để vận chuyển được hàng triệu khối đá lớn trung bình nặng vài tấn? Hiện tại, người ta nghĩ tới phương pháp “lăn” đá bằng ván trượt do nhiều thanh gỗ tròn kết thành.

Nhưng việc đó cần rất nhiều gỗ và các thanh gỗ cần dùng phải đủ cứng. Vào thời đó, cây cối của Ai Cập chủ yếu là cọ, bất kể về số lượng, tốc độ sinh trưởng hay độ cứng của gỗ đều không thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển.

『 KHỞI CÔNG là một bí ẩn 』

Phần móng của kim tự tháp có diện tích hơn 50.000m2, trong hoàn cảnh không có thiết bị và máy móc hiện đại, họ đã làm thế nào để san bằng phần móng?

Ngoài ra, chiều dài của 4 cạnh đáy chênh lệch nhau chưa tới 20cm, tỉ lệ sai lệch chưa tới 1/1000. Cao độ của phần đỉnh tháp ở phía Đông Nam và Tây Bắc chênh nhau chỉ 1,27cm, sai lệch chưa tới 1/10.000.

Chất lượng công trình có độ chỉnh xác đến khó tin.

『 THI CÔNG bằng cách nào? 』

Người ta phỏng đoán rằng họ xây dựng kim tự tháp dựa vào nguyên lí đòn bẩy để đưa các khối đá lên cao. Nhưng giá đỡ và dây buộc như thế nào có thể chịu được sức nặng vài tấn hoặc vài chục tấn?

Người khác thì bảo họ dùng phương pháp đổ cất, tức là đổ thật nhiều cát xung quanh phần móng tháp để tạo thành dốc nghiêng đẩy khối đá lên, sau khi hoàn thành thì dọn sạch cát.

Nhưng kim tự tháp cao đến cả trăm mét, mà độ nghiêng thích hợp để vận chuyển đá chỉ khoảng 25-30 độ, việc này cần tới số lượng cát rất lớn và thậm chí phải tăng thêm số lượng nhân công dọn dẹp.

『 CHIẾU SÁNG ra sao? 』

Có những công việc phải hoàn thành bên trong kim tự tháp như khắc phù điêu, quét dọn trong hầm mộ,... Nhưng các nhà khảo cổ học đã tiến hành rất nhiều cuộc khảo sát bên trong kim tự tháp với thiết bị máy móc tinh vi, có thể phân tích được thành phần hóa học của 1/100 mỗi hạt bụi, đều không phát hiện ra dấu vết sử dụng đuốc.







----------

NGUỒN:
[1] Lược sử thế giới bằng tranh – Rạng đông của văn minh nhân loại
📌 https://bit.ly/luoc-su-the-gioi-truyen-tranh-NXB

https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=1086501679071202&id=100031341411664&post_id=100031341411664_1086501679071202&mibextid=Nif5oz

Rạng bình minh trên hòn Nhũ Hoa ( V.ú ) 😇Hình dáng sao thì gọi vậy. Mời HDV trả lời 2 câu hỏi dưới đây (trả lời hay có t...
22/08/2023

Rạng bình minh trên hòn Nhũ Hoa ( V.ú ) 😇

Hình dáng sao thì gọi vậy. Mời HDV trả lời 2 câu hỏi dưới đây (trả lời hay có thưởng nha) :

(1) Hòn này ở đâu, tên gì ?

(2) Ở đâu (từ đất liền, từ đường lộ) có thể thấy được hòn này. HDV có những nội dung, đề tài gì để thuyết minh ?

Xin mời.

Gợi ý các đề tài thuyết minh trên đường cao tốc CT.01 từ Dầu Giây đến Phan Thiết.
15/08/2023

Gợi ý các đề tài thuyết minh trên đường cao tốc CT.01 từ Dầu Giây đến Phan Thiết.

Học nghề làm HDV, chỉ vài năm sau là mua được nhà !Bốc phét vừa thôi nha mấy ông Thạc Sĩ !
13/07/2023

Học nghề làm HDV, chỉ vài năm sau là mua được nhà !

