Homie Homestay Sân bay

Homie Homestay Sân bay 0888016813

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Cách Homie Homestay Sân bay chỉ hơn 5 phút ô tôSân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối gi...
11/03/2024

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Cách Homie Homestay Sân bay chỉ hơn 5 phút ô tô
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông của khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung. Sân bay tiếp đón hàng triệu lượt khách mỗi năm, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, giao thương trong nước và quốc tế.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có diện tích lên đến 850ha, là sân bay lớn nhất Việt Nam hiện nay, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội khu vực miền Nam và cả nước. Cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin cần thiết về sân bay Tân Sơn Nhất qua những cập nhật sau đây.

1. Thông tin cơ bản về sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những sân bay lớn nhất Việt Nam. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở đâu? Sân bay nằm ở vị trí vô cùng đắc địa, cách trung tâm TP Hồ Chí Minh khoảng 8km về phía Bắc.
2. Lịch sử xây dựng và phát triển sân bay Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được xây dựng vào năm 1930 bởi thực dân Pháp. Lúc đầu, sân bay được làm để phục vụ cho mục đích quân sự. Khi mới xây dựng, đường băng vẫn chỉ được làm bằng đất đỏ. Đến năm 1956, Chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ để xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3000m với đường bằng được làm bằng bê tông. Trong Chiến tranh Việt Nam, sân bay là căn cứ quân sự quan trọng của Không lực Việt Nam Cộng hòa và Quân đội Hoa Kỳ.

Sau ngày đất nước thống nhất, chính phủ Việt Nam đã trực tiếp quản lý sân bay Tân Sơn Nhất. Sân bay được khai thác để phục vụ đường bay dân dụng trong nước và mở đường bay quốc tế. Hiện nay, sân bay đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hành khách tới các tỉnh thành phía Nam và là nơi kết nối giao thương Việt Nam với các nước trên thế giới.
3. Từ sân bay đến trung tâm Sài Gòn mất bao lâu?
Địa chỉ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nằm ở phường 2, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 8km, mất khoảng 30 – 40 phút di chuyển bằng xe máy, ô tô (tùy vào mật độ giao thông).

Sân bay Tân Sơn Nhất cách Quận 1, TP Hồ Chí Minh khoảng 12km, cách quận 2 hơn 11km, cách quận 3 khoảng 6.3km, cách quận 4 tầm 8.4km, cách quận 12 khoảng hơn 10km. Đối với các quận ở xa, sân bay Tân Sơn Nhất nằm cách quận 9 khoảng 13 – 15 km, cách huyện Cần Giờ khoảng 65km, cách quận Gò Vấp khoảng hơn 5km. Hiện nay, giao thông ở TP Hồ Chí Minh rất phát triển. Từ các quận, huyện trong thành phố, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến sân bay và ngược lại bằng xe máy, taxi, xe công nghệ, phương tiện công cộng.
Sơ đồ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Nắm rõ sơ đồ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ giúp hành khách dễ dàng xác định được lối vào nhà ga các vị trí khác để thuận tiện cho việc di chuyển, và làm các thủ tục cần thiết.

5.1. Sơ đồ ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất
Sơ đồ ga quốc nội có sơ đồ nhà ga đi và sơ đồ nhà ga đến. Nhà ga quốc nội T1 của sân bay có tổng diện tích 40.948m2, bao gồm 2 tầng là tầng trệt (GF – Ground Floor) và tầng 1 (1F – 1st Floor).

Sơ đồ nhà ga đi quốc nội của sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất bao gồm các khu vực chức năng được phân bố ở 2 tầng cụ thể như sau:

Tầng trệt:

Phía bên trái là Sảnh đi A gồm các lối vào D1, D2. Khu vực này là nơi làm thủ tục check in của các hãng hàng không:

Vietnam Airlines: Hàng A, B, C, D
Pacific Airlines: Hàng E.
Bamboo Airways: Hàng H, G (Quầy G1 – G4)
Vietravel Airlines: Hàng G
Vasco: Hàng F
Phía bên phải là Sảnh đi B bao gồm các lối vào từ D3 – D6. Đây là quầy làm thủ tục check in của hãng hàng không Vietjet Air ở hành hàng I, J, K.

