Kunva TV

Kunva TV TIM MEDIA là đơn vị chuyên hỗ trợ các chuyên gia trong lĩnh vực để xuât bản các khóa học online.

Và hỗ trợ các doanh nghiệp làm video marketing, hoạch định chiến lược marketing.

30/05/2019

CẤU TRÚC KHI XÂY DỰNG MỘT KỊCH BẢN PHIM TRUYỀN HÌNH

1. Kịch Bản

- Để làm được một bộ phim, chúng ta cần xây dựng đầu tiên là kịch bản phim.
KỊCH BẢN PHIM được tạo nên từ tiền đề của ý tưởng.

- Ý tưởng có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta, từ những câu chuyện đơn giản trong xã hội, từ một ông lão hay một đứa trẻ, thiên nhiên, cỏ cây, hay những vậy vô tri, thông qua cảm xúc của người viết.

2. Dàn ý của Đề Cương Kịch Bản:

* Tóm tắt nội dung:

Cần tóm tắt các nội dung chính sao cho dễ hiểu, ngắn gọn nhưng vẫn phải đầy đủ các sự kiện chính trong bộ phim.

Thông thường một bộ phim truyền hình sẽ được tóm tắt ngắn gọn tối đa trong bốn trang giấy A4.

* Đề tài: Khi viết một kịch bản phim, chúng ta cần xác định đề tài của bộ phim. Đề tài của bộ phim được bao quát rộng lớn các yếu tố trong cuộc sống. Trong đề tài có nhiều các chủ đề cho chúng ta khai thác.

Ví dụ:

+ Đề tài giới trẻ : Lối sống, tình yêu, học đường….

+ Đề tài về gia đình: mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu, hôn nhân của vợ chồng sau nhiều năm, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, sự hiếu thuận của con cái với cha mẹ…..

+ Đề tài về tình yêu: Tình yêu đồng giới, tình yêu tuổi học trò, tình yêu của các ông bà lão đơn thân….

* Chủ đề trong bộ phim: Là các sự kiện đề cập trong đề tài mà người viết đưa vào trọng tâm để khai thác.
Như trong đề tài về giới trẻ. Chủ đề “Học Đường” được các nhà làm phim khai thác về rất nhiều góc cạnh như tình yêu tuổi học trò, ước mơ,sự cạnh tranh hay tình bạn gắn bó…

* Hạt nhân: Hạt nhân trong phim chính là các thông điệp mà tác giả muốn gửi tới khán giả thông qua bộ phim và các nhận vật trong phim. Thể hiện sự nhân quả trong cuộc sống hay chân lý như cái thiện luôn thắng cái ác, người tốt sẽ được báo đáp….

*** LƯU Ý: Khi viết đề cương kịch bản chúng ta sử dụng cỡ chữ 12, viết ngắn gọn, xúc tính, dễ hiểu, không lan man.

3. Nhân Vật

- Nhân vật chính, thứ chính: chúng ta cần viết chi tiết về lý lịch của nhân vật, đặc điểm tính cách.

- Nhân vật phụ: chúng ta chỉ cần viết tổng quát, không cần chuyên sâu. Khi viết nhân vật phụ chúng ta không thể viết nổi bật hơn nhân vật chính.

=> Nhân vật phụ làm nền cho nhân vật chính và thúc đẩy sự phát triển của nhân vật chính.

4. Đề Cương Phân Tập.

- Khi viết đề cương phân tập, chúng ta viết ngắn gọn xúc tích, dễ hiểu. Viết rõ các sự kiện chính của nhân vật trong từng tập.

- Đề cương phân tập của một tập thường từ một trang A4 và tối đa là hai trang A4.

5. Đường Dây Phân Tập.

- Trong một tập phim chúng ta vạch ra các phân đoạn chính, trong đó ghi rõ bối cảnh, thời gian, nhân vật.

Ví dụ:

1. NỘI/NGÀY – CĂN HỘ CỦA AN

2. NGOẠI/NGÀY – LỚP HỌC CỦA AN

3. NỘI/NGÀY – PHÒNG HỌP CÔNG TY B

- Nội, ngoại: không gian

- Ngày: chỉ thời gian

- Căn hộ, lớp học, phòng họp: là địa điểm xảy ra câu chuyện.

6. Yêu Cầu Khi Viết Một Phân Đoạn.

- Khi viết một phân đoạn chúng ta cần thỏa mãn 5W

+ Who: Ai (Nhận vật trong phân đoạn)
+ What : Cái gì (Sự kiện)
+ Where : Ở đâu ( Địa điểm)
+ When: Khi nào ( Thời gian)
+ Why: Tại sao ( Nguyên nhân)

- Qua phân đoạn viết thể hiện rõ mục đích của nhân vật và mục đích của người viết muốn truyền đạt tới khán giả những thông tin gì.

7. Cách Thể Hiện Nội Dung Của Phân Đoạn.

- Đi đúng nội dung, không lan man, không lạc đề.

- Viết kịch bản phim phải sử dụng ngôn ngữ hình ảnh. Dùng tư duy hình ảnh viết lên nội dung phim phải làm.

- Giữa các phân đoạn phải có sự logic, gắn kết chặt chẽ với nhau. Không có phân đoạn nào thừa thãi, bỏ phí, quan trọng nhất phải tạo được sức hút cho khán giả.