Bốc phét vừa thôi nha mấy ông Thạc Sĩ !

Toi jamais !Khách có thể chê tôn giáo này, khen tôn giáo nọ. HDV thì không !Khách có thể thích chế độ này, ghét Tổng thố...
10/07/2023

Toi jamais !

Khách có thể chê tôn giáo này, khen tôn giáo nọ. HDV thì không !

Khách có thể thích chế độ này, ghét Tổng thống nọ. HDV thì không !

Khách có thể thích giới Nam, không mê giới Nữ. HDV thì không !

Khách có thể xem Nguyễn Huệ là em Nguyễn Ánh. HDV thì không !

Khách có thể nói tiếng Đan Mạch. HDV thì không !

Khách có thể kêu "Ê, hướng dẫn !" HDV thì không !
. .

Cầm mic lên, phải cẩn trọng từng lời nói. Gương cờ lên, phải thận trọng từng cử chỉ.

Cầm mic, gương cờ khác với phường bán cá cầm dao mồm thăn thoắt oang oang bất chấp.

Bài học

Anh Thì Không (Toi jamais) - Ngọc Lan & Kiều Nga (bản gốc cực đẹp)Nhạc Vàng Xưa Để Đời https://bit.ly/2Llj0G4Trường Vũ Nhạc vàng https://bit.ly/2ki2MBuDuy Kh...

Lãnh thổ "da beo"Một trong những câu chuyện lạ về lịch sử, về Việt Nam, về tỉnh Bình Thuận có thể được hướng dẫn viên kh...
30/06/2023

Lãnh thổ "da beo"

Một trong những câu chuyện lạ về lịch sử, về Việt Nam, về tỉnh Bình Thuận có thể được hướng dẫn viên khai thác để "hầu chuyện khách".

* Trích từ sách Tuyến Điểm Thực Hành tập 3 - Hành trình Bắc Bình Thuận.

Đường Thiên Lý là tên gọi dân gian.Sách nhà Nguyễn gọi là đường Quan Báo. Do đây là con đường chính nên dân gian còn gọi...
17/06/2023

Đường Thiên Lý là tên gọi dân gian.

Sách nhà Nguyễn gọi là đường Quan Báo. Do đây là con đường chính nên dân gian còn gọi đường Cái - đường Cái Quan.

Quốc lộ 1 được người Pháp làm không chỉ dựa vào hướng tuyến đường Thiên Lý - như các tài liệu thuyết minh dành cho hướng dẫn viên từ trước đến nay đã mô tả - mà quốc lộ 1 còn dựa trên hướng tuyến của nhiều con đường mòn khác có từ thời nhà Nguyễn, thậm chí có đoạn dài hàng trăm cây số được người Pháp mở mới hoàn toàn. Như trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay, thì quốc lộ 1 hoàn toàn không dựa theo đường Thiên Lý chút nào cả !

HÀNH TRÌNH BẮC BÌNH THUẬNSách Tuyến điểm thực hành - tập 3Bản quyền sử dụng : 300.000 VNĐ/cá nhân; chưa bao gồm phí vận ...
15/12/2022

HÀNH TRÌNH BẮC BÌNH THUẬN
Sách Tuyến điểm thực hành - tập 3

Bản quyền sử dụng : 300.000 VNĐ/cá nhân; chưa bao gồm phí vận chuyển. Gồm một bản in trên giấy, ruột có 388 trang (bản gốc khổ 16 x 24 cm. In phóng thành khổ A4); Màu mực XÁM.

* Phí bản quyền ưu đãi cho học trò và độc giả thân thiết, sinh viên (trong tháng 12/2022): 250.000 VNĐ, bao gồm phí chuyển phát nhanh trong nội ô tp.HCM, hoặc phí gởi qua Bưu điện Việt Nam với bạn đọc ở xa.

* Thời gian phát hành : dự kiến từ ngày 19 đến 30/12/2022.