Ngoài ra, bên phải tầng trệt còn có 7 cửa lên máy bay từ số 15 – 21. Bên trái đảo check in C, bên phải đảo check in H là nơi kiểm tra an ninh.

Tầng 1:

Khu vực phòng chờ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất có 14 cửa lên máy bay (Boarding Gate) từ 1 – 14 bố trí theo thứ tự từ trái sang phải.

Ga đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nằm ở tầng trệt của nhà ga T1. Khi bay chuyến quốc nội hạ cánh tại sân bay, bạn di chuyển vào tầng trệt ở khu vực trả hành lý để lấy hành lý ký gửi (nếu có) rồi đi thẳng đến lối cửa ra A1, A2, A3 để ra ngoài Sảnh đón khách đến.
Sơ đồ ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất
Nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất (T2) có diện tích tầm 115.834 m2. Nhà ga quốc tế T2 có cấu trúc 4 tầng bao gồm: tầng trệt (GF), tầng 1 (1F), tầng 2 (2F), tầng 3 (3F).

Sơ đồ nhà ga đi quốc tế

Sân bay Tân Sơn Nhất ga quốc tế bao gồm các khu vực chức năng phân bố ở cả 4 tầng, theo thứ tự như sau:

Tầng 2 (2F): Là nơi làm thủ tục check-in, kiểm tra an ninh, hải quan xuất nhập cảnh. Theo lối vào D1, D2 là các đảo check in A/B, C/D, E/F, G/H, I/J, K/L. Phía sau là khu vực hải quan xuất nhập cảnh, tiếp đến là khu vực kiểm tra an ninh.
Tầng 1 (1F): Bao gồm 11 cửa ra tàu bay theo thứ tự từ trái sang phải là 08, 09, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 26, 27. Ngoài ra, ở đây còn có các phòng chờ Thương gia.
Tầng trệt (GF): Có tất cả 8 cửa ra tàu bay bao gồm 4 cửa bên trái là 10, 11, 12, 14 và 4 cửa nằm bên phải là 22, 23, 24, 25.
Tầng 3 (3F): Đây là khu vực phòng chờ dành cho thành viên đặc biệt của các hãng hàng không và hành khách hạng Thương gia.
Sơ đồ nhà ga đến quốc tế

Tại sân bay Tân Sơn Nhất, các chuyến bay quốc tế đến sẽ đáp tại cửa tầng 1 (1F). Khi xuống máy bay, hành khách di chuyển đến khu vực chính giữa của tầng 1 với các khu vực chức năng gồm:

Quầy cấp thị thực tại chỗ đối với hành khách nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Quầy làm thủ tục cho hành khách quá cảnh/nối chuyến.
Khu vực làm thủ tục hải quan nhập cảnh.
Sau khi nhập cảnh, hành khách sẽ đi xuống tầng trệt tại khu vực băng chuyền hành lý, cửa kiểm soát an ninh và lối ra A1, A2 để rời khỏi nhà ga.
Các cổng đưa đón tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay Tân Sơn Nhất có 4 cổng đưa đón bao gồm: cổng đi quốc nội, cổng đến quốc nội, cổng đi quốc tế và cổng đến quốc tế

7.1. Cổng đi quốc nội
Cổng đi tại ga đi quốc nội thuộc Tầng 1 – 1F. Để đến được khu vực chờ bay tại cổng đưa đón hành khách đi quốc nội, bạn cần di chuyển đến Sảnh A của tầng trệt rồi làm thủ tục bay tại hãng bay mà mình mua vé và di chuyển theo chỉ dẫn của nhân viên hãng bay.