8. Kịch Bản Chi Tiết.

- Khi viết kịch bản chi tiết cùng một nội dung nhưng chúng ta có thể truyền đạt bằng nhiều cách khác nhau.

- Dùng hình ảnh thay cho lời thoại. Chúng ta chỉ sử dụng lời thoại vào những trường hợp bắt buộc, khi hình ảnh không truyền đạt hết được nội dung, mà phải dùng tới lời thoại mới truyền đạt được hết ý đồ của người viết.

- Khi viết lời thoại chúng ta cần chú ý:

+ Tránh các từ ngữ thô tục khiến khán giả phản cảm.

+ Tránh xử dụng quá nhiều từ địa phương và từ ngữ Hán Việt cổ xưa. Nếu chúng ta sử dụng các từ ngữ đó khi chiếu trên tivi nhiều khán giả xem sẽ không hiểu được nhân vật nói gì.

+ Viết lời thoại chúng ta cần tạo sự hấp dẫn, tránh các câu đối thoại gây nhầm chán, sáo rỗng.

Ví dụ:

- Em đói quá.
- Anh cũng thế.
- Chúng ta đi đâu bây giờ?
- Anh không biết.
- Em cũng không biết nữa. Tùy anh.
- Chúng ta đi ăn bánh xèo nhé.
- Ok, đồng ý.

+ Khi viết lời thoại cho phim, tránh sử dụng quá nhiều cảnh nói chuyện qua điện thoại, lời thoại đủ liều lượng, không quá dài.

+ Lời thoại sống động, góp phần xây dựng cấu trúc câu chuyện, đúng tính cách của nhân vật.

9. Xác Định Các Điểm Ngoặc.

- Điểm ngoặc O: Mức điểm đầu tiên của các nhân vật, xuất hiện các nhân vật chính, thứ chính và một số nhân vật phụ. Đặt ở tập 1.

- Điểm ngoặc (1): Sự kiện xảy ra, cú hích đưa nhân vào đấu trường. Thường xuất hiện ở tập 2, chậm nhất là tập 3.

- Cảnh trung điểm: Mở đầu sự kiện mới -> thúc đẩy sự phát triển của nhân vật. Đặt ra ở giữa đường đi của kịch bản thường là tập 15.

- Điểm ngoặc 2: Thường đặt ở tập 17 tới tập 20. Điểm rơi của sự kiện, đẩy nhân vật lên tới cao trào thúc đẩy khát vọng của nhân vật tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho phim.

- Cao trào:

+ Giải quyết vấn đề: Bất ngờ, hợp lý, nhanh chóng.

+ Vĩ thanh ( 3 phân đoạn tập cuối) Gửi gắn lời của tác giả tới khán giả.

Tổng Quát: Xác định các điểm, không làm cho phim của chúng ta hay hơn. Đó chỉ là dàn bài giúp cho chúng ta không đi lạc đề.

10. Trí tưởng tượng

- Phim cần trí tưởng tượng, sáng tạo, vừa phát triển vừa giải thích. Một bộ phim thành công là một bộ phim đơn giản, dễ hiểu, ai xem cũng có thể hiểu được.

- Khi xây dựng nhân vật, chúng ta cần đưa ra các vật cản để nhân vật phát triển, bộc lộ bản thân mình. Không trải thảm đỏ cho nhân vật.

- Cần đưa ra một nhân vật khiến khán giả đồng cảm, xót thương, làm lung lay tâm lý của khán giả.

11. Mô típ 3 lần

- Sự lặp lại ba lần. Mỗi lần giúp khán giả nhìn rõ các khía cạnh khác của nhân vật, đồng thời thúc đẩy nhân vật phát triển và nhấn mạnh các sự kiện.

28/05/2019

THUẬT NGỮ ĐIỆN ẢNH

T
Teleprompter – Các Teleprompter là các thiết bị gắn trước camera chứa lời thoại để các diễn viên đọc trong khi nhìn vào ống kính. Kỹ thuật này cũng được sử dụng bởi các phát thanh viên. Người điều hành Teleprompter giúp đặt và phóng đại chữ trên máy ảnh cũng như máy tính và cuộn văn bản đến đoạn phù hợp. Người làm việc này thường được cung cấp kịch bản trước để họ có thể nhập nó vào máy tính của họ trước khi đến trường quay.

Transportation Driver Transportation Driver – là người làm việc dưới sự giám sát của Transportation Captain. Transportation Captain và tà xế lái xe và vận hành tất cả các loại xe được nhà sản xuất cung cấp đến và đi từ các địa điểm quay. Bao gồm việc di chuyển đoàn làm phim, thiết bị và diễn viên một cách an toàn đến và đi khỏi địa điểm quay theo lịch trình đã định. Các loại xe được cung cấp có thể là xe tải, xe khách, stake beds, flatbeds, limos, xe hơi hoặc bất kỳ loại xe nào cần thiết để phục vụ di chuyển.