* Hình thức đăng ký : nhắn tin FB - cung cấp thông tin cá nhân, gồm :

a) Họ và tên thật.
b) Năm sinh.
c) Số thẻ HDV (hoặc ảnh chụp CCCD - che lại 4 số cuối, hoặc thẻ sinh viên còn hiệu lực).
d) Địa phương nơi công tác, làm việc, học tập hiện nay.
e) Địa chỉ nhận bưu phẩm.
f) Số điện thoại người nhận bưu phẩm.
* Tài khoản FB hoặc Safechat (không chấp nhận tài khoản ảo).

* NỘI DUNG CỤ THỂ của sách: xem trong các ảnh kèm theo, và bên dưới đây.

Trân trọng.

Tác giả Mỗ NQT.




- - - - -

[A] Các nhóm nội dung và chủ đề thuyết minh

Hành trình CT.01 Phan Thiết - Phan Rí (Bản đồ), 341
Hành trình QL.1A: Phan Thiết - Phan Rí, 141
Hành trình Quốc lộ 28: Phan Thiết - Di Linh., 342
Hành trình Quốc lộ 28B: Lương Sơn - Đà Lạt., 358
Hành trình duyên hải: Kê Gà - Phan Thiết, 135
Hành trình duyên hải: La Gi - Kê Gà, 121
Hành trình duyên hải: Phan Thiết - Phan Rí, 269

Ẩm thực Bình Thuận và Phan Thiết, 42
Các điểm đến du lịch tại trung tâm thành phố Phan Thiết (dẫn hướng thuyết minh), 54
Các nội dung khác khi thuyết minh tại Phan Thiết, 78
Các nội dung trên tuyến đường Bàu Trắng - Phan Rí, 336
Chủ đề An toàn cho Du khách, 113
Chủ đề Bàu Trắng, 323
Chủ đề Chợ Lầu, 235
Chủ đề Con Dông, 330
Chủ đề Con đường Phan Thiết - Mũi Né, 290
Chủ đề Đường Phú Long - Phú Hài, 173
Chủ đề Hải Ninh - Sông Mao, 241
Chủ đề Hàm Tiến, 307
Chủ đề Hòa Thắng, 322
Chủ đề Hòn Rơm, 317
Chủ đề Mũi Né, 311
Chủ đề Người Phan Thiết làm giàu xưa và nay, 159
Chủ đề Nước mắm Phan Thiết, 297
Chủ đề Nước mắm, 103
Chủ đề Phan Hiệp, 237
Chủ đề Phan Rí, 265
Chủ đề Phan Thiết, địa danh, 274
Chủ đề Phan Thiết, văn nhân, 283
Chủ đề Phú Hài, 304
Chủ đề Phú Long, 175
Chủ đề Sắc dân Ngái và Khách Gia, 254
Chủ đề Sông Lũy, 219
Chủ đề Sông ở Phan Thiết, 285
Chủ đề Sự kiện nhật thực ngày 24-X-1995 tại Phan Thiết, 201
Chủ đề Tà Dzôn, 195
Chủ Đề Tỉnh lộ ĐT.714, 365
Chùa Phật Quang, dẫn hướng thuyết minh và khai phóng, 81
Chuyện kể ở giao lộ Phong Nẫm, 153
Chuyện kể ở Hàm Đức, 190
Chuyện kể ở Hàm Thắng, 165
Chuyện kể ở Hồng Sơn, 209
Chuyện kể ở Kim Ngọc, 170
Chuyện kể ở ngã tư Phú Hội, 146
Chuyện kể ở vòng xoay Bắc Phan Thiết, 158
Chuyện kể tại Bình Tân, Bắc Bình, 218
Chuyện kể tại Hồng Liêm, 211
Chuyện kể tại Lương Sơn, 226
Đề tài thuyết minh và những chuyện kể ở Chợ Lầu, 234
Đường tránh Phan Thiết, 144
Lầu Ông Hoàng, dẫn hướng thuyết minh, 75
Một số nội dung trên QL.28 đoạn Hàm Thuận Bắc, 352
Những câu chuyện về vàng Hời, 187
Phan Thiết, một số món ăn nổi bật, 47
Phan Thiết, sản vật làm quà, 52
Quà lưu niệm và sản vật khi du ngoạn Phan Thiết, 51
Thuyết minh tại đồi Bà Nài, 63
Thuyết minh tại Quan Đế miếu Phan Thiết, 59.