*Lưu ý:

Đi Vietnam Airlines, hành khách đi vào cửa D1 và tiến hành làm thủ tục check in tại đảo A, B, C, D.
Bay Jetstar và Vasco, hành khách đi vào cửa D2, làm thủ tục tại đảo E/F nếu đi Jetstar và đảo G nếu đi Vasco.
Hành khách đi Vietjet vào cửa D3, tiến hành làm thủ tục tại đảo I/K tại ga quốc nội.
7.2. Cổng đến quốc nội
Cổng đến của nhà ga quốc nội tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nằm ở tầng trệt. Hành khách khi đáp chuyến bay xuống sân bay thì di chuyển từ khu vực trả hành lý đến lối ra A1, A2, A3 rồi đi thẳng ra sảnh đón tại cửa 6 – 11 đến cổng ra sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

7.3. Cổng đi quốc tế
Đối với những chuyến bay cất cánh tại sân bay quốc tế tại Tân Sơn Nhất, cách vào ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất (khu vực chờ bay), hành khách lên tầng 3 thông qua cửa vào từ 15 – 27 của tầng 1. Trước khi đến khu vực chờ bay, hành khách cần đến khu vực làm thủ tục ở tầng 2, di chuyển đến vị trí của từng hãng hàng không để được chỉ dẫn cụ thể tại sảnh chính.

7.4. Cổng đến quốc tế
Với những chuyến bay quốc tế hạ cánh tại sân bay, hành khách vào ga đón khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất bằng cách đi qua cửa từ sân vào nhà ga rồi xuống tầng trệt, di chuyển thẳng về cửa sân bay để đến với cổng đón khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất.
Những dịch vụ, tiện ích tại sân bay Tân Sơn Nhất
Một số dịch vụ, tiện ích tại sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ hành khách, bạn có thể lưu ý để sử dụng, bao gồm:

Hành khách có thể sử dụng hệ thống wifi miễn phí của sân bay có tên là: “TSN Free Wifi Express” hoặc “FreeWifi TanSonNhat Airport”
Khu vực Nhà ga Quốc nội T1 có trạm nước uống miễn phí nằm gần các cổng 5, 10 và 16. Ở Nhà ga Quốc tế T2, trạm nước uống gần các cổng 15, 16 và 18.
Ở cả ga Quốc nội và Quốc tế của sân bay đều có hệ thống cửa hàng miễn thuế SASCO Duty Free, bạn có thể trải nghiệm mua sắm các loại hàng hóa như thực phẩm, thời trang, nước hoa, mỹ phẩm, đồ lưu niệm… nếu có nhu cầu.
Sân bay Tân Sơn Nhất có khu các dịch vụ ăn uống đến từ nhà hàng The Phoenix, Nhà hàng Cuisine de Saigon, +84 Cafe, Fresh2Go, Kichi-Kichi…
Ngoài ra, tại sân bay Tân Sơn Nhất còn có các dịch vụ tiện ích khác như: phòng chờ hạng Thương gia, dịch vụ đổi tiền tệ, mua SIM, tìm kiếm hành lý thất lạc…
Dự án xây dựng nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Dự án nhà ga T3 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được khởi công xây dựng vào ngày 24/12/2022 và dự kiến chạy thử vào cuối năm 2024 theo yêu cầu của Chính phủ. Đây là công trình then chốt nhằm giải quyết căn bản tình trạng tắc nghẽn tại Tân Sơn Nhất. Nhà ga T3 có công suất phục vụ 20 triệu khách/năm, theo kế hoạch sẽ đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm, nhà ga khai thác được tất cả các loại máy bay code E như Airbus A350, Boeing và code C như Airbus A320, A321.

Nhà ga T3 có thiết kế tổng quan bao gồm ba hạng mục chính với tổng mức đầu tư lên đến 10.990 tỷ đồng. Lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống của Việt Nam, mái nhà ga được thiết kế theo lối kiến trúc vừa mang nét mềm mại vừa tương đồng với nhà ga hiện hữu, vừa mang nét trẻ trung như sức sống của thành phố năng động, đang vươn mình phát triển mạnh mẽ.
Khách sạn gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Bạn có thể tham khảo một số khách sạn nằm gần sân bay Tân Sơn Nhất, thuận tiện cho việc di chuyển, bao gồm:
Homie Homestay Sân bay 277 Hoàng Văn Thụ, Phường 2, Tân Bình.
Tan Son Nhat Saigon Hotel: 200 – 202 Hoàng Văn Thụ, Phú Nhuận, TP. HCM
Vissai Saigon Hotel: 144 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận, TP. HCM
Parkroyal Saigon Hotel: 309 – 311 Nguyễn Văn Trỗi, Tân Bình, TP. HCM
Ibis Saigon Airport: 2 Hồng Hà, Tân Bình, TP. HCM
Eastin Grand Hotel Saigon: 253 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Nhuận, TP. HCM
First Hotel: 18 Hoàng Việt, Tân Bình, TP. HCM
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất khu vực phía Nam, giúp hành khách dễ dàng di chuyển nhanh chóng đến các địa điểm du lịch nổi tiếng trên khắp đất nước ta như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Lạt, Hội An, Đà Nẵng…

