01/10/2021
Ba lằn ranh đỏ (Three red lines)
Gần đây khi bom nợ Evergrande nổi lên thì giới truyền thông nhắc nhiều đến “Ba lằn ranh đỏ” (Three red lines) (BLRĐ) mà Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Bộ Nhà ở đã công bố vào năm 2020. BLRĐ là các chỉ số liên quan đến các khoản nợ mà các nhà phát triển bất động sản sẽ phải đáp ứng nếu họ muốn vay thêm. Ba tiêu chí đó cụ thể như sau:
+ Leverage - Tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản (không bao gồm các khoản trả trước) dưới 70%.
+ Gearing - Tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu dưới 100%.
+ Liquidity - Tỷ lệ tiền mặt trên vay ngắn hạn lớn hơn 1.
Nếu các công ty không vi phạm bất kỳ tiêu chí nào, họ có thể gia tăng nợ tối đa là 15% trong năm tới. Ngược lại, nếu vi phạm cả ba tiêu chí họ không được tăng nợ trong năm kế tiếp.
Trung Quốc ban hành BLRĐ chủ yếu là vị họ lo sợ b**g bóng nhà đất. Giá nhà đã tăng gấp sáu lần trong vòng 15 năm qua, khiến giá nhà các thành phố mới như Thâm Quyến trở nên kém hợp lý hơn so với London. Nợ nần của các nhà phát triển dự án là một nguyên nhân quan trọng khiến chi phí tăng cao, buộc họ phải tính phần chi phí tài chính đó vào giá nhà.
Từ các chỉ tiêu BLRĐ, chúng ta áp dụng vào BCTC 2020 một số công ty bất động sản đang niêm tại Việt Nam chỉ có 3 doanh nghiệp là Vinhomes (VHM), Khang Điền (KDH) và Nam Long (NLG) là thỏa cả 3 tiêu chí của BLRĐ.
Sunshine (SSH) không thỏa bất kỳ tiêu chí nào trong BLRĐ.
Qua BLRĐ, chúng ta thử xem xét thêm tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA để đánh giá khả năng thanh toán nợ từ thu nhập của các doanh nghiệp thì Khang Điền (KDH) là thấp nhất, kế đến là Vinhomes (VHM). Đất Xanh (DXG) có tỷ lệ rất cao lên đến 10.10 lần, đồng nghĩa với thu nhập (EBITDA) hiện tại họ phải tốn đến hơn 10 năm mới trả hết nợ.
Chúng ta cũng lưu ý rằng, tất cả số liệu về nợ trên BCTC 2020 là số liệu về nợ vay và trái phiếu, chưa kể đến các khoản mục khác có bản chất là nợ vay như các khoản phải trả bằng Upas LC, cổ phiếu ưu đãi…
Nguồn: Bloomberg
Link bài viết đầy đủ:
https://pfainsight.wordpress.com/2021/10/01/ba-lan-ranh-do-three-red-lines/