[B] DANH SÁCH 279 CÂU CHUYỆN, ĐỀ TÀI THUYẾT MINH

※ Bà Châu Rế, 355
※ Bà Chín Lâu và hãng nước mắm Hồng Hương, 160
※ Bà Năm Quyễn và hãng nước mắm Hoàng Hương, 159
※ Bánh căn, 49
※ Bánh hỏi lòng heo Phú Long, 180
※ Bánh khọt nước cốt dừa , 49
※ Bánh mì thanh long, 192
※ Bánh phồng, 183
※ Bánh quai vạc, 48
※ Bánh rế, 52
※ Bánh tráng, món ăn, 182
※ Bàu Dòi - Hiệp An, 126
※ Bàu Trắng và chuyến du ngoạn của Nguyễn Thông, 324
※ Bàu Trắng, hiện thực khoa học, 328
※ Bàu Trắng, những giai thoại xưa nay, 326
※ Bàu Trắng, thông tin, 323
※ Bình đáy nhọn, Amphorae, 109
※ Bình Thuận, biểu tượng của tỉnh, 20
※ Bình Thuận, đặc trưng dịch vụ lưu trú, 26
※ Bình Thuận, đặc trưng món ăn, 43
※ Bình Thuận, du lịch lễ hội, 41
※ Bình Thuận, khí hậu du lịch, 21
※ Bình Thuận, lược sử hành chánh, 19
※ Bình Thuận, số liệu cơ bản, 18
※ Bức tranh thị trường nước mắm Việt Nam, 110
※ Bùi Tăng Huy (? - ?), 307
※ Cá lồi xối mỡ, 48
※ Cá mối nướng, 48
※ Các điểm du ngoạn ở lân cận Phan Thiết, 34
※ Cải tiến công nghệ và hệ thống sản xuất nước mắm, 301
※ Căn cứ Sa Lôn, 370
※ Cảnh quan du lịch đoạn Kê Gà - Phan Thiết, 138
※ Cảnh quan du lịch đường duyên hải, 269
※ Cảnh quan du lịch QL.1A Phan Thiết - Phan Rí, 141
※ Cầu Phú Hài, 304
※ Cầu Quan và ngã ba Tam Biên, 282
※ Cầu Sông Lũy (Hòa Phú), 339
※ Cây Bằng Lăng “đẹp nhất Việt Nam”, 211
※ Cây Cui, 130
※ Cây De vàng, 92
※ Cây Đinh tán, 90
※ Cây Găng, 132
※ Cây Hồng ăn trái, 94
※ Cây Kiền kiền, 95
※ Cây Thị, 93
※ Chả giò rế, 183
※ Chả giò, 183
※ Chăm Pô Ông, 263
※ Cháo Tiều Hòa Thắng, 322
※ Chiến khu Lê Hồng Phong, 198
※ Chợ Lầu, 235
※ Chợ Lầu, đặc sản bánh tráng, 235
※ Chữ D và Dz, 200
※ Chùa Bà Thiên Hậu ở Phan Rí, 266
※ Chùa Bà Thiên Hậu Phú Hài, 173
※ Chùa Bình Nhơn ở Bàu Trắng, 329
※ Chùa Bửu Sơn, 74
※ Chùa Phật Nổi Kim Linh, 170
※ Chùa Phật Quang, ba báu vật, 82
※ Chuông gia trì, 96
※ Chuyện về người xây sân golf Phan Thiết, 278
※ Cổ vật Cham-pa, 187
※ Cốm hộc, cốm sữa Phan Thiết, 52
※ Cốm 𥺻 hoặc 𨭺, 155
※ Cồn Chà, 58
※ Con phố dài nhất thế giới, 144
※ Công viên Hạc Cầm, 288
※ Cụm công nghiệp chế biến nước mắm Phú Hài, 298
※ Đá Dựng, La Gi, 124
※ Đá khoáng có sa-phia xanh tại Hàm Thuận Bắc, 212
※ Đá Ông Địa, 308
※ Đại Nẫm, làng xưa, 154
※ Đàn đá ở Bình Thuận, 79
※ Dẫn hướng thuyết minh khác trên QL.28, 356