Du lịch Quận Tân BìnhĐược khai phá từ hơn 300 năm trước, vùng đất Tân Bình gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển...
11/03/2024

Du lịch Quận Tân Bình
Được khai phá từ hơn 300 năm trước, vùng đất Tân Bình gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Gia Định. Từ vị trí là một phủ thuộc tỉnh Gia Định dưới thời phong kiến, Tân Bình đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử để giờ đây trở thành một trong những quận có vai trò quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh.



Không chỉ nổi tiếng nhờ vị trí cửa ngõ kết nối du khách khắp trong và ngoài nước đến với thành phố Hồ Chí Minh thông qua Quốc lộ 22 và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Tân Bình còn mang trong mình những dấu ấn rất riêng được tạo nên bởi giá trị đời sống phong phú của cộng đồng địa phương, những chứng tích lịch sử vẻ vang hay những giá trị văn hóa đặc biệt hiếm có.



Đến Tân Bình, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm một khía cạnh rất khác và rất đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây hứa hẹ mang đến cho bạn một hành trình đầy thú vị.
Di sản và điểm đến
Gắn liền với quá trình khai phá miền đất phía Nam, trải qua nhiều thăng trầm, Tân Bình là nơi hội tụ của nhiều giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc từ khắp mọi miền Tổ quốc. Không chỉ được biết đến là vùng đất của những ngôi chùa đặc biệt đậm nét Á Đông, Tân Bình còn là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử vẻ vang của miền đất Sài Gòn - Gia Định. Đến với Tân Bình, bạn sẽ có cơ hội được trải mình trong dòng chảy lịch sử hơn 300 năm với những di sản và điểm đến đặc sắc và giàu giá trị.



Chùa Giác Lâm
(Số 565 Lạc Long Quân, phường , quận Tân Bình)
Chùa Giác Lâm là ngôi chùa cổ nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, còn có tên gọi khác là Sơn Cam và Cẩm Đệm. Chùa do ông Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào năm 1744 và đã trải qua nhiều lần trùng tu.