V
Video Assist / VTR – người hỗ trợ kỹ thuật thu hình (Video Tape Recorder) trong quá trình sản xuất. Hầu hết các máy quay phim sử dụng phim thường có một cuộn băng ghi lại và có thể phát ngay lập tức những gì vừa quay. Vì bạn không thể xem phim 35mm chưa qua xử lý trong phòng tối, vậy nên đây là một công cụ đặc biệt hữu ích trong trường quay. Video Assist là thuật ngữ dùng để mô tả bản ghi và phát lại quá trình này. Việc kiểm tra các đoạn phim này lập tức cho phép đạo diễn có thể kiểm soát các yếu tố như diễn xuất của diễn viên, góc quay, khung, vũ đạo và các yếu tố khác cho phù hợp.



Một số thuật ngữ quay phim

Ngoài ra, quy trình để thực hiện một tác phẩm điện ảnh, thường gồm có 2 phần riêng rẽ, đó là tiền kỳ và hậu kỳ. Trong phần chia sẻ kiến thức về điện ảnh ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về những thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực quay phim, với 50 thuật ngữ thường dùng trong quay phim này, bao gồm những từ quen thuộc và thông dụng nhất, điều mà bất cứ Cameraman nào bước vào nghề cũng cần phải nắm vững.



Long shot (LS) Cảnh quay rộng: Thường được sử dụng để giới thiệu, mở đầu hoặc kết thúc mỗi trường đoạn, chúng có thể là những cảnh quay giới thiệu về Địa lý, không gian hoặc bối cảnh quay nơi diễn ra câu chuyện
Medium shot (MS) Trung cảnh: Dùng để miêu tả nội dung của câu chuyện, mọi hành động gần như được diễn ra ở góc máy này.
Close Up (CU) Cận cảnh: Thường được dùng để miêu tả cảm xúc của diễn viên trong từng trạng thái cụ thể, góc quay này thường được dùng để đặc tả, mô tả chi tiết những cần nhấn mạnh
Pan Right/Left (Lia máy): Kỹ thuật quay này thường sử dụng trong trạng thái máy quay được cố định trên chân máy, hoặc trục. góc máy được camera man điều chỉnh xoay qua trái hoặc qua phải.
Zoom in/out Thay đổi tiêu cự ống kính làm thay đổi kích thước của chủ thể.
IN: Từ Longshot khung hình từ từ được chuyển qua Medium shot và Close up: kỹ thuật này cho người xem nhận thấy cảm giác đang đi sâu vào tình tiết của câu chuyện hoặc chủ thể.

OUT: Ngược với IN, khung hình sẽ từ Close up được chuyển dần ra góc Medium rồi cuối cùng là Longshot, tạo cho người xem cảm giác thấy được trọn vẹn không gian của câu chuyện.

Till Up/Down: Máy quay được cố định trên Tripod, cameraman sẽ điều chỉnh máy ngóc lên hoặc chúc xuống tùy theo yêu cầu cụ thể của kịch bản, hoặc đạo diễn
Travelling(Di chuyển máy quay): Máy quay được gắn trên Chân, đặt trên Ray , xe, hoặc được gắn trên đai (Steadicam), di chuyển theo bối cảnh hoặc sự di chuyển của chủ thể.
Dolly IN/OUT(Máy quay được gắn trên chân, chuyển động vào hoặc ra) Thường được dùng trên hệ thống Ray, Cameraman, ngồi trên một thiết bị có gắn bánh xe và di chuyển dưới sự hỗ trợ của nhân viên phụ việc, đẩy tới hoặc kéo lui…tạo ra một cảnh quay di chuyển tới gần hoặc xa dần chủ thể.
Boom Up/Down: Máy quay được gắn trên cần trục cẩu, được điều khiển bằng điện hoặc thủ công dùng để quay các bối cảnh từ trên cao, hoặc sà xuống sát đất.
Overlap(Lấn lên nhau): Tạo điều kiện cho hậu kỳ dễ dàng tìm mối để ráp nối các cảnh quay không bị lệnh hay sai góc máy, nên khi quay lần tiếp theo, người ta cần phải lập lại động tác từ đầu.
Racord: Thuật ngữ miêu tả về hành động diễn xuất, cách bày trí đạo cụ, ánh sáng, trang phục, câu chuyện và cả góc máy phải có sự đồng bộ, công việc này rất quan trọng, nếu không sẽ tạo ra những lỗi rất lớn, những bộ phim khi phát hành, các nhà phê bình thường rất trú trọng đến vấn đề Racord để đánh giá bộ phim.
Inframe/ Out Frame: Miêu tả đối tượng đi vào hoặc đi ra trong khung hình.
Fade in/out: Dùng để miêu tả ánh sáng, sáng dần lên hoặc tối dần đi trong cảnh quay.
Cut To Cut: Hai hình ảnh nối tiếp nhau, đây cũng là cụm từ người ta dùng để miêu tả cách cách lấy hình khi dựng chương trình như Talk Show, ai nói thì lấy hình người đó.
Slow motion: Miêu tả hình ảnh chuyển động chậm hơn so với quy luật thông thường, thường người ta dùng nó để miêu tả những cảm xúc đặc biệt cho chủ thể…Slow Motion được sử dụng ngay trên máy quay, chúng thể lên tới hàng ngàn Frame hình/giây. Hoặc người ta cũng có thể sử dụng tiện ích trên phần mềm để tạo ra hiệu ứng chuyển động này.
Tele :Tiêu cự dài, góc hẹp, độ sâu ngắn, dùng quay cận cảnh
Norman:Tiêu cự trung bình, độ sâu của anh vừa phải, dùng quay trung cảnh.
Wide:Tiêu cự ngắn, góc quay rộng, độ nét sâu
Tele Zoom:Là loại ống kính biến tiêu, có thể thay đổi tiêu cự tùy ý
Insert Shot: Cảnh quay bổ sung, hoặc hỗ trợ thêm cho các góc máy khác, thường được thêm vào giữa hai cảnh quay chính.
Cut Away:cảnh chen xa
Cut In :cảnh chen gần
Reserve shot:Cảnh nghịch đảo( cảnh quay theo hướng ngược lại)
Reation shot(Cảnh phản ứng)
Sequence :Phân đoạn phim
Flash Black :trở về quá khứ’
Flash Forward:Tương Lai
Generic:Bảng chữ thể hiện tên, vị trí làm việc của đoàn làm phim từ Tiền kỳ đến Hậu kỳ.
Opening/Ending :Mở và kết thúc phim
Decor:Bối cảnh
Off: Dùng thu tiếng ngoài khung hình, như tiếng nói chuyện trong điện thoại, tiếng chào mời hay gọi nhau
Dialog:Lời Thoại
Iris: Khẩu độ
Over exposed:Quá sáng (qua khẩu độ)
Bis/Over Acting: Diễn xuất hoặc biểu cảm quá đà so với yêu cầu
Kelvin:Đơn vị dùng để đo nhiệt độ màu
Lux: Đơn vị hiển thị cường độ ánh sáng
Reflected Light:Phản quang
Spot light :Đèn tụ
Shutter Speed:Tốc độ thu hình
Take: Dùng để miêu tả một cảnh quay
Lipsync: Khớp hình và lời thoại
Shooting Script: Kịch bản phân cảnh của đạo diễn.
CCU( Camera Control Unit): Lọc sắc, chỉnh nhiệt độ màu
Color Bar: Sọc màu, để chỉnh tín hiệu điện tử
Day Light: Ánh sáng trời
Tungstent: Ánh sáng đèn
Dimmer: Giảm cường độ sáng
Distance: Khoảng cách từ đối tượng đến Camera
In door:Trong nhà
Out door:Ngoài trời
Jum cut: Cảnh bị nhảy
VHF(Very Hight Frequency) Hệ sóng kênh TV từ 2- 13
UHF( Untra Hight Frequency) hệ sóng kênh TV từ 14 – 83
Feed Back:Dội sóng
Ghost: Màn hình TV bị bóng mờ do dội sóng

