Ga Sài Gòn

Ga Sài Gòn Trang thông tin của Ga Sài Gòn Toàn tuyến dài 71 Km, gồm có 11 Ga: Sài Gòn, Chợ Lớn, Phú Lâm, An Lạc, Bình Chánh, Gò Đen, Thủ Thừa, Tân An, Tân Hiệp và Mỹ Tho.
(97)

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GA SÀI GÒN

Lịch sử đã xác nhận ngành Đường sắt Việt Nam ra đời thì Ga Sài Gòn là điểm xuất phát đầu tiên với việc hình thành các tuyến gồm:

Tuyến đường sắt thứ nhất:
Qua tham khảo tài liệu, tạp chí cầu đường Việt Nam và một số tài liệu khác thì mốc đầu tiên của Đường sắt Việt Nam là tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, được khởi công xây dựng tháng 11 năm 1881 đến tháng

7 năm 1885 mới đưa vào khai thác. Giai đoạn chiến tranh từ năm 1946 – 1954 đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho bị cắt đứt nhiều đoạn, các cầu Bến Lức, Tân An bị phá. Sau năm 1954 việc khai thác tuyến đường này bước vào giai đoạn suy thoái, vì đã không đổi mới để cạnh tranh với vận tải đường sông và đường bộ. Cuối cùng tuyến đường này bị hủy bỏ. Dấu vết còn lại ở nội thành là các đoạn đường ray ở vỉa hè đường Phạm Viết Chánh, Hùng Vương, từ chợ An Đông xuống Mũi tàu. Tuyến đường sắt thứ 2:
Xuất phát tại Ga Sài Gòn, là đoạn đường sắt Sài Gòn, Dĩ An, Lộc Ninh. Tuyến đường này khai thác chưa được 20 năm. Đoạn đường sắt từ Bến Đồng Sỹ đi Lộc Ninh dài 69 Km, bắt đầu khai thác năm 1933 do Công ty xe điện Bến Cát – Crachie bỏ vốn xây dựng. Đến năm 1937 sáp nhập vào hệ thống hỏa xa Đông Dương thành tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh. Trong đó đoạn đường sắt Sài Gòn – Dĩ An đi chung với tuyến đường sắt Bắc- Nam. Từ Dĩ An đi Lộc Ninh là tuyến đường riêng dài 129 Km, gồm 17 Ga. Sau chiến tranh tuyến đường nầy bị bãi bỏ, hiện nay chỉ còn dấu vết ở một vài đoạn đã bị sạt lở hoặc còn vài mố cầu cũ đã hư nát, lấp trong cỏ dại. Tuyến đường sắt thứ 3:
Đó là tuyến đường sắt Sài Gòn – Biên Hòa – Hà Nội. Năm 1906 bắt đầu khởi công đoạn Sài Gòn – Nha Trang, đến năm 1913 hoàn thành (tổng chi phí khoảng 69 triệu France). Mãi đến năm 1936 mới hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn (vừa xây dựng vừa khai thác từng đoạn). Các ga trong khu vực Sài Gòn – Gia Định – Biên Hòa gồm có: Biên Hòa, Chợ Đồn, Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp, Sài Gòn (Ga Sài Gòn hồi ấy ở vị trí gần bùng binh chợ Bến Thành). Sự hình thành các tuyến đường sắt về Miền Tây, Miền Đông Nam bộ cũng như có các ga như trên đã phục vụ rất hiệu quả, thuận lợi cho sự đi lại của hành khách, sự lưu thông hàng hóa. Tàu về thẳng các nơi buôn bán và trung tâm giao dịch, đi lại nhanh chóng, thuận tiện, do đó đã thu hút được nhiều khách đi tàu và gửi hàng. Mặt khác nhờ đường sắt đi vào trung tâm đã thúc đẩy sự phát triển đô thị, mở mang phố xá. Thời ấy ga và tàu hỏa là bộ mặt hoạt động kinh tế của trung tâm chợ Bến Thành. Sau năm 1954 đường sắt Miền Nam khôi phục từ sài Gòn – Đông Hà, tổng cộng 1.109,086 Km đường chính và 254,345 Km đường nhánh, do chính quyền Ngô Đình Diệm quản lý, nhưng bị cắt nhiều đoạn. Chính quyền Sài Gòn cũng đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư tái thiết lập đường sắt, nhưng do Mỹ – Ngụy sử dụng đường sắt làm phương tiện phục vụ chiến tranh nên quân và dân ta đã không ngừng tăng cường đánh phá, buộc chúng phải ngưng hoạt động bằng đường sắt. Sau năm 1964 chiều dài khai thác giảm dần do chiến tranh tàn phá, đến năm 1974 còn 365 Km. Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 14 tháng 11 năm 1975 Chính phủ quyết định khôi phục tuyến đường sắt thống nhất Hà Nội – Sài Gòn. Sau 36 năm gián đoạn vận tải bằng đường sắt, đến ngày 31 tháng 12 năm 1976, hai đoàn tàu cùng xuất phát từ ga Hà Nội, Thủ đô của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Ga Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, đã khai thông tuyến đường sắt huyết mạch Bắc – Nam trong niềm hân hoan, phấn khởi của đồng bào cả nước. Đây là thành quả chung của toàn ngành sau nhiều năm Bắc – Nam bị chia cắt, là mồ hôi, sức lực của công nhân đường sắt, công sức đóng góp của nhân dân cả nước. Từ năm 1976 đến 1977 Ga Sài Gòn hoạt động ở gần Bùng binh Quách Thị Trang, gần chợ Bến Thành. Năm 1978 thực hiện chủ trương chỉnh trang quy hoạch đô thị của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ga Sài Gòn dời về ga Bình Triệu thuộc huyện Thủ Đức, đồng thời nâng cấp, tu sửa ga hàng hóa Hòa Hưng cũ để thành ga hành khách Sài Gòn. Tháng 11 năm 1983, ga Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động, khai thác. Với diện tích 40.000 m2, thuộc phường 9, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, ga nhanh chóng lấy lại vị thế, tên tuổi và tình cảm của người dân Nam bộ, đặc biệt là hành khách đi tàu Nam Bắc. Hiện nay ga Sài Gòn là ga hành khách trọng điểm của ngành Đường sắt, là đầu mối giao thông quan trọng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và tuyến đường sắt Thống nhất Bắc Nam, ga trực thuộc sự quản lý của Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn.

Address

01 Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3
Ho Chi Minh City
700000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Ga Sài Gòn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Ga Sài Gòn:

Share


Other Ho Chi Minh City travel agencies

Show All