Đến thăm Giác Lâm, bạn sẽ có cơ hội được khám phá một ngôi chùa cổ đặc trưng của vùng đất Nam Bộ với kiến trúc nghệ thuật đặc sắc cùng hệ thống cổ vật được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Ngoài ra một nét đặc biệt khác của chùa Giác Lâm còn ở không gian vườn chùa với Bửu tháp Xá lợi, các ngôi tháp cổ kính thờ những vị tăng si và các vị tổ trong chùa ẩn mình dưới các tán cây xanh mát.
Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (cách Homie Homestay Sân bay chỉ vài bước chân)
(Số 247 Hoàng Văn Thụ Phường 1, Quận Tân Bình)
Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ được thành lập vào năm 1988 tại tòa nhà nơi trước đây là trường học dành cho con em cộng đồng người Mỹ sống tại Sài Gòn và Bệnh viện Chiến trường Vùng 3 chiến thuật của không quân Mỹ.
Bảo tàng là không gian hoàn chỉnh mang đến cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về lịch sử xây dựng, chiến đấu trưởng thành của quân và dân miền Đông Nam Bộ. Bảo tàng có 2 khu nhà trưng bày lớn (khu A và khu B) và khu trưng bày ngoài trời với tổng diện tích trưng bày là 17.500m2 và hơn 10.000 hiện vật các loại cùng hệ thống địa đạo phục chế - là những đường hầm ẩn sâu trong lòng đất.
Chùa Viên Giác
(Số 193 Bùi Thị Xuân, Phường 1, Quận Tân Bình)
Chùa Viên Giác là một ngôi chùa điển hình của Phật giáo Bắc tông, do Hòa thượng Thích Hồng Tịnh khai sáng vào năm 1955. Chùa ban đầu chỉ là am nhỏ được dựng lên để ẩn tu, nên gọi là Độc Giác. Sau nhiều lần kiến tạo, chùa hiện mang tên Viên Giác với ý nghĩa là sự giác ngộ tròn đầy.
Khu lưu niệm cụ Phan Châu Trinh (đi bộ 5 phút từ Homie Homestay Sân bay)
(Số 09 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình)
Khu lưu niệm cụ Phan Châu Trinh là một không gian xanh mát, giản dị và yên bình tọa lạc tại một tuyến phố nhỏ ngay cạnh sân bay Tân Sơn Nhất, ở vị trí trước đây là nghĩa trang của Hội Gò Công tương tế. Khu lưu niệm bao gồm phần mộ Cụ Phan Châu Trinh, đền thờ và phòng lưu niệm trung hình ảnh, hiện vận và tư liệu vê cuộc đời và sự nghiệp của Cụ.
Công viên Hoàng Văn Thụ (đối diện Homie Homestay Sân bay nè, bước qua đường là tới luôn đó)
Công viên Hoàng Văn Thụ có diện tích hơn 81.00 m2 và là một không gian xanh rộng lớn với cây xanh, hồ nước, luống hoa đan xen, tọa lạc ngay cửa ngõ lối vào sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Nếu có dịp thả bước dạo quanh công viên, bạn sẽ được cùng hòa mình vào những hoạt động thường nhật của người dân địa phương trong không gian tươi mát trong lành. Nhắc đến công viên Hoàng Văn Thụ, mọi người sẽ không thể nào quyên được hình ảnh biểu trưng văn hóa của thành phố với những đường nét kiến trúc nhẹ nhàng thể hiện khát khao vươn lên của một thành phố Hồ Chí Minh đầy năng động.
Văn hóa đi Chợ
Đi chợ là một trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến với Tân Bình. Chợ ở Tân Bình bình dị và dễ thương như chính cái cách mà vùng đất này mở lòng, tiếp nhận và nuôi dưỡng bao con người đến sinh sống và làm ăn từ mọi miền đất nước. Những ngôi chợ truyền thống nơi đây chắc chắn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm rất khác về Tân Bình, về thành phố Hồ Chí Minh.



Đến Tân Bình, hãy ghé thăm và dạo chơi tại những ngôi chợ để cảm nhận rõ hơn những giá trị văn hóa vùng miền hội tụ cùng sự thân thiện và gần gũi của người dân địa phương.
Chợ Tân Bình
(Số 172 - 174M Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình)
Chợ có tổng cộng 9 cửa, trong đó có 4 cửa lớn và 5 cửa nhỏ. Cửa chính của chợ nằm trên đường Lý Thường Kiệt, với diện tích tổng cộng 22.800 m² và được chia thành 4 khu vực với hơn 3.000 hộ kinh doanh. Mặt hàng chủ yếu tại chợ là quần áo may sẵn và trang phục cưới hỏi.

Chợ Phường 11 (Chợ Bà Hoa)
(Số 99 Trần Mai Ninh, Phường 11, Quận Tân Bình)
Được ví như “Miền Trung thu nhỏ” giữa Sài Gòn, chợ bà Hoa là nơi những người con xa xứ tìm về với hương vị quê nhà. Không những thế, đây còn là điểm du lịch Sài Gòn du khách tìm đến để thưởng thức những món đặc sản miền Trung cùng nét văn hóa mộc mạc, bình dị của vùng đất nằm giữa hai đầu đất nước.