28/05/2019

THUẬT NGỮ ĐIỆN ẢNH

O
Off Camera: Diễn tả một hành động hoặc âm thành nằm ngoài tầm nhìn của máy quay

Off Mike: Chỉ một giọng nói hoặc tiếng động nằm ngoài vùng thu chuẩn của Micro thu âm

Off Screen: Chỉ một hành động hoặc âm thanh có tham gia vào cảnh diễn, nhưng nằm ngoài tầm nhìn của máy quay

On a Bell: Chỉ khoảng thời gian sau khi có tiếng chuông báo hiệu cảnh quay sắp bắt đầu. Mọi người làm công tác hỗ trợ trong trường quay, hoặc xung quanh trường quay dừng mọi hoạt động, hoặc đứng im tại chỗ. Sau khi quay xong sẽ có hai tiếng chuông báo hiệu, mọi người lại tiếp tục trở lại công việc của mình.

On Camera: Chỉ những đối tượng, đồ vật hoặc hành động đang ở trước máy quay và có thể bị thu hình

Out of Frame: Chỉ những đối tượng, đồ vật hoặc hành động, toàn phần hoặc 1 phần của chúng không nằm trong ống kính của máy quay.

Out of Sync: Tốc độ của máy quay phim không đồng bộ với tốc độ thu của thiết bị thu âm, dẫn đến việc tiếng và hình lệch nhau khi chiếu phim

Out Take: Miêu tả một cảnh quay không được đem đi in, một cảnh quay bị loại bỏ trong quá trình dựng phim.

Overcrank: Một máy quay quay với tốc độ cao hơn tốc độ 24fps, điều này sẽ tao ra một cảnh quay với chuyển động chậm khi chiếu lên màn ảnh.

Over the Shoulder : Diễn tả về một bố cục quay phim cơ bản khi khung hình lấy 2 đối tượng, một sẽ đối diện với máy quay, một quay lưng vào máy quay, chỉ thấy bờ vai hoặc phần gáy, dù ở góc máy trái hay phải.

P
Producer (Nhà sản xuất) – là một trong những vị trí hàng đầu trong đoàn làm phim. Điều này là do các nhà sản xuất chịu trách nhiệm về kinh phí làm phim, thuê đạo diễn, theo dõi tài chính của bộ phim. Các nhà sản xuất cũng làm công việc thuê người nắm chính trong đoàn làm phim, và thường hồ trợ trong việc lập kế hoạch phân phối chính thức cho bộ phim.

Production Accountant (Kế toán sản xuất) – là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý tất cả các giao dịch tài chính trong quá trình sản xuất.