※ Đập Đồng Mới, 229
※ Đền tháp Phú Hài, dẫn hướng thuyết minh, 64
※ Di chỉ Động Bà Hòe, 193
※ Địa danh có tiền âm tiết ‘hàm’, 165
※ Đình Đức Thắng, 58
※ Dinh Vạn Thủy Tú, 56
※ Đồi Bà Nài, 63
※ Đồi cát vàng Suối Hồng và phát tích du lịch Mũi Né, 315
※ Dông cát tự ăn đuôi (?!), 335
※ Dông cát, loài động vật, 331
※ Dông cát, nuôi lấy thịt, 334
※ Dự án Hồ thủy lợi La Ngà 3, 370
※ Dừa Hàm Tiến, 310
※ Đường Cái Quan qua Bình Thuận, 293
※ Đường Phú Long - Phú Hài, 173
※ Đường tránh Phan Thiết, 144
※ Giáo phận Phan Thiết, 78
※ Gỗ làm mộc bản, 88
※ Gỏi cá, 47
※ Gỏi cuốn, 184
※ Gỏi ốc, 47
※ Gốm Gọ Bình Đức, 240
※ Hải Ninh - Sông Mao, 247
※ Hàm Tiến, địa phương, 308
※ Hàm Trí và Hàm Phú, 353
※ Hàm trong địa danh có nghĩa là gì ?, 167
※ Hán 漢, 91
※ Hệ thống sông ở Bình Thuận, đặc trưng, 285
※ Hồ Sông Quao, 355
※ Hòa Phú (Phan Rí Cửa), 338
※ Hòa Thắng, địa phương, 322
※ Hòn Hồng, 322
※ Hòn Rơm và nhà máy điện hạt nhân, 318
※ Hòn Rơm, địa danh, 318
※ Hòn Rơm, địa phương, 317
※ Hồng Sơn và địa danh có tiền âm tiết “Hồng”, 210
※ Hồng Thắng, 336
※ Hứa Vân, đại gia gốc Hoa tại Phan Thiết , 62
※ Huyện Bắc Bình, 218
※ Huyện Hàm Thuận Bắc, 176
※ K’Ho, sắc dân, một số nét chính, 371
※ Kết nghĩa Tuyên Quang - Bình Thuận, 78
※ Khách Gia và Hoa, 261
※ Khai thác dầu từ cây dầu, 216
※ Kho báu tại Phú Long, 186
※ Kho dự trữ Nhà Nước, 208
※ Khu tự trị Nùng Hải Ninh, 251
※ Khu và đơn vị hành chánh thuộc Hàm Thuận cũ, 177
※ Kiêng kỵ khi ăn hải sản, 114
※ Kim Ngọc, địa phương, 170
※ Kinh Pháp Hoa, 83
※ Kỳ án vườn dừa, 311
※ Kỳ nhông, họ động vật, 330
※ Lại An, 169
※ Lâm Thuận - Nông Tang, 353
※ Làng nghề làm bánh tráng Phú Long, 181
※ Lãnh thổ hành chánh “da beo” tại Bình Thuận, 223
※ Lầu Ông Hoàng, địa điểm, 76
※ Lầu Ông Hoàng, giới thiệu chung, 75
※ Lầu Ông Hoàng, trận đánh 14-VI-1947, 76
※ Lẩu thả, 50
※ Lễ cúng “tá thổ” ở Phú Long, 184
※ Lê Duẩn (1907 - 1986) , 281
※ Lễ hội Nghinh Ông tại Quan Đế miếu Phan Thiết, 60
※ Lịch sử tuyến đường Phan Thiết - Phan Rí, 291
※ Lương Sơn Bạc, 227
※ Lương Sơn, địa danh, 226
※ Ma Bình Thuận, 244
※ Ma Lâm, 352
※ Mán, Mường, Mọi, 148
※ Miếu Bà Chúa Động ở Bàu Trắng, 329
※ Mõ chùa, 100
※ Mộ thần Thái Giám, 174
※ Mõ, 97
※ Mộc bản, 84
※ Một hủ tục tốn kém của người Chăm Phan Hiệp, 239