Chợ Võ Thành Trang (Chợ Bà Quẹo)
(Số 521 Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình)
Chợ Bà Quẹo thành lập từ năm 1967, với diện tích hơn 2.000 m2 theo kiểu nhà lồng, nằm lọt sâu giữa hai lối nhà cửa là những quán tiệm sạp hàng. Mặc dù sau năm 1975, chợ Bà Quẹo đã đổi tên thành Võ Thanh Trang nhưng hiện tại cái tên Bà Quẹo vẫn được người dân nhắc đến nhiều.
Chợ Phạm Văn Hai (gần ngay bên cạnh Homie Homestay Sân bay)
(Số 128 Phạm Văn Hai, Phường 3, Quận Tân Bình)
Chợ Phạm Văn Hai tọa lạc trên đường Phạm Văn Hai thuộc địa phận Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích khoảng 11288 m2. Chợ được biết đến như là một thiên đường quần áo dành riêng cho phái đẹp, và một điều hết sức thú vị nhất tại đây là mức giá bình dân nhưng chất lượng đồ lại không hề tệ.

Ẩm thực
Ẩm thục Tân Bình là sự hội tụ và dung hòa của các giá trị ẩm thực địa phương đa dạng từ mọi miền đất nước. Dừng chân Tân Bình, hãy đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ăn ngon tiêu biểu, được chính người dân các nơi trên đường đi cư lậo nghiệp đến Tân Bình mang theo và cải biên thành những đặc sản rất riêng của vùng đất này.



Ẩm thực Tân Bình gần gũi và thân thiện, kết nối những phong vị cổ truyền và hiện đại, cảm giác tâm hồn ăn uống được thăng hoa với những món ăn mộc mạc nhưng độc đáo ở mọi góc phố, đủ làm say lòng bao thực khách.

Đắm mình vào không gian xanh của công viên Hoàng Văn Thụ - Sài GònCông viên Hoàng Văn Thụ là một trong những công viên x...
11/03/2024

Đắm mình vào không gian xanh của công viên Hoàng Văn Thụ - Sài Gòn
Công viên Hoàng Văn Thụ là một trong những công viên xanh được đầu tư và yêu thích nhất nhì Sài Gòn. Công viên ngày càng thu hút được đông đảo người dân địa phương cũng như khách du lịch ghé thăm.
Công viên Hoàng Văn Thụ là cái tên không còn xa lạ với người dân và khách du lịch Sài Gòn. Không gian xanh và các hoạt động giải trí trong công viên giống như một “liều thuốc giả dược” giúp bạn quên đi hết những ồn ã, xô bồ của cuộc sống hiện đại.

1. Công viên Hoàng Văn Thụ ở đâu? (đối diện Homie Homestay Sân bay luôn nè, bước qua đường là lạc vào rừng luôn nha anh em)
Công viên Hoàng Văn Thụ địa chỉ tọa lạc tại Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu lấy sân bay Tân Sơn Nhất làm mốc, công viên nằm về phía Nam, gần với rạp Tân Sơn Nhất và bệnh viện Tân Sơn Nhất. Công viên nằm gần trung tâm thành phố, được 3 trục đường chính bao quanh là đường Trần Quốc Toản, Phan Đình Giót, Hoàng Văn Thụ.
2. Lịch sử hình thành công viên Hoàng Văn Thụ
Ngược dòng lịch sử, trở về trước những năm 1975, địa điểm công viên bây giờ vốn là phi trường trực thăng của bệnh viện 3 dã chiến Mỹ. Sau năm 1975, miền Nam giải phóng, Quân khu 7 được giao quản lý khu vực này. Đến ngày 28/3/1989, công viên Hoàng Văn Thụ chính thức được ra mắt, trực thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình.

Với quy mô rộng lớn, công viên có sức chứa lên tới 600 người. Diện tích của công viên là 106.500 m2, với thiết kế mô hình tam giác rất độc đáo. Công viên được tạo thành bởi 3 trục đường chính: Trần Quốc Toản, Phan Đình Giót, Hoàng Văn Thụ giống như 3 cạnh của tam giác. Ở giữa là hồ nước tươi mát vừa tạo nên cảnh quan đẹp mắt vừa điều tiết không khí trong lành.