P.A. – Production Assistant (Trợ lý sản xuất) – nhiều người đã bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành công nghiệp điện ảnh với vai trò trợ lý sản xuất. Một trợ lý sản xuất thường chịu trách nhiệm chung hoặc phụ trách các công việc nhỏ mà nhà sản xuất yêu cầu. Nhiệm vụ cơ bản có thể bao gồm phụ trách máy bộ đàm, lập trại, làm bảng biểu, làm các việc lặt vặt khi cần thiết. Các trợ lý sản xuất cũng có thể giao việc cho người khác để hoàn thành công việc của mình.

Production Coordinator (Điều phối sản xuất) – là người có trách nhiệm điều phối hậu trường, chuẩn bị hầu cần, bao gồm thuê thiết bị, thuê thành viên đoàn phim, điều phối diễn viên. Ngoài ra, người này có thể xử lý các thủ tục giấy tờ cần thiết để tổ chức sản xuất. Vì lý do này, điều phối sản xuất là một thành viên quan trọng trong đoàn làm phim, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu sản xuất về ngân sách và thời gian.

Production Supervisor/UPM (Giám sát sản xuất) – là người làm việc với điều phối sản xuất và về cơ bản, người này còn giám sát việc tổ chức và phân bổ ngân sách sản xuất, kế hoạch của thành viên đoàn làm phim và diễn viên, giám sát tiền lương và ngân sách hàng ngày, lịch trình cho thuê thiết bị và các thủ tục giấy tờ. Người này có trách nhiệm đảm bảo ngân sách hợp lý theo từng ngày.

Production Supervisor – Assistant (Trợ lý giám sát sản xuất) – là người quản lý, giúp đỡ và hỗ trợ việc phân bổ nhân lực thành viên đoàn làm phim và diễn viên, kiểm soát thời gian làm việc của các thành viên, kiểm soát hóa đơn, lập lịch trình thuê các thiết bị và các vấn đề liên quan đển thủ tục giấy tờ.

Props Assistant (Trợ lý đạo cụ) – là người hỗ trợ các vấn đề về địa điểm và bố trí các đạo cụ. Người này trực tiếp làm việc và hỗ trợ cho các Prop master xử lý tất cả các đạo cụ khác nhau được sử dụng trong một bộ phim. Bao gồm tất cả các vật dụng di chuyển được như súng, dao, sách, điện thoại, bát đĩa, thực phẩm, dụng cụ âm nhạc, vật nuôi hoặc bất kỳ vật dụng nào khác mà bộ phim cần.

Prop Builder / Sculptor – là những người chịu trách nhiện xây dựng các đạo cụ đặc thù và cần thiết cho bộ phim khi không thể tìm mua chúng ở bên ngoài, hoặc giá mua quá đắt. Những người này có thể sử dụng nhiều dạng vật liệu khác nhau từ xốp, nhựa, đồ điện tử, kim loại, gỗ hoặc các loại kính. Những người này thường là các thợ thủ công, xây dựng và và điêu khắc có tay nghề cao.

Prop Master – các Prop Master mua lại, tổ chức, duy trì và quản lý tất cả các đạo cụ khác nhau cần thiết cho việc làm phim. Một đạo cụ về cơ bản được làm ra theo từng mảnh để có thể dễ dàng di chuyển và ráp lại. Các đạo cụ trong phim có thể là súng, dao, sách, điện thoại, chén dĩa, thực phẩm, dụng cụ âm nhạc, vật nuôi hoặc bất kỳ thứ gì mà đoàn làm phim cần cho bộ phim.

Pyrotechnics / Fi****ms – đôi khi còn được gọi là armorer, người này chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý, bảo trì và chăm sóc tất cả các loại vũ khí, chất nổ và pháo hoa sử dụng trong quá trình quay. Bao gồm tất cả các chất nổ trong cần dùng trong các cảnh quay hành động thực tế, các hiệu ứng khói trong cảnh chiển đấu. Pyrotechnicians thường được đào tạo bài bản và có giấy chứng nhận có thể xử lý các đạo cụ nguy hiểm có thể gây cháy nổ.

Precision Driver – lái xe kỹ thuật cao. Các bộ phim thường sử các Precision Driver, nhất là đối với các cảnh quay đòi hỏi sự khéo léo. Các Precision Driver thường đã được chứng nhận và và có tay nghề cao trong việc điều khiển nhiều loại xe dưới nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Họ được cho phép sử dụng các thiết bị định vị để xác định chính xác điểm dừng, tốc độ cần duy trì và xuất hiện đúng thời điểm.

Pickup: Thuật ngữ này được dùng trong các hoàn cảnh sau:

Một cảnh quay giữa chừng được đem đi in và phần đoạn tiếp tục với cảnh quay bắt đầu bằng cách tiếp nối từ chỗ cảnh quay trước kết thúc
Chỉ một phần cảnh quay được làm lại để sửa một sai sót nào đó
Một hành động hoặc câu thoại phải sửa lại, hoặc thay đổi khi cảnh quay đã đem in
Picture Time: Số phút, giây của một bô phim trong bản dựng cuối cùng

Playback: Thuật ngữ này dùng để miêu tả những hoàn cảnh sau

Bài hát hoặc nhạc được thu sẵn, sẽ phát lênkhi quay phim
Băng Video thu sẵn dùng để phát lên máy truyền hình có hiện diện trong cảnh quay
POV (Point of View): Cảnh quay riêng biệt từ góc nhìn của một nhân vật trong phân đoạn được quay, cho khán giả biết nhân vật này đang nhìn thấy gì.