※ Một số đặc trưng ngôn ngữ, phong tục Hẹ, 260
※ Một số nét chung của văn hóa dân gian ĐôngNam Á, 247
※ Một số nét đặc trưng của người Nùng - Ngái, 256
※ Mũi Né, 6 cách lý giải địa danh, 313
※ Mũi Né, địa phương, 312
※ Mũi Né, làng nghề cá cơm khô, 314
※ Mũi Né, thơ Đỗ Hồng Ngọc, 314
※ Ngã ba “ba quận một huyện”, 237
※ Ngã Hai, một địa danh lạ tại Bình Thuận, 280
※ Ngãnh Tam Tân, 128
※ Nghề In, khởi nguồn, 88
※ Ngựa Xích Thố , 60
※ Nguiễn Ngu Í, thơ, 129
※ Người Hoa đến Phan Thiết và Bình Thuận , 61
※ Người Khách Gia 客家 (Hẹ), 258
※ Người Nùng Hải Ninh (Hoa Nùng), 254
※ Người rừng” ở Hải Ninh, 249
※ Nguyễn Đăng Hựu (1751 - 1832), 306
※ Nguyễn Mến, “Thần bài”, 163
※ Nguyễn Thông (1827 - 1884), 306
※ Nguyễn Thông ở Sara, 194
※ Nhật thực, hiện tượng, 201
※ Nhật thực, những lời đồn đại và chuyện kể dân gian, 203
※ Nhông cát trinh sản “Ngô Văn Trí”, 331
※ Nhuyễn thể hai mảnh nhiễm Cd và Hg, 116
※ Nữ đại gia làm đường Phan Thiết - Mũi Né, 291
※ Núi Cố, 305
※ Núi Rồng và Hàm Rồng, 316
※ Núi Tà Dzôn, 197
※ Núi Tôn, 307
※ Núi Xã Tô / Thô, 210
※ Nước dùng , 50
※ Nước mắm công nghiệp, 302
※ Nước mắm Liên Thành, 302
※ Nước mắm nấu, 302
※ Nước mắm trong lịch sử và văn hóa của người Việt, 104
※ Nước mắm, giới thiệu khái quát, 103
※ Nước xoáy trên biển ven bờ (dòng rút), 117
※ Nuôi tôm trên cát, 337
※ Ông Thất Ngàn và rạp hát Hồng Lợi, 162
※ Phạm Ngọc Quát (1856 - 1929), 151
※ Phạm Ngọc Thọ và Nguyễn Tất Thành, 152
※ Phan Rí Cửa, 267
※ Phan Rí Thành, 266
※ Phan Rí, hành chánh, 265
※ Phan Thiết, địa chỉ mua sắm dành cho du khách, 51
※ Phan Thiết, địa danh xưa, 275
※ Phan Thiết, điểm check-in, 37
※ Phan Thiết, đường biển đi Phú Quý, 25
※ Phan Thiết, đường hàng không, 25
※ Phan Thiết, giao thông đường bộ, 23
※ Phan Thiết, giao thông đường sắt, 24
※ Phan Thiết, lý giải nguồn gốc địa danh, 276
※ Phan Thiết, mua sắm du lịch, 51
※ Phan Thiết, ngành công nghiệp nước mắm, 298
※ Phan Thiết, nơi thăm viếng tôn giáo - tín ngưỡng, 37
※ Phan Thiết, phi trường cũ , 25
※ Phan Thiết, sân bay mới, 309
※ Phan Thiết, sân golf, 277
※ Phan Thiết, sinh hoạt về đêm dành cho du khách, 35
※ Phan Thiết, số liệu cơ bản, 23
※ Phan Thiết, thông tin du ngoạn, 29
※ Phan Thiết, trải nghiệm ẩm thực, 44
※ Phố ẩm thực tại đường Tuyên Quang, 46