Cổng chào của công viên có thiết kế mang biểu trưng của văn hóa thành phố, vừa tao nhã, vừa hiện đại. Đây cũng chính là hình ảnh thể hiện được khát vọng vươn mình phát triển của một Sài Gòn trẻ trung, năng động.
Điểm nhấn khác biệt của nơi này còn nằm ở con đường Phan Thúc Duyện đi xuyên qua, con đường thơ mộng với hai hàng cây xanh mát, rợp bóng bao quanh. Tiếng lá cây xào xạc trong gió hòa cùng với tiếng chim hót véo von tạo nên một cảm giác thư thái và bình yên đến kỳ lạ.

Đi dạo quanh công viên, bạn như đang đi chu du trong một bức tranh đầy sống động. Bức tranh được phủ xanh bởi màu cây cối, chấm phá nét vàng, cam, đỏ, tím của những khóm hoa và trở nên sinh động bởi các hoạt động thư giãn, vui chơi, giải trí của con người. Chính bởi những điểm nhấn tuyệt vời này mà kể từ ngày thành lập đến nay, công viên đã thu hút được trên dưới một triệu du khách đến tham quan, sinh hoạt văn hóa.
3. Công viên Hoàng Văn thụ có gì chơi?
Du lịch Sài Gòn, bạn đừng quên ghé thăm công viên Hoàng Văn Thụ để chiêm ngưỡng, tận hưởng không khí trong lành, cũng như tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn tại đây.

3.1. Thảnh thơi đi dạo, check-in, hít thở không khí trong lành
Cũng giống như nhiều công viên khác, công viên nổi tiếng này chính là nơi để con người tìm đến để nghỉ ngơi, lánh xa những ồn ã, xô bồ phố thị. Người dân địa phương và khách du lịch thường ghé đến đây để đi dạo, tập thể dục, đặc biệt là vào sáng sớm, buổi tối hay những ngày cuối tuần. Dạo quanh công viên, hít thở không khí trong lành, hòa mình vào với thiên nhiên chẳng khác gì đang được uống một liều thuốc “chữa lành” cho tâm hồn.
Ngoài ra, đây cũng là địa điểm check in lý tưởng với nhiều cảnh quan đẹp mắt. Không chỉ có gia đình, khách du lịch đến đây để chụp ảnh kỷ niệm, các cặp đôi sắp cưới, các cặp cô dâu chú rể cũng chọn nơi này làm địa điểm chụp ảnh cưới.

3.2. Tham gia các hoạt động vui chơi, văn hóa tập thể của mọi lứa tuổi
Công viên được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để có thể phù hợp với mọi lứa tuổi: từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên đến người trưởng thành, người già. Trong công viên có một khu vui chơi dành riêng cho các bé, với nhiều trò chơi hấp dẫn như: xích đu, bập bênh, cầu trượt, nhà bóng,... Giữa công viên có hồ rộng để người lớn khỏa lấp đam mê câu cá mỗi cuối tuần.
Ngoài ra, còn có nhiều không gian trống, thoáng đãng dành cho các nhóm bạn trẻ, đội tình nguyện, câu lạc bộ đến sinh hoạt ngoại khóa.
Khách du lịch thì đặc biệt thích thú với hoạt động cho bồ câu ăn, một điểm nhấn riêng mà ít công viên nào có. Các chú bồ câu ở đây đều rất hiền lành, hay sà xuống đường để nhận đồ ăn của người dân và du khách.
3.3. Tổ chức dã ngoại cùng người thân, bạn bè
Vào mỗi cuối tuần hay kỳ nghỉ, công viên lại trở nên đông đúc và sôi động hơn vì các gia đình, nhóm bạn hay đến đây để tổ chức hoạt động dã ngoại. Trong công viên có nhiều những bãi cỏ xanh, rộng rãi và thoáng mát rất thích hợp cho hoạt động này. Chỉ cần chuẩn bị một tấm thảm ngồi, một chút đồ ăn nhẹ, trái cây và hoa quả, thế là đủ để các gia đình, bạn bè có thể đến đây để tổ chức một chuyến picnic vui vẻ hạnh phúc bên nhau.

18/04/2022

Address

277 Hoàng Văn Thụ, Phường 2, Tân Bình
Ho Chi Minh City

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Homie Homestay Sân bay posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share