Production Designer (Nhà thiết kế sản xuất) thường làm việc với đạo diễn và chịu trách nhiệm chính cho việc thiết kế tổng thể hình ảnh mà người xem “nhìn thấy” và “cảm giác” về một bộ phim. Công việc này bao gồm việc sử dụng trang phục, phong cảnh, đạo cụ và các khung cảnh khác có thể phản ánh kịch bản phim.

Production Board: Một bảng gỗ rộng dùng để dán những mảnh giấy Note lại những thông tin và những yếu tố cần thiết cho cảnh diễn. Vật dụng này giúp phó đạo diễn quản lý tốt kế hoạch quay cụ thể cho từng ngày. Ngày nay đa phần người ta sử dụng trên máy tính, với những phần mềm quản lý chuyên biệt.

Scenic Artist (Nghệ sĩ tạo cảnh) – là người chịu trách nhiệm thiết kế và xử lý các bề mặt vật dụng. Bao gồm các công việc như sơn, trát, tô màu, tạo kết cấu hay sử dụng bất kỳ phương pháp nào để tạo ra một quang cảnh. Thông thường, các Scenic Artist mô phỏng, đá, gỗ, kim loại hoặc gạch…

Storyboard Artist (Nghệ sĩ phác thảo kịch bản phân cảnh) – là người tạo ra một loạt các ảnh minh hoa và bản phác thảo dựa trên ý tưởng của đạo diễn trong khâu tiền kỳ. Mỗi phác họa đại diện cho một góc máy khác nhau. Những bản vẽ thường bao gồm các góc máy ảnh, nhân vật và thiết kế bối cảnh. Những minh họa đó sau đó được sử dụng để hỗ trợ cho các bộ phận khác trong việc tìm hiểu nhiệm vụ của họ.

Security Bảo vệ – Các nhà sản xuất thường thuê dịch vụ bảo vệ cho đoàn phim vì nhiều lý do khác nhau. Trong nhiều trường hợp, nhân viên bảo vệ chỉ cần làm những nhiệm vụ đơn giản như trông nom và bảo vệ các thiết bị trong thời gian đoàn làm phim không làm việc. Những lúc khác, nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ giúp đỡ đoàn làm phim kiểm soát đám đông hoặc hộ tống các diễn viên.

Set Medic trong hầu hết các bộ phim lớn, một Set Medic là người chịu trách nhiệm về các trường hợp khẩn cấp về y tế và các tai nạn có thể xảy ra khi làm phim. Các Set Medic được trang bị một loạt các vật dụng y tế dùng cho các vết cắt nhỏ đến chân thương nghiêm trọng hơn. Các Set Medic là một biện pháp dự phòng rủi ro đơn giản nhưng hiệu quả nhằm đảm bảo việc sơ cứu kịp thời và đúng cách cho các thành viên đoàn làm phim hay diễn viên khi xảy ra tai nạn.

Set Decorator (Chuyên viên thiết kế bối cảnh) – là người đưa ra các quyết định về việc những đồ nội thất và đồ trang trí nào sẽ được sử dụng trong các cảnh quay. Người này làm việc chặt chẽ với các Art Director và thiết kế sản xuất để tạo ra môi trường trực quan tối ưu cho việc quay phim. Bao gồm các hạng mục như tranh vẽ, vải và những phần không di chuyển được.

Set Dresser (Chuyên viên trang trí) – người này làm việc chặt chẽ với các Set Decorator để giúp trang bị và trang trí cho phù hợp với bộ phim. Các loại đồ trang trí bao gồm tất cả các mặt hàng không thể di chuyển như đồ nội thất, tranh vẽ, vải, màn treo và những thứ khác. Các Set Dresser hỗ trợ các Set Decorator các vấn đề cơ bản mà các Set Decorator cần để có được bối cảnh tốt cho phim.

Script Consultant (Tư vấn kịch bản) – là người hỗ trợ người nhà biên kịch trong việc chuyển thể một quyển sách hay một câu chuyện trở thành một kịch bản. Người tư vấn sẽ phân tích kịch bản, tư vấn, hiệu chỉnh, sửa đổi lời thoại và câu chuyện hoặc phát triển nhân vật ở những điểm cần thiết. Họ còn có thể làm kịch bản ngắn lại hoặc dài hơn để có được một độ dài hợp lý. Nói chung, một trang từ kịch bản tương đương với một phút trên bộ phim. Vì lý do này mà kịch bản phim thường có độ dài từ 90 đến 120 trang.

Script Supervisor (Giám sát kịch bản) – làm việc chặt chẽ với đạo diễn bằng cách ghi chú các chi tiết liên quan đến các cảnh đã quay và cần phải được quay. Đồng thời cũng ghi nhật bất kỳ điểm sai lệch nào với kịch bản. Họ cũng đảm bảo rằng lời thoại của diễn viên đúng như trong kịch bản. Các Script Supervisor cũng ghi chú những điều cần thiết trong quá trình dựng phim như là địa điểm quay, tìm kiếm cảnh quay tốt nhất. Script Supervisor cũng thường xuyên giúp đảm bảo tính liên tục và sự thống nhất giữa các cảnh quay.