※ Phong cách Mỹ Sơn E.1 trong kiến trúc cổ Cham-pa , 71
※ Phong Nẫm, 153
※ Phú Hài, lịch sử địa danh hành chánh, 305
※ Phú Hội (ga), 146
※ Phú Hội, làng, 147
※ Phú Long và các xã “Hàm”, 178
※ Phú Tài, làng xưa, 154
※ Phú Tài (Phan Thiết) 150
※ Pô K’Long Mơ Nai, 228
※ Pô Nít, 262
※ Pô Sa I-nư, chuyện kể, 70
※ Quan Đế miếu, mô tả, 59
※ Quản lý hệ thống đường sắt ở phía nam, 147
※ Quốc lộ 28, 156
※ Quốc lộ 28.B, 227
※ Rahu, vị thần tham ăn, 203
※ Rạng Hàm Tiến, 311
※ Rau sạch Phú Long, 180
※ Rừng dầu Hồng Liêm, 215
※ Rừng phòng hộ Lê Hồng Phong, 320
※ Sản phẩm “giải cứu” thanh long, 191
※ Sara - Tà Dzôn, và sự tích bánh Gừng, 195
※ Sò điệp nướng, 47
※ Sông Bình Lợi, 288
※ Sông Cà Ty, thông tin địa lý tự nhiên, 286
※ Sông Cái Phú Hài, 287
※ Sông Dinh, thông tin địa lý, 125
※ Sông Lũy, 220
※ Sông Lũy, địa phương, 220
※ Sông Mao và một số địa danh tiền âm tiết “Ma”, 241
※ Souphanouvong và mối lương duyên ở Nha Trang , 55
※ Sự kiện nhật thực ngày 24-X-1995 tại Phan Thiết, 205
※ Suối Nhum / Nhuôm / Nhôm, 223
※ Suối Tiên, 310
※ Tâm Viên Ý Mã, 101
※ Tân Bình, địa danh, 126
※ Tân Phú (Hòa Phú), 338
※ Thanh Hải (Phan Thiết), 290
※ Thành Sông Lũy, 222
※ Tháp nước Phan Thiết, 54
※ Thất phủ và năm nhóm cộng đồng Hoa tộc, 262
※ Thiện Nghiệp, địa phương, 308
※ Thiên Y miếu tại Phan Rí, 263
※ Thơ Nguyễn Bắc Sơn, 248
※ Thuận Minh (huyện Hàm Thuận Bắc), 352
※ Thủy điện Đại Ninh, 228
※ Tiêu chuẩn đánh giá đá quý, 212
※ Tiểu Khê điếm, 319
※ Tỉnh lộ ĐT.714, lý trình và chuyện kể, 365
※ Tỉnh lộ ĐT.715, 194
※ Tịnh Mỹ, 231
※ Trồng dưa lấy hạt, 323
※ Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm - Bình Thuận, 237
※ Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú, 171
※ Tử mộc, 89
※ Văn nhân trước kia ở Phan Thiết, 283
※ Vàng Hời - truyền thuyết dân gian, 189
※ Vòng A Sáng, 252
※ Xã Bình Tân, 218
※ Xã Hàm Đức, mãng cầu và thanh long, 190
※ Xã La Dạ, 370
※ Xã Phan Hiệp, 238
※ Xóm Gò Tranh, 158
※ Xóm lụa Phú Long, 179
※ Xuân Phong, làng xưa, 155

Address

Ho Chi Minh City

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Thuyết minh du lịch posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Thuyết minh du lịch:

Videos

Share

Nearby travel agencies


Other Tourist Information Centers in Ho Chi Minh City

Show All