Script Writer (Biên kịch) – hỗ trợ những khách hàng có ý tưởng nhưng cần sự giúp đỡ để có thể đưa các ý tưởng đó ra giấy. Ngoài phim ảnh, biên kịch làm các công việc như soạn thảo kịch bản cho truyền hình hoặc phát thanh, video quảng cáo và giáo dục, phim tài liệu… Biên kịch cũng có thể chuyển thể những quyển sách hoặc câu chuyện phù hợp vào kịch bản phim – thứ được xem như kim chỉ nam cho toàn bộ quy trình làm phim. Kịch bản bao gồm lời thoại giữa các nhân vật, mô tả về khung cảnh trong câu chuyện hay giúp định hướng các cảnh quay…

Sound Mixer – Film – Các Sound Mixer trong một bộ phim là người phụ trách bộ phận âm thanh và chịu trách nhiệm giám sát, ghi lại âm thanh trong quá trình sản xuất. Các Sound Mixer quyết định việc sử dụng loại microphone nào, đặt mic ở đâu. Người này cũng có thể hòa trộn nhiều loại âm thanh khác nhau. Sound Mixer giám sát công việc của các Boom Operator và các vật dụng khác liên quan đến âm thanh.

Special Effects Technician – là người hỗ trợ trong việc tạo ra các hiệu ứng đặc biệt có sử dụng máy móc cơ khí, các thiết bị quang học hoặc thiết bị gây ảo giác để tạo ra những hình ảnh sống động trong phim. Các Special Effects Technician còn cung cấp cách hình ảnh cần thiết như các yếu tố thời tiết hoặc hỗ trợ để tạo ra các khung cảnh đỗ vỡ, sụp đổ, cháy, khói, vụ nổ. Họ cũng cung cấp các thiết bị cơ khí đặc biệt cho phép các diễn viên bay trên không.

Stunt Coordinator – là người quản lý và điều phối tất cả các cảnh quay hành động nguy hiểm đòi hỏi sự có mặt của diễn viên đóng thế trong phim. Các Stunt Coordinator luôn tuân theo quy định an toàn trong quá trình quay để đảm bảo sự an toàn của mỗi diễn viên đóng thuế. Các cảnh nguy hiểm có thể bao gồm nhảy xuống từ độ cao lớn, các cảnh lật xe, lặn, rơi tự do, đâm xe, cháy, các pha nguy hiểm dưới nước và những pha hành động nguy hiểm khác cần đến sự giúp đỡ của diễn viên đóng thế.

Stunt Performer (Diễn viên đóng thế) – là người có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các pha hành động nguy hiểm trên màn ảnh. Dưới sự dám sát chặt chẽ của các Stunt Coordinator, các diễn viên đóng thế sẽ thực hiện các cảnh quay mà diễn viên không có khả năng hoặc không sẳn sàng để thực hiện theo kịch bản. Các cảnh nguy hiểm có thể bao gồm nhảy xuống từ độ cao lớn, các cảnh lật xe, lặn, rơi tự do, đâm xe, cháy, các pha nguy hiểm dưới nước và những pha hành động nguy hiểm khác cần đến sự giúp đỡ của diễn viên đóng thế.

Storyboard là phương pháp phân cảnh kịch bản bằng hình, mô tả nội dung và cả góc máy thể hiện

Steadicam Operator (Người vận hành máy quay cầm tay) – Steadicam là một dạng máy quay sử dụng một cánh tay cơ khí gắn vào cơ thể người quay phim để giúp việc cầm máy bằng tay trở nên dễ dàng hơn và cho phép người quay phim di chuyển trong lúc ghi hình mà tránh được tình trạng rung giật. Các Steadicam Operator là người chịu trách nhiệm thiết lập và vận hành steadicam trong khâu sản xuất. Hầu hết các Steadicam Operator đều là những người có sức khỏe tốt vì công việc này yêu cầu cần có sức khỏe và độ dẻo dai để vận hành steadicam.

Still Photographer (nhiếp ảnh hậu trường) – là người chụp ảnh tĩnh và tài liệu cơ bản về những cảnh hậu trường sản xuất. Thông thường, người này chụp những bức ảnh sử dụng cho mục đích tiếp thị như làm poster film và DVD nghệ thuật.

28/05/2019

THUẬT NGỮ ĐIỆN ẢNH

K
Key Light: Nguồn sáng chính chiếu vào đối tượng trong bối cảnh quay, đôi lúc có thể sử dụng thêm những đèn phụ hỗ trợ để tạo thêm hiệu ứng cho bối cảnh khi cần thiết

Key Grip (tổ trưởng kỹ thuật hiện trường) là người nắm chính hoạt động kỹ thuật hiện trường trong một bộ phim và phụ trách tất cả các nhân viên phụ trách hiện trường khác. Key Grip và Best Boy hợp tác với các Gaffer và đạo diễn hình ảnh đễ xây dựng các chiến thuật tốt nhất để hoàn thành một cảnh quay. Key Grip giám sát các hoạt động lựa chọn camera phù hợp cũng như quản lý việc chắn sáng hoặc khuếch tán.

L
Level: Dùng để dẫn giải cao độ của âm thanh chuyển vào máy thu âm, có thể tăng hoặc giảm bằng nút điều khiển trên bàn hòa âm

Lining Up: Diễn giải việc sắp xếp phồi hợp giữa diễn viên và máy quay cho một cảnh quay mới.

Lip Sync: Dùng để diễn giải kỹ thuật thu âm và nồng tiếng khớp với miệng của nhân vật trong những cảnh đã quay trước đó. Kỹ thuật này dùng để thay thế những tín hiệu âm thanh bị hư hay bị nhiễu, kỹ thuật này được thực hiện trong phòng lồng tiếng, khi Lip Sync người ta thường chiếu hình ảnh của cảnh quay đó, vừa để giúp diễn viên kiểm soát chính xác cử động của nhân vật, cũng như tạo cho diễn viên diễn tả được cảm xúc chính xác nhất trong cảnh quay đó.

Live Feed: Màn hình Video truyền trực tiếp cảnh máy quay phim đang quay. Thông thường những hình ảnh này đều được ghi lại, người ta thường xem lại để kiểm saot1 chất lượng và thời lượng của cảnh quay.

Loop: Một đoạn phim được nối đầu với đuôi để chiếu liên tục khi lồng tiếng

Looping: Công việc lồng tiếng cho khớp với đạn phim đã quay.

Location Assistant là người giúp các Location manager và location scout các công việc liên quan đến việc điều phối các vị trị, bãi đậu xe cho đoàn làm phim và các loại xe dùng trong sản xuất. Những người này cũng hỗ trợ trong việc xin giấy phép quay phim và các giấy tờ pháp lý cần thiết khác.

Location Scout thường là người làm công việc tiền trạm bối cảnh và là một trong những thành viên đầu tiên của đoàn phim bắt tay vào khâu sản xuất. Location Scout hỗ trợ việc tìm địa điểm quay theo ý muốn của nhà sản xuất và đạo diễn. Các Location Scout thường có một cơ sở dữ liệu lớn và các bức ảnh về các địa điểm để tham khảo trước khi đi thực địa.

Locations Manager (phụ trách chọn bối cảnh) là người có nhiệm vụ chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục pháp lý để được cho phép quay phim tại một địa điểm cụ thể. Locations Manager cũng là người chịu trách nhiệm về các khoản phí dùng cho bối cảnh. Các địa điểm này bao gồm cả bối cảnh quay phim và khu đỗ xe cho đoàn phim.

M
Match Cut: Kỹ thuật cắt nối phim các động tác giữa chừng của nhân vật. Kỹ thuật này khá phức tạp, đòi hỏi người dựng phải nối thật khớp các động tác giữa hai đoạn phim được quay riêng biệt.

Mismatch: Một sai sót về tính đồng bộ do các nguyên nhân sau

Một hành động hay cử chỉ nào đó không giống nhau trong các cảnh quay, khiến bộ phận hậu kỳ không thể chuyển êm các động tác giữa các góc máy, toàn cảnh và cận cảnh..
Một đồ vật đạo cụ, hay phục trang, hóa trang bị sắp xếp sai vị trí
Mock Up: Miêu tả Một mô hình kiến trúc hoặc đồ vật trong một cảnh quay, bị phá hủy theo đòi hỏi của kịch bản vi dụ như: Mô hình một tòa nhà, một chiếc máy bay, Xe hơi vv.

Montage: Một thủ pháp điện ảnh, dùng để chuyển tải một thời điểm của câu chuyện: Những hình ảnh được chồng mờ, để diễn tả lại những biến cố bi kịch nối tiếp. Hoặc dùng để diễn tả một tâm trạng đặc biệt của nhân vật.

Makeup Artist có nhiệm vụ trang điểm cho các diễn viên sao cho phù hợp với vai diễn của họ, từ phong cách hiện đại đến phong cách cổ điển theo từng giai đoạn lịch sử. Makeup Artist tạo cho diễn viên có được ngoại hình theo mong muốn của đạo diễn, thường là phù hợp với khung cảnh và bối cảnh trong câu chuyện.

N
Là ký tự viết tắt của chữ No Good, ám chỉ những cảnh quay hay yếu tố kỹ thuật chưa đạt đúng yêu cầu của đạo diễn.
Night for Day: Dùng để miêu tả một cảnh quay ngoại cảnh với câu chuyển xảy ra vào ban ngày, nhưng lại được thực hiện quay vào ban đêm. Lúc này bối cành sẽ được giả lập bởi một hệ thống đèn chiếu sáng chuyên dụng, tạo nên một bối cảnh ban ngày.

Night for Night: Chỉ việc một cảnh quay ngoại cảnh đêm được thực hiện vào ban đêm

No Print: Ý kiến của đạo diễn về một cảnh quay vừa được thực hiện, không đem in tại phòng Lab

Address

Ho Chi Minh City

Opening Hours

Monday 09:00 - 19:00
Tuesday 09:00 - 19:00
Wednesday 09:00 - 19:00
Thursday 09:00 - 19:00
Friday 09:00 - 19:00
Saturday 09:00 - 19:00

Telephone

+84855112528

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Kunva TV posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Kunva TV:

Videos

Share

Nearby travel agencies


Other Tourist Information Centers in Ho Chi Minh City

Show All

You may also like